- Tôi làm việc tại doanh nghiệp nhà nước (4/2009 đến 11/2014) thì bị sa thải vì vi phạm quy chế. Nhưng tới nay hết tháng 1 năm 2015 đơn vị vẫn chưa trả sổ bảo hiểm để tôi làm thủ tục được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
TIN BÀI KHÁC
- Tôi làm việc tại doanh nghiệp nhà nước (4/2009 đến 11/2014) thì bị sa thải vì vi phạm quy chế. Nhưng tới nay hết tháng 1 năm 2015 đơn vị vẫn chưa trả sổ bảo hiểm để tôi làm thủ tục được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
TIN BÀI KHÁC
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - PTIT vừa chính thức công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2018. Theo Đề án, trong năm nay, Học viện tiếp tục tuyển sinh trên phạm vi cả nước với đối tượng gồm các thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp (người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định); và tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018 với các bài thi/môn theo tổ hợp tương ứng các ngành của Học viện.
Về phương thức xét tuyển, Học viện chỉ sử dụng duy nhất kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018 để thực hiện xét tuyển thí sinh trúng tuyển vào đại học. Thí sinh đăng ký xét tuyển theo ngành và theo tổ hợp các môn thi/bài thi tương ứng. Học viện không giới hạn số ngành khi thí sinh đăng ký xét tuyển nhưng thí sinh phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, trong đó nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất.
Theo Đề án, tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy năm 2018 của Học viện là 3.450 chỉ tiêu cho cả 9 ngành đào tạo của trường gồm: Kỹ thuật Điện tử viễn thông; Công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử; CNTT; An toàn thông tin; Công nghệ đa phương tiện; Truyền thông đa phương tiện; Quản trị kinh doanh; Marketing và Kế toán.
Trong tổng số 3.450 chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy năm nay của Học viện, có 2.600 chỉ tiêu dành cho cơ sở đào tạo Hà Nội và chỉ tiêu của cơ sở đào tạo TP.HCM là 850 sinh viên. Cơ sở đào tạo tại TP.HCM của Học viện không tuyển sinh và đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện.
![]() |
Đề án tuyển sinh đại học năm 2018 của Học viện cũng nêu rõ, Học viện sẽ thông báo cụ thể về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, sau khi có kết quả thi THPT quốc gia năm 2018. Ngoài ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào nêu trên, Học viện không sử dụng thêm bất kỳ điều kiện nào về điểm học bạ hay kết quả học tập THPT trước khi xét tuyển. Điều kiện xét tuyển khác áp dụng theo quy định chung của Bộ GD&ĐT.
Đáng chú ý, trong Đề án tuyển sinh mới công bố, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cũng thông tin cụ thể về chính sách học bổng, chính sách ưu tiên, học phí dự kiến cũng như các chương trình đào tạo chất lượng cao và liên kết quốc tế của trường.
">Có rất nhiều điểm tương đồng giữa Zuckerberg và Gates: cả hai đều từng là sinh viên Harvard bỏ học giữa chừng để thành lập công ty và sau đó trở thành những người giàu nhất thế giới. Cả hai đều từng tuyên bố sẽ tặng đi phần lớn tài sản của mình cho các mục đích từ thiện.
Vị thế mà Gates từng có cách đây 2 thập kỷ cũng rất giống với những gì Zuckerberg đang sở hữu thời điểm hiện tại. Hơn bất kỳ ai khác, người sáng lập Microsoft là hiện thân của ngành công nghiệp công nghệ, một nhà lập trình máy tính thiên tài với một tầm nhìn xuất sắc – những điều đã giúp ông trở thành một doanh nhân vĩ đại. Và mặc dù vẻ ngoài khá trầm hiền, Gates liên tục cạnh tranh, loại bỏ các đối thủ không hề thương xót.
Với công chúng, Zuckerberg xây dựng hình ảnh ấm áp tương tự như vậy. Anh thường đăng tải những hình ảnh về một người đàn ông của gia đình (trang Facebook của Zuckerberg có nhiều bài đăng về việc anh ở nhà nấu nướng hoặc chơi đùa với chú chó của gia đình).
Một bức ảnh được Mark Zuckerberg chia sẻ trên Instagram
Giống như Gates, Zuckerberg là một trong những doanh nhân công nghệ nổi tiếng nhất trong thập kỷ này với hình ảnh tại công ty không giống với các nhà sáng lập Google hay Amazon. Hình ảnh này đã phần nào che giấu được những toan tính của Zuckerberg như mua lại các đối thủ tiềm năng Instagram, WhatsApp hay sao chép các tính năng chính của Snapchat. Những động thái này đã "dằn mặt" bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào của Facebook. Tuy nhiên, nếu Zuckerberg và sự phát triển của Facebook khá giống với Gates và Microsoft, thì liệu rằng tương lai của Facebook có tương tự?
