Trình bày báo cáo tại phiên họp sáng nay (20/5), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm, giải ngân vốn đầu tư công và xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông được đẩy mạnh là những thành tựu nổi bật, tạo tiền đề cho quá trình phục hồi tăng trưởng và phát triển kinh tế…
Bên cạnh kết quả đạt được, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng cho biết, diễn biến tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm nay cũng bộc lộ những khó khăn, thách thức.
Đơn cử, tốc độ tăng trưởng GDP quý I năm nay dù cải thiện nhưng chưa quay lại quỹ đạo cần thiết, chưa đủ để tạo ra những bước đột phá cho phát triển bền vững và chưa thể giúp nước ta thoát khỏi nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
Tổng cầu trong nước yếu, chậm hồi phục trong bối cảnh áp lực lạm phát có dấu hiệu tăng; cầu tiêu dùng tăng 5,3% thấp hơn kỳ vọng, cầu đầu tư tư nhân tăng 4,2%; giá vé máy bay tăng cao tác động tiêu cực đối với tăng trưởng du lịch nội địa…
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (86.400 doanh nghiệp) cao hơn số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường (81.300 doanh nghiệp).
Thị trường tài chính, tiền tệ còn tiềm ẩn rủi ro, thách thức, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng. Tăng trưởng tín dụng thấp trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đã giảm cho thấy khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn hạn chế; tín dụng xanh cho phát triển bền vững còn gặp nhiều thách thức.
Tỷ giá tăng cao ngoài dự báo kể từ đầu năm, thậm chí có thời điểm đã vượt 25.000 đồng/USD, dự báo tiếp tục chịu áp lực tăng trong thời gian tới; quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn, tình trạng buôn lậu vàng diễn biến phức tạp.
Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp cao với khối lượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong năm nay khoảng 300.000 tỷ đồng (cao nhất trong 3 năm gần đây) trong đó nhóm bất động sản chiếm khoảng 44,2%.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn khi các nhà đầu tư chưa có đủ niềm tin, gia tăng áp lực trả nợ các trái phiếu đến hạn của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm bất động sản, càng gây khó khăn đến hoạt động kinh doanh.
Đáng chú ý, thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội, xuất hiện tình trạng "lách luật" để đầu tư, mua bán căn hộ nhà ở xã hội. Tiến độ triển khai gói cho vay nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng còn chậm, chưa đáp ứng kỳ vọng đề ra. Doanh nghiệp bất động sản tiếp tục đối mặt khó khăn về thanh khoản, dòng tiền.
Giá nhà chung cư, kể cả nhà ở xã hội tại một số địa bàn tăng cao đột biến do nguồn cung khan hiếm, cơ cấu sản phẩm trên thị trường mất cân đối. Giá đất nền có dấu hiệu tăng trở lại ở các thành phố lớn, thậm chí tăng giá cao cục bộ do đầu cơ gây ảnh hưởng đến nhu cầu về nhà ở của người dân, người lao động.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra tại Quốc hội sáng 20/5 (Ảnh: Quochoi.vn).
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, xét ở khía cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội, tình trạng đầu cơ đất đai dẫn đến một số hệ lụy.
Cụ thể, người có nhu cầu thực không thể tiếp cận đất đai trong khi đất đai bị bỏ hoang (do bị đầu cơ); nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị "chôn" vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Người có nhu cầu mua nhà ở, đất ở thực sự đang phải trả một khoản tiền lớn cho giới đầu cơ, người nghèo đang phải chi trả nhiều hơn cho nhu cầu về nhà ở, khiến tình trạng gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn.
Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, có ý kiến đề nghị Chính phủ đánh giá và có giải pháp ổn định tình hình, đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo thanh tra toàn diện công tác phát triển nhà ở xã hội trong thời gian qua, xác định vướng mắc, bất cập, vi phạm, tiêu cực để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Theo Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Kinh tế cho rằng nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua có nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Tác động, ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập từ nội tại nền kinh tế tích tụ trong thời gian dài chưa được xử lý hiệu quả đã ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là quy mô nền kinh tế còn nhỏ, có độ mở lớn, sức chống chịu và năng lực cạnh tranh còn hạn chế.
