当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo Al Shahaniya vs Al 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Esenler Erokspor vs Fatih Karagumruk, 21h00 ngày 9/4: Đứt mạch bất bại
Người mẹ nhìn gã gầy nhom trân trối. Tròng đen trong mắt thanh niên đảo một vòng khiêu khích từ đứa bé qua người mẹ, hắn nhào tới túm chiếc ba lô màu đen cạnh em bé lao ra khỏi nhà.
"Cướp, cướp!", vài giây sau, cô mới kêu được thành tiếng, ôm vội đứa bé chạy ra thang máy, bấm tầng trệt. "Cướp vừa mở cửa vào nhà em", người mẹ run rẩy nói với hai bảo vệ trực sảnh chung cư. Họ nhấc điện thoại, quay số. Mươi phút sau, hai công an phường có mặt. Họ sục sạo các tầng, thu được chiếc ba lô rỗng trong thang bộ, một thẻ đeo có chữ "bảo vệ". Chứng minh thư của chị bị thả xuống giếng trời.
Nhiều ngày sau, tôi vẫn ân hận vì đã không ở bên mẹ con cô. Chúng tôi sống trong hai căn hộ cạnh nhau nhưng hôm đó tôi lại đi vắng. Công an phường và bảo vệ sau một hồi tìm kiếm, thông báo rằng họ đã xem lại camera nhưng không thấy đối tượng nào như mô tả ra vào tòa nhà, khuyên bạn tôi đi ngủ.
Rồi anh công an khu vực lại tới nhà, hỏi tới hỏi lui. Cô kể trong ba lô có tiền và đồng hồ, nữ trang hơn 60 triệu đồng, và vừa thấy tên cướp bên nhà hàng xóm. "Khó lắm, lấy cớ gì mà bắt", công an lắc đầu. Cô xin lại ba lô của con gái, anh bảo phải giữ làm bằng chứng, rồi quay sang tán dóc với cô em cùng nhà bạn.
Vụ cướp mau chóng đi vào hư vô. Anh công an dặn "không được nói cho dân cư biết để tránh hoang mang". Nhưng nó đã khuấy động cuộc sống của chúng tôi. Bạn thay khóa cửa mới, lắp thêm camera khắp nhà, nhưng vẫn mất ngủ vì luôn cảm giác người lạ có thể vào nhà bất cứ khi nào và đe dọa em bé. Cô không dám ở lại chính căn hộ của mình, bế con về nhà bố mẹ. Tên cướp vẫn lẩn quẩn trong khu. Ngày gặp lại, giữa đám nhậu, gã bình thản nhìn hai chúng tôi đi qua, đôi mắt mỏng, xương hàm nhọn và hình xăm kiểu mặt trời trên bắp tay trái. Vẫn đôi mắt mỏng, kẻ cướp nhìn nạn nhân dửng dưng.
Chúng tôi sống ở quận Tư, nơi trước kia được gọi là đất dữ, "quận hai ngón" của Sài Gòn. Mấy anh công an nói với tôi, sau vụ Năm Cam hơi hớm giang hồ đã hết. Các trùm giang hồ ở đây đã dạt về Nhà bè, quận 8, quận 9 "khởi nghiệp" bằng nhiều nghề khác. Công bằng mà nói, quận Tư giờ đây không đáng sợ như những câu chuyện kể dù chúng tôi vẫn tận mắt chứng kiến và là nạn nhân của vài vụ cướp giật. "Đấy là cướp ở nơi khác tới", lãnh đạo và công an phường trả lời ở cuộc họp về tình hình an ninh trật tự. Ý ông là chính quyền và công an khu vực chỉ chịu trách nhiệm theo khu vực. Vụ án xảy ra ở đâu, nếu không phải phường mình thì không phải trách nhiệm của mình. Tội phạm quận khác tới, mình không quản hết được là chuyện tất nhiên, bao năm nay vẫn thế. Dân cư ngồi nghe, dưới cái quạt tường quay vù vù, bản báo cáo bay phần phật trên tay anh công an phường, giọng đọc đều đều với nội dung vẫn như năm trước đó, chỉ vài bông mai vàng bằng giấy dán trên tường nhắc nhở rằng đã hết năm.
