您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Nữ xạ thủ bắn tỉa huyền thoại Liên Xô Roza Shanina
NEWS2025-04-26 00:55:57【Kinh doanh】1人已围观
简介Roza Shanina trong một bức ảnh chụp năm 1944. Ảnh: medium.comTháng 4/1944,ữxạthủbắntỉahuyềnthoạiLiêneuro 2024 lịch thi đấueuro 2024 lịch thi đấu、、
![]() |
Roza Shanina trong một bức ảnh chụp năm 1944. Ảnh: medium.com |
Tháng 4/1944,ữxạthủbắntỉahuyềnthoạiLiênXôeuro 2024 lịch thi đấu một nữ quân nhân Liên Xô đã bóp cò khẩu súng bắn tỉa của mình. “Tôi đã giết một tên”, cô hô lên khi nhanh chân trượt xuống chiến hào.
Cú bắn tỉa thành công đầu tiên đó đánh dấu sự khởi đầu của một sự nghiệp ngắn ngủi nhưng đi vào huyền thoại của nữ xạ thủ Roza Shanina. Tới cuối năm đó, Shanina đã nổi danh với những phát đạn sát thủ và được ca ngợi là “nỗi sợ hãi chưa từng thấy ở mặt trận Đông Phổ”.
Roza Shanina sinh ngày 3/4/1924 tại một miền quê nằm cách thành phố Leningrad (nay là St. Petersburg) vài trăm km, nằm bên một con sông đổ ra Bạch Hải. Mẹ cô là Anna, một người vắt sữa bò và cha Yegor là cựu chiến binh trong Thế chiến thứ nhất.
Khi còn nhỏ Shanina là một học sinh sắc sảo, độc lập. Năm 1938, khi cha mẹ cô không cho con học lên trường cấp hai vì quá xa nhà, cô bé 14 tuổi đã bỏ trốn, đi bộ 50 giờ đồng hồ đến ga tàu gần nhất để đi tới thành phố miền Bắc Arkhangelsk.
Shanina chuyển đến sống cùng anh trai Fyoder cho đến khi cô được nhận vào trường cấp hai, được nhận trợ cấp và sống trong ký túc xá. Nhưng khi phát xít Đức vượt qua biên giới phía Tây Liên Xô vào tháng 6/1941, phá vỡ hiệp ước không xâm lược giữa hai nước, nền kinh tế Liên Xô lao dốc, giáo dục bậc trung học miễn phí bị cắt giảm và Shanina mất quyền trợ cấp.
![]() |
Roza Shanina cùng khẩu súng sát thủ của mình. Ảnh: Flickr |
Để trang trải chi phí, cô gái trẻ Shanina đã xin vào làm việc tại một trường mẫu giáo địa phương, với hy vọng theo đuổi sự nghiệp giáo viên.
Chiến tranh len lỏi đến gần nhà hơn và chẳng mấy chốc, Đức quốc xã bắt đầu ném bom Arkhangelsk. Shanina dũng cảm tình nguyện làm nhiệm vụ quan sát máy bay trên mái nhà trường nơi cô dạy. Sau đó, khi nghe tin người anh trai Mikhail bị giết hại trong một cuộc ném bom vào tháng 12/1941, cô đã quyết tâm nhập ngũ để trả thù cho anh trai.
Ban đầu giới chức quân sự Liên Xô cấm phụ nữ nhập ngũ, nhưng khi tình thế cuộc chiến trở nên khốc liệt hơn, họ đã thay đổi quyết định. Vì thế cùng với hàng chục ngàn phụ nữ Nga khác, Shanina xin gia nhập quân đội.
Cô đăng ký vào Học viện Bắn tỉa Nữ và tốt nghiệp loai ưu vào tháng 4/1944, ngay sinh nhật lần thứ 20. Nhờ tài bắn chính xác đáng kinh ngạc, Shanina được nhà trường đề nghị ở lại đào tạo, thay vì ra chiến trường. Nhưng cô quyết trở thành một xạ thủ diệt giặc báo thù. Shanina được cử làm chỉ huy trung đội bắn tỉa nữ của Sư đoàn Súng trường 184 ngay sau khi tốt nghiệp.
![]() |
Roza Shanina (trái) hướng dẫn một quân nhân. Ảnh:Flickr |
Ba ngày sau khi đến mặt trận phía Tây, Shanina đã hạ được tên địch đầu tiên. Sau này cô kể lại: “Tối hôm đó, một tên lính Đức lấp ló trong chiến hào. Tôi ước tính khoảng cách đến mục tiêu không quá 400 mét. Một khoảng cách phù hợp. Khi tên Đức cúi đầu đi về phía rừng, tôi bắn, nhưng nhìn cách hắn ngã, tôi biết mình không giết được hắn. Trong khoảng một giờ, tên Đức nằm im trong đám bùn, không dám di chuyển. Rồi hắn bắt đầu bò. Tôi lại nổ súng, và lần này thì không trượt”.
