Kinh doanh

Ổ dịch Bắc Ninh: Một xã thuê xe thăm bệnh nhân làm lây Covid

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-02-19 08:27:01 我要评论(0)

Sáng 12/5,ỔdịchBắcNinhMộtxãthuêxethămbệnhnhânlàmlâlịch thi đấu bóng đá hôm Bộ Y tế họp trực tuyến vớlịch thi đấu bóng đá hômlịch thi đấu bóng đá hôm、、

Sáng 12/5,ỔdịchBắcNinhMộtxãthuêxethămbệnhnhânlàmlâlịch thi đấu bóng đá hôm Bộ Y tế họp trực tuyến với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện K triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Đây là 2 cơ sở y tế lớn nhất nước đang bị cách ly y tế.

Sàng lọc ở bệnh viện vẫn lọt ca Covid

Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã ghi nhận 86 ca mắc trong bệnh viện, trong đó có 9 nhân viên y tế; Bệnh viện K ghi nhận 15 ca mắc trong bệnh viện và 16 ca liên quan.

TS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, trong bệnh viện cơ sở 2 đang còn 372 nhân viên y tế, 305 bệnh nhân (284 ca Covid-19, 21 bệnh nhân khác), 41 người nhà.

“Dù bệnh viện chịu trách nhiệm về quản lý hành chính song đợt dịch lần này chúng tôi rất bất ngờ. Tất cả nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân Covid-19 không ai dương tính vì khu vực đó kiểm soát rất ngặt nghèo. Dịch bùng lên ở những nơi không ngờ như phòng khám do tiếp xúc bệnh nhân bên ngoài vào khoa nhiễm khuẩn thông thường và hồi sức tích cực”, TS Thạch nói.

{ keywords}

2 bệnh viện họp trực tuyến với Bộ Y tế

Theo TS Thạch, trước thời điểm 30/4 khoảng 2 tuần, báo chí mới bắt đầu thông tin về biến chủng B.1.617 của Ấn Độ, tuy nhiên ngay sau đó, đã xuất hiện ở Việt Nam.

Đặc biệt trong 10 ngày đầu, rất nhiều bệnh nhân nhiễm biến chủng mới không có triệu chứng lâm sàng. Bác sĩ chỉ định chẩn đoán, chụp phổi cũng không phát hiện ra.

“Thực sự bệnh viện rất bất ngờ, 1 bệnh nhân thông thường vào viện như viêm gan mạn, ung thư, không có biểu hiện lâm sàng nên sàng lọc ban đầu không phát hiện được”, TS Thạch giải thích.

PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cũng thừa nhận việc sàng lọc tại bệnh viện khó phát hiện bệnh nhân Covid-19.

“Chiến lược phòng chống dịch của chúng ta không thay đổi, vẫn sàng lọc, hỏi dịch tễ, đo nhiệt độ nhưng chỉ được phần nào do bệnh nhân không có triệu chứng. Khi vào bệnh viện mới xét nghiệm diện rộng, phát hiện ra thì đã nhiễm trong bệnh viện rồi. Nhưng nếu để từng bệnh nhân lấy mẫu xét nghiệm sẽ đợi rất lâu”, PGS Quảng nói.

Do số lượng bệnh nhân Covid-19 quá đông, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới chuyển bớt bệnh nhân mắc các bệnh khác sang một số bệnh viện của Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2.

Phải kiểm soát người ra vào bệnh viện

Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên đánh giá, 2 bệnh viện vẫn đang kiểm soát tốt tình hình nhưng cần tập trung cao nhất để khoanh vùng, dập dịch nhằm sớm dỡ bỏ phong tỏa.

Thứ trưởng lưu ý 2 bệnh viện rà soát công tác sàng lọc, phân luồng khám sàng lọc với tất cả đối tượng đến khám chữa bệnh.

