- Phù Vạn Nam Hương và Phượng Vũ xuất sắc giành ngôi vị đồng quán quân trong vòng chung kết của chương trình "Ai sẽ thành sao 2018" được phát sóng vào tối 3/6.
- Phù Vạn Nam Hương và Phượng Vũ xuất sắc giành ngôi vị đồng quán quân trong vòng chung kết của chương trình "Ai sẽ thành sao 2018" được phát sóng vào tối 3/6.
Trong thời gian đầu hoạt động vào năm 2018, AppleJeus đã tự tạo một công ty tiền điện tử giả mạo để cung cấp ứng dụng đang bị chúng thao túng và lợi dụng lòng tin của nạn nhân để thực hiện tấn công.
Hoạt động này được đánh dấu bằng động thái Lazarus xây dựng phần mềm độc hại tấn công macOS đầu tiên của mình. Ứng dụng được người dùng tải xuống từ các trang web của bên thứ ba và mã độc bị phát tán bằng cách ngụy trang dưới dạng bản cập nhật ứng dụng thông thường. Mã độc cho phép tin tặc giành quyền kiểm soát hoàn toàn thiết bị của người dùng và từ đó đánh cắp tiền ảo.
Các nhà nghiên cứu của Kaspersky đã xác định những thay đổi chiến thuật quan trọng của nhóm tấn công. Vector tấn công năm 2019 về cơ bản khá giống với năm 2018, nhưng được cải tiến hơn. Lần này, Lazarus đã tạo ra các trang web tiền ảo giả, nơi chứa liên kết đến các kênh Telegram giả mạo của tổ chức và phát tán mã độc thông qua trình nhắn tin.
Giống như hoạt động ban đầu của AppleJeus, quá trình tấn công gồm hai giai đoạn. Trước tiên, khi người dùng tải xuống một ứng dụng, trình tải xuống được liên kết sẽ lấy mã độc từ một máy chủ từ xa, cho phép tin tặc kiểm soát hoàn toàn thiết bị bị nhiễm mã độc bằng một backdoor vĩnh viễn.
Tuy nhiên, lần này mã độc được phát tán một cách cẩn trọng để tránh bị phát hiện bởi những giải pháp bảo mật dựa trên hành vi. Đối với những tấn công vào mục tiêu chạy hệ điều hành macOS, một cơ chế xác thực đã được thêm vào trình tải xuống macOS và bộ khung phát triển đã được thay đổi.
Ngoài ra, một kỹ thuật lây nhiễm không chứa tệp cũng được áp dụng. Khi nhắm mục tiêu đến người dùng Windows, tin tặc sẽ tránh sử dụng mã độc Fallchill (được sử dụng trong hoạt động của AppleJeus thời gian đầu) và tạo ra một mã độc chỉ chạy trên những hệ thống cụ thể sau khi kiểm tra chúng theo những tiêu chí nhất định.
Những thay đổi này cho thấy tin tặc đã cẩn trọng hơn khi tiến hành tấn công bằng cách sử dụng nhiều phương pháp mới để tránh bị phát hiện.
Lazarus cũng có những thay đổi đáng kể cũng như tạo ra nhiều phiên bản khác nhau cho mã độc tấn công macOS. Không giống như cuộc tấn công trước đó, khi Lazarus sử dụng mã nguồn mở QtBitcoinTrader để xây dựng trình cài đặt macOS thủ công, thì đối với AppleJeus Sequel, tin tặc bắt đầu sử dụng mã tự chế để xây dựng trình cài đặt độc hại.
Những thay đổi này cho thấy tác nhân đe dọa sẽ tiếp tục cải tiến phần mềm độc hại tấn công macOS và phát hiện gần đây nhất của chúng tôi cũng cho thấy những thay đổi này.
"Những thay đổi và động thái đa dạng hóa mã độc của chúng cho thấy những cuộc tấn công tiền ảo có thể sẽ tăng về số lượng và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng trong thời gian tới.”, ông Seongsu Park, Nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky cho biết.
Nhóm Lazarus, được biết đến với các hoạt động tấn công tinh vi và có liên kết với Triều Tiên, được ghi nhận không chỉ tiến hành các cuộc tấn công gián điệp và tấn công mạng mà còn thực hiện nhiều cuộc tấn công có động cơ tài chính. Một số nhà nghiên cứu, trong đó có chuyên gia từ Kaspersky, đã từng có báo cáo về hoạt động của nhóm này nhắm mục tiêu vào các ngân hàng và doanh nghiệp tài chính lớn khác." alt=""/>Nhóm hacker khét tiếng Lazarus đổi chiến thuật đánh cắp tiền ảoChia sẻ góc nhìn của tập đoàn công nghệ Việt đang tham gia vào lĩnh vực bán dẫn, trong tham luận “FPT - từ chip nguồn đến giấc mơ bán dẫn" được chọn trình bày tại phiên chính của diễn đàn, Tổng giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Doanh nghiệp CNTT Việt Nam – VINASA nhấn mạnh đến tầm quan trọng đặc biệt của chip bán dẫn.