Chỉ vài ngày sau, Shanina hạ thêm 10 mục tiêu nữa. Và ngay tháng Năm năm đó, tức là chỉ một tháng kể từ sau phát súng hạ địch đầu tiên, Shanina được trao tặng Huân chương Vinh quang. Cô trở thành nữ xạ thủ bắn tỉa Liên Xô đầu tiên nhận vinh dự đó, và trở nên nổi tiếng với kỹ thuật bắn "phát đôi" chỉ trong một hơi thở.
![]() |
Cô gái tuổi 20 đã lập chiến công lớn khi vừa cầm súng ra trận. Ảnh: Wikimedia Commons |
Số quân địch bị tiêu diệt dưới họng súng của Shanina tăng đều. Giới báo chí bắt đầu để ý đến cô. “Hãy noi gương Roza Shanina”, “Một viên đạn, một tên phát xít” - các tờ báo giật tít.
Đưa tin từ Moskva ngày 23/9/1944, tờ Ottawa Citizen gọi Shanina là “Cô gái Hồng quân, người đã hạ 5 tên Đức chỉ trong một ngày”.
Thời điểm đó, nữ xạ thủ trẻ tuổi đã giết được 46 tên địch. Và chỉ trong vòng 10 tháng ra trận, Shanina tiêu diệt tổng cộng 59 tên phát xít Đức.
![]() |
Một phần trong danh sách tiêu diệt diệt địch của Roza Shanina. Ảnh: Wikimedia Commons |
Tới tháng Mười thì Shanina thực sự nổi tiếng. “Hãy để Người mẹ Nga vui mừng, người đã sinh ra, nuôi nấng và ban cô con gái vinh quang cao quý này cho quê hương!” - nhà báo Xô viết nổi tiếng Ilva Ehrenburg viết.
Trong khi đó, Shanina bắt đầu ghi lại cuộc sống nơi chiến trường và những tâm tư của mình qua trang nhật ký. Cuộc chiến khốc liệt đã cản trở tình yêu của cô. Shanina có bạn trai, để rồi lần lượt mất họ trong những trận chiến.
Trong những ngày dài lê thê trên chiến tuyến, giữa tiếng súng dường như vô tận, những trang nhật ký của Shanina ngày càng trở nên buồn bã. “Đóng băng vì lạnh trong xe tăng, không quen với khói xe tăng khiến mắt tôi cay xè. Tôi không thể chịu được thứ khói này. Ngủ như chết”, Shanina viết vào 16/1/1945, vài ngày trước khi cô hy sinh.
![]() |
Shanina (trái) chụp ảnh cùng các xạ thủ bắn tỉa khác tại Belarus. Ảnh: TASS |
Ngày 27/1/1945, chỉ vài tháng trước khi chiến tranh kết thúc, hai người lính Hồng quân tìm thấy Roza Shanina trên cánh đồng, ngực đẫm máu vì đạn pháo, cô gục người trên một sĩ quan bị thương để che chở cho anh ta. Đã quá muộn để cứu sống Shanina. Cô được chôn cất theo nghi thức quân đội ở Đông Đức.
Một người bạn của Shanina, Pyotr Molchanov, đã giữ những lá thư và nhật ký của cô trong suốt 20 năm sau đó, và vào năm 1965 mới cho công bố chúng để công chúng Liên Xô hiểu thêm về nữ xạ thủ mà họ ngưỡng mộ và tự hào.
Theo baotintuc.vn
很赞哦!(3)
相关文章
- Soi kèo phạt góc Real Madrid vs Athletic Bilbao, 02h00 ngày 21/4
- 6 thói quen xấu của giáo viên
- Thách thức của game blockchain ở Việt Nam
- Chưa tìm ra đáp án bài toán số học hóc búa nhất
- Nhận định, soi kèo Dibba Al
- Triều Tiên: Trường học tăng cường giảng dạy về Kim Jong
- Lan tỏa tinh thần nghiên cứu khoa học và sáng tạo trong sinh viên
- Thiết kế hệ thống tải cao với Load Balancer và Auto Scaling
- Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Athletic Bilbao, 02h00 ngày 21/4: Trên đà hưng phấn
- Vũ Khắc Tiệp là ai mà dám chê bai điều kiện khu cách ly?
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Basel vs Yverdon
Chồng quá nghe lời mẹ khiến mọi chuyện trong nhà rối tung. (Ảnh minh họa: IT) Trong những lần đến nhà anh, tôi quan sát thấy mẹ anh nhắc nhở từng chút, từ chuyện quần áo đến xe cộ, từ chuyện ăn uống đến công việc... Thậm chí, có những điều mẹ nói khiến tôi có cảm giác anh chàng này như cậu bé chưa trưởng thành. Trong khi đó, anh hỏi han mẹ đủ thứ, từ chuyện nhỏ nhất trong nhà đến quyết định lớn.
Tôi bắt đầu lo ngại về việc sẽ cưới một anh chồng nghe mẹ nhiều hơn tham khảo ý kiến của vợ. Anh trấn an tôi không phải lo lắng về chuyện đó. Vì khi sống riêng, hai đứa tự giải quyết mọi việc, không cần đến bố mẹ chỉ dẫn.
Sau khi cưới, chúng tôi sống tại căn hộ chung cư do nhà chồng cho. So với nhiều bạn bè khác, cuộc đời tôi có vẻ êm đềm khi có chồng hiền lành, nhà cửa ổn định, công việc không vất vả, thu nhập dư dả.
