Theo ông Lê Nam Trung, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông, thương mại điện tử đã trở thành yếu tố chủ chốt, tạo động lực phát triển kinh tế số.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đạt 227.000 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo trong năm 2025, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia dẫn đầu thế giới.
Việt Nam có dân số đông, lại trong độ tuổi vàng nên cơ hội bùng nổ thương mại điện tử sẽ ngày càng lớn. Theo báo cáo eCommerce của Bain & Company, trong thời gian tới, thương mại điện tử sẽ còn phát triển mạnh mẽ. Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về thương mại điện tử tại khu vực Đông Nam Á.
Nhận thức được tầm quan trọng của thương mại điện tử trong nền kinh tế số, Bộ TT&TT đã phát triển nhiều chương trình, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại điện tử. Các bộ ngành khác cũng đã đẩy mạnh nội dung này trong lĩnh vực mà mình quản lý.
Theo ông Vũ Minh Ngọc, đại diện Trung tâm Phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), để kiến tạo môi trường thương mại điện tử an toàn và đáng tin cậy, đơn vị này đã phát triển hệ thống xác thực uy tín gian hàng thương mại điện tử.
Hệ thống này gồm nhiều tính năng, giúp xác minh chủ sở hữu gian hàng thương mại điện tử, xác thực uy tín gian hàng dựa trên công nghệ Big Data, ngoài ra còn có tính năng tra cứu thông tin, dán nhãn uy tín, xác thực đa kênh, đồng thời có thể cảnh báo sớm cho người tiêu dùng.
Ở góc độ đơn vị quản lý chuyên ngành, ông Lê Nam Trung cho hay, Bộ TT&TT sẽ cố gắng tạo ra các thể chế để hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghệ số, gỡ bỏ dần các vướng mắc về pháp lý, mở rộng thị trường, hướng đến việc tạo cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông nhận định, Việt Nam có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có cơ hội thực hiện ước mơ của mình nhờ việc thúc đẩy thương mại điện tử trên môi trường số.
“Thương mại điện tử là lĩnh vực đầy tiềm năng, là linh hồn của kinh tế số. Thương mại điện tử phát triển thì kinh tế số mới phát triển, từ đó tạo động lực cho sản xuất, sáng tạo, tạo ra thị trường mới, giúp doanh nghiệp số phát triển sản phẩm. Đây là cơ hội chung cho tất cả chứ không phải cơ hội riêng của các doanh nghiệp lớn”, ông Lê Nam Trung nói.
Theo đại diện Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông, Hà Nội là địa bàn có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp công nghệ số phát triển, tạo ra các doanh nghiệp số mới, các kỳ lân công nghệ tiềm năng, tạo ra các sản phẩm số, đem lại giá trị cho người dùng, xã hội, thậm chí vươn mình ra thế giới.
Hội thảo đã tập trung vào các vấn đề: lịch sử hình thành và phát triển của gốm Biên Hoà, các giá trị đặc trưng của gốm Biên Hoà, kinh tế di sản gắn liền với văn hóa sinh kế trong thực hành tạo tác gốm Biên Hoà, đồng sáng tạo các sản phẩm du lịch gắn với hệ sinh thái gốm Biên Hoà, chính sách và thực tiễn triển khai các nhiệm vụ phát triển du lịch di sản trên địa bàn TP Biên Hoà nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung, chiến lược và định hướng liên kết phát triển du lịch Biên Hoà trong bối cảnh mới...
Trình bày tại hội thảo có nhiều bài tham luận nổi bật như: Phát triển du lịch dựa trên di sản văn hóa gốm sứ hướng tới xây dựng thành phố sáng tạo; Bảo tồn và phát triển gốm Biên Hoà - nhìn từ khảo cổ học; tri thức bản địa trong kiến tạo di sản: du lịch di sản với gốm Biên Hoà - Đồng Nai...
GS.TS Phan Thu Hiền, Đại học Khoa học xã hội nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) trình bày về hội thảo phát triển du lịch dựa trên di sản văn hóa gốm sứ hướng tới xây dựng thành phố sáng tạo, Biên Hoà nên gắn việc bảo tồn, phát triển gốm với công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo, thành phố sáng tạo. Vì Biên Hoà hội tụ đủ các yếu tố: công nghệ, nghệ thuật và kinh doanh để xây dựng thành một thành phố gốm sứ như nhiều nước trên thế giới.
