Dự án đầu tư xây dựng khu dân cư và tái định cư tại xã Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ thuộc dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết – Dầu Giây của dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020, đoạn qua địa bàn huyện Cẩm Mỹ.
Để xây dựng khu dân cư và tái định cư tại xã Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ, UBND tỉnh Đồng Nai dự kiến thu hồi 18,5ha đất do Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai quản lý, sử dụng và gần 500m2 do UBND xã Nhân Nghĩa quản lý.
Tỉnh Đồng Nai giao UBND huyện Cẩm Mỹ phối hợp với các đơn vị chức năng, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân liên quan thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
![]() |
Một đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây qua địa bàn tỉnh Đồng Nai. |
Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có chiều dài toàn tuyến khoảng 100km, đoạn thuộc tỉnh Đồng Nai dài 51,5km đi qua 3 huyện là Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất và TP. Long Khánh.
Diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án tại Đồng Nai là 395ha với 884 hộ dân bị ảnh hưởng. Trong đó, huyện Xuân Lộc thu hồi 274ha của 520 hộ dân; huyện Cẩm Mỹ thu hồi 68ha của 278 hộ dân; huyện Thống Nhất thu hồi 29ha của 65 hộ dân và TP. Long Khánh thu hồi 24ha của 21 hộ dân và 1 tổ chức.
Hiện các địa phương nói trên đang tiến hành kiểm kê đất đai, bồi thường, thu hồi đất xây dựng khu tái định cư để di dời các hộ dân bị giải toả, thực hiện dự án. Dự kiến trong tháng 5/2020, Đồng Nai sẽ bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.
Tại Bình Thuận, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đi qua huyện Hàm Tân và huyện Hàm Thuận Nam với chiều dài khoảng 50km. Đầu tháng 4/2020, Bình Thuận đã bàn giao 291ha (chiếm 80% diện tích toàn dự án) mặt bằng tại 2 huyện trên cho chủ đầu tư dự án. Kinh phí giải phóng mặt bằng qua địa bàn Bình Thuận dự kiến khoảng 900 tỷ đồng.
Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây là 1 trong 3 dự án được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư Hợp đồng đối tác công – tư (PPP) sang hình thức đầu tư công, sử dụng toàn bộ vốn ngân sách Nhà nước. Sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền khai thác theo hình thức Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (O&M) để thu hồi vốn.
Đề xuất trên của Bộ Giao thông Vận tải đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và dự kiến tháng 8/2020 sẽ khởi công dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.
- Liên danh được TP.HCM thanh toán gần 15ha đất cho hợp đồng BT xây dựng dự án 2 đoạn đường song hành dọc cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Tuy nhiên mới đây TP.HCM chỉ đạo thu hồi lại đất.
" alt=""/>Đồng Nai chuẩn bị hơn 18ha đất tái định cư dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu GiâyTrong những năm vừa qua, Pinduoduo được xem là đối thủ mạnh nhất của Alibaba. Tính tới tháng 9/2021, nếu Alibaba ghi nhận 863 triệu người dùng hàng năm trên các nền tảng bán lẻ, con số này của Pinduoduo là hơn 740 triệu người dùng hàng tháng.
Trong công cuộc tìm kiếm động lực tăng trưởng mới, Pinduoduo chọn lộ trình khác hẳn đối thủ cũ. Cả hai “ông lớn” đều bắt đầu nhận thấy tăng trưởng chững lại, nhưng thay vì tập trung vào điện toán đám mây như Alibaba, Pinduoduo lại rót vốn vào nông nghiệp.
Tháng 8/2021, Pinduoduo công bố chương trình trị giá 10 tỷ NDT (1,57 tỷ USD) để “đối mặt và giải quyết nhu cầu cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn”. Sáng kiến bao gồm tài trợ vốn cho các startup công nghệ nông nghiệp và tài trợ cho những nghiên cứu cơ bản, đào tạo nhân lực.
Công ty cam kết chương trình không bị dẫn dắt bằng lợi nhuận. Tất cả lợi nhuận từ quý II và “bất kỳ lợi nhuận tiềm năng nào trong các quý sau sẽ được phân bổ cho sáng kiến”.