Bên cạnh đó, còn có những hạn chế, bất cập, yếu kém về cơ cấu kinh tế, năng lực sản xuất, điểm nghẽn tăng năng suất lao động... Công tác dự báo còn hạn chế, vai trò quản lý Nhà nước, phản ứng chính sách, sự phối hợp của một số Bộ, ngành trong một số trường hợp chưa kịp thời, có nơi, có lúc còn bị động, hiệu quả chưa cao.
" alt=""/>Người mua nhà ở thực phải trả một khoản tiền lớn cho giới đầu cơTân Đại sứ Đan Mạch ấn tượng với Việt Nam ngay từ chuyến thăm đầu tiên
Theo thông cáo của Đại sứ quán Đan Mạch, ông Kim Højlund Christensen hôm nay 16/10 đã trình quốc thư lên Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, chính thức đảm nhận vị trí Đại sứ Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam với trọng trách thắt chặt hơn nữa mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia.
Trong video gửi lời chào tới Việt Nam, Đại sứ Christensen đã chia sẻ những ấn tượng ban đầu của ông về đất nước và con người Việt Nam trong lần đầu gặp mặt.
“Tôi đến thăm Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2004. Tôi đã ngay lập tức có ấn tượng mạnh với đất nước Việt Nam tươi đẹp và con người Việt Nam ấm áp, cởi mở”, Đại sứ Christensen cho biết.
“Tôi là nhà ngoại giao từng phục vụ hơn 25 năm trong ngành ngoại giao Đan Mạch... Tôi rất mong chờ 4 năm bận rộn phía trước đại diện cho Đan Mạch tại Việt Nam, làm việc chăm chỉ cùng các đối tác Việt Nam để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác song phương vốn đã rất mạnh mẽ và bền chặt giữa hai quốc gia”, tân Đại sứ chia sẻ thêm.
Theo Đại sứ Christensen, đây là thời điểm “tuyệt vời” để ông có mặt tại Việt Nam trong bối cảnh hai quốc gia “chia sẻ nhiều mối quan tâm chung, bao gồm tăng cường hợp tác kinh tế, đặc biệt trong những lĩnh vực tăng trưởng xanh, thực phẩm và nông nghiệp, y tế và giáo dục”.
Việt Nam và Đan Mạch có mối quan hệ lâu dài, gắn bó. Quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước được thành lập vào năm 1971 và đang được củng cố trong khuôn khổ Hiệp Định Đối tác Toàn diện.
“Chỉ vài ngày nữa thôi, tôi rất chờ đợi được đón tiếp Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Copenhagen tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác cấp cao vì Mục tiêu xanh toàn cầu 2030 (P4G) nhân chuyến thăm chính thức Vương quốc Đan Mạch. Trong chuyến thăm này, Thủ tướng sẽ gặp mặt người đồng cấp, Thủ tướng Đan Mạch Lars Løkke Rasmussen. Chuyến công du của Thủ tướng là cơ hội to lớn để thúc đẩy quan hệ đối tác song phương với Việt Nam cũng như củng cố các kết nối của Đan Mạch tại khu vực năng động này,” ông Christensen cho biết.
Đại sứ Kim Højlund Christensen là nhà ngoại giao kỳ cựu. Trước khi tới Việt Nam, ông từng là Đại sứ Đan Mạch tại Brazil kiêm nhiệm Guyana và Suriname từ năm 2014 đến 2018, Đại sứ Đan Mạch tại Chile từ năm 2006 tới 2010. Từ năm 2004 tới 2014, Đại sứ Kim Højlund Christensen cũng đã giữ nhiều vị trí khác nhau trong Bộ Ngoại Giao Vương quốc Đan Mạch. Ông cũng đã từng công tác tại Moscow, Nga và Berlin, Đức trong thập niên 1990 và những năm đầu thế kỷ 20.