Ngừng lại lấy hơi, vị tổ trưởng cho biết, "địa bàn phường ta có 11 điểm phức tạp nhưng đã chuyển hóa thành 9 điểm bằng cách gộp hai điểm thành một". Chị ngồi cạnh tôi giơ tay hỏi rằng tại sao bà con vẫn rất bất an. Mới đây phòng con trai chị ở lầu một bị kẻ trộm đêm trèo vào lấy mất laptop, Ipad và điện thoại, hàng xóm chị đi làm về tới cổng rồi còn bị giật giỏ xách. Anh công an bảo, đầu tiên người dân phải có trách nhiệm tự bảo vệ tải sản của chính mình. Người ra vào quá đông khiến cảnh sát khu vực không thể nắm hết tình hình. "Tin vui là số các vụ trộm đêm và cướp giật không tăng so với năm ngoái", anh chốt lại.
Vì đâu Sài Gòn nổi danh bởi hào quang bất đắc dĩ do tình hình an ninh trật tự luôn được coi là rất có vấn đề? Cơ chế nào tạo nên một TP HCM nổi tiếng bởi đặc sản cướp giật, các nhóm giang hồ có tổ chức, táo tợn và ngang nhiên lộng hành nhiều năm qua?
Những gì chúng ta được biết, như các lần giải thích của đại diện công an Thành phố, tóm lại gồm: tỷ lệ người nghiện ma túy cao, lượng người nhập cư đổ về đông, nguy cơ tha hóa trong bộ phận thanh niên, cảnh sát nhiều khu vực bị quá tải, tính hợp tác giữa công an các địa bàn chưa cao. Cộng với những gì được tiếp nhận ở các cuộc họp dân phố, những công dân xóm tôi không dám tin rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn. Hàng xóm tôi phát biểu, người quen anh đang ngồi trong sân nghe điện thoại, mấy tên cướp xông vào chặt gần đứt cánh tay để lấy điện thoại. Ở trong nhà của mình mà còn bị cướp thì biết làm gì? Anh ra về với kết luận riêng: "nguyên nhân là do kẻ cướp thiếu tiền".
Hầu hết các vấn đề của xã hội hiện nay đều bắt rễ từ những nhu cầu cơ bản của người dân: ăn, mặc, ở, sức khỏe, môi trường và điều kiện sống. Chúng ta không thể đạt được tiến bộ kinh tế và thay đổi xã hội nếu không quan tâm đến những vấn đề tưởng như rất riêng tư đó. Với tư cách nhà lãnh đạo tích cực, đã có ai hỏi người dân xem họ muốn gì? Quyền được phát biểu về hòa bình thế giới hay chỉ là một nơi ở đủ an toàn, có chỗ khám chữa bệnh và việc làm, không sợ người lạ vào nhà lúc nửa đêm.
Báo cáo của Công an TP HCM cho biết, từ giữa tháng 12/2019 đến giữa tháng 4/2020, tội phạm xâm phạm sở hữu tài sản gồm cướp, cướp giật, trộm tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra 4.408 vụ, "giảm 831 vụ so với thời gian liền kề"; và chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu phạm pháp hình sự: 79,33%. Thành phố vẫn còn phát sinh nhiều vụ có phương thức thủ đoạn hoạt động manh động, nguy hiểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Riêng thời điểm dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng và giãn cách xã hội, tội phạm cướp tài sản và trộm cắp xe máy tăng với sự thay đổi về thời gian gây án.
Từ một góc nhìn khác, Ban chỉ đạo 138 TP HCM thống kê, tỷ lệ phạm pháp hình sự quý I năm nay đã tăng so với cùng kỳ 2019: thêm 10% với 1.001 vụ. Nhiều người quan sát thấp thỏm lo lắng. Sự lành mạnh của xã hội phụ thuộc không nhỏ vào hành vi của những người ở nhóm thấp nhất. Những người không còn gì để mất, bần cùng hóa hoặc tha hóa từ người từng lương thiện. Những kẻ nổi loạn, trong một vai trò nào đó, định hình chất lượng sống của số đông còn lại. Nếu không giăng tấm lưới an sinh, công bằng và luật pháp đủ rộng, đoàn tàu sẽ bị trì kéo bởi những kẻ bất mãn.
Trong một tương lai bất định hậu Covid, người dân có quyền chờ đợi một chiến lược đối phó tội phạm giang hồ, cướp giật bằng tinh thần không khoan nhượng, để tin rằng chính quyền thực sự thương dân.
Hồng Phúc
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt="Tội phạm Sài Gòn"/>Tôi biết, thời điểm đó, vợ tôi có nhiều người theo đuổi. Nhưng cuối cùng cô ấy chọn tôi chắc có lẽ vì tôi chững chạc, sự nghiệp lại ổn định. Ngoài căn nhà đang ở, xe ô tô, tôi còn 2 mảnh đất khác.
Vì vậy khi về làm vợ tôi, cô ấy không phải động tay bất cứ vào việc gì trong nhà. Mọi hoạt động như chợ búa, nấu cơm, dọn dẹp… trong gia đình đã có người giúp việc lo.
