Nhận định, soi kèo KF Tirana vs Bylis, 19h00 ngày 14/1: Đối thủ yêu thích
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Ipswich vs Brighton, 2h30 ngày 17/1 -
- Thời gian này Tú Anh vẫn chủ yếu dành thời gian chăm sóc con trai, làm hậu phương cho chồng, vậy định khi nào quay trở lại với các hoạt động trong làng giải trí? Tú Anh: Tôi lịm tim, tan chảy với quà chồng tặng ngày sinh con đầu lòng
Thời gian này tôi nhận được rất nhiều lời mời hợp tác cho nhiều công việc khác nhau và cũng có khá nhiều dự định mới. Nhưng vì em bé còn quá nhỏ nên trước mắt sẽ ưu tiên phần lớn thời gian để chăm sóc cho con trai cứng cáp thêm một chút rồi từ từ lựa chọn những công việc phù hợp với bản thân và gia đình.Tú Anh dù một con vẫn giữ được vóc dáng nuột nà. - Trên trang cá nhân chị thường xuyên khoe ảnh đi ăn, đi chơi, xem phim, tụ tập bạn bè. Có vẻ chị cũng không quá đầu tắt mặt tối?
Chắc đó là khoảng thời gian trước khi còn rảnh rỗi chứ từ khi có em bé cuộc sống của Tú Anh thay đổi và bận rộn hơn rất nhiều, khoảng thời gian này là gần như chỉ dành để chăm sóc cho em bé mà thôi. Thật ra cuộc sống vợ chồng Tú Anh cũng không có gì khác biệt so với mọi người đâu, hạnh phúc hay không cơ bản là do mình tự tạo thôi.
Sau khi có gia đình và sinh em bé, tôi có cái nhìn đầy đủ hơn về cuộc sống. Tôi cho rằng mỗi một con người, mỗi giai đoạn lại có những quan niệm, những mưu cầu khác nhau về hạnh phúc. Bản thân tôi không quá tham vọng, biết đủ, biết hài lòng với những gì đang có và cố gắng làm nó tốt lên mỗi ngày như thế sẽ thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn.
- Là con gái duy nhất trong gia đình, đến khi về nhà chồng cũng được gia đình bên chồng chiều chuộng. Chị có gặp những khó khăn trong việc làm mẹ trẻ?
Tôi thấy mình may mắn khi có gia đình hai bên luôn bên cạnh hỗ trợ nên hầu như tôi chẳng gặp khó khăn gì, tuy nhiên lúng túng thì có đấy! Nhiều khi vẫn “ăn vạ” bà ngoại để cùng trông em bé. Tôi nghĩ rằng bất cứ cô gái trẻ nào lần đâu làm mẹ cũng đều trải qua những cảm xúc như tôi thôi.
Thời gian đầu cũng khá hồi hộp và lo lắng, đôi khi con chỉ trớ sữa chút thôi là cũng đủ để làm tôi khóc rồi. Nói vậy thôi nhưng rồi việc chăm con cũng vào guồng và quen việc, huống hồ thông tin bây giờ nhiều lắm nên cũng học hỏi được nhiều. Bản năng phụ nữ nên ai làm mẹ cũng sẽ "giỏi" như nhau thôi.
Tú Anh thấy may mắn vì được sự hỗ trợ của hai bên gia đình. - Sinh bé xong, công chúng bất ngờ với thân hình "hơi béo" của chị. Vốn khó kiểm soát cân nặng, chị phải cố gắng ra sao?
Ông xã tôi là công chức nhà nước nên cũng khá bận, nhưng tất cả thời gian rảnh là dành hết cho gia đình vợ con. Còn chuyện cân nặng đó có lẽ là nỗi lo của hầu hết các bà mẹ sau sinh. Tôi vốn dĩ cơ thể rất dễ tăng cân, thời gian đầu mới mang thai tôi cũng lo lắm, sợ tăng cân mất kiểm soát rồi sau này vóc dáng không thể trở về như cũ nữa nên duy trì chế độ ăn uống cũng khá nghiêm túc. Trong thời gian mang thai tôi chỉ tăng chừng 10 kg thôi, giờ cân nặng lại trở về như cũ rồi.