“Bản thân tôi cũng như các đoàn của Bộ Y tế đã đi kiểm tra thấy các đơn vị đều làm tốt song chỉ sợ đoàn kiểm tra rút đi thì có duy trì như lúc đoàn kiểm tra đến không”, ông Tuyên nêu.

{ keywords}

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên 

Ông yêu cầu định kỳ ít nhất 7 ngày, các bệnh viện phải lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho cán bộ nhân viên, bệnh nhân ở nơi có nguy cơ cao như khoa cấp cứu, trung tâm thận nhân tạo, hô hấp và truyền nhiễm… Sau đó tiếp tục sàng lọc xét nghiệm toàn bộ nhân viên bệnh viện.

Khi đã xuất hiện dịch, ưu tiên lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc sớm phát hiện ca bệnh F0 và các trường hợp F1 để không lây nhiễm cho cộng đồng.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là tuyến cuối về điều trị, vẫn đang tiếp nhận ca bệnh từ các địa phương chuyển về. Vì vậy, bệnh viện phải rà soát lại ngay quy chế, hướng dẫn, quy trình thực hiện trong các khu điều trị bệnh nhân Covid-19, tránh lây nhiễm chéo trong khu điều trị, trong bệnh viện và lây nhiễm ra cộng đồng.

Bệnh viện phải thực hiện nghiêm việc cách ly y tế nội bất xuất, ngoại bất nhập, buồng bệnh nào ở buồng bệnh đó, khoa nào ở khoa đó, hội chẩn chuyên môn thì phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách…

Thứ trưởng cũng yêu cầu bệnh viện cần thường xuyên nhắc nhở cán bộ y tế, bệnh nhân và người nhà không tập trung đông người, thực hiện nghiêm 5K.

“Cần phải rà soát, chỉnh sửa ngay quy chế ra vào thăm bệnh nhân, phải có thời gian cụ thể, hạn chế tối đa người nhà vào thăm, đặc biệt trong tình hình dịch hiện nay. Một trong những ổ dịch tại xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh là do thuê cả một chuyến xe 16 chỗ thăm bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, sau đó về đã có 6 người mắc”, Thứ trưởng thông tin.

Thứ trưởng cũng đề nghị các địa phương cần thực hiện phương châm 4 tại chỗ, bệnh nhân xảy ra tại địa phương nào, điều trị tại địa phương đó, không chuyển hết lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, trừ ca nặng, vượt quá khả năng.

Bệnh viện K cũng vẫn cần tiếp thu dung, điều trị bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân nặng.

Về đề xuất của Bệnh viện K đề nghị mở cửa trở lại cơ sở tại Phan Chu Trinh và Tứ Hiệp do sàng lọc không phát hiện nguy cơ, Bộ Y tế cho biết sẽ xem xét rồi quyết định sau.

Thúy Hạnh

Bản tin trưa ngày 12/5, thêm 19 ca Covid-19 lây nhiễm trong nước

Bản tin trưa ngày 12/5, thêm 19 ca Covid-19 lây nhiễm trong nước

Trưa 12/5, Bộ Y tế công bố 22 trường hợp mắc mới Covid-19, trong đó có 3 ca cách ly ngay sau nhập cảnh và 19 ca do lây nhiễm cộng đồng.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
W-camry-24g-01-1.jpg
Toyota Camry là mẫu xe nổi bật nhất trong phân khúc sedan cỡ D nhiều năm nay.

Ở thị trường ô tô đã qua sử dụng, những chiếc Toyota Camry luôn "đắt như tôm tươi" và luôn được nhiều người quan tâm, trong đó thế hệ thứ 6 của mẫu xe này (2008-2012) được người Việt ưa chuộng và săn lùng nhất.

