当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Barcelona vs Mallorca, 2h30 ngày 23/4: Tiến gần hơn đến ngôi vương 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Hajduk Split vs Istra 1961, 22h30 ngày 23/4: Lấy lại thế chủ động
Nhà vô địch Mỹ Mở rộng 2009 thổ lộ trong nỗi buồn: "Nếu việc đó đảm bảo tôi không đau nữa, tôi chấp nhận. Bác sĩ nói rằng tôi sẽ có một cuộc sống chất lượng hơn. Đó là thứ tôi đang kiếm tìm. Nhưng cũng có ý kiến khuyên tôi chưa nên lắp chân giả. Tôi còn quá trẻ để làm điều đó. Họ bảo tôi hãy đợi đến lúc 50 tuổi".
JKN tuyên bố họ là chủ sở hữu hợp pháp các tên gọi Miss Universe Vietnam - Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, còn Unicorp khẳng định tên gọi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam thuộc về mình, và cần tách biệt 2 thương hiệu Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam và Miss Universe Vietnam.
Phía Unicorp còn nhấn mạnh là đơn vị đã từng nhiều năm hợp tác với tổ chức Miss Universe, việc ký kết của đơn vị nắm bản quyền mới (Công ty cổ phần thương mại Hoàn vũ Việt Nam) và JKN Global chỉ bao gồm việc sở hữu bản quyền cử đại diện Việt Nam đến Miss Universe và thương hiệu Miss Universe Vietnam, không bao gồm thương hiệu Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam. Unicorp sau đó chỉ còn dùng tên Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam trên các nền tảng của mình.
BTC Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam - Miss Cosmo Vietnam cho biết, dù có diện mạo, định danh mới, cuộc thi vẫn tiếp tục hỗ trợ phát triển, tìm kiếm và tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam tài sắc vẹn toàn, cũng như đóng góp, kiến tạo những giá trị tích cực cho cộng đồng, xã hội.
Clip khởi động và giới thiệu Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023 cũng được đăng tải trên Fanpage cuộc thi, cùng hình ảnh Top 3 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022.
Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam do Unicorp sáng lập và phát triển từ năm 2008. Sau 15 năm, cuộc thi đã trải qua 5 mùa giải, trao vương miện hoa hậu cho Thùy Lâm, Phạm Hương, H'Hen Niê, Khánh Vân, Ngọc Châu.
Thanh Phi
Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam có tên tiếng Anh sau ồn ào tranh chấp
Những năm gần đây, mỗi dịp Tết nhất, hai vợ chồng đều bàn với nhau chi tiêu những gì. Tôi chủ động ghi ra những khoản cần làm cho Tết như biếu nội, biếu ngoại, sắm đào, quất rồi mừng tuổi thế nào… Rồi từ đó, chồng góp thêm tiền, tôi là người chủ động lo toan.
Tôi cũng tò mò muốn biết chồng được thưởng Tết bao nhiêu, có được tăng lương không nhưng năm nào anh cũng giấu nhẹm. Anh không bao giờ nói cụ thể số tiền mình được thưởng, cũng không nói chuyện mình có mức lương bao nhiêu.
Có năm tôi gặng hỏi, thế là anh cáu, nói tôi tò mò. Theo anh, vợ chồng sống với nhau quan trọng là tình cảm, cứ soi mói chuyện tiền bạc, kinh tế là anh không thích. Nhưng rồi tôi lại nghĩ, ngay đến chồng làm lương được bao nhiêu, thưởng Tết được mấy đồng mà mình không biết thì còn làm vợ kiểu gì. Gặp bạn bè, đứa nào cũng khoe chồng được thưởng Tết cao, cho vợ bao nhiêu tiền còn mình chưng hửng, tôi cảm thấy quá ngại, không biết nói gì.
Lần này, tôi quyết định truy đến cùng khoản thưởng Tết của chồng. Công ty chồng tôi hay trao phong bì vào cuối năm, trong đó có tờ giấy ghi rõ số tiền thưởng và tăng lương. Thấy chồng không để ý, tôi lén mở trộm phong bì để đọc. Vừa đọc dòng đầu tiên, tôi đã sững người.
