您现在的位置是:Giải trí >>正文
Tình tiết giúp cụ bà đòi được tranh quý 135 triệu USD
Giải trí13人已围观
简介Sau khi xâm chiếm nước Áo vào năm 1938,ìnhtiếtgiúpcụbàđòiđượctranhquýtriệbảng xếp hạng bóng đá anh Đ...
Sau khi xâm chiếm nước Áo vào năm 1938,ìnhtiếtgiúpcụbàđòiđượctranhquýtriệbảng xếp hạng bóng đá anh Đức Quốc Xã đã cướp tác phẩm khỏi gia đình bà Maria Altmann. Vì là người Do Thái, vợ chồng bà buộc phải chạy trốn sang Mỹ để tránh thảm họa diệt chủng. Sau Thế chiến II, bức tranh thuộc về chính phủ Áo.
Khi bắt đầu vụ kiện, bà Altmann không nghĩ rằng mình sẽ còn sống cho tới khi đòi lại được bức chân dung đó. Nhưng bà tâm sự cuộc chiến pháp lý không phải vì tiền bạc hay trả thù. Maria Altmann muốn công chúng biết sự thật về những gì đã xảy ra với bức tranh và gia đình của bà.
![buc tranh 1.jpg](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/12/15/buc-tranh-1-1020.jpg?width=768&s=xPbQrGnoRfKZeDGAyIFM9w)
Adele Bloch-Bauer là ai?
Chân dung Adele Bloch-Bauer Ilà tác phẩm chân dung quan trọng nhất của Gustav Klimt.
Vào thời điểm bước sang thế kỷ 20 ở Vienna (Áo), một người Do Thái giàu có là Ferdinand Bloch-Bauer thuê họa sĩ Klimt vẽ chân dung vợ mình - Adele. Lúc này, Klimt nổi lên nhờ vị trí dẫn đầu phong trào Ly khai Vienna.
Theo Daily Art, bản thân Adele Bloch-Bauer cũng là một nhân vật được đánh giá cao trong nền nghệ thuật Vienna. Thiếu phụ xinh đẹp, giàu sang và có địa vị xã hội thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ nghệ sĩ, hỗ trợ cho những người như Klimt.
Khi nhận đơn đặt hàng, Klimt bắt tay vào quá trình vẽ tốn nhiều công sức kéo dài 4 năm. Sau khi chiêm ngưỡng những bức tranh khảm vàng Byzantine ở Ravenna (Italy), Klimt hoàn toàn đắm chìm trong “Giai đoạn vàng” khi ông bắt đầu vẽChân dung Adele Bloch-Bauer I còn được gọi là Quý bà Vàng.
Sau hàng trăm bản phác thảo sử dụng một số trang phục được thiết kế đặc biệt, Klimt đã cho ra mắt phiên bản cuối cùng vào năm 1907. Giống hầu hết các bức chân dung của Klimt, Chân dung Adele Bloch-Bauer I thể hiện người mẫu khá chân thực. Khuôn mặt gợi cảm, bí ẩn, má ửng đỏ của Adele nổi bật giữa nền vàng lấp lánh.
Mối quan hệ họa sĩ và nàng thơ
Bức tranh đã được trưng bày trong căn hộ lộng lẫy của gia đình Bloch-Bauer ở Vienna.
Thích thú với bức tranh nổi bật, bừng sáng cả không gian, Ferdinand đề nghị Klimt vẽ bức chân dung thứ hai của Adele vào năm 1912. Lúc này, Klimt đã từ bỏ “Giai đoạn vàng” để chuyển sang sử dụng bảng màu rực rỡ. Tuy nhiên, thiên hướng vẽ các chi tiết trang trí chỉn chu của Klimt vẫn nguyên vẹn.
Ngoài hai bức chân dung, nhà Bloch-Bauer còn thêm một số bản vẽ phong cảnh của Klimt vào bộ sưu tập nghệ thuật Áo hiện đại của họ. Adele dành cả căn phòng để trưng bày các tác phẩm đó, thậm chí có một bức ảnh đóng khung của nghệ sĩ.
Có tin đồn mối quan hệ của Adele Bloch-Bauer với Gustav Klimt vượt quá phạm vi nghệ sĩ và nàng thơ. Một số nhà sử học còn suy đoán vẻ đẹp của Adele truyền cảm hứng cho những kiệt tác khác của Klimt - chẳng hạn như The KissvàJudith I.