Thế hệ này có nhiều phiên bản, bao gồm 2.4G và 3.5Q đều được Toyota Việt Nam sản xuất, lắp ráp trong nước. Ngoài ra, có một số phiên bản như 2.0E (nhập khẩu từ Đài Loan) và 2.5LE, 2.5SE (nhập khẩu từ Mỹ) nhưng ít phổ biến hơn.

rao ban camry bonbanh.jpg
(Ảnh minh hoạ chụp màn hình của trang chuyên mua bán xe ô tô)

Hiện, dòng Toyota Camry sản xuất trong nước đời 2010-2012 đang được rao bán trên các trang mua bán xe trực tuyến với khoảng giá khá rộng, từ 330-410 triệu đồng tuỳ từng phiên bản và tình trạng xe.

Trong đó, phiên bản 2.4G có giá cao hơn bản 2.0E khoảng 20-30 triệu đồng và tương đương với bản cao hơn là 3.5Q cùng đời. Còn phiên bản LE nhập khẩu, giá tại thị trường xe cũ đang cao hơn so với bản 2.4G sản xuất trong nước khoảng 50 triệu đồng.

Ghi nhận của VietNamNettại một showroom lớn chuyên bán ô tô đã qua sử dụng tại khu đô thị Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội), một chiếc Camry phiên bản 2.4G sản xuất năm 2011 màu đen lăn bánh 12 vạn km đang được rao bán với giá 360 triệu đồng. So với giá lúc mới lăn bánh vào thời điểm đầu năm 2012 là trên dưới 1,1 tỷ đồng, chiếc xe này còn khoảng 1/3 giá trị.

W-camry-24g-02-1.jpg
Chiếc Toyota Camry 2.4G đời 2011 còn khá đẹp đang được showroom của anh Nguyễn Mạnh Thắng rao bán với giá 360 triệu đồng.

Anh Nguyễn Mạnh Thắng, chủ showroom nói trên nhận định, dòng xe Camry thế hệ sản xuất từ 2008-2012 dù đã được 12-16 năm tuổi nhưng vẫn rất hút khách, đặc biệt là phiên bản 2.4G sản xuất trong nước vào những "năm chót" của thế hệ thứ 6 như 2011-2012.

"Camry phiên bản 2.4G màu đen có số lượng lớn nhất, nhiều ưu điểm nổi bật nên cứ có 'hàng về' là có khách đến đặt mua luôn. Hiện nay, chiếc Camry này chỉ có giá 360 triệu, còn thua xa một chiếc xe cỡ A mới, nhưng rõ ràng vóc dáng và khả năng vận hành của một xe sedan cỡ D dù đã cũ vẫn rất khác biệt", chủ showroom này nói.

Chiếc xe bền bỉ, dễ sửa chữa nhưng phù hợp với... người già

Đánh giá về dòng xe Camry đời 2011, anh Nguyễn Mạnh Thắng cho rằng, ưu điểm đầu tiên đến từ yếu tố thương hiệu, bởi Toyota thời điểm đó được người Việt rất ưa chuộng. Đặc biệt, Camry là dòng sedan đầu bảng, ở nó toát lên sự lịch lãm, sang trọng nhưng vẫn thể hiện sự bền bỉ, đáng tin cậy.

"Camry 2.4G của thế hệ thứ 6 là dòng xe rất bền, hầu như ít hỏng vặt, phụ tùng, phụ kiện thay thế cũng rất sẵn và rẻ. Nếu mua được chiếc xe đời 2011-2012 còn ngon thì người dùng gần như chỉ việc đổ xăng và chạy mà không mấy khi lo xe nằm đường hay hỏng vặt gì", anh Thắng chia sẻ.

Dù đánh giá cao về mặt vận hành cũng như độ hot của Camry tại thị trường xe cũ, song anh Thắng vẫn cho rằng, khách hàng tìm mua Camry đời này chủ yếu là khách hàng trên 50 tuổi, những người không cần một chiếc xe có quá nhiều công nghệ và ưu tiên "ăn chắc mặc bền" hơn.

W-camry-24g-03-1.jpg
Camry 2.4G khá rộng rãi với kích thước dài x rộng x cao tới 4.806 x 1.806x 1.471 (mm).