Cuối tuần, có thời gian rảnh, vợ tôi thường tụ tập bạn bè ăn uống, mua sắm. Tôi tưởng tôi yêu chiều thế vợ sẽ hài lòng nhưng nào ngờ, càng sung sướng nhàn hạ, cô ấy càng khiến tôi thất vọng.
Do hai bên gia đình giục giã, sau 3 năm cô ấy mới chịu sinh con. Từ khi có con, vợ càng được tôi và gia đình nhà chồng cưng chiều. Chúng tôi không tiếc một thứ gì khi cô ấy yêu cầu. Vậy mà khi con gái mới được 2 tuổi, cô ấy đã ngoại tình.
Cô ấy qua lại với một người bằng tuổi, làm cùng công ty. Anh này chưa có gia đình. Tình cảm giữa họ vô cùng thắm thiết. Họ hẹn nhau ăn trưa, hẹn nhau đi du lịch dài ngày. Những lần đó, vợ qua mắt tôi bằng hai chữ “công việc”.
Giá như chỉ là tình cảm say nắng, thoáng qua tôi có thể nhắm mắt cho qua. Nhưng dường như giữa họ là tình cảm thật sự sâu đậm. Thậm chí khi tôi phát hiện, vợ còn tìm cách để bảo vệ cho người đàn ông kia. Cô ấy sợ tôi làm tổn thương, tổn hại đến người ta mà không nghĩ cho cảm giác của tôi.
Vì thương con gái nhỏ vắng mẹ, phần vì còn yêu, tôi cắn răng tha thứ cho cô ấy. Nhưng vợ tôi như “ngựa quen đường cũ”, vẫn tìm cách lén lút qua lại với người tình. Thậm chí, lúc này, anh chàng kia đã kết hôn. Vợ tôi vẫn chấp nhận làm người tình trong bóng tối của anh ta. Lần thứ hai phát hiện vợ vẫn tiếp tục mối quan hệ với người đó, tôi đã quyết định ly hôn.
Quyết định này làm tôi đau đớn vô cùng nhưng mọi thứ đã quá giới hạn chịu đựng. Vậy mà sau khi khóc lóc, cầu xin tôi tha thứ không được cô ấy lại quay ra đe dọa tôi.
Cô ấy trách tôi tàn nhẫn, cạn tình cạn nghĩa không nghĩ đến con gái. Cô ấy đe dọa sẽ giành bằng được quyền nuôi con. Không muốn con gái mất mẹ, tôi đồng ý với quyết định này. Thấy vậy, vợ tôi lại quay ra đe dọa tinh thần.
Cô ấy thường xuyên gọi điện với mẹ chồng để khóc lóc. Ban đầu, mẹ tôi cũng giận nhưng thấy con dâu ra điều hối lỗi, bà cũng thương cảm. Bên cạnh đó, bà sợ chúng tôi ly hôn, bà sẽ mất cháu nội nên tìm cách tác động giúp con dâu.
Gần đây nhất, vợ còn tung ra chiêu dọa sẽ tự tử. Theo đó, cô ấy thường xuyên lên mạng viết các status âu sầu, khổ não và chia sẻ các nội dung chán sống, buồn phiền. Năm lần bảy lượt, vợ cũng nhắn tin cho mẹ tôi, các anh chị tôi nhờ chăm con gái chúng tôi nếu cô ấy có mệnh hệ gì.
Gia đình hoảng sợ lại gây sức ép lên tôi. Tôi vô cùng mệt mỏi. Xin độc giả cho tôi lời khuyên. Tôi rất sợ cô ấy làm chuyện dại dột nhưng cũng không thể nào tha thứ cho chuyện cô ấy làm. Bát nước đã hất đi làm sao lấy lại được?
Chúng tôi có ý định kết hôn nhưng một việc đã xảy ra khiến tôi phải suy nghĩ lại.
" alt="Vợ ngoại tình nhưng khi tôi đề nghị ly hôn lại dọa tự tử"/>Ca khúc gốc do nhân vật Glinda, một phù thủy tốt bụng và nổi tiếng, thể hiện. Trong bài hát, Glinda đang hướng dẫn cho người bạn mới Elphaba cách ăn mặc, cư xử để trở nên nổi tiếng và được mọi người yêu mến.
Thể loại nhạc kịch có độ khó cao vì cần đáp ứng cả chất giọng lẫn diễn xuất. Thiên Mỹ được ban giám khảo đánh giá cao khi thể hiện các kỹ thuật khó trong thanh nhạc và truyền đạt cảm xúc trọn vẹn của bài hát.