Theo ông Nguyễn Văn Khoa, chip bán dẫn có chức năng như ‘mạch máu’ trong nền kinh tế vì trong các thiết bị điện tử đều có chip. Phát triển vi mạch bán dẫn phải gắn liền với công nghiệp điện tử. Và ngành công nghiệp điện tử đang phát triển lớn mạnh chính là đầu ra cho con chip.
Tại Việt Nam, năm ngoái, xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện đứng thứ 2 trong 8 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD. Từ đầu năm 2023 đến nay, các hãng điện tử lớn như Samsung, LG, Foxconn... đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao ở Việt Nam.
Các nước đang thúc đẩy liên kết kinh tế song phương và đa phương với Việt Nam cũng như phê chuẩn các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới CPTPP và EVFTA… tạo thuận lợi hơn cho thương mại và đầu tư điện tử.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. “Chuyển đổi số cần đi song song: Phát triển phần cứng và phần mềm, làm chủ công nghệ lõi trong đó có chip bán dẫn”,ông Nguyễn Văn Khoa nêu quan điểm.
Nhận định Việt Nam có đầy đủ lợi thế để nắm bắt cơ hội, vươn lên trong lĩnh vực bán dẫn, ông Nguyễn Văn Khoa phân tích: Chính sách ngoại giao cởi mở giúp nước ta có vị thế quan trọng. Việt Nam đã ký kết hợp tác toàn diện với nhiều quốc gia trên thế giới và nổi lên là một điểm sáng thu hút đầu tư. Về địa chính trị, Việt Nam là trung tâm của Đông Nam Á, vị trí “cửa ngõ” thế giới là tài nguyên hiếm có.
Bên cạnh đó, người Việt Nam thích học toán, khoa học, công nghệ. Đây là tố chất phù hợp cho việc phát triển bán dẫn. Đặc biệt, Chính phủ dành sự quan tâm lớn với mảng bán dẫn và chủ trương đào tạo 50.000 nhân sự.
Từ phân tích trên, lãnh đạo FPT chỉ ra rằng, doanh nghiệp công nghệ Việt có đầy đủ các yếu tố để phát triển lĩnh vực bán dẫn, bao gồm: Đầu ra - thị trường rộng lớn; Nhân sự - nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có nền tảng tư duy toán tốt; Cơ hội hợp tác - Các nước đang coi Việt Nam là điểm đến mới về bán dẫn, doanh nghiệp có cơ hội liên kết với đơn vị nghiên cứu, đào tạo, kinh doanh uy tín trong lĩnh vực này.
Với câu hỏi “Việt Nam nên tập trung vào đâu?”, ông Nguyễn Văn Khoa đề xuất lộ trình phát triển theo 3 giai đoạn: Ngắn hạn - thiết kế, đóng gói, kiểm thử; Trung hạn - sản xuất; Dài hạn - làm chủ công nghệ lõi. Trong đó, Việt Nam nên tập trung vào các lĩnh vực viễn thông, xe điện, điện toán, năng lượng và hướng đến đưa AI vào mọi con chip.
Cùng với việc chia sẻ về hành trình 10 năm nghiên cứu và sản xuất chip để ra được dòng chip đầu tiên vào tháng 9 năm ngoái, Tổng giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa còn cho biết thời gian tới, FPT đóng góp phát triển nguồn nhân lực bán dẫn, cụ thể là đào tạo 10.000 nhân lực về chip bán dẫn. “Chúng tôi cũng hy vọng các doanh nghiệp CNTT Việt Nam sẽ đầu tư, hợp tác để đẩy mạnh chủ trương làm chip, cùng nhau dấn thân tạo nên những kỳ tích mới”, ông Nguyễn Văn Khoa chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Khoa cũng thông tin thêm, sắp tới, VINASA sẽ tổ chức một số hội thảo, tọa đàm để tạo diễn đàn cho các doanh nghiệp chia sẻ, trao đổi. Qua đó, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu và tham gia vào lĩnh vực bán dẫn, với kỳ vọng rằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ chung tay đưa con chip - sản phẩm Make in Viet Nam ra thế giới.