“Kính chúc giám đốc kinh doanh M.T và gia đình một năm mới an khang thịnh vượng…”. Sau đó là thông tin về tiền thưởng, tiền lương được tăng của chồng tôi. Tôi choáng quá. Vậy là chồng mình đã làm giám đốc và làm từ khi nào mà tôi không được biết? Nhìn xuống dòng ghi số tiền lương, thưởng của anh mà tôi suýt ngất.
Bấy lâu nay, tôi chỉ nghĩ anh có mức lương bằng 1/8 như thế chứ không thể ngờ chồng mình lại quyền chức, lương thưởng cao như vậy. Thế mà lúc nào anh cũng kêu khó khăn rồi chỉ “nhả” cho tôi vài triệu lẻ để chi tiêu. Nếu tôi có xin thêm, thì anh cũng thở dài thở ngắn. Vài ba đồng bạc biếu bố mẹ vợ ăn Tết từ mấy năm trước, anh cũng tính toán, kêu vợ phải tiết kiệm.
Tự nhiên trong lòng tôi nổi sóng gió. Thực sự, tôi không biết chồng làm giám đốc từ bao giờ cũng không biết anh lương cao như vậy. Còn khoản thưởng Tết thì tôi thực sự sốc luôn.
Tôi định bụng sẽ làm rõ mọi chuyện với chồng, nhưng nếu anh biết tôi xem trộm phong bì thì không biết sóng gió gì sẽ xảy ra nữa đây. Nghĩ lại tôi thấy mình đã sai ngay từ đầu khi vạch rõ ranh giới kinh tế với chồng để giờ đây chúng tôi như hai kẻ xa lạ trong gia đình…
Chỉ còn ít ngày nữa là tới Tết cổ truyền, người dân khắp mọi miền đang tất bật chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Từ chuyện mua sắm, chuẩn bị Tết tới những nỗi lòng tết nội tết ngoại, những sẻ chia về cuộc sống khó khăn, bộn bề… đều là những mảng màu làm nên bức tranh ngày Tết. Mời bạn đọc cùng chia sẻ với VietNamNet những khoảnh khắc thú vị, những câu chuyện ngày Tết của gia đình mình. Bài viết liên quan, vui lòng gửi về: bandoisong@vietnamnet.vn |
Độc giảAn An(Hà Nội)
Mở phong bì thưởng Tết của chồng, vợ sững sờ thấy dòng chữ phía trên
Nhận định, soi kèo FC Anyang vs Ulsan HD FC, 17h30 ngày 23/4: Buồn cho Ulsan HD FC
"Mình không nghĩ nhiều đến điều này trước đó nên rất hạnh phúc khi được mọi người yêu quý, ghi nhận nỗ lực", Sơn nói.
Á vương Sinh viên thanh lịch mong trở thành 'thầy giáo thế hệ mới'
- Viết văn có phải mơ ước từ nhỏ hay có sự kiện nào khiến chị quyết liệt theo nghiệp sáng tác? Trong một bài hát của Đỗ Bảo có câu: “Giờ là lúc sống giấc mơ đời mình” - với Hiền Trang, đây có phải là thời điểm lý tưởng để hiện thực hóa những ước mơ?
Nghĩ lại thời điểm bắt đầu thử viết, tôi vẫn thấy khó tin sao lúc đấy mình lại... khờ dại thế. Tôi không hề mường tượng ra viết văn ra sao, nhà văn là như thế nào, in sách kiểu gì, vậy mà “nhảy bổ” viết ngay một cuốn truyện dài. Tôi vẫn có chút xấu hổ khi nghĩ về sự khởi đầu đó. Nhưng hình như đôi khi trong đời, con người ta vẫn cứ phải vừa tự tin, vừa ngốc nghếch để làm những điều chưa từng... Lúc đó, tôi cố gắng vừa viết, vừa kiếm sống cho gia đình không phải lo lắng.
Sau 8 năm, giờ tôi đã thoải mái hơn, có lẽ đúng là thời điểm sống giấc mơ, được viết điều mình thích, được sống gần nhất với phiên bản lý tưởng. Song những giấc mơ lạ lắm, khi đã đạt được tự nhiên những giấc mơ khác nảy sinh…
- Đọc văn của Hiền Trang dễ nhận thấy nó “thoát ly” với đời sống thực tiễn. Có bao giờ chị nhận được phản hồi của người đọc cho rằng những tác phẩm như vậy không có ý nghĩa gì với cuộc đời này chưa?
