Những trải nghiệm đầu tiên iPad giá rẻ Apple vừa ra mắt
Apple vừa ra mắt một mẫu iPad rẻ nhất từ trước tới nay của Táo khuyết. Video dưới đây là những trải nghiệm đầu tiên về mẫu máy tính bảng giá rẻ này.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
Nhận định, soi kèo Al Shorta vs Al Ain, 23h00 ngày 17/2: Chiến thắng danh dự
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu một thực tế là ngày càng có nhiều biểu hiện thiếu chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt, những biểu hiện quá dễ dãi trong phát triển, làm mới tiếng Việt.
Ý kiến của ông được đưa ra tại hội thảo "giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng" diễn ra gày 5/11.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt có trách nhiệm của nhà giáo, nhà báo, nhà văn. “Bác Hồ đã có lời dặn rất sâu sắc về cách nói, cách viết sao cho ngắn gọn, trong sáng, giản dị, dễ hiểu. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói rất rõ ràng, trong sáng là trong trẻo, không có tạp chất, trung thành, sáng tỏ được ý muốn viết, muốn nói. Và tôi nghĩ rằng các nhà báo thì càng phải thấm thía, và phải rèn kỹ năng để thực hiện những yêu cầu này. Vì mỗi một phát ngôn, mỗi một câu văn của nhà báo có tính định hướng và lan tỏa rất sâu rộng trong xã hội, và lan tỏa rất nhanh trên môi trường mạng”.
Giáo sư ngôn ngữ học: Liệu có “tình tặc”?
Với bản tham luận “Những vấn đề về Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông hiện nay”, GS.TS Nguyễn Văn Khang (Viện Ngôn ngữ học) đã có những nhìn nhận “tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông hiện đang có một “sự “xung đột” giữa những biến thể ổn định”.
“Ví dụ, về từ ngữ, chẳng hạn đã có Ý lại có Italia; đã có Mạc-tư-khoa lại có Mát-xcơ-va, Moscow; ông bố là Kim Nhật Thành, nhưng con trai lại là Kim Châng In/ Kim Jong Il/ Kim Jong-il mà không gọi Kim Chính Nhật. Đối với từ ngữ mượn, đã có Thế vận hội lại có ôlimpic, đã có dưỡng khí lại có ôxy. Về câu, chẳng hạn đã có cách nói “từ đâu đến” nay lại ưa dùng “đến từ đâu”; đã có “do ai/ nơi nào làm/ hành động” nay lại có “làm/ hành động bởi (ai/ nơi nào)… - một cách nói ở thể bị động đang xuất hiện mạnh mẽ trên báo chí gần đây” – ông phát biểu.
GS.TS Nguyễn Văn Khang đưa ra một nghi hoặc: “Phải chăng, với cách nhìn “truyền thông chính là ngôn ngữ” nên những người làm truyền thông luôn tìm tòi, sử dụng ngôn từ, sáng tạo ngôn từ bởi họ không thích sự lặp lại cách dùng ngôn từ “mòn như những đồng xu”?”.
Bên cạnh đó, ông cũng nêu một thực tế: “Những người làm truyền thông luôn phải đứng trước một sự lựa chọn không hề đơn giản: Chọn ngôn từ cũ, cách viết cũ, mô hình giao tiếp quen thuộc tuy an toàn nhưng có thể gây cảm giác sáo mòn, bảo thủ hay sáng tạo ngôn từ mới thì dễ bị coi là dùng sai, thậm chí bị quy chụp, “ném đá” là “làm hỏng tiếng Việt””.
Ông đưa ví dụ về cách dùng cụm từ “làm sạch biển” trong chương trình Chuyển động 24h của VTV1 đã dẫn đến những tranh luận, thậm chí cả những nhạy cảm về thời điểm xuất hiện cách nói này: Chọn cách nào trong hai cách nói “làm sạch biển” và “làm cho biển sạch” khi mà “làm sạch biển” ngoài đồng nghĩa với “làm cho biển sạch” còn có một nghĩa khác là “làm cho biển không còn gì cả”.