Nhưng cuộc sống êm đềm có lẽ chỉ kéo dài được vài tháng. Mẹ anh đến nhà tôi mỗi ngày, chỉ đạo từ chuyện ăn uống đến sắp đặt đồ đạc, từ chuyện lời ăn tiếng nói đến dọn dẹp nhà cửa... Bà nhúng tay vào mọi việc khiến tôi thực sự mệt mỏi.
Chồng tôi không dám phản đối những việc làm này của mẹ vì sợ mất lòng. Anh cho rằng, bố mẹ giúp đỡ tiền bạc và nhà cửa nên không dám làm trái lời. Mỗi khi cần đi đâu, làm gì, mua sắm đồ đạc, anh đều gọi điện tham khảo bố mẹ sau khi tôi đã quyết định. Có những lúc anh tự ý thay đổi quyết định của hai đứa vì bố mẹ không ưng ý.
Một vài lần đã khó chịu, chuyện này lặp đi lặp lại càng làm cho tôi không hài lòng. Những lúc vợ chồng tôi cãi nhau, hai đứa không nói chuyện, anh lại gọi điện thoại về nhà kể cho mẹ. Mẹ chồng tôi sẽ gọi cho tôi để khuyên bảo, răn dạy hoặc đến tận nhà cố gắng giảng hòa.
Tôi nghĩ chuyện cãi nhau của vợ chồng trẻ là bình thường. Chúng tôi không nhìn mặt nhau, không phải là để ly hôn mà hai đứa có thời gian tĩnh tâm sau mỗi lần mâu thuẫn.
Sự can thiệp quá sâu của mẹ chồng càng khiến cho các mâu thuẫn không những không dứt mà còn phức tạp hơn, suy nghĩ theo chiều hướng xấu trong mọi chuyện.
Đỉnh điểm của mọi chuyện là sau chuyến công tác xa nhà, khi anh trở về, không hiểu mẹ chồng đã nói gì mà ông xã ghen tuông bóng gió, nghĩ vợ có nhân tình. Tôi khẳng định không có, còn chuyện đưa bạn bè về nhà ăn uống là bình thường. Có lẽ mẹ chồng thấy tôi và bạn bè ăn uống tại nhà nên nghi ngờ, bắt đầu phóng đại sự thật.
Từ những lời nói của mẹ chồng, mâu thuẫn của hai vợ chồng cứ âm ỉ. Chúng tôi không còn hạnh phúc, êm ấm như xưa mà luôn rơi vào tình trạng nghi ngờ, cãi cọ nhau.
Tôi cảm thấy cuộc sống hôn nhân ngột ngạt nên dọa anh sẽ ly hôn nếu tình trạng này kéo dài. Anh không níu kéo mà còn buông lời chua chát: "Anh có thể ly hôn vợ nhưng không bao giờ bỏ mẹ đẻ".
Tôi thất vọng vì câu nói của anh. Có thể đó chỉ là suy nghĩ nhất thời, trong cơn tức giận nhưng vợ chồng sống gần 5 năm mà anh vẫn có thể buông những lời cay đắng như vậy, trong mắt anh tôi là ai? Vợ không được coi trọng bằng mẹ của anh?
Hiện tại, mẹ chồng vẫn săm soi mọi thứ và chỉ bảo hai đứa từng chút như học sinh mầm non. Tôi học cách bỏ ngoài tai những lời khuyên nhàm chán để sống một cách thoải mái, không mang thêm những căng thẳng vào người.
Theo Dân Trí
Nhóm bạn U80 họp mặt mỗi ngày, tiêu chí không nói xấu, không phiền con cháu
Nhóm bạn gồm những cụ bà U80 chơi cùng nhau với tiêu chí không nói xấu, không làm phiền con cháu quyết họp mặt mỗi ngày 2 lần sáng, chiều để có được niềm vui tuổi già.">Chồng như đứa trẻ không chịu lớn, tôi dọa ly hôn bị anh nói câu chua chát
Câu nói của bố chồng khiến tôi xúc động. Ảnh minh họa: SCMP Tôi từng tự nhủ, sau này lấy chồng nhất định phải phân chia Tết nội, Tết ngoại nhưng rồi chẳng làm được.
Chồng tôi không phải con trưởng trong nhà, nhưng mẹ chồng lại không chấp nhận chuyện các con không ở nhà ăn Tết. Nên dù tôi có nói thế nào, chồng cũng kiếm lý do sợ mẹ để ngăn cản vợ.
Nhiều năm trôi qua, tôi dần quen với nếp sống nhà chồng, cũng hiểu tính cách mẹ chồng nhiều hơn. Có nhiều việc tôi cũng làm trái ý mẹ. Dù mẹ có giận, tôi cũng mặc kệ. Nghĩ đến chuyện 40 tuổi còn bị người khác quản lý cách sống, nói này nói kia, tôi thực sự không chịu được.
Khi con cái đã lớn, tôi nói với chồng, năm nay tôi nhất định về ăn Tết, đón giao thừa cùng bố mẹ đẻ. Và dù chồng có đồng ý hay không thì tôi vẫn quyết định như vậy. Thấy vợ làm căng, chồng cũng không dám nói nhiều.