"Khó nhất là phải vừa thể hiện sự tích cực, vui tươi trong giọng hát, vừa diễn ra được sự tinh nghịch, lém lỉnh của cô phù thủy nhỏ", Mỹ nói.
Sự kiện thu hút hơn 90.000 thí sinh từ 120 quốc gia tham gia vòng sơ loại. Vòng chung kết với chuỗi liên sự kiện kéo dài một tuần (15-21/8), quy tụ hơn 3.000 thí sinh trên thế giới đến Hong Kong. Đa dạng thể loại nhạc cụ, kỹ năng và nhiều bộ môn gồm piano, violin, guitar, thanh nhạc, trống Jazz, hợp xướng, thính phòng... chia thành 32 bảng thi.
Liên hoan Âm nhạc Quốc tế Hong Kong được tổ chức dưới sự bảo trợ của chính phủ nước này. Đây là sự kiện nghệ thuật nổi bật trong chuỗi lễ hội thường niên, được nhiều trường đại học và tổ chức giáo dục âm nhạc quốc tế công nhận. Một số tổ chức danh tiếng đã ghi nhận liên hoan này gồm Nhạc viện P. I. Tchaikovsky Moscow, Nhạc viện Sydney, Đại học North Dakota cùng nhiều tổ chức quốc tế khác.
Nữ sinh Việt giành giải Vàng Liên hoan Âm nhạc Quốc tế Hong Kong
Nhận định, soi kèo Tigre vs Newell’s Old Boys, 07h00 ngày 8/4: Phá dớp và lấy lại ngôi đầu
“Sau 7-8 tiếng, tôi mới tỉnh lại. Lúc mở mắt thấy mẹ đang lau người cho tôi, còn bố đứng bên cạnh” - Đông kể.
Nhớ lại tình huống nguy hiểm nhất từng gặp từ ngày đầu quân vào Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Thanh Hóa, lính cứu hỏa sinh năm 2000 chia sẻ: “Thời điểm không thể thở được, tôi cũng đã xác định mình không ‘qua’ được.
Lúc ấy tôi đã buông tay, chờ chết. Đó cũng là lần đầu tiên tôi có cảm giác bất lực. Tối hôm đó là ngày 22 tháng Chạp, hôm sau là ngày ông Táo về Trời. Tôi đã nghĩ: "Thôi, Tết này con không về được với bố mẹ”.
Giải thích về quyết định đưa bình dưỡng khí cho nạn nhân, Đông trả lời đơn giản rằng: “Tôi chỉ nghĩ làm sao cho chị ấy sống được. Nó chỉ trong khoảnh khắc, tôi không nghĩ được gì nhiều. Tôi đã được học nghiệp vụ, tôi nghĩ nếu không có bình, mình vẫn cố tìm được cách cầm cự để chờ đồng đội lên cứu. Còn chị ấy, nếu không có bình, chắc chắn sẽ chết. Nếu cho làm lại, tôi vẫn sẽ làm như thế”.
Chỉ mới có 2 năm vào đơn vị nhưng Đông không nhớ hết được mình và các đồng đội đã tham gia bao nhiêu vụ cứu hỏa, cứu nạn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đông chỉ biết rằng, vụ nào cũng có những mối nguy hiểm nhất định mà nếu không có lòng can đảm, khó có thể trụ lại với nghề.
“Có những đám cháy mà khi chúng tôi đến, trước mắt chúng tôi là một biển lửa, ví dụ như vụ cháy bãi phế liệu tập kết đế giày da ở khu công nghiệp Tây Bắc Ga, TP. Thanh Hóa. Khi xe còn ở cách đó 1-2km, chúng tôi đã nhìn thấy cột khói đen bốc lên. Khi đã tiếp cận đám cháy, trước mắt chúng tôi là một biển lửa rộng khoảng vài trăm mét vuông”.
Khi được hỏi: “Có khi nào cảm thấy sợ?”, Đông bảo: “Tất nhiên, tôi cũng là một con người, cũng có những lúc tôi thấy nhen lên nỗi sợ hãi. Tôi cảm thấy ớn lạnh khi nhìn gương mặt hoảng sợ của người bị nạn trong đám cháy.
Tôi cũng thấy hốt hoảng khi nhìn thấy cột khói đen ngòm trên bầu trời. Nhưng sự sợ hãi đó lại qua đi khi tôi đứng trước mặt đám cháy. Tôi thấy trước mắt mình là những việc cần làm, những con người cần cứu. Tôi cũng không giải thích được tâm lý đó của bản thân”.