- Thuở còn yêu chị và chồng rất lãng mạn. "Khi hai ta về một nhà", mọi thứ thay đổi ra sao?
Vốn là người khá lãng mạn, chu đáo nên dù lấy nhau về anh vẫn khiến tôi nhiều lần bất ngờ. Ngày tôi sinh em bé từ bệnh viện trở về nhà, khắp phòng khách là những lẵng hoa tươi cực lớn anh ấy đã bí mật thuê người mang đến để tặng cho hai mẹ con, cảm giác khi ấy thật sự rất khó tả.
- Dù chị có đã có gia đình nhưng vẫn dành thời gian cho bạn bè thân thiết. Hoa hậu Mai Phương Thúy mới đây hết lời ngợi ca chị thậm chí còn nói thi thoảng mua đồ đắt tiền tặng Tú Anh mà không cần biết lý do... Chị thấy sao khi có một người đẹp yêu mến mình đến thế?
Chị Mai Phương Thuý như người chị lớn của tôi vậy. Tôi vẫn nhớ ngày đầu gặp chị khi đi chung một sự kiện, tôi lần đầu xúng xính váy áo nên cũng chẳng tự tin, nhìn chị ấy đã đẹp lại cao nữa nên ngại, cứ nép vào một góc cho tới khi chị chủ động tới trò chuyện giúp tôi tự tin lên dần... Tôi ấn tượng với chị Thuý từ đó. Sau này thân nhau hơn, có những thời gian vào Sài Gòn là tôi thường xuyên ở nhà chị. Chị Thuý có đi công tác đâu cũng để chìa khoá lại cho tôi, đi đâu về cũng mua quà.
Chị Thuý là người rất thông minh và đã làm gì là đầu tư tìm tòi nghiên cứu rất kỹ nên làm gì cũng thấy chị thành công. Chị cũng tư vấn cho tôi nhiều thứ nhưng tôi ham vui, hay quên, mải chơi có khi quên cả hẹn chị nhưng có lẽ vốn hiểu nhau và coi tôi như đứa em gái nhỏ nên chị chẳng giận bao giờ. Chẳng riêng tôi mà bố mẹ tôi cũng coi chị như người thân vậy, tôi có đi vắng hay ở nhà ra Hà Nội chị vẫn ghé qua nhà chơi và ăn cơm với bố mẹ tôi. Chúng tôi cứ gặp nhau là vui lắm, tám đủ thứ chuyện, chỉ tiếc là mỗi người một công việc khác nhau, giờ tôi có gia đình nên không còn thời gian dành cho nhau nhiều như trước kia.
Tú Anh và Mai Phương Thúy thân thiết nhiều năm nay.
- Điều thú vị là chị và Mai Phương Thúy cùng bị đồn yêu Noo Phước Thịnh. Chị nói gì về điều này?Chị Thuý là người thích cái đẹp nhưng lại lười làm đẹp, đồ đẹp của chị Thuý nhiều lắm, tôi nghĩ chắc cũng phải nhiều cỡ nhất nhì showbiz đó, chỉ là chị không show ra thôi. Có nhiều đồ hiệu nhưng lại không chịu dùng, cứ mua về chất đống lại để đó, người gì mà kỳ cục, tôi thi thoảng vẫn hay trêu chị “ khùng” là vì thế. Tôi xin phép không chia sẻ về người yêu chị Thuý, cái đó mọi người phải hỏi chị Thuý chứ không nên hỏi tôi. Còn thứ chị Thuý ghét ư? Chắc đơn giản là không cho chị ý ngắm "trai đẹp" và cấm chị ăn các món ngon mỗi ngày đấy. (cười)
Trần Đạt
Vợ chồng Á hậu Tú Anh lần đầu hé lộ hình ảnh con đầu lòng
Mùng 1 Tết Kỷ Hợi, vợ chồng Dương Tú Anh bế cậu quý tử đi chúc Tết gia đình, họ hàng.
"> -
Tiêu chuẩn cho thành phố thông minhXây dựng đô thị thông minh cần đi vào thiết thực Tuy nhiên, vị này cũng cho rằng, đô thị thông minh không có nghĩa rằng phải tập trung vào công nghệ quá nhiều mà cần đi kèm với bền vững. Trải nghiệm và tương tác của người dùng đóng vai trò quan trọng để phát triển thành phố thông minh, bền vững và nhân đạo hơn.