Thành Đạt
" alt=""/>Tân Đại sứ Đan Mạch ấn tượng với Việt Nam ngay từ chuyến thăm đầu tiênBộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp, chủ đầu tư, sàn giao dịch, môi giới, đặc biệt các dự án chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường.
Theo Bộ Xây dựng, thời gian gần đây, báo chí có phản ánh tại một số khu vực, dự án, khu nhà chung cư có căn hộ tăng giá với mức bất thường, có hiện tượng thổi giá, làm giá, đầu cơ.
Giá nhà chung cư ở Hà Nội tăng nhanh trong thời gian qua (Ảnh minh họa: Trần Kháng).
Bộ Xây dựng đề nghị UBND TP Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản trên địa bàn, đặc biệt tại các dự án, khu chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường, có biện pháp chấn chỉnh, xử lý các hành vi thổi giá, làm giá, đầu cơ và các hành vi vi phạm pháp luật kinh doanh bất động sản nếu có.
Bộ Xây dựng cũng đề nghị UBND TP Hà Nội có báo cáo gửi về bộ trước ngày 20/4.
Liên quan tới giá nhà chung cư tăng, theo báo cáo công bố mới đây của một số đơn vị nghiên cứu thị trường, phần lớn nguồn cung mới tiếp tục ở phân khúc cao cấp đã đẩy giá bán sơ cấp chung cư Hà Nội lên cao. Giá bán sơ cấp trung bình tại Hà Nội hiện đạt 56 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT và kinh phí bảo trì), tăng 5% theo quý và 19% theo năm.
Đáng chú ý, quý I đã ghi nhận mức chênh lệch giữa giá sơ cấp chung cư ở TPHCM so với Hà Nội thu hẹp đáng kể. Từ mức 35% ghi nhận được cuối năm 2022, đến nay giá sơ cấp TPHCM chỉ còn cao hơn giá sơ cấp trung bình của Hà Nội khoảng 10%.
Đặc biệt, giá bán tại thị trường thứ cấp của chung cư Hà Nội quý I ghi nhận mức tăng giá theo năm cao nhất từ trước tới nay, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt trung bình hơn 36 triệu đồng/m2.
Còn theo số liệu của Hội Môi giới bất động sản (VARs), giá căn hộ chung cư tại Hà Nội đầu năm nay tăng khoảng 38% so với năm 2019.
Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam - cho rằng, việc một số phân khúc nhà đất tăng giá thời gian gần đây không phải là "sốt đất" mà là dấu hiệu bất thường mang tính cục bộ trên thị trường.
Theo ông, trong bối cảnh bất động sản chưa hồi phục hoàn toàn, các dự án vẫn bị ách tắc, người dân và doanh nghiệp còn nhiều khó khăn mà vẫn diễn ra hiện tượng tăng giá và lại tăng tại các khu vực không có dự án mới là điều không bình thường.
"Nhà đầu tư, người mua nhà ở thực cần thận trọng khi quyết định "xuống tiền" ở thời điểm hiện nay, tránh rơi vào "bẫy" giá cao trên thị trường", ông Đính khuyến cáo.
Nhiều chuyên gia khác cũng lo ngại giá chung cư tăng quá cao sẽ vượt quá sức mua của người dân. Đồng thời, nhận định, việc tăng giá là chiêu trò của nhóm đầu cơ hoặc chủ đầu tư khi trong một dự án chỉ cần đẩy giá 1-2 căn hộ là có thể tạo mặt bằng giá mới cao hơn cho cả dự án. Thực chất, nhu cầu người mua không ở những căn hộ có giá "trên trời" nên lượng giao dịch thành công rất ít.
" alt=""/>Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra, xử lý tình trạng thổi giá chung cư