Nói đến sự sáng tạo của ngôn từ trên truyền thông, GS.TS Nguyễn Văn Khang cho rằng cần nhắc đến một mô hình tạo từ điển hình là “X tặc”. ““Tặc” là yếu tố Hán Việt có nghĩa là “kẻ cắp, kẻ trộm” vốn chỉ xuất hiện trong từ mượn “hải tặc”, nay dùng để tạo ra hàng loạt từ mới: cát tặc, game tặc, cẩu tặc, sưa tặc, gỗ tặc, đinh tặc… Theo dự đoán của tôi, rất có thể sắp tới sẽ có “tình tặc”” – ông hài hước bình luận.
Đại sứ Palestine: ‘Nhà báo phải có kiến thức nền’
Bên cạnh những bản báo cáo giàu tính khoa học của các chuyên gia là phần chia sẻ thú vị và nhận được nhiều đồng cảm cũng như cổ vũ của các đại biểu của đại sứ Palestine tại Việt Nam – ông Saadi Salama.
Ông Salama là một người “con rể” của Việt Nam và đặc biệt nói tiếng Việt rất tốt (ông từng học khoa Tiếng Việt của ĐH Tổng hợp Hà Nội từ năm 1980).
Đại sứ Palestine Vị đại sứ 14 lần ăn Tết ở Việt Nam cho rằng: “Người học giỏi không phải biết nhiều mà phải biết rõ cái gì mình cần diễn đạt, phải hiểu rõ cái mình muốn nói, muốn viết. Học tiếng Việt phải hiểu cả nghĩa từ vựng, là nghĩa ghi trong từ điển, và cả nghĩa biểu cảm, sắc thái”.
Có cơ hội được chia sẻ tại hội thảo, ông mạnh dạn nêu vấn đề mà báo chí Việt Nam nên lưu ý.
“Tôi thấy nhiều tin bài quốc tế của một số nhà báo Việt Nam không phản ánh đúng sự kiện xảy ra trên thế giới, là vì người ta đọc rồi dịch, làm tin rất nhanh. Có thể là do tòa soạn gây rất nhiều áp lực. Nhưng các nhà báo nên hiểu vấn đề, phải xây dựng kiến thức nền cho vấn đề đó”.
“Việt Nam dựa vào luật pháp quốc tế để có một lập trường rõ ràng về cuộc đấu tranh chính nghĩa của đất nước Palestine chúng tôi, nhưng nhiều tờ báo Việt Nam khi đưa tin không chú ý tới điều đó. Vì các bài viết của báo chí phương Tây đều nói sự thật nhưng nói sự thật theo cách của người ta. Tôi nghĩ đây là một vấn đề rất quan trọng cần phải chú ý khi chúng ta làm báo”.
Đề xuất ban hành Luật ngôn ngữ
Với bản tham luận “Thử tìm nguyên nhân và giải pháp”, nhà báo Phan Quang cho rằng bên cạnh mặt tích cực, báo chí, truyền thông nước ta lại “có công đi đầu” trong việc tiếp nhận hỗn tạp, xô bồ tiếng nước ngoài, làm giảm sút sự trong sáng của tiếng Việt, dẫn tới nguy cơ biến dạng ngôn ngữ quốc gia.
Nhà báo Phan Quang Ông cũng khẳng định vấn nạn này không phải chỉ có riêng ở ta.
“Về nguyên nhân, trước hết tại không ít những người làm báo chúng tôi thiếu hiểu biết và chưa thấy hết trách nhiệm của mình. Lối dùng tiếng Việt xô bồ, lai tạp phổ cập trong một bộ phận xã hội, trước hết trong lớp trẻ, hầu như đều xuất phát từ báo chí truyền thông, nhất là truyền thông xã hội, mà ra, từ thế giới ảo sang cuộc sống thực…”
Đồng tình với đề xuất của GS.TS Nguyễn Văn Khang, ông cho rằng cần ban hành Luật ngôn ngữ. “Chúng ta có không ít văn bản pháp quy liên quan đến báo chí, truyền thông, ngôn ngữ, nhưng Luật chuyên ngành ngôn ngữ thì chưa có. Trong khi thế giới đã có hơn 1.000 bộ luật ngôn ngữ” – ông đưa dữ liệu.
“Tôi nghe nói việc ban hành Luật ngôn ngữ nước ta được đặt ra từ lâu nhưng chưa thực hiện, chủ yếu do chúng ta quá bận trước nhiều công việc khẩn thiết”. Nguyên nhân này khiến nhà báo Phan Quang nhớ lại câu chuyện cách đây 50 năm vào mùa hè năm 1966, khi chiến tranh leo thang ác liệt. Hà Nội gấp rút sơ tán người già, trẻ em, các cơ quan không thật cần thiết có mặt ở nội thành, nơi nơi hối hả đào hầm trú ẩn. Đất nước đối mặt với bao khẩn thiết tột cùng.