Hiện nay, đã có một số khung tiêu chuẩn cho đô thị thông minh đang được nhiều nơi trên thế giới áp dụng. Theo khuyến nghị của vị chuyên gia, trong quá trình thực hiện, các thành phố Việt Nam nên tuân theo những tiêu chuẩn và khuôn khổ quốc tế về phát triển thành phố thông minh.
Lợi ích của việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn này là sẽ giúp cho quá trình ra quyết định và xây dựng chính sách hiệu quả hơn. Đồng thời, cũng cần phải tăng cường hoạt động đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan; tăng tính minh bạch, khả năng cạnh tranh cũng như cải thiện trải nghiệm của người dùng, tăng tính bền vững, chất lượng cuộc sống, cải thiện hoạt động dịch vụ ở đô thị thông minh.
Trước đó, lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng cho biết đang nghiên cứu lượng hóa các tiêu chí về đô thị thông minh ở các lĩnh vực quy hoạch đô thị, hạ tầng đô thị, kiến trúc đô thị, vận hành đô thị (gồm cấp nước, xử lý rác thải, giao thông, thông tin liên lạc, nhà ở, y tế, giáo dục…), tiện ích cho người dân, tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững.
Bộ Xây dựng đang khẩn trương xây dựng các tiêu chí cơ bản của đô thị thông minh áp dụng toàn đô thị, khu vực đô thị phù hợp với Việt Nam; xây dựng nền tảng pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn cho đô thị thông minh; xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông về đất đai, quy hoạch, giao thông, dân cư và các dữ liệu không gian đô thị khác...
D.V
Chuyên gia RMIT: Việt Nam nên đẩy nhanh đầu tư vào thành phố thông minh bền vững
Theo Tiến sĩ Erhan Atay đến từ Đại học RMIT, Việt Nam nên đẩy nhanh các khoản đầu tư vào thành phố thông minh bền vững để duy trì tốc độ tăng trưởng cao, và trên hết là mang lại cuộc sống chất lượng cao cho người dân.
"> -
Chuyện khó tin của 3 'cụ' sinh viên già nhất Việt NamCụ Hoàng Ân và ông Nguyễn Văn Thành trao đổi bài. Ảnh: Tiền Phong
"Học nhóm" ở tuổi... 80
Trong cái lạnh se sắt cuối đông, chúng tôi tìm đến căn nhà cấp 4 cũ kỹ trong một ngõ nhỏ của thôn Tân Phượng, xã Tân Mỹ, nơi có 3 cụ già đang miệt mài ngồi học. Thật khó tin khi đó là ba "cụ sinh viên" nổi tiếng nhất đất Bắc Giang và có lẽ cũng là cả nước vì tinh thần hiếu học. Cụ Hoàng Ân râu tóc bạc phơ như một tiên ông đạo cốt bảo, vì cụ bà phải qua nhà chăm sóc con gái mới sinh ở làng bên nên mấy lâu nay cụ ở nhà một mình. Cũng thành lệ, cứ mỗi lần cụ ở nhà, cụ Thành và ông Hưng, hai "bạn học đại học" lại kéo qua nhà cụ để cùng "học nhóm". Nhờ có hai ông bạn đồng môn vong niên này mà nhà cụ Ân lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười vui.
Xét về tuổi tác, "sinh viên" Hoàng Ân lớn nhất. Cụ sinh năm 1933, tính đến nay là tròn 81 tuổi. Trước đây, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên học đến lớp 6 thì cụ phải nghỉ học. Vì ham học, không chấp nhận số phận nên cụ tự học thêm đến lớp 8. Lúc đó, cụ bắt đầu được tuyển vào làm ở Công ty Ngoại thương Y Bắc. Năm 1970, vì thuộc diện "cán sự 2" nên cụ được lãnh đạo công ty cho đi học lớp dự bị Đại học Ngoại giao - Ngoại thương 1 năm rồi sau đó thi vào ngành Kế toán - Tài chính của trường Đại học Thương nghiệp. Sau 5 năm học đại học, khi trở về quê cụ được đề bạt làm Trưởng phòng Tài vụ của Công ty Ngoại thương Hà Bắc. Cho đến năm 1980 thi cụ Ân được nghỉ hưu theo chế độ.