Đúng là tôi đã bắt đầu viết văn với tâm thế được sống trong một thế giới của cái đẹp thuần tuý. Hôm trước tôi đọc một bài phỏng vấn của nhà văn Hồ Anh Thái rất tâm đắc, ông bảo trong “Nghệ thuật” thì chữ “Nghệ” quan trọng lắm. Kể chuyện thôi chưa đủ, kể chuyện sao cho “Nghệ” mới là văn chương.
Nhưng với tôi thì ngược lại, có thể là ngày trước quan tâm quá nhiều tới chữ “Nghệ” mà đôi khi quên mất phải kể chuyện nữa. Viết ngôn ngữ đẹp rồi, nhưng còn phải đem ngôn ngữ ấy kể câu chuyện có đủ sức nặng. Đó là lý do mà những tiểu thuyết sắp tới, tôi sẽ tập trung vào các chủ đề sinh thái - môi trường, những thiết chế xuất bản và cả mảng đề tài về tâm lý, lịch sử.
- Những sáng tác của Hiền Trang rất ấn tượng. Từ ‘Giấc mộng lang thang trên cánh đồng cỏ úa’, ‘Dưới mái hiên đêm những người khách lạ’ đến ‘Những khán giả ngồi trong bóng tối’, chị thường suy ngẫm và tìm kiếm ý tưởng từ đâu? Phải chăng đó là sự kết nối chặt chẽ của nguồn kiến văn rộng lớn cùng trí tưởng tượng vô cùng?
Tôi nghĩ cảm hứng có ở bất cứ đâu, nhưng một cảm hứng khó mà thành một tác phẩm được, dù là truyện ngắn hay thơ ca chứ không nói tới tiểu thuyết. Mỗi tác phẩm văn học là sự cộng dồn của hàng ngàn cảm hứng, mỗi câu mình viết ra đã phải có cảm hứng chứ không chỉ là tổng thể câu chuyện lấy ý tưởng từ đâu.
Có một “bài tập thực hành” mà tôi hay làm, đó là kết nối nhiều cảm hứng với nhau. Ví dụ ở Những khán giả ngồi trong bóng tối, có một truyện vừa lấy cảm hứng từ Chí Phèocủa Nam Cao, nhưng cũng mượn cả ý tứ từ Trăm năm cô đơnvà những tác phẩm hiện thực huyền ảo khác của Nam Mỹ.
- Trong tập truyện ngắn mới nhất về những nhân vật nổi tiếng trong chương trình SGK, Hiền Trang đã đặt họ ở các góc nhìn mang tính huyền ảo. Đây có lẽ là lựa chọn khá mạo hiểm bởi các nhân vật đã được định hình tính cách qua nhiều thế hệ học trò. Chị có thể chia sẻ những lo lắng hay kỳ vọng khi sáng tác tập truyện?
Đối với một người hay bị gọi là “rất Tây” như tôi thì tập truyện Những khán giả ngồi trong bóng tối là bước ngoặt trong con đường sáng tác: trở về nguồn cội, trở về với tâm thức của người Việt Nam.
Tôi lấy cảm hứng từ Chí Phèo, Xuân Tóc Đỏ, chị Dậu, Mị - A Phủ, giáo Thứ rồi các nhân vật trong những tác phẩm nổi tiếng mà ai cũng học trong nhà trường như Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chiếc lược ngà, Chiếc thuyền ngoài xa; và cả những tác phẩm như Hồn bướm mơ tiên, Người ngựa - ngựa ngườikết hợp với cảm hứng “bên ngoài” như chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa siêu thực, văn chương sinh thái, phong cách gothic, noir... Tất cả điều này cho phép tôi phản chiếu lại quá khứ từ một điểm nhìn khác.