Anh em báo Nhân Dân bám trụ thủ đô, làm việc ngay trong căn hầm nằm dưới gốc đa, và hội nghị “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” theo ý kiến chỉ đạo của Bác Hồ diễn ra bên gốc đa cổ thụ ấy. “Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tới dự và phát biểu. Bài nói của Thủ tướng ngắn gọn, được viết ra sau khi đã đọc toàn văn các báo cáo và tham luận, cũng như đã xem tất cả 120 bản tóm tắt gửi đến hội nghị.
Sáng hôm sau, các hãng thông tấn Pháp, Anh, Mỹ đồng loạt đưa tin: “Trong khi tại Nhà Trắng, Bộ Tham mưu của Tổng thống Mỹ cấp tập hoàn chỉnh kế hoạch tập kích thủ đô Bắc Việt, thì tại Hà Nội, Thủ tướng Việt Nam luận bàn về ngôn ngữ”.
Nguyễn Thảo
" alt="Tiếng Việt đang bị dùng dễ dãi, thiếu chuẩn mực" />Tiếng Việt đang bị dùng dễ dãi, thiếu chuẩn mực- Có 3 lãnh đạo công an tỉnh Nghệ An, Quảng Ninh và Hà Nam được công nhận đạt chuẩn chức danh phó giáo sư trong năm 2016.
Cả ba người đều đăng ký và được công nhận ở chuyên ngành Khoa học an ninh.
Đó là đại tá Nguyễn Hữu Cầu, sinh năm 1962, Giám đốc Công an Nghệ An; đại tá Phạm Công Nguyên, sinh năm 1975, Phó giám đốc Công an tỉnh Hà Nam; và đại tá Trịnh Ngọc Quyên, sinh năm 1969, Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh.
Năm nay, ngành Khoa học An ninh được công nhận 4 người đạt tiêu chuẩn giáo sư, 22 người đạt phó giáo sư. Đây là những cán bộ, giảng viên công tác tại các học viện, trường đại học ngành công an.
- Ngân Anh
- Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, Nhật Bản, Australia, Hoa Kỳ, Trung Quốc là những quốc gia có nhiều du học sinh Việt Nam nhất.
Báo cáo một số vấn đề giáo dục mà Chính phủ trình lên Quốc hội ngày 18/10 nêu con số: Hiện có 130.000 công dân Việt Nam đang học tập ở nước ngoài.
Số lượng du học sinh Việt Nam ở các nước. Trong số này, số du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản là đông nhất, lên tới 38.000, chiếm 29,2%.
Số du học sinh Việt Nam tại Australia đông thứ hai, với khoảng 31.000 sinh viên, chiếm 23,8%.
Số lượng du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ đứng thứ 3, với khoảng 28.000, chiếm 21,5%.
Số lượng du học sinh tại Trung quốc là 13.000, chiếm 10%. Số lượng du học sinh tại Anh là 11.000 chiếm 8,4%.
Theo báo cáo của Chính phủ, trong tổng số lưu học sinh Việt Nam nói trên, Bộ GD-ĐT đang quản lý, cấp phát học bổng cho 5.519 lưu học sinh đi học có sử dụng ngân sách nhà nước tại 44 nước trên thế giới.
Trong số này có 2.501 tiến sĩ, 580 thạc sĩ, 63 thực tập sinh và 2.375 sinh viên đại học.
Số lưu học sinh này đi học theo các nguồn kinh phí: Đề án 911, Đề án 599, Đề án Công nghệ sinh học và Thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề án Hóa dược của Bộ Công Thương và học bổng diện Hiệp định với 20 nước.
Bộ GD-ĐT cho biết, số lượng học bổng các nước dành cho Việt Nam ngày càng tăng. Chẳng hạn Hungary từ 5 suất/năm lên 100 suất/năm từ năm 2016. Liên bang Nga từ 400 suất/năm lên 800 suất/năm vào năm 2016 và tiến tới 1.000 suất năm vào năm 2018.
Trong nửa cuối năm 2016 dự kiến có khoảng 1.300-1400 lưu học sinh sẽ lên đường đi học theo các diện học bổng trên.
