Không chỉ game thủ thông thường, bình luận viên tên tuổi gắn với FIFA Online 4 là Lê Khôi cũng bày tỏ cảm xúc vui mừng trên tài khoản mạng xã hội của mình. Trong khi đó, nhiều người chơi đánh giá đây là công cụ quá ư là tiện lợi cho việc… cày tiền và theo sát đội bóng con cưng một cách nhàn nhã.
Tưởng đâu tất cả đã sẵn sàng đề-pa, nóng máy chỉ đợi đến ngày 24 là nhập cuộc săn key, bỗng dưng xuất hiện vài thanh niên đặt ra các câu hỏi tưởng như ai cũng biết: “key nghĩa là gì” và “key để làm gì thế anh em?”. Các khách hàng hay người tiêu dùng của thời đại 4.0 đều biết đến các khái niệm nhưcode khuyến mãihaykey mở tính năng/ưu đãinào đó. Vậy mà còn có những game thủ lười đến mức không biết mấy khái niệm này để đến nỗi phải đi hỏi trên các trang, nhóm mạng xã hội. Điều đáng mừng là họ đã biết dũng cảm, không ngại để hỏi và học thêm được một điều mới trong cuộc đời game thủ của mình.
Bên cạnh đó có những hoàn cảnh rất chảnh là mặc kệ FIFA Online 4 ra mắt đã mấy tháng, vẫn không chịu chơi, chỉ đợi bản Mobile ra mới chấp nhận quay trở lại với đam mê.
Bản closed beta sắp tới sẽ chỉ có trên Android, người dùng iPhone hay iPad sẽ phải đợi đến Open Beta để trải nghiệm FIFA Online 4 Mobile. Dù sao thì việc này cũng không ảnh hưởng quá lớn. Bất kỳ game thủ nhà nghèo nào trót sắm iPhone vẫn có thể lo được hết mấy chuyện cỏn con này.
Nếu lỡ xui xui săn được key trong khi mới sắm siêu phẩm nhà táo kiểu iPhone XS Max, bạn cứ bình tĩnh, đừng vội bán-tặng cho đứa bạn. Hãy ngồi ngay ngắn, lên google tìm kiếm và tải về trình giả lập Android trên máy tính như Nox, Droid4X, Bluestacks, Koplayer, AndY… Kết hợp thêm công cụ TeamViewer trên máy tính và ứng dụng TeamViewer trên smartphone nữa thì vô tư tận hưởng. Và thế là game thủ nhà táocứ thoải mái trải nghiệm bản closed beta của FO4M mà không cần phải bội chi sắm thêm một chú dế họ Android nữa.
" alt=""/>Hóa ra vẫn còn những game thủ không biết Key FO4M là cái gì và dùng để làm gì!Lumitel bắt đầu cung cấp dịch vụ ví điện tử vào tháng 3/2017. Lúc đó, tại Burundi đã có 2 ví điện tử là Ecocash và Smart Pesa. Tuy nhiên, chỉ sau chưa đầy một năm, Viettel cho hay, ví điện tử của Lumitel đã xây dựng được hệ thống kênh phân phối với 16.793 đại lý bao phủ 86% diện tích Burundi và trở thành dịch vụ mobile money có kênh phân phối lớn nhất tại Burundi.
![]() |
Tại Burundi - một trong 10 quốc gia nghèo nhất thế giới, ví điện tử của Lumitel là ví điện tử duy nhất có thể sử dụng trên cả điện thoại cơ bản (điện thoại), khách hàng có thể truy cập và sử dụng dịch vụ trên nền USSD mạng 2G. Hiện ví điện tử của Lumitel là ví điện tử số 1 tại Burundi với 1,4 triệu thuê bao đang hoạt động, tương đương hơn 60% thị phần. Kể từ đầu năm 2019 đến nay, ví điện tử của Lumitel đã kinh doanh có lãi và trở thành ví điện tử duy nhất do người Việt Nam vận hành có lãi hiện nay.
Với ví điện tử này, người dân Burundi có thể chuyển tiền, rút tiền trên toàn quốc, thanh toán thuế, các khoản phí và lệ phí, thanh toán tiền điện, tiền nước, mua thẻ cào điện tử… bằng điện thoại di động.