Gần 20 năm trước, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã kiện Microsoft về việc cạnh tranh không lành mạnh với đối thủ khi lạm dụng sự độc quyền Windows để thúc đẩy phát triển trình duyệt web của hãng. Mặc dù cổ phiếu của Microsoft vẫn tiếp tục tăng nhưng đó là thời điểm đế chế Microsoft bắt đầu lung lay.
Gates đã bị buộc phải điều trần trước các chính trị gia Hoa Kỳ và sau đó xuất hiện video ‘tai hại' quay lại cảnh này. Trong video, ông tỏ ra khá chống đối và bảo thủ - hình ảnh hoàn toàn khác so với những gì mà mọi người vẫn hay biết đến. Vụ việc kéo dài nhiều năm và ảnh hưởng tới Microsoft.
Mặc dù cuối cùng hãng cũng giải quyết xong, nhận về mức xử tương đối nhẹ: chỉ phải thực hiện những thay đổi nhỏ theo yêu cầu của chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, vẫn có những thiệt hại ở khía cạnh khác. Sau vụ việc, Microsoft không còn được đánh giá cao với vai trò hãng công nghệ sáng tạo đi đầu mà giống như kẻ bắt nạt các đối thủ. Về mặt chiến lược, Microsoft buộc phải tập trung và dành nhiều thời gian hơn để bảo vệ những gì hãng đã có gồm sự độc quyền về phần mềm máy tính và trình duyệt web - hơn là chinh phục những mảng mới như web hay điện thoại di động.
Ngay sau đó là Google, rồi iPod, iPhone và Facebook liên tiếp ra đời. Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng của Microsoft không liên quan tới sự xuất hiện của những cái tên này, nhưng Microsoft chắc hẳn đã có những cuộc chiến mạnh mẽ hơn với các đối thủ nếu như hãng không vướng rắc rối với nhà chức trách trước đó.
Hiện tại Microsoft vẫn đang rất thành công: phần mềm điện toán đám mây và việc kinh doanh phần mềm giúp hãng trở thành một gã khổng lồ với giá trị 700 tỷ đô la. Tuy nhiên không nhiều người đánh giá Microsoft có những ảnh hưởng lớn vào cuối thế kỷ này.
Quay trở lại với Facebook. Mặc dù Zuckerberg không phải đối mặt với vấn đề về độc quyền như Gates từng gặp phải (Google thì có thể), nhưng vị thế của anh hiện tại cũng khá giống với thần tượng của mình cách đây 20 năm.
Các cuộc chiến công nghệ hiện nay là về quyền riêng tư và bảo mật thông tin, và trong bối cảnh đó, Facebook đang là trung tâm nhắm tới. Vụ bê bối lộ lọt dữ liệu 50 triệu người dùng Facebook mà Cambridge Analytica công bố tháng 3 vừa qua đã khiến Zuckerberg (giống như Gates đã từng) phải xuất hiện và đối thoại trước Quốc hội và các nghị sĩ ở Anh.
Zuckerberg là một diễn giả giỏi, nhưng hình ảnh anh liên tục bị chất vấn bởi các chính trị gia trong nhiều giờ đồng hồ có thể sẽ làm sụp đổ hình tượng một Zuckerberg mà Facebook đã kỳ công xây dựng.
Facebook, giống như Microsoft, có thể sẽ vẫn lớn mạnh sau bê bối mà không bị xử lý nặng nề. Nếu tính ra các cơ quan quản lý Mỹ tương đối "mềm mỏng" so với các đồng nghiệp tại châu Âu (luật hiện tại của Anh cho phép mức phạt tối đa 500.000 bảng Anh - khoản tiền còn nhỏ hơn doanh thu mà Facebook tạo ra trong 10 phút).
Thiệt hại mà Facebook phải đối mặt cũng tương tự như Microsoft, hãng phải mất nhiều năm để giành lại những gì đã mất: sự tập trung.
Một trong những yếu tố mang tới thành công cho Facebook là hãng luôn nhanh nhạy trước những nguy cơ tiềm ẩn để đối phó, như việc đè bẹp Snapchat là một minh chứng. Nếu cuộc khủng hoảng hiện tại của Facebook đi kèm với sự không chắc chắn về những động thái táo bạo như vậy, thì tương lai hãng cũng sẽ rất khác đi.
Những dấu hiệu này đang rõ dần lên. Tuần trước, Facebook đã thông báo trì hoãn ra mắt thiết bị gọi điện video mà trước đó dự kiến đưa ra vào tháng 5. Rõ ràng việc này có liên quan tới những lùm xùm xung quanh vụ việc với Cambridge Analytica. Zuckerberg đang tái hiện những gì Gates từng trải qua và Facebook thì đang lặp lại những bước đi của Microsoft.
Theo The Telegraph
Link gốc: https://www.telegraph.co.uk/technology/2018/04/01/mark-zuckerberg-decades-bill-gates-facebook-faces-perils-microsoft/
">