Vài người xem khoản đầu tư của Pinduoduo vào nông nghiệp là nỗ lực để giảm đói nghèo nông thôn và là hồi đáp trước lời kêu gọi gần đây của Bắc Kinh về “thịnh vượng chung”, “mọi người cùng chia sẻ sự sung túc, cả về vật chất lẫn văn hóa”. Tuy nhiên, công ty nhấn mạnh nông nghiệp là mảng kinh doanh cốt lõi của họ ngay từ đầu.
Thành lập năm 2015, Pinduoduo “cất cánh” nhờ bán hoa quả trên mạng trước khi dần dần mở rộng danh mục sản phẩm. Với nhiều nông dân, thương mại điện tử là chiếc phao cứu sinh của họ. Nông nghiệp Trung Quốc vốn do hàng triệu trang trại gia đình thống trị, thường phụ thuộc vào tầng tầng lớp lớp nhà phân phối để bán sản phẩm trên toàn quốc. Điều đó đồng nghĩa họ thu về lợi nhuận rất “mỏng”.
Nhằm thu hút các nhà sản xuất sản phẩm nông nghiệp, Pinduoduo từ bỏ hoa hồng và dự định duy trì chính sách này trong các quý tiếp theo. Một khi nông dân đăng ký chương trình, nền tảng sẽ đào tạo họ trở thành các chủ gian hàng trực tuyến và nhà tiếp thị chuyên nghiệp. Khi khách đặt hàng, dịch vụ vận chuyển bên thứ ba sẽ chịu trách nhiệm giao hàng cho người tiêu dùng, nhờ mạng lưới chuyển phát phát triển được hình thành trong suốt giai đoạn bùng nổ thương mại điện tử Trung Quốc.
Pinduoduo không phải nền tảng Internet Trung Quốc duy nhất muốn mang sản phẩm nông thôn đến các hộ gia đình thành thị. Taobao của Alibaba từ lâu xem “thương mại điện tử nông nghiệp” là sáng kiến quan trọng, các ứng dụng video như Kuaishou cũng giúp nông dân bán hàng qua livestream.
Dù vậy, Pinduoduo muốn vượt ra khỏi lĩnh vực bán hàng và giúp xử lý các vấn đề sản xuất của nông dân. CEO Pinduoduo Chen Lei bày tỏ mong muốn “cống hiến hết sức để tìm giải pháp công nghệ cho chuỗi cung ứng nông nghiệp”. Nó không chỉ nằm ở khớp cung – cầu mà còn xác định các giải pháp xu hướng để cải thiện năng suất, dinh dưỡng và môi trường bền vững. Thông qua việc củng cố các ứng dụng của công nghệ nông nghiệp, ông hi vọng sẽ khiến giới trẻ quan tâm hơn đến nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Pinduoduo cũng hợp tác với các viện nghiên cứu để bổ sung tiêu chuẩn công nghiệp cho một số sản phẩm như thịt, hoa màu. Sẽ mất một thời gian để khoản đầu tư vào nông nghiệp của Pinduoduo cho thấy kết quả rõ rệt, chẳng hạn công nghệ giúp tăng sản lượng của 16 triệu nông dân trên sàn của Pinduoduo ra sao.
Công ty cũng đạt được vài kết quả bước đầu. Năm 2020, họ tổ chức cuộc thi để startup toàn cầu trồng những loại dâu tây ngọt nhất, bền vững nhất và khẳng định giải pháp của đội thắng cuộc đã được ứng dụng tại một vài trang trại.
Du Lam (Theo TechCrunch)
Trung Quốc thực hiện nhiều động thái mới để thuyết phục người dùng dùng thử nhân dân tệ điện tử ngay trước thềm Tết Nguyên đán 2022 và Olympics mùa đông.