![]() | ||||
|
Sau khi triển khai thành công các dịch vụ cơ bản, ví điện tử Lumitel đang phát triển các giải pháp thanh toán cho khách hàng doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, cơ quan quốc tế (UNHCR, WFP ...). Viettel cho biết, trong tương lai, ví điện tử này sẽ triển khai các dịch vụ mới như API, mã QR và APP, dịch vụ cho vay tiêu dùng và kinh doanh...
Sau hơn 2 năm vận hành, ví điện tử của Lumitel đã góp phần quan trọng đưa tỷ lệ người dân Burundi dùng ví điện tử lên 18%, cao hơn nhiều so với tài khoản ngân hàng (7% dân số).
Mạc Ngọc
" alt=""/>Ví điện tử của Viettel tăng trưởng mạnh ở châu PhiNhững bản cập nhật phần mềm macOS cũng gặp nhiều lỗi khó chịu. macOS Catalina vừa được phát hành trong tháng 10 tuy không có nhiều tính năng mới nhưng vẫn có lỗi vặt. Vậy tại sao Apple lại gặp khó khăn khi phát hành những phiên bản phần mềm mới đến vậy?
Theo David Shayer, kỹ sư phần mềm từng làm việc 18 năm tại Apple, có nhiều lý do dẫn tới những phiên bản cập nhật nhiều lỗi. Lý do đầu tiên, theo chia sẻ của Shayer, là quy trình làm việc ưu tiên những lỗi mới phát hiện tại Apple. Nhiều lỗi trên iOS, như lỗi chia sẻ ảnh trên iCloud hoặc đồng bộ danh bạ được cho là do quy trình làm việc khiến không ai sửa lỗi.
"Khi một kỹ sư thấy lỗi, anh ta phải sửa lỗi đó luôn. Tuy nhiên nếu như không sửa mà báo lỗi, và kỹ sư đảm bảo chất lượng nhận ra lỗi đã tồn tại trong một phiên bản trước đó, nó sẽ được đánh dấu là lỗi đã cũ. Với những lỗi cũ, có khả năng là sẽ không có ai được giao việc sửa lỗi", ông Shayer giải thích.
![]() |
Lịch cập nhật quá sát, như iOS 13 phải sẵn sàng trước khi iPhone 11 ra mắt, cũng là một lý do khiến các bản cập nhật hay gặp lỗi. Ảnh: Nikkei. |
Một lý do khác ít người nghĩ đến là số lượng khách hàng của Apple giờ quá đông, và họ buộc phải tăng số tính năng trên mỗi bản phần mềm. Điều đó khiến cho việc kiểm soát lỗi của tất cả tính năng trở nên khó khăn hơn. Với mỗi lần phát hành cập nhật cho cả chục triệu thiết bị, việc đảm bảo không có lỗi là rất khó.
"Hệ điều hành hiện tại của Apple có khoảng vài chục triệu dòng code. Tất cả các thiết bị Apple như Mac, iPhone, iPad, Apple Watch, AirPods hay HomePod cần có khả năng giao tiếp với nhau và cùng sử dụng iCloud. Mọi ứng dụng đều phải xử lý đa luồng và làm việc cùng nhau.
Thiết bị Apple giờ phức tạp hơn nhiều so với quá khứ, do vậy việc phát triển và kiểm định cũng khó hơn", ông Shayer cho biết.
Những lý do khác mà cựu kỹ sư phần mềm của Apple đưa ra bao gồm lịch cập nhật quá sát, cảnh báo lỗi từ phía người dùng thiếu thông tin và thiếu các công cụ kiểm soát lỗi tự động. Tất cả những yếu tố này khiến cho phần mềm của Apple ngày càng tệ. Năm nay hãng công bố thời gian ra mắt iOS 13.1 trước cả khi iOS 13.0 chính thức phát hành, cũng là một cách thừa nhận chất lượng phần mềm không tốt.
"Về lâu dài, tôi tin là những lãnh đạo của Apple thấy rõ vấn đề và đang tìm cách giải quyết. Ngoài việc sửa lỗi tốn kém, phần mềm nhiều lỗi cũng khiến hình ảnh của công ty bị ảnh hưởng. Apple đặt giá rất cao cho sản phẩm của họ, do vậy những lỗ hổng phần mềm như thế này sẽ ảnh hưởng xấu tới danh tiếng của họ", cựu kỹ sư của Apple kết luận.