Theo đó, các trung tâm sát hạch gồm trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ - tin học được thành lập theo Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng GD-ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học (không bao gồm trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ - tin học thuộc các trường cao đẳng), khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Thông tư 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT thì được tổ chức thi, cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.
Các Sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm xem xét, lựa chọn đơn vị có đủ năng lực, điều kiện; chủ trì việc thẩm định ngân hàng câu hỏi và phần mềm thi trắc nghiệm; chịu trách nhiệm trước Bộ GD-ĐT về việc giao nhiệm vụ tổ chức thi,cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cho đơn vị đó.
Trong khi chưa có ngân hàng câu hỏi và phần mềm quản lý thi quốc gia, các cơ sở có thể tự xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và phần mềm thi trắc nghiệm nhưng đảm bảo đúng quy định.
Đáng chú ý, Bộ GD-ĐT sẽ dừng việc cấp phôi chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C từ ngày15/12/2016.
Đối với các khóa đào tạo được tổ chức trước ngày 10/8/2016 cần nhanh chóng kết thúc chương trình đào tạo ,tổ chức thi, cấp chứng chỉ cho học viên, đảm bảo quyền lợi của người học.
Bộ GD-ĐT cũng đề nghị giám đốc các Sở GD-ĐT, thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi, cấp chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C và chứng chỉ ứng dụng CNTT; có biện pháp quản lý chặt chẽ, xử lý theo quy định các phôi chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C còn tồn đọng hoặc chưa sử dụng hết.
Thanh Hùng
" alt=""/>Dừng cấp phôi chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C từ ngày 15/12Đoạn clip sau ít giờ chia sẻ trên các diễn đàn dành cho học sinh, sinh viên đã nhận được hàng trăm nghìn lượt xem, bình luận và chia sẻ.
Nhiều bạn trẻ dành tặng những lời có cánh cho các cô nàng trong đoạn clip bởi vẻ dễ thương nhưng cũng rất năng động khi theo đuổi bộ môn võ Taekwondo đầy mạnh mẽ.
![]() |
Vẻ xinh xắn, đáng yêu của nữ sinh câu lạc bộ Taekwondo trường kinh tế |
Một số bạn trẻ hóm hỉnh bày tỏ mơ ước được đăng ký tham gia ngay câu lạc bộ này. Số khác cho hay "tự dưng quan tâm hơn đến giáo dục thể chất".
Thành viên Hồ Trung Tín bình luận: "Xinh thế này mà đi học võ thì cũng chẳng ai nỡ đánh đâu".
Một thành viên khác viết: "Nhìn các bạn nữ dễ thương năng động như thế này, tự dưng có động lực đi học võ. Mình lười nhác quá rồi".
![]() |
Chia sẻ với VietNamNet, em Hồ Thiên Nga,Trưởng ban Truyền thông - Kĩ thuật của CLB Taekwondo cho biết em là người đã thực hiện cuộc phỏng vấn và cũng là người ghi lại, đăng tải đoạn clip này. Thiên Nga, hiện là sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Quan hệ công chúng thuộc Khoa Marketing của Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Em cho biết bản thân tham gia câu lạc bộ này từ những ngày đầu thành lập vào năm 2016.
![]() |
Câu lạc bộ được thành lập và dẵn dắt bởi thầy Nguyễn Kiêm Sao, giảng viên bộ môn Thể dục của trường, với mong muốn rèn luyện, phát triển thể chất và kỹ năng bảo vệ bản thân cho các sinh viên.
"Thầy Sao cùng 2 anh huấn luyện viên hướng dẫn và hỗ trợ các thành viên tập luyện. Câu lạc bộ không chỉ giới hạn các sinh viên của trường mà còn có sự tham gia của các trường lân cận như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Xây dựng".