Còn theo đánh giá từ thực tế sử dụng của anh Lê Mạnh Linh (ở Long Biên, Hà Nội) - chủ nhân của một chiếc Toyota Camry 2.4G đời 2011, ngoài những ưu điểm dễ nhận thấy như rộng rãi, bền, lành, vận hành ổn định và dễ sửa chữa thì chiếc xe 13 năm tuổi này cũng đã bộc lộ một số "dấu vết" của thời gian.

Đầu tiên, anh Linh cho rằng, Camry 2.4G có khoang nội thất rộng rãi nhưng lại rất đơn điệu. Mẫu xe này thiếu một số công nghệ hỗ trợ lái xe khá phổ thông hiện nay như Cruise Control, lẫy chuyển số trên vô lăng, hỗ trợ khởi hành ngang dốc,... Các bộ phận da, nhựa trên xe sau nhiều năm sử dụng cũng đã bắt đầu xuống cấp và cũ dần theo thời gian. 

Thứ hai, mức tiêu thụ nhiên liệu của khối động cơ 2.4L sử dụng công nghệ cũ là khá cao, trung bình khoảng 10-11 lít/100km đường hỗn hợp, còn với phiên bản 3.5Q thì "sức uống" còn có thể tới 14-15 lít/100km. Ngoài ra, hộp số tự động chỉ có 5 cấp của Camry 2.4G cho cảm giác hơi "hụt hẫng" khi đi đường. Trong khi đó, nhiều mẫu xe cỡ B đã sử dụng hộp số 6 cấp từ lâu.

W-img-2754-1.jpg
Dù được đánh giá cao về vận hành như Camry 2.4G bị nhiều người "chê" nội thất khá đơn điệu, thiếu một số tính hỗ trợ người lái.

Giống như nhận định của anh Thắng, anh Linh cũng cho rằng, xe Camry đời 2011 phù hợp hơn với những người trên dưới 50 tuổi. Do vậy, dù thích và quyết định mua lại một chiếc Camry 2.4G đời 2011 cách đây gần 2 năm nhưng vị giám đốc trẻ 29 tuổi này lại dùng một chiếc xe Hàn Quốc đời mới khác để đi làm hàng ngày. Còn chiếc Camry chủ yếu để ba của anh sử dụng.

Tóm lại, dù có những mặt mạnh và kha khá nhược điểm, tuy nhiên anh Thắng, anh Linh và nhiều chuyên gia am hiểu về xe khác đều đánh giá Camry 2.4G thế hệ thứ 6 vẫn là một mẫu xe rất đáng tham khảo tại thị trường xe đã qua sử dụngở tầm giá trên dưới 350 triệu. 

Hoàng Hiệp

Bạn có đánh giá gì về chiếc xe trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc chia sẻ câu chuyện mua ô tô của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Xe Hyundai SantaFe sau 3 năm giảm 500 triệu, vẫn giá 1 tỷ có đáng mua?

Xe Hyundai SantaFe sau 3 năm giảm 500 triệu, vẫn giá 1 tỷ có đáng mua?

Hyundai SantaFe từng là mẫu SUV hạng D bán chạy nhất thị trường và hiện tại, giá xe cũ đã thấp hơn khoảng 500 triệu sau 3 năm sử dụng xe. Giá trung bình của SantaFe 2021 khoảng 900 - 1 tỷ đồng." alt="Giá xe Toyota Camry 2.4G đời 2011 360 triệu: Rẻ đẹp nhưng kén khách" width="90" height="59"/>