Bố mẹ già yếu, tôi cần dành thời gian cho gia đình mình. Hơn 10 năm rồi, tôi đã hy sinh, hết lòng vì gia đình chồng như thế là quá đủ.
Nhưng khi tôi vừa mở lời thì mẹ chồng đã gạt phắt đi: “Cô lấy chồng thì phải theo ý nhà chồng, sao cứ thích làm theo ý mình? Cô xem xóm này có đứa con dâu nào giao thừa, mùng 1 Tết không ở nhà chồng không?”.
Nghe mẹ nói, tôi cũng đáp trả: “Vậy mẹ cũng phải hỏi xem, bạn bè của con có phải năm nào cũng ăn Tết ở nhà chồng không chứ ạ? Với lại xã hội hiện đại rồi mẹ. Nhiều người còn đi du lịch, ăn Tết ở nước ngoài kia mẹ ơi. Mẹ không có con gái nên mẹ không hiểu được đâu ạ”.
Thấy tôi nói vậy, mẹ chồng có vẻ nóng mặt. Đúng lúc đó, bố chồng bước vào rồi bảo tôi cứ ngồi xuống nói chuyện.
Bố nhẹ giọng: “Năm nay, con đưa các cháu về ăn Tết với ông bà thông gia đi. Thằng T. (tên chồng tôi) cũng về với vợ con đi. Tầm mùng 2 các con lên thì nhà mình lại là Tết. Bố mẹ đã có anh chị và các cháu lớn rồi, các con không phải lo. Chúng nó ở gần đây, về lúc nào cũng được. Bố mẹ con ở xa, con tranh thủ về với ông bà một năm”.
Nói rồi bố quay ra nhìn mẹ chồng nhắc nhở: “Chẳng phải ngày xưa lấy tôi, bà cũng đòi về ăn Tết với bố mẹ đẻ suốt à?”.
Nghe bố nói vậy, tự nhiên tôi rơi nước mắt. Mẹ chồng cũng không nói gì nữa, chỉ biết nhìn bố chồng tỏ vẻ không hài lòng. Trong lòng tôi bỗng thấy kính trọng bố chồng vô cùng. Trước giờ bố ít can dự vào chuyện gia đình, không ngờ hôm nay bố lại ra mặt bảo vệ tôi.
Từ hôm đó, tôi rất yên tâm và vui vẻ. Tất nhiên, dù có về ăn Tết nhà ngoại thì tôi cũng chuẩn bị đủ đầy, sắm sửa đàng hoàng cho gia đình chồng. 10 năm nay, tôi vẫn luôn làm vậy dù chẳng phải dâu trưởng. Có lẽ chính vì sự chỉn chu của tôi nên bố chồng mới thấu hiểu nỗi niềm này.
Độc giả T.H (Hà Nội)
LTS:Chỉ còn ít ngày nữa là tới Tết cổ truyền, người dân khắp mọi miền đang tất bật chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Từ chuyện mua sắm, chuẩn bị Tết tới những nỗi lòng tết nội tết ngoại, những sẻ chia về cuộc sống khó khăn, bộn bề… đều là những mảng màu làm nên bức tranh ngày Tết.
Mời bạn đọc cùng chia sẻ với VietNamNet những khoảnh khắc thú vị, những câu chuyện ngày Tết của gia đình mình. Bài viết liên quan, vui lòng gửi về: bandoisong@vietnamnet.vn
">Xin về ăn Tết nhà ngoại, nàng dâu bật khóc nghe bố chồng nói 6 câu
Trong một chương trình giao lưu với khán giả gần đây, H'Hen Niê có một thử thách phải gọi cho một người hâm mộ để giao lưu trong vòng 3 phút. Lựa chọn được một số điện thoại với đầu dây bên kia là một cô gái sinh viên năm nhất đại học.
Trải qua phần chào hỏi, H'Hen Niê muốn thử cảm xúc của vị khán giả như thế nào khi biết tin mình có người yêu bằng câu hỏi: "Lúc trước, mọi người biết chị có người yêu mọi người buồn lắm, em có buồn không ?". Câu trả lời gây bất ngờ từ cô gái là câu trả lời có.
H'Hen Niê ngậm ngùi: "Thật sự lúc đó chị không biết tại sao mọi người buồn. Mọi người đều đổi hết hình đại diện có hình chị sang hình khác, chị không biết phải làm sao. Chị muốn tâm sự với các bạn. Chị hiểu khinmình thích ai cũng muốn người đó chỉ thuộc về mình, nhưng chị cũng muốn chia sẻ cảm giác của chị.
Trong cuộc sống, có rất nhiều áp lực hàng ngày mình phải đối diện, việc có người yêu giúp mình thoải mái hơn trong việc. Chị muốn gọi chia sẻ những cảm xúc của chị đến các bạn khán giả. Vì chị cũng không muốn mất các bạn", người đẹp xúc động nói.
H'Hen Niê rưng rưng nước mắt khi gọi điện cho người hâm mộ. Sau khi nghe H'Hen Niê trải lòng, đầu dây bên kia cũng không cầm được nước mắt, vị khán giả cũng không quên gửi những lời động viên đến nàng hậu khiến H'Hen Niê vô cùng hạnh phúc.