![]() |
Vẻ xinh xắn, đáng yêu của nữ sinh câu lạc bộ Taekwondo trường kinh tế |
Em cho biết đoạn clip được ghi lại trong buổi tổ chức giải đấu giao hữu các thành viên trong câu lạc bộ với nhau. "Các bạn nữ trong clip đều là sinh viên của Trường ĐH Kinh tế quốc dân nhưng câu lạc bộ cũng có các thành viên nữ đến từ các trường bạn", Nga nói.
Thành lập đến nay được 4 năm, Nga cho hay, hiện câu lạc bộ có khoảng 250 thành viên hoạt động thường xuyên, tích cực.
"Câu lạc bộ hoạt động mỗi tuần ít nhất 4 buổi. Nhưng không phải tất cả 250 người sẽ tập cùng một lịch mà chia làm các ca để học. Mỗi buổi thường khoảng 50 bạn tập".
Điều khá thú vị là trong số 250 thành viên của câu lạc bộ, số bạn nữ nhiều hơn bạn nam, thậm chí chiếm đến 2/3. Theo Nga, có thể là do đặc thù khối trường kinh tế thì giới nữ nhiều hơn.
"Trong số này, chủ yếu là sinh viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Số các bạn nữ đến từ 2 trường lân cận là ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Xây dựng chiếm 1/3 trong tổng số thành viên nữ của câu lạc bộ".
Hồ Thiên Nga, sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Quan hệ công chúng thuộc Khoa Marketing của Trường ĐH Kinh tế quốc dân, hiện là thành viên của câu lạc bộ Taekwondo.
|
Nga chia sẻ em quyết định tham gia câu lạc bộ Taekwondo để ngoài rèn luyện thể chất, sức khỏe thì còn giúp bản thân có được một tinh thần mạnh mẽ. "Mục tiêu chính là rèn luyện thể chất và có được cảm giác an toàn hơn. Chứ không phải là học võ xong để đi đánh bạn bè đâu. Học võ nhưng bọn em vẫn là con gái dịu dàng", cô bạn hóm hỉnh chia sẻ."Giờ ra đường lỡ có gặp kẻ xấu tấn công, em nghĩ là mình có thể phòng thủ được".
![]() |
Cô bạn cho hay, có nhiều động tác cần sự dẻo dai nên nhiều hôm khi tập cũng như khi về nhà rất đau nhưng đổi lại khi học thì rất vui nên những khó khăn đó không phải là trở ngại. Sau những giờ học căng thẳng, các bạn như thoải mái hơn với những giờ vận động thế này.
Các thành viên câu lạc bộ Taekwondo của Trường ĐH Kinh tế quốc dân không chỉ học võ mà còn chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ nhau nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. |
"Câu lạc bộ chúng em không chỉ đến để học võ mà ngoài đó, mọi người cũng rất chia sẻ và thân thiết với nhau. Vì vậy, ngoài học, đó còn là một môi trường để giao lưu, chia sẻ và kết bạn với nhau. Em quen được thêm rất nhiều bạn ở câu lạc bộ và cho đến bây giờ vẫn thường xuyên giúp đỡ nhau ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống".
Nga cho hay, để phát triển hơn, câu lạc bộ Taekwondo cũng thường tổ chức các giải đấu để tạo phong trào, động lực cho các thành viên và luôn rộng cửa đón chào thêm những thành viên mới.
Thanh Hùng
- Vác búa tạ và thực hiện đập nhiều lần để đo sóng địa chấn trong quá trình học là việc mà các nữ sinh ngành Địa vật lý, khoa Dầu khí, Trường ĐH Mỏ-Địa chất phải trải nghiệm và vượt qua.
" alt=""/>Vẻ xinh xắn, đáng yêu của nữ sinh câu lạc bộ Taekwondo trường kinh tế 'đốn tim' dân mạngNgày 30/10, nguồn tin của VietNamNet cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải vừa ký công văn chỉ đạo về việc xử lý nợ chính sách đối với giáo viên ở các huyện, thành phố.