..." alt="Du học Nhật Bản, du học Mỹ: Du học sinh Việt Nam đông nhất ở Nhật" />Du học Nhật Bản, du học Mỹ: Du học sinh Việt Nam đông nhất ở Nhật Nhận định, soi kèo Persepoli vs Al Nassr, 23h00 ngày 17/2: Dưỡng sức
- Nhận định, soi kèo Arema vs PSS Sleman, 15h30 ngày 17/2: Cửa trên ‘ghi điểm’
- Clip bé gái leo ngựa gần 10 triệu lượt xem
- Trường tiểu học công khai dạy thêm khiến phụ huynh bức xúc
- Thanh Lam Hồng Nhung tuổi 50 vẫn yêu nồng nhiệt
- Nhận định, soi kèo Bình Dương vs Hà Tĩnh, 18h00 ngày 16/2: Tiếp tục bất bại
- iOS 15.6.1 có gì mới
- Lần đầu tiên bố mẹ có trợ lý giúp con đọc sách
- Erik, Là mây trên bầu trời của ai đó,
推荐文章-
Nhận định, soi kèo Kawasaki Frontale vs Central Coast Mariners, 17h00 ngày 18/2: Chủ nhà thăng hoa
Hồng Quân - 17/02/2025 20:40 Nhận định bóng đ ...[详细]
-
Giáo viên tiếp khách: Lời ra Facebook và cơ hội của Bộ trưởng Giáo dục
- Trao đổi với VietNamNet về câu chuyện "giáo viên tiếp khách", bà Nguyễn Vân Anh cho rằng đừng nhìn chuyện này như một điều không thể bước qua được mà phải xấu hổ, che giấu đi hay làm cho dư luận lắng xuống rồi mọi chuyện lại được ém nhẹm.
" alt="Giáo viên tiếp khách: Lời ra Facebook và cơ hội của Bộ trưởng Giáo dục" /> ...[详细] -
Gặp Phó giáo sư trẻ nhất năm 2016
Trần Xuân Bách (sinh năm 1984, giảng viên Viện Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường ĐH Y Hà Nội) trở thành người trẻ nhất được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư năm nay.
Anh đã có hàng chục giải thưởng khoa học và hơn 60 bài báo trên các tạp chí Y học quốc tế uy tín trong hệ thống phân loại ISI.
Trần Xuân Bách - tân Phó giáo sư trẻ tuổi nhất Việt Nam năm 2016
Cảm nhận đầu tiên khi gặp mặt là vị phó giáo sư này hoàn toàn khác xa so với tưởng tượng của tôi. Với vẻ ngoài điển trai, Trần Xuân Bách giống như một tài tử điện ảnh hơn là một người làm về nghiên cứu khoa học.
“Đường đi” của Bách dường như khá bằng phẳng: Anh vốn là học sinh chuyên Toán – Tin (Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội), tốt nghiệp thủ khoa đầu ra Trường ĐH Y tế công cộng, và rồi trở thành một trong những giảng viên trẻ của Trường ĐH Y Hà Nội.
Năm 27 tuổi, Bách tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế Y tế và Chính sách Y tế loại xuất sắc với số điểm tuyệt đối 4.0/4.0 tại ĐH Alberta (Canada).
Luận án tiến sĩ mà anh theo đuổi là về chi phí - hiệu quả của kết hợp điều trị kháng virus và điều trị duy trì methadone cho các bệnh nhân HIV/AIDS nghiện chất dạng thuốc phiện.
Từ đó đến nay, Bách dành nhiều tâm huyết cho hướng nghiên cứu về đánh giá kinh tế, phân tích dự báo xác định các can thiệp y tế có tính chi phí – hiệu quả cao… Bên cạnh đó, Bách tiến hành nghiên cứu và can thiệp nhằm xác định và giải quyết những vấn đề y tế công cộng nổi cộm, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.
Các nghiên cứu của Bách tiến hành tập trung vào những vấn đề bức xúc của xã hội trong từng giai đoạn như HIV/AIDS, nghiện chất (ma túy, rượu, hút thuốc lá), vệ sinh an toàn thực phẩm, béo phì và phòng chống bệnh mạn tính,…
Một trong những nghiên cứu tiêu biểu nhất của anh là các phân tích chi phí – hiệu quả của các chiến lược can thiệp phòng - chống HIV/AIDS và Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 - 2015.