![]() |
Tống Văn Đông (trái) và đồng đội sau khi hoàn thành một nhiệm vụ. Ảnh: Hoàng Đông |
Đông bảo, lính cứu hỏa không phải là mơ ước của anh từ nhỏ. Ngày nhỏ, vì được một bác sĩ đông y cứu mạng nên anh từng ước mơ sau này sẽ trở thành bác sĩ đông y. Nhưng khi lớn hơn, nhìn thấy các anh lính cứu hỏa rất “oai” nên cậu nhen nhóm ước mơ mới từ đó.
Sau khi học xong phổ thông, Đông đã có 9 tháng làm công việc lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy. Đến đợt khám lính nghĩa vụ, Đông đăng ký vào đơn vị PCCC của thành phố. Sinh ra trong một gia đình làm nông, đã quen với lao động vất vả nên anh nhanh chóng thích nghi với cuộc sống của một người lính.
“Ngoài giờ tập luyện, chúng tôi có làm vườn, tập thể thao, ăn ngủ điều độ, đúng giờ. Mỗi tháng, tôi được nghỉ phép về nhà với bố mẹ 1 lần. Tôi không gặp khó khăn gì với cuộc sống trong đơn vị”.
“Thậm chí, càng ngày tôi càng thấy yêu công việc của mình hơn. Những lần đi chữa cháy, chúng tôi được bà con yêu thương, chăm sóc. Những bữa cơm trưa bà con nấu cho chúng tôi những lần phải đi dập cháy rừng khiến tôi thấy ấm lòng vô cùng”.
Đông chia sẻ, nghề nghiệp cũng giúp anh bản lĩnh hơn, trưởng thành hơn và có ý chí mạnh mẽ hơn.
“Mặc dù công việc khiến tôi phải đối mặt với nguy hiểm mỗi ngày, nhưng tôi mới có hơn 20 tuổi, nếu không dám xông pha, không dám cống hiến thì về già còn làm được gì nữa. Tôi muốn làm công việc có ích cho đời. Trước đây tôi đã nghĩ vậy và bây giờ vẫn thế”.
![]() |
Tống Văn Đông trong một lần hiến máu tình nguyện. |
Nhờ những thành tích trong công tác PCCC, Tống Văn Đông được nhận: - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2020 - Đang đề nghị Giải thưởng Thanh niên Công an tiêu biểu năm 2020 - Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm năm 2020 - Chiến sĩ thi đua cơ sở năm 2020 Tống Văn Đông cũng là 1 trong 20 đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020. |
Xem thêm video: Lính cứu hỏa giải cứu cậu bé kẹt cứng đầu trong khe hẹp
Nguyễn Thảo
Độc giả báo VietNamNet đã có buổi giao lưu trực tuyến với 3 đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020.
" alt="Chàng lính cứu hỏa nhường bình dưỡng khí cho nạn nhân trong khoảnh khắc sống còn"/>Chàng lính cứu hỏa nhường bình dưỡng khí cho nạn nhân trong khoảnh khắc sống còn
Gu, một nhân viên văn phòng 20 tuổi ở Seoul, cho biết ngạc nhiên khi thấy cảnh người dân ở mọi lứa tuổi chen chúc vào khu sách văn học ở các cửa hiệu lớn. "Tôi thích sách và thường xuyên đi mua, nhưng trước khi Han Kang đoạt giải Nobel, tôi chưa bao giờ thấy hiện tượng này. Tôi nghĩ nó tốt hơn nhiều so với việc khoe khoang tiền bạc hay tài sản trên mạng xã hội", Gu nói.
Theo Hani, ngày 3/11, CJ Logistics - doanh nghiệp hậu cần lớn nhất Hàn Quốc - công bố lượng sách được giao năm nay tăng 27,3% so với cùng kỳ năm ngoái. "Tháng 10 thường là mùa thấp điểm của dịch vụ vận chuyển sách, nhưng sau khi Han Kang đoạt giải Nobel, lượng người quan tâm đến sách tăng vọt", đại diện đơn vị cho biết.
Hà đạt 1.590/1.600 SAT ngay trong lần thi đầu tiên hồi đầu tháng 6, tương đương 29,82/30 theo công thức quy đổi của Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU). Năm nay, điểm chuẩn ngành này là 28,69. Ngoài ra, nữ sinh còn đạt IELTS 8.5.
Với việc đặt ngành Phân tích kinh doanh (BA) của trường là nguyện vọng 1, Hà chắc chắn trúng tuyển.
Thủ khoa đầu vào ĐH Kinh tế Quốc dân đạt điểm SAT gần tuyệt đối