Kết thúc cuộc trò chuyện, người đẹp cũng có những chia sẻ: "Có một khoảng thời gian mọi người rất thương Hen, luôn luôn quan sát, quan tâm đến những hoạt động của Hen. Có nhiều lúc Hen sợ làm mọi người buồn. Hôm nay có được trải nghiệm như thế này, Hen cảm thấy rất thoải mái và Hen đã có thể lắng nghe được những điều chia sẻ của các bạn khi mà tại sao họ yêu thương mình.
Trong thời gian tới, Hen phải hiểu được rằng mình phải cố gắng, luôn luôn cho mọi người những niềm tin tích cực. Hen tin rằng, tất cả những điều mơ ước, mình mong muốn nếu mình biết cố gắng thì mình sẽ đạt được".
Mặc dù chưa công khai người yêu là ai nhưng H'Hen Niê vẫn muốn cho tất cả mọi người yêu thương cô biết rằng mình đã có người yêu. Cô cảm thấy khi có người bên cạnh cảm thấy thoải mái hơn, hạnh phúc hơn và có thể chia sẻ những áp lực trong cuộc sống hàng ngày mà cô gặp phải. Người đẹp mong rằng mọi người có thể hiểu và thông cảm cho những gì mà cô đã làm.
Thanh Phúc
Video: Yeah1
H'Hen Niê tiếp tục phá cách sexy khoe vòng 3
- Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 gây sốc khi hóa tắc kè hoa trong bộ ảnh sặc sỡ sắc màu.
">H'Hen Niê bật khóc, sợ khán giả tổn thương vì công khai người yêu
Nhận định, soi kèo PAS Lamia vs Volos, 22h00 ngày 23/4: Khó tin cửa dưới
Giáo sư Hồ Ngọc Đại“Khi soạn thảo Văn kiện Đại hội Đảng VIII, về phần giáo dục, tôi được ông Đào Duy Tùng khi ấy là Thường trực Ban soạn thảo Cương lĩnh Chính trị và Chiến lược kinh tế-xã hội trình Đại hội VIII mời đến để trao đổi và báo cáo cho ông nghe về Công nghệ giáo dục. Ông thỏa thuận lấy 2 câu của tôi để đưa vào Nghị quyết, câu 1: “Học sinh là nhân vật trung tâm, thầy giáo đóng vai trò quyết định.”, và câu 2: “Đưa công nghệ giáo dục mới vào nhà trường.” Nhưng bất ngờ là khi Nghị quyết ra câu 1 lại sửa thành: “Học sinh là nhân vật trung tâm.”, đánh dấu chấm ngay sau chữ “tâm”; còn câu 2 thì đảo thành: “Đưa công nghệ mới vào giáo dục nhà trường.”-- GS TSKH Hồ Ngọc Đại nói với VietTimes.
“Cây cầu” Hồ Ngọc Đại
Lần đầu tiên tôi gặp GS Hồ Ngọc Đại là năm 1987, tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục. Mặc dù khi ấy ông đã rất nổi tiếng bởi ông không chỉ là con rể của Tổng bí thư Lê Duẩn (vừa qua đời mấy tháng trước đó) từng từ chối chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục chỉ để đi dạy lớp 1, mà Công nghệ giáo dục (CNGD) của ông đang gây khá nhiều tranh cãi, nhưng tôi vẫn bị sốc khi nghe ông kết thúc bài tham luận tại hội nghị: “Các anh có thể không đồng ý với tôi, chống lại tôi, nhưng nền giáo dục hiện nay đang ở bên này bờ sông. Còn nền giáo dục của tôi đã ở bên kia bờ sông rồi. Muốn đi từ bên này sang bên kia bờ sông thì không có con đường nào khác là phải qua cây cầu Hồ Ngọc Đại”. Nhiều tràng pháo tay vang dội, nhưng cũng không ít cái lắc đầu, tặc lưỡi.
Ở giờ giải lao của hội nghị hôm ấy tôi đã tìm gặp GS Hồ Ngọc Đại. Trong lúc ông đang vui tôi rụt rè hỏi ông, khi nghe GS phát biểu như vậy nhiều người cho rằng ông hơi “kiêu”. Ông nhìn tôi, đặt ly càphê xuống bàn, bảo: “Tôi nói như vậy là với trách nhiệm cao với nền giáo dục nước nhà. Hồ Ngọc Đại không phải là cá nhân Hồ Ngọc Đại, mà Hồ Ngọc Đại là tư duy mới, là CNGD, là một giải pháp, một thực tiễn”.
Cũng hôm ấy GS Hồ Ngọc Đại đã giải thích một cách đơn giản nhất cho tôi, rằng CNGD của ông được xây dựng trên 3 nguyên tắc: Ai cũng học được; Học gì được nấy; Học đâu chắc đó. Do vậy giúp học sinh đọc thông viết thạo, đúng chính tả, không thể tái mù chữ. Bất kỳ tiếng nào miễn là nghe được, nhắc lại được thì viết được. Nếu học theo cách của ông thì xong lớp 1 đọc thông viết thạo, hết lớp 2 viết thành câu, hết lớp 3 không bao giờ viết sai câu.