Trần Xuân Bách trong một lần thăm các hộ gia đình vùng núi ở Yên Bái trong chương trình can thiêp nâng cao sức khỏe sinh sản ở miền núi
Lý giải cho sự lựa chọn hướng nghiên cứu của mình, Bách cho biết dù việc mở rộng các chương trình phòng - chống HIV/AIDS đã góp phần khống chế sự lây lan của dịch HIV, giảm thiểu các tổn thất về sức khỏe quần thể và gánh nặng với hệ thống y tế cũng như các tác động kinh tế xã hội khác, tuy nhiên, hơn 80% nguồn lực tài chính cho phòng - chống HIV/AIDS trong giai đoạn trước lại đến từ các nguồn viện trợ quốc tế.
“Trong bối cảnh nguồn kinh phí này đang giảm nhanh chóng, thách thức đặt ra với hệ thống Y tế là cần phải kịp thời xác định các giải pháp để duy trì và đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của các chương trình can thiệp. Các nghiên cứu trong giai đoạn 2010 - 2015 của tôi tập trung xác định ba nhóm giải pháp chính nhằm giảm chi phí, tăng cường hiệu suất của hệ thống y tế và đặc biệt huy động nguồn lực đầu vào” - Bách bày tỏ.
Được nhiều sinh viên yêu thích
Trong 10 năm qua, công tác tại Trường ĐH Y Hà Nội, Bách luôn xác định kết hợp nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyên sâu nhằm cung cấp cho người học những hiểu biết và kỹ năng cần thiết, chủ động khai thác những giá trị khoa học quốc tế, vận dụng thích hợp và hài hoà với thực tế của Việt Nam.
“Qua từng bài giảng, điều tôi nung nấu là có thể khơi gợi lòng tự hào, nuôi dưỡng tình yêu với nghề, giúp các bạn trẻ xác định lý tưởng sống, phấn đấu và say mê trong học tập” – Bách chia sẻ điều anh mong mỏi.
Vui vẻ, trẻ trung, nếu không giới thiệu hẳn ít người lại nghĩ rằng đây là một phó giáo sư
Bên cạnh việc giảng dạy trên lớp, anh rất thường xuyên duy trì các nhóm thảo luận chuyên môn trên website, Facebook và luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của các bạn sinh viên… Cũng vì vậy mà nhiều người không bất ngờ khi anh từng nhận được thư khen của Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội dành cho “Giảng viên được nhiều sinh viên bình chọn” năm học 2014 - 2015.
Với định hướng phát triển các nhóm nghiên cứu chuyên sâu, Bách đã tích cực tuyển chọn, đào tạo và thúc đẩy nhiều sinh viên tham gia học tập liên tục trong các nhóm nghiên cứu của mình. Đến nay, đã có hơn 50 nghiên cứu viên trẻ được đào tạo trong các chương trình nâng cao của anh.
Bách cũng đã đề xuất và chủ trì thực hiện Chương trình hỗ trợ nghiên cứu và xuất bản quốc tế, tạo ra môi trường học tập, nghiên cứu khoa học chất lượng cao, hướng đến xuất bản trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
Anh cũng là người khởi xướng mô hình kết nối các nhà khoa học quốc tế hỗ trợ các nghiên cứu viên trẻ ở những nước đang phát triển đã được ghi nhận và đánh giá cao trong các diễn đàn học thuật.
Ngoài ra, anh còn tham gia giảng dạy và hướng dẫn học viên sau đại học tại nhiều cơ sở nước ngoài như ĐH Johns Hopkins (Hoa Kỳ), ĐH Alberta (Canada), ĐH Kỹ thuật Queenslands (Úc), ĐH Quốc gia Singapore,...
Đến nay, anh đã hướng dẫn nhiều học viên cao học và nghiên cứu sinh bảo vệ luận án thành công tại Trường ĐH Y Hà Nội, ĐH Texas tại Houston (Hoa Kỳ) và ĐH Kỹ thuật Queensland (Úc).
Năm 2014, Bách vinh dự được Viện Hàn lâm Y học New York mời tham gia giảng dạy cho các nhà khoa học trẻ về lãnh đạo nghiên cứu, và chủ trì phiên họp về Lãnh đạo Y tế công cộng tương lai tại Hội nghị thượng đỉnh Y tế thế giới tại Berlin.