Ngay sau khi nghỉ hưu, không như những người già khác thường lấy thú vui điền viên nghỉ ngơi làm trọng đế giữ gìn sức khỏe, cụ Hoàng Ân lao vào nghiên cứu và viết sử địa phương. Niềm đam mê từ thời trẻ của cụ đã được dành rất nhiều thời gian. Càng nghiên cứu cụ càng hăng. Càng phát hiện ra nhiều điều thú vị của lịch sử quê hương cụ càng mê mải, càng thấy như khỏe ra. Thế rồi cụ đi khắp chốn tìm tòi tư liệu, đứng ra tổ chức nhiều cuộc hội thảo lớn nhỏ, có những cuộc tầm “làng xã” nhưng cũng có nhũng cuộc quy mô “Trung ương”. Điển hình hội thảo về nguồn gốc, lai lịch và công trạng của 5 vị tướng họ Vương ở đền Cao (Chí Linh, Hải Dương).
Trở thành sinh viên khi... 74 tuổi
Hai sinh viên U80 chuẩn bị tới trường. Ảnh: Tiền Phong
Cũng vì niềm đam mê với lịch sử quê hương mà cuộc sống của cụ Ân rẽ sang ngả khác. Chả là vì đóng vai trò người chủ các cuộc hội thảo nên cụ phải viết rất nhiều tham luận và báo cáo. Thấy những bản tham luận của mình rất lộn xộn, lủng củng và dài dòng nên cụ đã quyết định phải đi học để có được những phương pháp luận khoa học.
Thế là cụ lại... đi học! Lần này, cụ chọn một ngành mới toanh: Luật Kinh tế. "Tôi chọn ngành Luật Kinh tế của Viện Đại học Mở để học vì đây là ngành học có cả luật lẫn kinh tế. Tôi học ngành này với mục đích có kiến thức và lý luận để cân nhắc, để mọi vấn đề sao cho khoa học. Và quả đúng như tôi mong muốn, sau thời gian học, tôi đã nắm vững hơn hệ thống lý luận và phương pháp luận khoa học. Càng học tôi càng cảm thấy mê đắm nghiên cứu sử. Càng nghiên cứu tôi càng tìm ra nhũng "chân trời mới" và "chân trời" ấy là động lực khiến một cụ già như lão vào nghiên cứu sử quên cả tuổi tác", cụ Ân nói.
Cụ Hoàng Ân cho biết, khi cụ bày tỏ ý định học thêm đại học, con cháu trong gia đình rất vui mừng ủng hộ. Và chính nhờ tấm gương hiếu học của cụ mà 14 người cháu của cụ đã noi gương ông mình, nỗ lực học lên thạc sỹ và đại học. Tính đến nay, cụ đã có 4 người cháu là thạc sỹ, 10 người là cử nhân. Ngoài ra, trong quá trình học, cụ cũng được rất nhiều nhà khoa học tìm về tận nơi động viên, khuyến khích.
Cuộc đời sinh viên của cụ cũng có nhiều điều thú vị! "Những ngày đầu làm sinh viên có nhiều chuyện hài hước lắm. Người ta thấy tôi tóc chải ngược, đầu bạc phơ... cứ tưởng mình là Giáo sư nên khoanh tay chào rất lễ phép. Nhiều người vừa gặp đã hồ hởi hỏi: "Thưa Giáo sư, Giáo sư về giảng dạy ở trường nào thế ạ?", "Giáo sư dạy môn gì ạ?". Người ta hỏi, tôi buồn cười lắm nhưng không dám cười. Có hôm có người hỏi: "Giáo sư đi tìm ai?". Tôi trả lời: "Tôi đi tìm chữ" thê'rồi cả người hói và người trả lời phá lên cười vì người ta biết tôi là sinh viên", cụ Ân hài hước kể.
"Mối tình" vong niên!