Nợ giáo viên 130 tỷ đồng
Cụ thể, công văn nêu rõ từ năm 2011 đến thàng 8/2016, các huyện và thành phố nêu trên đã nợ lương và các chế độ khác của giáo viên với số tiền lên đến 139,2 tỷ đồng. Trong đó, nhiều nhất là huyện Trần Văn Thời (44,6 tỷ đồng), U Minh (36,1 tỷ đồng), Cái Nước (18,7 tỷ đồng), Thới Bình (16,5 tỷ đồng), TP Cà Mau (13 tỷ đồng)…
![]() |
Phòng giáo dục huyện U Minh, một trong những nơi nợ tiền giáo viên |
Nguyên nhân dẫn đến nợ nần là do công tác quản lý, điều hành ngân sách của UBND cấp huyện để xảy ra nhiều hạn chế như không báo cáo số lượng học sinh thực tế; Không rà soát, báo cáo tình hình nợ lương và chế độ chính sách đối với giáo viên cho cơ quan thẩm quyền; Không thực hiện nâng lương, quyết định hưởng thâm niên cho giáo viên theo quy định; Sử dụng nguồn kinh phí sai mục đích; Buông lỏng công tác quản lý, điều hành nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục và chi mua sắm và sửa chữa trường lớp tương đối lớn dẫn đến mất cân đối nguồn sự nghiệp giáo dục…
Ngoài ra, ngành chức năng tỉnh Cà Mau cũng xác định, số lượng học sinh thực tế cao hơn số lượng theo dự toán giao, các địa phương tập trung nguồn lực để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, hệ số lương bình quân của giáo viên cao, thừa thiếu cục bộ… là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ nần của ngành giáo dục tỉnh Cà Mau.
Từ đó, cho thấy UBND các huyện, thành phố chưa quan tâm, ưu tiên chi trả các chế độ chính sách cho giáo viên và việc quản lý, điều hành ngân sách nguồn sự nghiệp giáo dục thiếu trách nhiệm, không chặt chẽ, nhiều sai sót dẫn đến nợ đọng kéo dài qua nhiều năm…
“Dù đã tạm ứng ngân sách năm 2017 hơn 53 tỷ đồng để xử lý vấn đề nợ lương và chế độ đối với giáo viên nhưng đến nay huyện U Minh vẫn còn nợ 14,5 tỷ đồng, huyện Thới Bình còn nợ 4,2 tỷ đồng…
Việc nợ lương và nợ chế độ trong thời gian dài đã gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, đến quyền lợi, cũng như tâm tư tình cảm của đội ngũ giáo viên” - báo cáo nhận định.
“Trả nợ” trước ngày 20/11
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo 7 nội dung cần thực hiện sớm và phải có báo gửi UBND tỉnh theo thời gian quy định cụ thể.
Trong đó có việc thực hiện kiểm điểm trách nhiệm đối với chủ tịch UBND và Trưởng Phòng GD-ĐT các huyện, thành phố. Rà soát, đánh giá mức độ sai phạm, xác định trách nhiệm các cá nhân có liên quan vào từng thời điểm xảy ra sai phạm, tham mưu đề xuất UBND tỉnh hình thức xử lý trách nhiệm cụ thể, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/11.
Khẩn trương báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch về việc sắp xếp viên chức sự nghiệp y tế, giáo dục từ nơi thừa sang nơi thiếu, đề xuất phương án hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế trình UBND tỉnh xem xét, quyết định trước ngày 31/10.
Đối với vấn đề nợ lương và chế độ của giáo viên, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố khẩn trương chi trả các khoản nợ còn lại. Trường hợp không cân đối được ngân sách, phải có báo cáo về Sở Tài chính tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét cho tạm ứng trước ngân sách năm 2017, đảm bảo thanh toán dứt điểm các khoản nợ đối với giáo viên trước ngày 20/11.
Xuân Trang – H.Thanh
" alt=""/>Ngày 20/11: Ngành giáo dục Cà Mau nợ giáo viên hơn 130 tỷ đồng