Sau này còn rất nhiều lần tôi được trò chuyện với ông về CNGD. Có lần tôi hỏi ông rằng khi đưa CNGD về nước thì ai là người cản trở ông nhiều nhất, ông kể: “Có một lần ông Đỗ Mười (khi ấy đang là Tổng bí thư) hỏi tôi: “Trong công việc của mình, ai gây khó khăn cho anh nhiều nhất?”. Tôi trả lời là “Toàn người tốt gây khó khăn cho tôi”. “Tại sao lại thế?” - ông Đỗ Mười ngạc nhiên. Tôi trả lời: “Vì những người tốt đó họ tưởng tôi làm sai, để bảo vệ nền giáo dục đương thời nên họ phải chống lại lý thuyết của tôi”.
Làm cho nền giáo dục mất thiêng
Trong một lần trò chuyện tôi từng hỏi GS Hồ Ngọc Đại khi triển khai CNGD ở Việt Nam ông có lường được trước những khó khăn, cản trở như vậy không, ông bảo, không có cản trở mới là chuyện lạ. “Phải nói thật là lý thuyết của tôi đã đảo ngược lại toàn bộ nền giáo dục của nước ta. Ví dụ, tôi đề ra các nguyên tắc: học trò là trung tâm chứ không phải là thầy giáo; học là chơi chứ không phải là quá trình vật lộn đau khổ; học không có thi cử, không có chấm điểm”- GS Hồ Ngọc Đại nói. Rồi ông bảo: “Khi tôi về nước, tôi hy vọng sau 20 năm sẽ có nền giáo dục mới. Tôi bỏ ra 10 năm đầu chỉ để làm cho nền giáo dục đương thời mất thiêng; cùng lúc đó, tôi thiết kế một nền giáo dục khác”.
Cũng trong lần trò chuyện ấy GS Hồ Ngọc Đại đã kể cho tôi nghe một câu chuyện khá lý thú: “Năm 1978, khi Nghị quyết về cải cách giáo dục (CCGD) vừa ra đời, thì cũng là lúc tôi tốt nghiệp về nước. Sau khi về nước, tôi được Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Hội đồng Chính phủ tổ chức đón tiếp tại Văn phòng chính phủ, rất thân mật. Ông hỏi rất nhiều chuyện.
Cuối cùng, ông hỏi về CCGD. Tôi nói: “Cái cải cách giáo dục mà chúng ta đang làm hiện nay sẽ thất bại”. Ông đứng dậy đi đi lại lại (sau này người ta nói với tôi là khi nào cụ Đồng giận lắm thì mới làm thế). Một lúc sau, ông trịnh trọng: “Thưa tiến sĩ, tại sao chưa làm mà tiến sĩ đã thấy thất bại?”.
Tôi chỉ nói mấy lý do của sự thất bại. Thứ nhất, cuộc CCGD này được chuẩn bị trong vòng hơn 20 năm, lại chuẩn bị trong thời chiến. Nay sang thời bình rồi nên phải khác. Thứ hai, đòi hỏi của cuộc cách mạng hiện nay đã khác. Thứ ba, những mục tiêu kinh tế, chính trị của đất nước sau chiến tranh hoàn toàn khác. Nếu giả dụ như 20 năm chuẩn bị vừa rồi là đúng thì khi sang tình hình mới đã là không đúng nữa. Nếu như 20 năm trước chuẩn bị không đúng thì sang quá trình mới càng không đúng.
Sau gần hai, ba tiếng đồng hồ trao đi đổi lại, cuối cùng ông Đồng hỏi: “Vậy thì tiến sĩ muốn gì? Có đề nghị gì với Chính phủ không?”. Tôi nói: “Tôi xin đi dạy lớp 1”. Kết thúc cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Văn Đồng quyết định: “Thôi, cứ để chị Bình (bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Bộ Giáo dục thời bấy giờ - NV) triển khai cải cách giáo dục, còn anh Đại cho mở trường thử nghiệm lớp 1”.
GDVN: phải thay đổi toàn diện
Mùng 5 Tết năm nay tôi lại có dịp ngồi với GS Hồ Ngọc Đại, lại nói về giáo dục. Tôi hỏi ông: “Gần 50 năm đã trôi qua kể từ khi có Nghị quyết của Bộ Chính trị về CCGD, không năm nào chúng ta không nói đến CCGD, đã có không biết bao nhiêu công trình nghiên cứu, hội thảo tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền thuế của dân, nhưng cho đến nay nền giáo dục của chúng ta vẫn còn rất nhiều vấn đề bất cập. Vậy, đâu thực sự là nguyên nhân?”.
GS Hồ Ngọc Đại nói: “Nếu so với thế giới, nền giáo dục của chúng ta quá lạc hậu. Tôi có thể nói thế này: Vào thời điểm này từ cuộc sống, tất cả các ngành, các nghề của con người và xã hội đã biến đổi rất lớn so với cách đây 15-20 năm, nhưng nghiệp vụ sư phạm của chúng ta thì từ nửa thế kỷ nay không thay đổi gì cả. Thậm chí còn tệ hại hơn trước vì trước là thầy giảng, trò ghi nhớ nhưng bây giờ là thầy đọc, trò chép.
