- Trước băn khoăn của nhiều giáo viên vềdạy học tích hợp, liên môn - phóVụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Thành gửi tới VietNamNet bài viết giảithích thêm về phương pháp dạy học được xem là giải pháp để nâng cao hiệu quảgiáo dục trong giai đoạn tới. Dưới đây là nội dung bài viết.>> Bộ Giáo dục kỳ vọng lớn vào "tích hợp" và"phân hóa"
>>Xoay xở dạy học tích hợp
>>Quốc hội thông qua nghị quyết đổi mới SGKphổ thông
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giáở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trêntinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo, sau khiQuốc hội thông qua Đề án đổi mớichương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáodục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đápứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp,liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên.
|
Các thầy cô giáo ở Bắc Giang trao đổi về phương pháp dạy học trong một buổi tập huấn nghiệp vụ. Ảnh: Hạ Anh
|
Thế nào là dạy học "tích hợp, liên môn"?
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học pháttriển năng lực học sinh,đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiếnthức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòihỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vìvậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn như bạn hỏi.
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quátrình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dụcpháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụngnăng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...
Còn dạy học liên mônlà phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đếnhai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lầncùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thứcliên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chươngtrình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác.
Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thànhcác chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, songsong với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.
Sự khác nhau giữa chủ đề "đơn môn" và chủ đề "liên môn"?
Chủ đề đơn môn đề cập đến kiến thức thuộc về một môn học nào đó còn chủ đềliên môn đề cập đến kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học.
Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thì không có gì khác biệt. Đốivới một chủ đề, dù đơn môn hay liên môn, thì vẫn phải chú trọng việc ứng dụngkiến thức của chủ đề ấy, bao gồm ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng trongcác môn học khác.
Do vậy, về mặt phương pháp dạy học thì không có phân biệt giữa dạy học mộtchủ đề đơn môn hay dạy học một chủ đề liên môn, tích hợp.
Điều quan trọng là dạyhọc nhằm phát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tíchcực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ởtrong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệtquan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấnđề thực tiễn.
Ưu điểm với học sinh
Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấpdẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập chohọc sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụngkiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiếnthức một cách máy móc.
Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh khôngphải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừagây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khảnăng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
Ưu điểm với giáo viên
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểusâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ làbước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do:
Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyênphải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự amhiểu về những kiến thức liên môn đó;
Hai là,với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viênkhông còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, địnhhướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học;
Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sựphối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
|
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT): Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. |
Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viêntrong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụngbồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần pháttriển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lựcdạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạovề dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở cáctrường sư phạm.
Giáo viên có gặp khó khăn?
Khó khăn của giáo viên hiện nay nếu có chỉ là vấn đề tâm lí. Về thực chất thìkhông có nhiều khó khăn cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học.
Hơn nữa, từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tích hợp nhiều nội dung giáodục vào quá trình dạy học các môn học trong trường phổ thông như: giáo dục đạođức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáodục phòng chống tham nhũng; giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên và môitrường về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệmôi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khíhậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông...
Về dạy học kiến thức liên môn, Bộ cũng đã tổ chức tập huấn giáo viên về ràsoát chương trình, SGK, xây dựng các chủ đề liên môn.
Để chuẩn bị cho năm họcnày, vừa qua Bộ GD-ĐT cũng đã tập huấn giáo viên về đổi mới phương pháp dạy họcvà kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó tậptrung xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và chủ đề tích hợp, liên mônphù hợp với phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh củađịa phương, nhà trường. Bên cạnh tập huấn giáo viên cốt cán....
Tới đây, Bộ sẽ ban hành văn bản "Hướng dẫn nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyênmôn và tham gia diễn đàn trên mạng về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra,đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường phổ thông".
Mục đích là để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường phổthông, tập trung vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giátheo định hướng phát triển năng lực học sinh; đồng thời giúp cho cán bộ quản lý,giáo viên bước đầu chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trongmỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn.
Mặt khác xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề theo hình thức,phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển nănglực học sinh, tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai thực hiện đổi mới chươngtrình và SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015.
Giáo viên cần trang bị những gì?
Giáo viên cũng không phải trang bị thêm nhiều về mặt kiến thức vì bản chấtvẫn là dạy học môn học mà mình đang dạy. Mặt khác, trong những năm qua giáo viêncũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạyhọc tích cực.
Vấn đề bây giờ là phải vận dụng những kiến thức đó để: xây dựng các chủ đềdạy học; xác định những năng lực có thể phát triển cho học sinh trong mỗi chủ đề;biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học;thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh; tổ chức dạyhọc để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm. Đó chính là nội dung trọng tâm sinhhoạt tổ/nhóm chuyên môn được nêu trong hướng dẫn nói trên.
Bộ GD-ĐT dự kiến yêu cầu các đơn vị đặt ra định mức cho mỗi tổ/nhóm chuyênmôn là xây dựng và thực hiện được tối thiểu 2 chủ đề/học kì. Việc thực hiệnnhững chủ đề ấy chính là môi trường huấn luyện tốt nhất cho giáo viên ở trong tổbộ môn, trong nhà trường.
Tất nhiên giáo viên còn phải tăng cường giao lưu với các tỉnh khác, đơn vịkhác thông qua diễn đàn trên mạng mà Bộ GD-ĐT mới xây dựng.
- Nguyễn Xuân Thành(Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT)
" width="175" height="115" alt="Phó Vụ trưởng gỡ rối dạy học 'tích hợp, liên môn'" />