![buc tranh 2.jpg](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/12/15/buc-tranh-2-1021.jpg?width=768&s=JkW-tMi3AG2JY_QVDGpraA)
Bức tranh lưu lạc 60 năm
Năm 1925, Adele đột ngột qua đời vì bệnh viêm màng não ở tuổi 42. Chồng cô - Ferdinand, đã trưng bày bức chân dung của vợ tại nhà cho đến khi Thế chiến II bắt đầu.
Khi Đức Quốc Xã xâm chiếm Áo vào năm 1938, Ferdinand trốn khỏi đất nước. Căn hộ của ông và bộ sưu tập nghệ thuật bị Đức Quốc xã tịch thu. Giống như nhiều người Do Thái phải rời bỏ quê hương, Ferdinand không bao giờ lấy lại được tài sản của mình.
Chiến tranh kết thúc, Chân dung của Adele Bloch-Bauer Ithuộc sở hữu của chính phủ Áo, trưng bày tại Belvedere Gallery ở Vienna trong 60 năm. Bảo vật được ca ngợi là “Mona Lisa của Áo”.
Những người còn sống của nhà Bloch-Bauer đã cố gắng nhưng không đòi lại được tài sản của gia đình. Năm 2000, Maria Altmann, cháu gái của Ferdinand khi đó sống ở Mỹ, tiếp tục yêu cầu trả lại các bức tranh, bao gồm Chân dung Adele Bloch-Bauer I, cho những người thừa kế hợp pháp.
Tình tiết quyết định chiến thắng
Vụ kiện đã thu hút được sự chú ý của quốc tế do giá trị nghệ thuật và mức độ quan trọng của tác phẩm. Nước Áo cố giữ bức tranh, vin vào ý nguyện trước khi mất của Adele. Cô viết: “Tôi yêu cầu chồng tôi sau khi anh ấy qua đời hãy để lại 2 bức chân dung và 4 bức phong cảnh của Gustav Klimt cho Phòng trưng bày Quốc gia Áo ở Vienna”.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó các tác phẩm không thuộc quyền sở hữu của Adele. Bởi vậy, di chúc của cô không có hiệu lực thi hành. Ngoài ra, Ferdinand, người chủ trên thực tế, đã quyết định để lại những bức tranh của Klimt cho các cháu của mình, bao gồm bà Altman.
Cuối cùng, phòng trưng bày Belvedere buộc phải giao bức tranh quý giá cho con cháu dòng họ Bloch-Bauer vào năm 2006.
![chan dung 2.jpg](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/12/15/chan-dung-2-1022.jpg?width=768&s=H3-XJcu1QN17KzvcfURjWQ)
Bức tranh lập mức giá kỷ lục
Năm 2006, bà Altmann bán bức tranh với giá 135 triệu USD - mức kỷ lục trong hội họa thời điểm đó. Không ai trong gia đình có đủ khả năng để giữ bảo vật lại vì chi phí bảo hiểm quá cao. Ngoài ra, bà Altmann phải chia sẻ bức tranh cùng với những người thừa kế khác.
Luật sư E. Randol Schoenberg khẳng định: “Động lực chính là nói lên sự thật về những gì đã xảy ra. Bạn biết đấy, thậm chí không ai nghĩ chúng tôi sẽ thắng”.
Dù nhận được khoản tiền lớn, bà Altmann không tiêu xài hoang phí. Bà dùng tiền chi trả cho việc chăm sóc tại nhà trước khi qua đời vào năm 2011. Bà đã rất hào hứng khi mua một chiếc máy rửa bát mới.
Hiện nay, tác phẩm được trưng bày tại Neue Galerie (New York, Mỹ) cùng với bộ sưu tập ấn tượng về nghệ thuật Đức và Áo cùng thời kỳ.
![Bức tranh trải qua 13 kiếp nạn](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/12/11/buc-tranh-trai-qua-13-kiep-nan-1047.jpg?width=260&s=GLeJh0Hz6grHxWkQB5EJcA)
Bức tranh trải qua 13 kiếp nạn
Tác phẩm 'Ghent Altarpiece' trải qua nhiều sóng gió khi từng bị lấy cắp, giả mạo, đốt cháy. Hiện bức tranh được trưng bày trong tủ chống đạn tại nhà thờ ở Bỉ.Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Rayong FC vs Lamphun Warrior, 19h00 ngày 17/2: Chủ nhà đáng tin
Giải tríHư Vân - 17/02/2025 04:35 Nhận định bóng đá g ...
【Giải trí】
阅读更多AI có đang cướp mất công việc của chúng ta
Giải tríLiệu AI có thể làm tất cả công việc của con người? Ảnh: Bernard Marr.