Vị Giáo sư già vẫn đau đáu, trăn trở với sự nghiệp giáo dục
Tôi thấy đau xót vì không ai nhìn thẳng vào sự thật. Có thể nói thành lời, nhưng không ai cảm thấy rằng trẻ con là máu thịt của mình, không ai cảm thấy đứa con đau khổ chính là mình đau khổ. Và không thấy được sự tối ưu của mỗi giai đoạn khác nhau. Hiện nay từ lớp mẫu giáo cho đến các bậc tiến sĩ dạy đều có phương pháp dạy giống như nhau”.
Vậy, nền giáo dục Việt Nam cần phải thay đổi như thế nào?”-Tôi hỏi. GS Hồ Ngọc Đại nói ngay: “40 năm nay tôi đã nói rồi. Nay câu trả lời vẫn vậy thôi. Phải thay đổi toàn bộ, thay đổi về nội dung, phương pháp, thể chế tổ chức, các quan hệ trong nhà trường và quan hệ xã hội. Lớp học ngày xưa là “nhà thờ” nhưng lớp học hiện đại phải là “cuộc sống”, giáo viên giao việc, học sinh làm. Điều quan trọng nhất là phải tập trung vào giải quyết 2 bậc Tiểu học và Đại học. Và phải làm mới hoàn toàn.
Thứ nhất, bậc tiểu học có 2 đặc điểm cơ bản, học sinh tiểu học còn nhỏ, còn bố mẹ, ông bà nội ngoại, còn họ hàng... có cả chục người gắn vào học sinh lớp 1. Nếu học sinh lớp 1 chúng hạnh phúc thì cả chục người đó hạnh phúc. Nếu giáo dục nhà trường tốt thì gia đình dễ yên ấm, xã hội dễ yên lành.
Thứ hai, hệ thống giáo dục phổ thông nên là 11 năm, trong đó có 6 năm dành cho bậc tiểu học, 3 năm cho trung học cơ sở và 2 năm cho trung học phổ thông. Vì sao bậc tiểu học lại dành tới 6 năm? Vì giữ trẻ 12 năm (6 tuổi bắt đầu đi học + 6 năm tiểu học) trong vòng tay gia đình và nhà trường thì an toàn hơn thả trẻ sớm 1 năm, nghĩa là 11 năm như hiện nay. Còn 3 năm trung học cơ sở bởi vì chỉ cần bổ sung vào tiểu học một số tri thức và kỹ năng cơ bản cần cho sức lao động phổ biến, chiếm tuyệt đại đa số trong nền sản xuất hiện nay. Và chỉ cần học thêm 2 năm PTTH cho những ai muốn học lên cao nữa hay vào Đại học, Cao đẳng hay chuyển sang học nghề vì với sự phát triển tâm lý xã hội hiện đại, học phổ thông kéo dài đến 18 tuổi là thừa, tốn kém."
“Vậy, còn bậc đại học thì sao?- tôi hỏi. GS Đại trả lời: “Nếu bậc học tiểu học là cơ hội cuối cùng để duy trì, gìn giữ bản sắc dân tộc thì ở bậc đại học lại là cơ hội đầu tiên để hòa nhập, hội nhập quốc tế. Một chương trình tiểu học không cần phải giống nước nào và cũng không cần nơi nào công nhận thì ngược lại, chương trình đại học phải là chương trình quốc tế và bằng cấp phải được thế giới thừa nhận. Một bằng tốt nghiệp đại học chỉ dùng ở "tiêu thụ nội địa" là một bằng đại học "trâu ta ăn cỏ đồng ta", chỉ có sức để kéo cày chìa vôi thôi”
Trời đã bắt đầu tối. Các cột đèn góc đường Lê Duẩn đã bật sáng. Trước khi chia tay, GS Hồ Ngọc Đại bảo tôi: “Đi đến đâu tớ cũng kể lại câu chuyện ông bố Kennedy mở lớp dạy cho trẻ con và nói rằng, dòng họ Kennedy sẽ làm Tổng thống nước Mỹ. Nếu không làm Tổng thống nước Mỹ mà làm bất cứ nghề gì, kể cả đó là nghề móc cống thì cũng là người móc cống giỏi nhất nước Mỹ. Điều đó có nghĩa là xã hội đòi hỏi sự chuyên nghiệp hóa, nhưng chúng ta hiện nay không có tính chuyên nghiệp gì cả”.
(Theo Lê Thọ Bình/ Viettimes)
">Giáo sư Hồ Ngọc Đại: Tôi thấy đau xót vì không ai nhìn thẳng vào sự thật
Các mạng xã hội. Ảnh: Getty.
Theo đó, Luật sửa đổi sẽ bổ sung một thời hạn tù 1 năm và tiền phạt lên đến 300.000 yên (tương đương 2.220 USD) đối với những người vi phạm bị kết án. Đây là một sự thay đổi so với việc chỉ giam giữ ngắn hạn và tiền phạt dưới 10.000 yên (74 USD) trong luật hiện hành. Bên cạnh đó, một đề xuất thống nhất hai loại hình phạt tù là phạt tù có lao động và phạt tù không có lao động thành một hình phạt duy nhất cũng đã được thông qua. Dự kiến, các quy định mới sẽ chính thức được ban hành vào cuối năm nay.