Chia sẻ về dự định trong thời gian tới, Bách cho biết sẽ tiếp tục mở rộng những định hướng nghiên cứu và đào tạo, tập trung vào các mô hình đào tạo chuyên sâu, kết hợp nghiên cứu và xuất bản quốc tế với quá trình xây dựng chính sách tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế. Qua đó, hy vọng tham gia góp phần xây dựng Trường ĐH Y Hà Nội thành một mô hình đại học nghiên cứu mẫu mực tại Việt Nam và trên thế giới.
..." alt="Gặp Phó giáo sư trẻ nhất năm 2016" /> ...[详细] Nhận định, soi kèo HAGL vs Bình Định, 17h00 ngày 16/2: Khó cho khách
Hư Vân - 15/02/2025 22:05 Việt Nam ...[详细]
Kết phim 'Thương ngày nắng về' chiều lòng khán giả
Bà Nga không bị ung thư mà chuyển thành bệnh mất trí nhớ. Trải qua cơn tai biến mạch máu não, tưởng chết nhưng cuối cùng bà đã được cứu sống để trở về với các con. Chính tiếng khóc, tiếng gọi của các con đã kéo bà Nga trở lại mà không bước vào cửa tử. Đó thực sự là "phép màu" mà khán giả chờ đợi. Họ thương bà Nga, cảm động về tình mẫu tử của bà Nga và các con, muốn bà đoàn tụ với ba cô con gái và sự thật đã diễn ra như vậy.
Khánh dù không quay về với Đức hay đến với bác sĩ Minh nhưng vẫn thấy hạnh phúc bên hai con. Trong khi đó, Duy và Trang kết thúc bằng một đám cưới ngọt ngào sau bao sóng gió với sự góp mặt của cả hai bà mẹ, mẹ ruột và mẹ nuôi của Trang. Cô còn được thăng chức lên phó tổng giám đốc của Hoàng Kim. Còn Vân đã chuẩn bị cho sự kiện ra mắt sách và dặn mọi người chuẩn bị tiền mừng trước cho đám cưới của mình. Đây là cái kết được biết trước và trọn vẹn.
Thương ngày nắng vềkhép lại 87 tập phim tràn ngập tình yêu thương, mà trên hết là tình mẫu tử, tình người đẹp đẽ. Kết thúc tuyệt vời quá; Phim hay tóa mà hết, tiếc quá; Bà Nga sống lại rồi, mừng quá ạ... là những bình luận của khán giả.
Quỳnh An
" alt="Kết phim 'Thương ngày nắng về' chiều lòng khán giả" /> ...[详细]Nhận định, soi kèo Leeds United vs Sunderland, 3h00 ngày 18/2: Đòi lại ngôi đầu
Chiểu Sương - 16/02/2025 18:38 Nhận định bóng ...[详细]
Một nhà báo bị phạt 7,5 triệu đồng vì xuyên tạc chủ trương phát triển du lịch Đà Nẵng
Gần đây, Sở TT&TT Đà Nẵng đẩy mạnh kiểm tra, xử phạt các vụ việc đăng tin sai sự thật trên mạng xã hội. (Ảnh minh họa: Internet) Trước thông tin không đúng sự thật, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, phát triển kinh tế xã hội của thành phố từ trang Facebook cá nhân của nhà báo L.D.T, Sở TT&TT Đà Nẵng đã phối hợp với các cơ quan chức năng mời người này lên làm việc và lập biên bản vi phạm hành chính. Nhà báo L.D.T đã thừa nhận việc đăng tải nội dung bài viết nêu trên là chưa chuẩn, chưa đúng và chưa được kiểm chứng.
Hành vi của nhà báo L.D.T vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều 5 Nghị định 72 ngày 15/7/2013 của Chính phủ quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15 ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, CNTT và giao dịch điện tử, đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 14 ngày 27/1/2022 của Chính phủ, Thanh tra Sở TT&TT Đà Nẵng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhà báo L.D.T mức phạt 7,5 triệu đồng và buộc gỡ bỏ thông tin vi phạm.
Trước đó, vào ngày 10/8, Thanh tra Sở TT&TT Đà Nẵng đã thông tin việc ra quyết định xử lý vi phạm hành chính với mức phạt 7,5 triệu đồng và yêu cầu ông L.T.H, chủ tài khoản Facebook “LH” gỡ bỏ ngay bài viết có nội dung xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức.