Trong đó, có một số ý kiến được nhiều đại biểu đề cập như: Cần xây dựng bảo tàng gốm Biên Hoà, phát triển gốm Biên Hoà trong công nghiệp văn hóa, cần xác định gốm Biên Hoà trong danh mục di sản văn hóa, xây dựng chiến lược truyền thông cho thương hiệu gốm Biên Hoà.
Ông Nguyễn Sơn Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, ông đánh giá cao 24 bài tham luận của các nhà khoa học gửi đến hội thảo; xem đây là những tư liệu quý, những gợi mở “sáng” dành cho thành phố Biên Hoà và cả Đồng Nai.
Hội thảo đã nhận được rất nhiều gợi mở, góp ý để bảo tồn và phát huy thương hiệu gốm Biên Hoà, mô hình phát triển du lịch gốm, xác định đối tượng du khách để gắn kết với sự phát triển về du lịch.
" alt=""/>Phát triển du lịch dựa trên di sản văn hóa gốm sứ Biên Hoà sáng tạoNhiều ô tô, xe máy ở TP.HCM cũng như TP Thủ Đức bị chết bình ắc-quy, không thể đề nổ sau nhiều tháng không hoạt động. Ảnh: Team Kỹ thuật của Cư dân Masteri Thảo Điền.
Khác với anh Hoài Phương, anh Vĩnh Phúc (Tân Bình, TP.HCM) đã tính trước việc giãn cách kéo dài nên đặt mua bộ sạc bình ắc-quy từ cuối tháng 7. Tuy nhiên, đến cuối gần cuối tháng 9 anh mới nhận được hàng.
Loại thiết bị sạc anh Phúc mua có khả năng điều chỉnh cường độ dòng sạc phù hợp cho bình ắc-quy xe máy lẫn ôtô, giá bán gần 300.000 đồng. Anh Phúc cho biết ngoài việc phục hồi ắc-quy cho mình, có thể anh cũng sẵn sàng hỗ trợ cho người quen, bạn bè rơi vào tình cảnh xe cạn bình ắc-quy.
Trao đổi với Zing, anh Ngô Nguyễn Việt Tuấn (chủ cửa hàng sửa chữa và nâng cấp xe máy tại TP.HCM) cho biết đối với xe hết bình ắc-quy nhưng có cần đạp thì có thể đạp nổ, xe số cũng có thể đẩy sau đó vào số nếu không có cần đạp.
"Ngoài ra có thể dùng bình ắc-quy khác để kích bình. Nối cọc âm với cọc âm và cọc dương với cọc dương. Sau khi có thể nổ máy thì bình trên xe sẽ tự động được sạc, tầm 20 phút sẽ đủ điện để đề máy. Nếu vẫn không đề được thì bình đã hỏng", anh Tuấn nói thêm.
Nhu cầu mua bộ sạc, kích ắc-quy tăng mạnh
Chia sẻ vớiZing, anh Nguyễn Đăng Hoàn, chủ cửa hàng chuyên chăm sóc môtô xe máy Home Motorcycle (Tân Bình, TP.HCM) cho biết nhu cầu mua dụng cụ kích bình ắc-quy tăng mạnh từ giữa tháng 9, khi bắt đầu có thông tin thành phố chuẩn bị nới lỏng giãn cách và cho phép nhiều dịch vụ hoạt động trở lại.
“Thời gian trước dụng kích bình cửa hàng của tôi bán rất chậm, có khi cả tháng mới bán được một bộ, tôi chỉ nhập sẵn vài bộ và cũng không đăng thông tin giới thiệu vì nhu cầu cầu ít. Tuy nhiên, hiện giờ mỗi ngày tôi bán được 4-5 bộ là bình thường”, anh Hoàn nói.
So với nhiều loại kích bình và sạc bình di động hiện có trên thị trường có giá vài trăm nghìn đồng, sản phẩm của anh Hoàn bán đắt hơn đáng kể, gần 2,4 triệu đồng. Anh giải thích rằng bộ kích bình của anh có chức năng tự động ngắt mạch nếu người dùng cắm sai cực, ngoài ra có thể kích bình cho cả ôtô lẫn xe máy, có bảo hành chính hãng nên giá cao hơn những loại hàng trôi nổi.
Anh Hoàn cho biết cửa hàng của mình vốn có dịch vụ cứu hộ 24/7, bao gồm việc kích nổ hoặc sạc bình ắc-quy, chi phí dao động 150.000-500.000 đồng tùy theo khoảng cách. Còn nay do toàn bộ nhân viên của cửa hàng đã nghỉ dịch nên tạm thời ngưng nhận đi cứu hộ cho xe bị hỏng ắc-quy, đổi lại là lượng đặt mua bộ kích bình tăng mạnh.