Liệu AI có thể làm tất cả công việc của con người? Đó là câu hỏi mà GS.TS công nghệ Fujimoto nhận được trong các buổi diễn thuyết của mình. Ứng dụng của AI xuất hiện trong đời sống của chúng ta ngày càng nhiều, nhưng những gì đa số biết về nó thì lại rất ít. Chính điều này đã thúc đẩy GS.TS Fujimoto Koji và TS Shibahara Kazutomo viết nên cuốn sách Năng lực thực sự của AI.
Ông Fujimoto là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo, đồng thời cũng là Giám đốc điều hành Công ty Tensor Consulting chuyên nghiên cứu về AI và tư vấn việc áp dụng AI cho các doanh nghiệp. Nhân dịp đến Việt Nam, GS Fujimoto đã có dịp trò chuyện cùng độc giả Việt Nam tại Đường sách Nguyễn Văn Bình vào chiều 5/11.
Nội dung của buổi nói chuyện xoanh quanh chủ đề AI có thể làm gì và không thể làm gì? Chúng ta cần chuẩn bị gì để không bị thay thế trong một tương lai khi mà những ứng dụng của AI ngày càng phổ biến.
GS.TS Công nghệ Fujimoto Koji tại đường sách Nguyễn Văn Bình, TP.HCM. Ảnh: Thanh Trần.
Trí tuệ là năng lực để con người sinh tồn
GS Fujimoto cho rằng trong tương lai, việc AI sẽ dần thay thế con người là một kết quả tất nhiên. Tuy nhiên, AI vẫn có những hạn chế và con người không thể hoàn toàn tin tưởng vào AI. Trong những công việc quan trọng, con người vẫn cần chú ý quản lý, giám sát và khắc phục những lỗi sai của AI.
“Có lẽ mọi người nghĩ AI là một kỹ thuật gì đó rất cao siêu. Nhưng tôi mong mọi người hiểu được rằng AI cao siêu ở chỗ nó có thể thực hiện được tốt công việc dù không hiểu được ý nghĩa trong việc đó. AI vẫn có những lỗi sai và thường khó phát hiện, đó là điều mà mọi người nên chú ý”, GS Fujimoto chia sẻ.
Trong sách Năng lực thực sự của AI, hai tác giả thống nhất rằng có ba yếu tố ở con người mà AI còn hạn chế, đó là “Động cơ: năng lực xác định nhiệm vụ cần giải quyết”, “Thiết lập mục tiêu: năng lực xác định điều gì là đúng” và “Tập trung tư duy: năng lực nắm bắt những điều cần cân nhắc”.
Sách Năng lực thực sự của AI được viết bởi GS Fujimoto và Tiến sĩ Shibahara. Ảnh: Thanh Trần.
Như vậy, để không bị AI giành mất công việc, GS Fujimoto cho rằng điều quan trọng là con người và AI phải bổ trợ cho nhau ở những chỗ còn khiếm khuyết. Điều đó có nghĩa là trong khi AI giúp con người thực hiện những công việc máy móc, con người sẽ có thêm nhiều thời gian hơn để phát huy khả năng sáng tạo.
GS Fujimoto nói: “AI không hề chiếm mất công việc của con người, nó chỉ thúc đẩy chúng ta chuyển từ công việc máy móc sang các công việc đòi hỏi trí tuệ cao hơn, sáng tạo hơn”.
Bên cạnh đó, nó cũng tạo ra nhiều công việc mới như quản lý dữ liệu, điều hành, giám sát và nâng cấp AI, hoặc ứng dụng AI vào việc kinh doanh để tạo thêm thu nhập.
Một khán giả đã đặt câu hỏi rằng nhiều ứng dụng AI hiện nay đã có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật như tranh vẽ, liệu AI có thể thay thế con người cả trong những công việc sáng tạo? Trả lời cho câu hỏi này, GS Fujimoto khẳng định: “Sự phát triển của AI rất quan trọng, đem lại nhiều tiện lợi cho công việc của chúng ta. Tuy nhiên tôi mong mọi người nhớ rằng, cho dù AI có thông minh đến đâu thì nó vẫn là sự bắt chước, là sự thông minh không có trí tuệ”.
GS Fujimoto cho rằng việc nghiên cứu phát triển AI là không có giới hạn, do đó trong tương lai AI chắc chắn sẽ đem lại nhiều bất ngờ nữa cho chúng ta. Vấn đề quan trọng là chúng ta ứng dụng nó như thế nào, sử dụng nó ra sao để phát triển tối đa năng lực trí tuệ của loài người. “Việc con người trở thành nô lệ cho một thứ không có trí tuệ là điều không thể, trừ khi chính con người muốn trở thành nô lệ”, ông nhấn mạnh.