Vân Anh
Thanh Hóa phạt người đăng thông tin sai sự thật về biển số xe ngũ quý 8 trên Facebook
Với hành vi đăng thông tin kèm hình ảnh về biển số xe 36A - 888.88 trên diễn đàn “Oto Fun Thanh Hóa” không đúng sự thật, chủ tài khoản Facebook Trịnh Ngọc Quân đã bị Sở TT&TT Thanh Hóa phạt 5 triệu đồng.
" alt="Một nhà báo bị phạt 7,5 triệu đồng vì xuyên tạc chủ trương phát triển du lịch Đà Nẵng" /> ...[详细]热点阅读随机内容Nhận định, soi kèo Sharjah vs Al Hussein Irbid, 21h00 ngày 18/2: Tin vào cửa trên
“Đám mây” làm đòn bẩy cho chuyển đổi số giáo dục như thế nào?
Hơn 1,5 tỷ học sinh, sinh viên toàn cầu buộc phải rời xa lớp học, chứng kiến quá trình học tập bị gián đoạn vì Covid-19. Nhưng giãn cách không có nghĩa là ngừng học, các giải pháp công nghệ dựa trên đám mây đã giúp quá trình học tập không bị ngắt quãng hoàn toàn.
“Đại dịch đã nâng cao nhận thức đối với các lựa chọn kỹ thuật số hỗ trợ cho giáo dục, từ đó đem tới những công cụ sáng tạo cụ thể mới”, theo Jonathan Seaton, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập Twinkl Educational Publishing, công ty xuất bản học thuật trực tuyến.
Khó khăn ban đầu
Khảo sát của Công đoàn học sinh quốc gia tại Vương quốc Anh đã cho thấy những mặt hạn chế của công tác dạy và học online, khi có 38% số học sinh bày tỏ không hài lòng với chất lượng học trực tuyến, và 27% gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài liệu học thuật từ xa.
Amy Catterall, sinh viên tâm lý học năm nhất tại ĐH Liverpool, cho biết việc học trực tuyến tại đại học đem tới những khó khăn cả về mặt xã hội và học thuật.
“Tôi không có cơ hội gặp gỡ với phần lớn những người chung khóa học như trước kia nữa”, cô nói. “Việc này cản trở quá trình làm quen kết bạn. Hơn nữa, học từ xa qua Zoom cũng khó mà giữ được sự tập trung, rất dễ bị xao nhãng khi bạn ngồi ngay trong phòng ngủ”.
Anne Swanberg, Phó trưởng khoa học tập từng phần và các khoá học kỹ thuật số, Đại học kinh doanh BI (Nauy) cũng cho biết, việc chuyển sang dạy và học từ xa đã đem tới những cú sốc đối với cả người dạy và người học.
“Khi đại dịch tác động lớn hơn vào giáo dục, chúng tôi mới chỉ chuẩn bị được một phần. Hầu hết giáo viên và sinh viên đã sử dụng ứng dụng đám mây trong các công việc hàng ngày. Tuy nhiên, học tập trực tuyến vẫn là một điều mới mẻ với phần lớn mọi người trên toàn cầu”.
Bà thừa nhận rằng đó không phải tình huống mà ban giám hiệu đã lên kế hoạch từ trước. “Nhiều giáo viên không có kỹ năng chuyển đổi từ giảng dạy trực tiếp sang dạy học qua Zoom, và các tổ chức giáo dục cũng buộc phải xem xét lại năng lực hỗ trợ của bộ phận IT trong thực hiện các công việc dạy học cũng như kiểm tra trực tuyến”.
Giải pháp của hiện tại và tương lai
Dù vậy, Swanberg vẫn tin rằng đào tạo từ xa, với nền tảng điện toán đám mây sẽ tiếp tục chuyển đổi ngành giáo dục thời gian tới.
“Công nghệ điện toán đám mây đã cho chúng tôi thấy tiềm năng to lớn trong chia sẻ kiến thức, phối hợp cũng như đánh giá trong lĩnh vực giáo dục”, bà cho biết. “Giáo dục đại học sẽ trải qua những thay đổi căn bản trong xây dựng chương trình và truyền tải kiến thức, với sự kết hợp hai hình thức đào tạo trực tuyến và trực tiếp tại trường”.