Cuộc tranh luận tại nghị viện đã tập trung vào việc làm thế nào để cân bằng giữa các quy định cứng rắn hơn và quyền tự do ngôn luận được quy định trong Hiến pháp Nhật Bản. Đảng Dân chủ Lập hiến – đảng đối lập chính tại Nhật Bản và các đảng khác đã phản đối việc sửa đổi, cho rằng điều này có thể ngăn chặn những lời chỉ trích chính đáng đối với các chính trị gia và quan chức nhà nước.
Quốc hội Nhật Bản đã thúc đẩy việc sửa đổi Luật cấm bôi nhọ trên môi trường mạng internet từ tháng 1/2022 sau khi dư luận phẫn nộ trước vụ việc một nữ đô vật nước này bị bắt nạt trên mạng và tự kết liễu đời mình ở tuổi 22.
(Theo VOV)
Đến lúc phải cứng rắn với "kẻ bắt nạt" Facebook
Một nhà lập pháp Anh cho rằng, hành động phong tỏa tất cả tin tức tại Australia của Facebook là nỗ lực ‘bắt nạt’ một nền dân chủ và đã tới lúc phải cứng rắn hơn.
">Nhật Bản thông qua dự luật cấm hành vi xúc phạm lăng mạ trực tuyến
Trên trang cá nhân, diễn viên Quốc Trường đăng tải hình ảnh tờ giấy chuyển tiền và chậu hoa lan tặng mẹ nhân ngày 8/3. Dựa vào thông tin nội dung giao dịch, khán giả nhanh chóng nhận ra số tiền diễn viên ''Về nhà đi con'' tặng mẹ là 3 tỷ đồng.
Lẵng hoa và giấy chuyển tiền của nam diễn viên cho mẹ nhân ngày 8/3. Chia sẻ với VietNamNet, Quốc Trường cho biết mẹ là người phụ nữ đặc biệt trong cuộc đời mình, là người có thể chia sẻ mọi buồn vui. Do vậy việc dành cho mẹ những khoảnh khắc vui hạnh phúc là điều nam diễn viên luôn hướng tới. Từ nhiều năm nay, 8/3 năm nào anh cũng tặng quà mẹ, chỉ có điều năm nay khác biệt hơn.
Nam diễn viên cũng không quên gửi lời chúc mừng ngày 8/3 tới tất cả phụ nữ. "Đàn ông giỏi nhất khi kiếm được nhiều tiền nhất. Đàn ông đẹp nhất khi chỉ nấu ăn duy nhất cho người mình yêu. Chúc tất cả phụ nữ Việt Nam 8/3 thật hạnh phúc", nam diễn viên viết.
Quốc Trường đăng hình ảnh vào bếp khiến fan thích thú. 2019 là năm thành công trên lĩnh vực nghệ thuật với Quốc Trường, thế nhưng, từ trước đó nam diễn viên đã được biết tới như đại gia showbiz với sự nghiệp kinh doanh khởi sắc.
Thành công, nổi tiếng, giàu có... Quốc Trường còn là người con có hiếu khi luôn hướng về gia đình, bố mẹ. Được biết, trong năm 2019 anh đã xây dựng xong căn biệt thự dưỡng già cho bố mẹ mình.
Căn biệt thự trị giá 25 tỷ Quốc Trường chia sẻ tặng bố mẹ tháng trước. Quốc Trường cho hay anh tốn khoảng 25 tỷ đồng cho toàn bộ việc xây dựng căn nhà, trong đó hết 10 tỷ là cho phần thiết kế nội thất. Mọi thứ từ lên ý tưởng, thiết kế tới giám sát thi công đều một tay anh đảm nhiệm.
Trong căn nhà, mỗi một không gian sẽ có phong cách thiết kế khác nhau. Riêng phòng khách chiếm diện tích khá rộng. Không gian chung này có phong cách hiện đại, nổi bật với bộ sofa trắng đen sang trọng và nhiều tranh ảnh trang trí.
"Có 2 ước nguyện lớn nhất của cuộc đời con nó đã hiện thực được trong năm 2019. Một năm thật sự con không bao giờ quên trong quãng đời mình, với quá nhiều niềm vui, thành công lẫn may mắn: 1 tổ ấm trong mơ (ngôi nhà), 1 chuyến đi du ngoạn ở vùng xa xôi, mà đến ngay trong giấc mơ gia đình ta cũng không dám nghĩ đến.
Con đã cố gắng chạy đua thời gian của con nhanh nhất có thể, để rút ngắn khoảng cách thời gian của cha mẹ, vì con biết nếu không thì cha mẹ sẽ không còn đủ sức khoẻ để giúp con thực hiện ước mơ thứ 2", Quốc Trường bày tỏ.
Ngân An
Quốc Trường nói gì trước tin đồn yêu Midu?
Nam diễn viên “Về nhà đi con” bị bắt gặp đi mua sắm chung cùng với Midu và cả hai trò chuyện khá thân thiết với nhau.
">Quốc Trường tặng mẹ 3 tỷ đồng ngày 8/3