Doanh nghiệp cần hiểu AI trước khi ứng dụng
Với kinh nghiệm điều hành một công ty chuyên nghiên cứu và tư vấn các dịch vụ của AI, ông Fujimoto cho biết hiện nay, nhiều công ty lớn với lượng dữ liệu khổng lồ tìm đến AI như một công cụ hỗ trợ quản lý hữu ích và tạo thêm lợi nhuận.
GS Fujimoto trong buổi trò chuyện tại Đường sách Nguyễn Văn Bình, TP. HCM ngày 5/11. Ảnh: Thanh Trần.
Đối với các công ty nhỏ, vẫn có những chương trình AI phù hợp. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc hiểu AI là gì, năng lực thực sự của nó ra sao để từ đó tìm ra cách ứng dụng phù hợp. Ông cho biết bản thân từng chứng kiến nhiều công ty thất bại trong quá trình ứng dụng.
Ví dụ, từng có công ty tìm đến ông để được tư vấn về ứng dụng AI cho doanh nghiệp, nhưng chỉ một tháng sau đã phải dừng lại vì phát hiện công ty không lưu dữ liệu một cách hiệu quả. Trong nhiều trường hợp khác, nhiều công ty chịu cảnh thua lỗ khi ứng dụng AI do nguồn dữ liệu ít cộng với chi phí vận hành chương trình AI khá cao dẫn đến việc không bù nổi chi phí.
Từ những ví dụ này có thể thấy, các doanh nghiệp cần tận dụng những lợi thế của AI để tạo lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên để ứng dụng AI cho hiệu quả thì cần có sự chuẩn bị từ trước, chẳng hạn việc lưu trữ dữ liệu của công ty.
GS Fujimoto đưa ra lời khuyên: “Cần có một cái nhìn từ từ về AI, bởi nếu doanh nghiệp đột ngột áp dụng AI trong khi không biết cần áp dụng AI như thế nào, cho lĩnh vực nào, thì chắc chắn sẽ thất bại”.
Ông cũng nhấn mạnh Việt Nam là một nước có dân số trẻ và năng động, vì vậy có nhiều cơ hội để học hỏi, thử nghiệm với các ứng dụng của AI. Cách sử dụng AI an toàn chính là hiểu về bản chất của nó và cách nó hoạt động, đồng thời phát triển những khả năng trí tuệ của con người - điều mà AI hiện chưa làm được.
“Đến một lúc nào đó, con người và AI có thể đạt đến sự tin tưởng lẫn nhau. AI có thể trở thành người bạn thân thiện của con người, tuy nhiên phải nhắc lại, ngay cả con người chúng ta còn không thể hoàn toàn tin tưởng được, vì vậy đừng tin tưởng 100% vào AI”, GS Fujimoto kết luận.
Theo Tiền PhongCovid-19 và cách hành xử của người nổi tiếng
Trong khi toàn xã hội đang nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 bằng nhiều biện pháp thì cách hành xử thiếu hiểu biết, vô tâm của một số người nổi tiếng khiến công chúng phẫn nộ.
" alt="Vợ cũ Tom Cruise ngực đầy quyến rũ, gợi cảm bất ngờ ở tuổi 41">Vợ cũ Tom Cruise ngực đầy quyến rũ, gợi cảm bất ngờ ở tuổi 41
-
Nhận định, soi kèo Rennes vs Lille, 02h45 ngày 17/2: Tiếp đà hồi sinh
-
Việt Nam xếp thứ 59 trong danh sách các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021, theo US News Một số nước trong khu vực Đông Nam Á cũng góp mặt trong bảng xếp hạng gồm: Singapore (xếp thứ 21), Thái Lan (xếp thứ 46), Indonesia (xếp thứ 54), Philippines (xếp thứ 55), Campuchia (xếp thứ 75), Myanmar (xếp thứ 76).
Kết quả xếp hạng giáo dục quốc gia của US News dựa trên khảo sát toàn cầu về ba thuộc tính cùng trọng số của mỗi quốc gia: Có hệ thống giáo dục công phát triển tốt; Mọi người có cân nhắc theo học đại học ở đó hay không; Quốc gia đó có cung cấp nền giáo dục chất lượng hàng đầu hay không.
Thúy Nga(Theo US News)
Tiến sĩ Việt dạy đại học ở Úc: 'Việt Nam có thể xuất khẩu giáo dục'
Dù đang là giảng viên tại Đại học Deakin (Úc), các nghiên cứu của GS.TS Trần Thị Lý phần nhiều vẫn hướng về Việt Nam.
" alt="Việt Nam thăng hạng trong danh sách các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021">Việt Nam thăng hạng trong danh sách các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021