Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB, mã chứng khoán: OCB) vừa công bố ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% là ngày 30/8. Theo đó, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu tại ngày chốt quyền sẽ được nhận thêm 20 cổ phiếu mới.
OCB sẽ phát hành gần 411 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông. Nguồn phát hành là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối năm 2023. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của OCB dự kiến sẽ lên gần 24.658 tỷ đồng.
Trước đó, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB, mã chứng khoán: MSB) cũng thông báo sẽ chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu vào ngày 29/8.
Câu chuyện chia cổ tức của doanh nghiệp, ngân hàng vẫn luôn là chủ đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm (Ảnh: Mạnh Quân).
Ngân hàng này sẽ phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận để lại tính theo báo cáo tài chính kiểm toán tại ngày 31/12/2023 sau khi trích các quỹ theo luật định. Tỷ lệ phát hành là 30% trên tổng số cổ phần đang lưu hành, tương ứng người sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 30 cổ phiếu mới.
Sau khi tăng vốn, tổng số lượng cổ phiếu MSB lưu hành sẽ là 2,6 tỷ cổ phiếu, tương ứng với vốn điều lệ mới đạt 26.000 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán: SSB) trước đó cũng công bố ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức và nhận cổ phiếu phát hành để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu là ngày 26/8.
Theo đó, SeABank sẽ phát hành 329 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023 và phát hành thêm 10,3 triệu cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu tương đương tổng tỷ lệ gần 13,6%. Sau khi hoàn thành 2 đợt phát hành cổ phiếu trên, vốn điều lệ của SeABank sẽ tăng thêm 3.393 tỷ đồng, từ 24.957 tỷ đồng lên 28.350 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB, mã chứng khoán: VIB) mới đây cũng đã thông báo ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng là 23/8.
Theo đó, VIB sẽ phát hành thêm gần 431,3 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông từ nguồn vốn chủ sở hữu, tương ứng tỷ lệ 17% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu nhận thêm 17 cổ phiếu mới).
Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 4.312,6 tỷ đồng, nguồn phát hành là quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối năm 2023. Sau đợt phát hành trên, vốn điều lệ của VIB dự kiến sẽ tăng thêm gần 4.313 tỷ đồng.
Trước đó, nhiều ngân hàng khác như ACB, Nam A Bank, HDBank... cũng đã chốt danh sách cổ đông chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu ở mức cao trên dưới 25%.
" alt=""/>Cổ đông loạt ngân hàng đón tin vui cổ tức trước nghỉ lễ 2/9Với sự thận trọng của giới đầu tư, phiên giao dịch chiều nay (23/9), các chỉ số chính tiếp tục điều chỉnh trên nền thanh khoản thấp. VN-Index giảm 3,56 điểm tương ứng 0,28% còn 1.268,48 điểm; HNX-Index giảm 0,92 điểm tương ứng 0,39% và UPCoM-Index nhích nhẹ 0,01 điểm.
Thanh khoản sàn HoSE đạt 564,21 triệu cổ phiếu tương ứng 12.899,82 tỷ đồng; sàn HNX đạt 41,37 triệu cổ phiếu tương ứng 767,28 tỷ đồng và UPCoM đạt 25,87 triệu cổ phiếu tương ứng 413,51 tỷ đồng.
Thanh khoản thị trường co hẹp mạnh so với phiên trước (Nguồn: VNDS).
Sắc đỏ chiếm ưu thế trên bức tranh chung của thị trường. Có 498 mã giảm giá, 15 mã giảm sàn so với 334 mã tăng, 28 mã tăng trần. Cổ phiếu tăng trần tập trung tại sàn HNX và UPCoM cho thấy sự hiện diện của dòng tiền đầu cơ.
Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục được giao dịch sôi động nhất, tuy nhiên vẫn phân hóa nhẹ về diễn biến giá. TPB tăng 1%, khớp lệnh 11,9 triệu đơn vị; LPB, VCB, VIB, VPB, MBB tăng giá. VPB khớp lệnh hơn 29 triệu cổ phiếu còn MBB khớp lệnh 18,8 triệu đơn vị. Tại nhóm chứng khoán, SSI tăng 1,3% và khớp lệnh 19,2 triệu cổ phiếu. BSI, VIX, CTS tăng.
Tuy nhiên, phần lớn cổ phiếu bất động sản lại giảm. KOS thoát sàn, giảm 4,4%; SGR giảm 3,1%; VRE giảm 2,6%; VPH, TCH, HPX, HDG, NVL, AGG giảm hơn 1%. Nhiều mã khác như KBC, SZC, QCG, LHDG, DXS, TDH cũng điều chỉnh giá.
Cổ phiếu ITA chiều nay mới được giao dịch. Mã này bị bán tháo ngay khi vừa mở cửa phiên chiều, giảm sàn về 2.580 đồng, thiết lập đáy mới. Khớp lệnh tại ITA chưa tới 1 triệu cổ phiếu nhưng dư bán sàn tới 5,1 triệu đơn vị.
ITA bị bán tháo ngay lúc vừa vào giao dịch phiên chiều, thiết lập đáy mới (Nguồn: VDSC).
Trong vòng một tuần qua, ITA mất hơn 20% thị giá và mất gần 51% trong vòng 3 tháng giao dịch.
Cổ phiếu ITA vừa bị HoSE quyết định đình chỉ giao dịch từ ngày 26/9 tới. Lý do là Tân Tạo vi phạm nhiều lần các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, mặc dù trước đó đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch. Theo quy định của HoSE, các công ty vi phạm nghiêm trọng sẽ bị đình chỉ giao dịch để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Theo HoSE, Tân Tạo chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023, báo cáo thường niên năm 2023 và báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024. Còn Tân Tạo trần tình rằng, mặc dù đã nỗ lực hết sức, liên hệ làm việc và thuyết phục tất cả công ty kiểm toán (30 công ty được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán năm 2023), nhưng đều bị từ chối.
Cổ phiếu lương thực, thực phẩm thì chứng kiến tình trạng "lau sàn" của AGM. Mã này giữ tình trạng giảm sàn đến hết phiên với khớp lệnh 313.800 cổ phiếu, trắng bên mua. Các mã khác như HAG giảm 2,8%; KDG giảm 2,4%; DBC giảm 1,7%; VHC giảm 1,1%. Ngược lại, NAF tăng trần, LSS tăng 4,1%.
Cổ phiếu SMC cũng giảm sàn về 7.650 đồng, trắng bên mua. Khớp lệnh tại mã này tăng đột biến lên 18,2 triệu đơn vị. Nhóm cổ phiếu thuộc ngành tài nguyên cơ bản điều chỉnh giá: TTF giảm 1,4%; BMC giảm 1,2%; HSG giảm 1%; NLH, NKG giảm.
" alt=""/>Nhà đầu tư tháo chạy khỏi cổ phiếu Tân Tạo