" alt=""/>Vì sao đại gia TMĐT Trung Quốc đầu tư mạnh vào công nghệ nông nghiệp?Dù là mang tính điện từ hay tính hấp dẫn, giới hạn tốc độ của bất kỳ loại sóng nào trong môi trường chân không vẫn cứ vậy, kể từ ngày Albert Einstein phát triển thành công thuyết tương đối hẹp hồi năm 1905. Tuy nhiên, khoa học chỉ vừa tính ra được tốc độ tối đa của âm thanh khi đi trong vật thể rắn hay lỏng: ta có con số 36 km/s, chậm hơn tốc độ ánh sáng trong môi trường chân không khoảng 8.000 lần.
Để ra được kết quả này, giáo sư vật lý Kostya Trachennko và các cộng sự sử dụng hai hằng số nổi tiếng trong vật lý: tỷ lệ giữa khối lượng của proton với khối lượng của electron, bên cạnh đó là hằng số cấu trúc tinh tế chỉ ra độ lớn của tương tác giữa các hạt cơ bản mang điện.
Trachenko nhận định rằng khoa học có nền móng khá vững chắc để tự tin vào độ chính xác của những hằng số vừa nêu, bởi lẽ nếu chúng chỉ xê dịch đôi chút, Vũ trụ này sẽ khác nhiều với hiện tại. “Nếu hằng số chỉ lệch vài phần trăm, proton sẽ mất tính ổn định, và có lẽ quá trình tổng hợp nguyên tố nặng diễn ra trong một ngôi sao cũng chẳng còn, nên ta sẽ không có cả carbon, chẳng có được sự sống”, giáo sư Trachenko nói.
Âm thanh là một thứ sóng được truyền trong vật chất nhờ hạt tương tác nhau, tốc độ của âm thanh phụ thuộc vào mật độ khối lượng (khối lượng riêng) của vật chất - tức là các nguyên tử tạo nên vật chất gần nhau, tương tác với nhau ra sao. Một nguyên tử có vận tốc tối đa, nên là tốc độ âm thanh bị giới hạn bởi đại lượng này.
Trachenko và cộng sự tận dụng sự thật này cùng tỷ lệ khối lượng của proton-electron, hằng số cấu trúc tinh tế để tính được tốc độ tối đa của âm thanh khi di chuyển qua chất lỏng hay chất rắn: trên lý thuyết, âm thanh có thể di chuyển ở vận tốc tối đa là 36 km/s.
“Chúng ta vẫn biết kim cương sẽ cho ra tốc độ truyền âm thanh lớn nhất, bởi lẽ chúng là vật liệu cứng nhất, nhưng ta không biết liệu có tồn tại giới hạn tốc độ trên mặt lý thuyết hay không”, giáo sư Trachenko nói. Nhóm nghiên cứu tính được rằng vận tốc tối đa này gần gấp đôi tốc độ âm thanh truyền đi trong kim cương.
Tốc độ âm thanh cũng phụ thuộc vào khối lượng của nguyên tử có trong vật chất, vậy nên các nhà nghiên cứu dự đoán rằng hydro kim loại rắn - một vật liệu tồn tại trên mặt lý thuyết, có thể có trong lõi của những hành tinh khổng lồ - là vật liệu truyền âm thanh nhanh nhất. Theo tính toán, âm thanh truyền đi trong hydro kim loại sẽ có vận tốc gần đạt giới hạn trên. Trong số 133 vật liệu được thử nghiệm, cũng không thứ nào có khả năng truyền âm với tốc độ nhanh hơn mốc 36 km/s.
Tuy nhiên, giáo sư Graeme Ackland công tác tại Đại học Edinburgh cho rằng những phép tính của Trachenko và cộng sự chưa tính được tốc độ tối đa của âm thanh. Ackland nêu ý kiến trái chiều: “Bạn có thể sử dụng hằng số cơ bản để ra được yếu tố nào đó của đơn vị tính vận tốc, nhưng chẳng có lý do nào cho thấy tồn tại một giới hạn tốc độ cả. Tôi chưa tin”.
Giáo sư Ackland cho rằng cần thêm thử nghiệm nữa, nhằm quan sát tốc độ của âm thanh di chuyển trong những nguyên tố nặng hơn nữa.
Theo GenK
" alt=""/>Khoa học tìm ra giới hạn trên của tốc độ âm thanh: 36 km/s