Aldenham Foundation, trường trung học và dự bị độc lập với hơn 950 học sinh tại Hertfordshire, là một trong những cơ sở đào tạo ứng dụng chiến lược điện toán đám mây vào việc dạy học tại nhà.
“Vấn đề cốt lõi phải đảm bảo được bảo mật trên đám mây… cho phép giáo viên và học sinh có thể dạy và học một cách an toàn cùng với công cụ và tài nguyên trên đó”, Charlie Cochrane, trưởng bộ phận công nghệ của Aldenham Foundation chia sẻ.
“Bạn cần các chiến lược rõ ràng về điện toán đám mây trong giáo dục để tránh gây nhầm lẫn cho giáo viên, phụ huynh và học sinh. Điều này có nghĩa là chúng ta nên lựa chọn các nền tảng công nghệ đơn để sử dụng”, Charlie giải thích về mô hình tổ chức lớp học trên nền tảng họp trực tuyến của Microsoft Teams.
Các công nghệ như VMware Horizon, cho phép sinh viên và người dạy có thể tiếp cận từ xa tài liệu học thuật cũng như các phần mềm hỗ trợ thông qua các máy tính ảo, một “cứu cánh” cho các nhà giáo dục trong thời kỳ đại dịch.
“Nếu bất chợt có sự truy cập ồ ạt của sinh viên vào máy chủ của trường, đội ngũ IT có thể sử dụng đám mây để mở rộng khả năng đáp ứng”, Iain Russell, trưởng bộ phận cơ sở hạ tầng tại Đại học Edinburgh Napier, cho biết.
Niamh Muldoon, nhân viên bảo vệ dữ liệu toàn cầu tại công ty an ninh mạng OneLogin, tin rằng công nghệ đám mây sẽ giúp nhiều người được tiếp cận với giáo dục đào tạo chất lượng hơn.
“Đưa tài nguyên lên đám mây là cơ sở để những tổ chức đào tạo mở các lớp học trực tuyến. Điều này giúp giáo dục trở nên dễ tiếp cận với nhiều sinh viên hơn”, đại diện công ty cho biết.
Dù vậy, Muldoon cũng cảnh báo việc công nghệ đám mây phát triển sẽ kéo theo nguy cơ trở thành mục tiêu của tội phạm mạng. “Nhiều người vốn đã là mục tiêu của các cuộc tấn công giả mạo qua thư điện tử. Trẻ em, hay những người mới bắt đầu học trực tuyến, sẽ là các đối tượng gặp rủi ro nhiều nhất”.
Matt Davis, Giám đốc công nghệ và đồng sáng lập thư viện trực tuyến Perlego, khẳng định, về lâu dài các tổ chức giáo dục sẽ cần củng cố công nghệ đám mây để duy trì khả năng cạnh tranh.
“Đại dịch đã thúc đẩy việc học từ xa sớm hơn dự định, nhưng ngay cả khi Covid-19 qua đi, các công nghệ điện toán đám mây mới vẫn sẽ ra đời”, ông nói. “Khi người học đã làm quen với cách học mới, các tổ chức giáo dục sẽ muốn duy trì hiện trạng, đặc biệt là khi họ nhận thấy được những cải thiện có ích và tốt hơn với trải nghiệm của sinh viên”.
Vinh Ngô
Thí điểm mô hình giáo dục, đào tạo số tại một số trường trong năm học 2022-2023
Trong năm học 2022 - 2023, Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ thí điểm triển khai mô hình giáo dục, đào tạo số, tại một số cơ sở giáo dục đào tạo.
" alt="“Đám mây” làm đòn bẩy cho chuyển đổi số giáo dục như thế nào?" />
- Nhận định, soi kèo Valladolid vs Sevilla, 22h15 ngày 16/2: Tận dụng lợi thế
- Chủ quán lên Facebook tìm khách hàng đánh rơi tiền
- Đa số nam giới trẻ Nhật không thích tình dục
- 5 mẹo giúp bạn dùng điện thoại ít hơn
- Nhận định, soi kèo Arema vs PSS Sleman, 15h30 ngày 17/2: Cửa trên ‘ghi điểm’
- Chiếc bánh cưới 113 năm không hỏng
- Nhân viên Apple quay lại văn phòng từ 5/9
友情链接
接受PR>=1、BR>=1,流量相当,内容相关类链接。