![]() |
Không chỉ môtô, xe máy mà nhiều chủ ôtô cũng tìm mua dụng cụ cứu hộ bình ắc-quy. Ảnh: Quang Võ. |
Chia sẻ thêm, anh Hoàn cho biết cách cửa hàng vài chục mét có một khu chung cư, rất nhiều xe máy và ôtô tại đây bị chết bình. Do không có người hỗ trợ nên anh phải trực tiếp đến thực hiện kích bình khi được yêu cầu trợ giúp.
Xe máy thì được đẩy lên khỏi hầm rồi đưa sang cửa hàng để xử lý, còn với ôtô thì anh Hoàn đưa cho bảo vệ mượn bộ kích bình để cứu hộ. “Bữa giờ cứu mấy chục chiếc rồi, có gần chục xe phải thay bình vì sạc hết được và chết luôn bình”, anh Hoàn kể.
Hầu hết người liên hệ giúp đỡ từng sử dụng dịch vụ tại cửa hàng thường xuyên nên anh Hoàn không nhận tiền công những lần cứu hộ cho cư dân chung cư, xem như hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn khó khăn.
Anh Quang Võ, chủ cửa hàng phụ kiện môtô Anemoi (Bình Thạnh, TP.HCM), xác nhận rằng đang có nhiều người tìm mua bộ sạc bình hơn trong khoảng một tháng qua, bao gồm cả người mua về sử dụng cho môtô và ôtô.
“Trước đây tôi có bán thăm dò bộ sạc bình nhưng nhu cầu thấp nên đã ngưng từ trước khi dịch bệnh bùng phát. Còn khi mở đặt hàng trở lại 3 tuần gần đây thì đã bán liên tục được 5 bộ”, anh Quang nói.
Bộ dụng cụ cứu hộ ắc-quy mà anh Quang kinh doanh tập trung vào việc sạc lại điện cho bình sau thời gian dài không sử dụng. Thiết bị có giá gần 1,4 triệu đồng, đi cùng chức năng tự ngắt khi sạc đầy cũng như chẩn đoán tình trạng ắc-quy, giúp cảnh báo thay bình kịp thời.
Cần cân nhắc nhu cầu sử dụng
Theo anh Quang Võ, loại dụng cụ chuyên dành để sạc bình ắc-quy phù hợp nhất cho môtô, vì tại Việt Nam hầu hết môtô ít được sử dụng thường xuyên. Trong thời gian không vận hành kéo dài, người dùng có thể sử dụng bộ sạc để nạp lại bình, tránh ắc-quy bị yếu và sẵn sàng đưa xe vận hành trở lại khi cần thiết.
Trong khi đó, các thiết bị kích bình ắc-quy tần suất sử dụng ít nên anh Quang không khuyến khích người dùng mua loại thiết bị này. Theo anh, bộ kích bình nên trang bị mang theo trong các chuyến đi xa, nhất là với các mẫu xe dùng bình ắc-quy đã cũ để phòng hờ trục trặc.
![]() |
Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà người dùng có thể mua dụng cụ sạc hoặc kích bình ắc-quy. Ảnh: Long Thành Lê. |
Ngoài việc tìm hướng xử lý ắc quy cạn bình, người dùng cũng nên quan tâm đến việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ xe máy và ôtô trong thời gian ít hoạt động. Chẳng hạn đề nổ máy xe 1-2 lần mỗi tuần, xem xét tình trạng hoạt động của các chức năng cơ bản như đèn, xi-nhan, còi, lốp xe…
Khi điều kiện cho phép, nên đưa xe đến garage, cửa hàng dịch vụ để kiểm tra tổng quan và thực hiện các hạng mục bảo dưỡng quan trọng như thay dầu động cơ, dầu hộp số (dầu láp), châm nước làm mát...
Theo ZingNews
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nội thất mốc meo, lốp xe bẹp dí, ắc-quy hết sạch điện hay thậm chí là thấy cả một đàn chuột trong khoang máy là những cảnh tượng "khóc dở mếu dở" nhưng cũng có thể xảy ra với bất chiếc xe nào trong thời gian này.
" alt=""/>Người dân TP.HCM tìm đủ cách cứu xe chết máy vì bị hết bình ắc