Thẻ học viên của cụ Hoàng Ân. Ảnh: Dòng Đời
Bạn học đại học của cụ Hoàng Ân là cụ Nguyễn Văn Thành (74 tuổi), nguyên là một Trưởng phòng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang. Cụ Thành bảo, mình nung nấu ý định học thêm từ rất lâu nhưng khi gặp cụ Ân thì mới đưa ra quyết định cuối cùng. Mục đích việc đi học của cụ Thành là muốn nắm chắc hệ thống văn bản pháp luật để có thể tư vấn cho người dân quê mình những công việc thường nhật một cách đúng luật.
Bạn học trẻ tóc mới "7 phần vôi, 3 phần tiêu muối" của cụ Ân là ông Ngô Thế Hưng (55 tuổi), vốn là cán bộ quân đội nghỉ hưu. Ông Hưng từng có 12 năm hoạt động trong lĩnh vực điều tra hình sự của quân đội. Việc theo học ngành Luật Kinh tế, ngoài mục đích nắm vững hệ thống luật kinh tế thì ông còn muốn có đủ kiến thức để mở một văn phòng luật sư riêng. Tuy nhiên, khác với cụ Ân, ngày ông Hưng bày tỏ ý định đi học của mình, vợ con và một số người thân của ông tỏ vẻ không đồng tình.
"Lúc làm hồ sơ đi học, vợ con tôi bảo: "Thôi ông nghỉ hưu rồi ở nhà mà nghỉ ngơi, học hành làm gì nữa cho mệt". Nhưng tôi nghĩ, việc học không bao giờ là muộn, mình học để nâng cao hiểu biết và để các con cháu mình sau này lấy đó mà phấn đấu. Thêm nữa, tôi muốn hành nghề luật sư cần phải có trình độ chuyên môn trên cơ sở kinh nghiệm sẵn có" - "ông sinh viên trẻ" Ngô Thế Hưng nói.
Từ những ngày đầu đi học cho đến nay, cả 3 ông đều gắn bó với nhau như những "người bạn" mặc dù khoảng cách tuổi tác giữa họ khá lớn. Thường thì các buổi học của họ diễn ra vào thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần. Cứ đến giờ đi học, cụ Thành hoặc ông Hưng sẽ đi xe từ nhà mình qua nhà cụ Ân cách đó 7km để đón cụ đi học. Trong suốt 4 năm ròng rã, bất kể trời mưa hay nắng, họ luôn đồng hành với nhau trên từng chặng đường. Trong quá trình học họ còn chia sẻ với nhau từng cuốn giáo trinh, từng kinh nghiệm quý và mang cơm đi ăn cùng nhau mỗi buổi trưa ở trường. Đặc biệt, cứ đến mùa thi, cả 3 "cụ sinh viên" lại tập trung ở nhà cụ Ân để học nhóm và ngủ chung cùng nhau trên một cái giường theo đúng nghĩa... sinh viên!
Nói về cái sự học của mình, cụ Hoàng Ân chia sẻ rằng Viện Đại học Mở và Bộ Giáo dục & Đào tạo từng nhiều lần mời cụ lên Hà Nội tham dự lễ khai giảng ở một số trường để nêu gương. Cụ cũng được Ban giám hiệu Viện Đại học Mở tặng toàn bộ giáo trình liên quan đến ngành học trong suốt 5 năm và được giảm 50% học phí, được lớp miễn toàn bộ quỹ lớp... Cụ Ân cho rằng nhờ việc học đại học đã giúp cho mình luôn cảm thấy khỏe mạnh và linh hoạt. Cho đên nay, dù đã ở ngưỡng "U90" song mỗi lần đọc sách báo hoặc nhìn lên bảng cụ Ân vẫn không hề đeo kính. Thậm chí, nhiều đêm cụ còn thức trắng để hoàn thành các bài nghiên cứu về lịch sử địa phương.
Điều đặc biệt, cả 3 "cụ sinh viên" dù dành rất nhiều thời gian cho việc học nhưng vẫn có đủ thời gian để chăm sóc gia đình và niềm đam mê nghiên cứu sử. Cả 3 đều có ý định sẽ dùng những kiến thức đã học được để dồn cho những dự án nghiên cứu lịch sử địa phương và tư vấn pháp luật cho người dân trước khi họ "gần đất xa trời".
(Theo Hà Tùng Long/ Gia Đình & Xã Hội)">