Ví dụ, tôi tưởng tượng về cảnh chạy trốn của Mị và A Phủ là một chặng bay theo nghĩa đen, mọc cánh như những con ngài tự do; hay một cuộc đấu quần vợt giữa Xuân Tóc Đỏ với Diêm Vương, để xem Diêm Vương liệu có tránh được “cú bịp” của Xuân Tóc Đỏ hay chăng?
Tôi mường tượng đứa chắt của Chí Phèo vẫn dính lời nguyền của dòng tộc - như trong Trăm năm cô đơncó lời nguyền “cái đuôi lợn” - và anh ta trở về Vũ Đại mong chữa dứt lời nguyền ấy; và câu chuyện một con voi rừng đã chết để hiến ngà cho người cha làm lược tặng con gái... Có thể sẽ có người thích, người không - nhưng cái gì cũng vậy thôi. Luôn có sự ủng hộ và phản đối.
- Một câu hỏi rất cũ, nhưng là suy tư thường trực đối với những người viết. Tản Đà từng nói “văn chương hạ giới rẻ như bèo”.... Rất nhiều cây bút đang chật vật với đời sống và giấc mộng văn chương. Chị có thể chia sẻ về điều này cũng như cách chị tìm được điểm cân bằng để bền bỉ sáng tác?
Không phải riêng Việt Nam mà ở đâu cũng vậy, tôi nghĩ văn chương là con đường khó theo đuổi tận cùng. Có thể viết một, hai cuốn sách thì thích nhưng bảo cứ viết mãi, viết mãi cũng đòi hỏi nhiều... chi phí cơ hội. Bù lại, văn chương vẫn cho chúng ta nhiều món quà bất ngờ. Lâu lâu, tôi vẫn nhận được những lời mời, những sự biệt đãi vô giá mà nếu không “dại dột” khởi bút vào 8 năm trước, chắc tôi không có các cơ hội ấy.
- Rất nhiều tác giả nổi tiếng được nhắc tới hoặc ẩn hiện trong sáng tác của Hiền Trang như Nabokov, Murakami, Shakespeare, Kafka… Chị có thể chia sẻ cho người đọc về nhà văn mình yêu thích, cũng như một số cuốn sách hay gợi ý cho độc giả?
Tôi vừa nghiền ngẫm xong Pale Fire (Lửa Nhạt) của Nabokov. Đây là lần thứ hai tôi đọc cuốn sách này, lần đầu tiên là bằng bản gốc tiếng Anh. Lâu lắm rồi mới có một thứ khiến tôi muốn hy sinh giấc ngủ. Đọc những tác phẩm như thế không hẳn là sở thích đâu, mà là sự lao động cực kỳ nhọc nhằn khi cứ liên tục phải tra từ điển. Nhưng nếu không làm vậy mình sợ bỏ lỡ một từ hay, bỏ lỡ tinh tuý nào đó của Nabokov.
Đọc các nhà văn lớn, tôi nghĩ là để có những cảm giác như thế, cảm giác được đứng dưới mặt trời, dưới một bầu trời đầy vì sao choáng ngợp..
Tác giả Hiền TrangHiền Trang sinh năm 1993. Từ năm 2015, cô đều đặn cho ra mắt những tác phẩm: Bức tranh cô gái khỏa thân và cây vĩ cầm đỏ- 2015, Tuổi trẻ lạc lối và những cuốn sách của tôi- 2016, Giấc mộng lang thang trên đồng cỏ úa – 2018 (tập truyện ngắn, giải 3 Văn học tuổi 20lần 6), Dưới mái hiên đêm - những khách lạ (tập truyện ngắn, 2020), Chopin biến mất(tiểu thuyết, giải 4 Văn học tuổi 20lần 7 - 2022).
Năm 2022, Hiền Trang đại diện Việt Nam tham giaInternational Writing Programcủa Đại học Iowa, Mỹ cùng với 33 tác giả, nhà văn đến từ nhiều quốc gia. Đây là chương trình viết văn quốc tế tổ chức thường niên từ năm 1967, Việt Nam từng có các nhà văn đại diện tham gia như: Phan Thị Vàng Anh, Phan Triều Hải, Nguyễn Thị Châu Giang, Hữu Việt, Văn Cầm Hải, Phan Hồn Nhiên...
" alt="Hiền Trang và giấc mộng văn chương"/>