Giá xe Toyota Camry 2.4G đời 2011 360 triệu: Rẻ đẹp nhưng kén khách

Năm 1999, lụt to ở Nông Sơn, Quảng Nam. Nước dâng lên sát thềm nhà, má tôi đóng một chiếc bè chuối để chạy lũ. Trong buổi sáng kinh hoàng đó, chiếc bè của má con tôi bị gió đẩy ra giữa dòng nước lớn. Giữa mênh mông nước, hai má con chống chèo, cố cho chiếc bè tấp vào một mô đất. Với sức phụ nữ và trẻ nhỏ, sau hơn hai tiếng vật lộn với gió và nước, bè mới tấp được vào gần cồn giữa đồng. Tuy nhiên, chưa kịp neo bè, một cơn gió lớn ập tới khiến tôi và má lộn nhào xuống. Chiếc bè chòng chành, sau vài phút lặn ngụp, tôi ngoi lên được và dùng hết sức bình sinh kéo má lên khi bà đã uống kha khá nước. Má con tôi chết hụt, ngoại tôi bảo chưa tới số.

Năm nào tới mùa bão lũ, khi con nước kéo về khắp miền Trung, phá rừng - là nhân tai - lại được nhắc đến như một nguyên nhân, kết hợp cùng thiên tai, khiến thảm họa càng thêm lớn.

Rừng có giá trị kinh tế lớn, là nơi phục vụ nhiều nhu cầu của con người. Khai thác gỗ là ngành nghề đã có từ nghìn xưa, nhưng khai thác không đi cùng với bảo tồn sẽ dẫn tới nguy cơ tận diệt rừng, gây ảnh hưởng nhãn tiền tới môi trường. Nhận thức được vấn đề này, nhiều quốc gia bảo vệ rừng không chỉ bằng luật, mà bằng sự hình thành văn hóa ứng xử với rừng, với cây.

Một trong những cách ấy chính là "quy y cho cây".

Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với cụm từ này là khi xử lý một bản tin cho tờ báo Phật giáo, trong vai trò biên tập viên.

Quy y là nghi lễ của nhà Phật dành cho thiện nam tín nữ hiểu giáo lý, muốn chính thức trở thành Phật tử. Qua buổi lễ, người đó được đặt pháp danh và trở thành người con Phật được công nhận, danh chính ngôn thuận. Còn cây, làm sao quy y, cây đâu có phát nguyện trở thành đệ tử Phật môn?

Tôi thắc mắc ngay với đồng nghiệp và chúng tôi lập tức tìm cách để hiểu rõ. Thông qua nguồn tin từ tờ The Buddhist Door, chúng tôi được biết sư Phrakru Pitak Nanthakthun, trụ trì chùa Arunyawas ở Đông bắc Thái Lan là người thực hiện nghi thức quy y cho cây trong ba thập kỷ qua, nhằm giảm thiểu và đi đến chấm dứt nạn phá rừng.

Để thực hiện nghi thức, các vị sư và dân làng cột các dải y màu cam quanh cây thuộc các khu rừng trong vùng. Người dân ở đất nước Phật giáo này được khuyến khích tôn trọng các cây đã được quy y như khi họ nhìn thấy dải y thiêng liêng của một vị sư. Tác giả Susan M. Darlington trong một bài báo năm 1998 đã chia sẻ, với phong trào sinh thái Phật giáo tại Thái Lan, Phật tử cũng tham gia hành động để bảo vệ môi trường. "Tôn giáo trở nên thiết thực như các hướng dẫn đạo đức trong bảo vệ sinh thái", Susan M. Darlington viết.

Mô hình này của các nhà sư đất nước Chùa Vàng đã lan tỏa đến các nước khác như Lào, Myanmar và Sri Lanka. Và những người tiên phong tin tưởng rằng đây chính là hành động hiệu quả, có tác động lớn đến việc bảo vệ môi trường. "Nếu mỗi người trên toàn thế giới này đều chung tay cứu rừng, con người có thể cùng nhau khắc phục sự nóng lên toàn cầu, giải quyết được nạn đói và thiếu thực phẩm ở nhiều nơi", sư Phrakru Pitak Nanthakthun hy vọng.

Từ câu chuyện quy y cho cây ở các nước Phật giáo trong khu vực Đông Nam Á, tôi nghĩ tới Bhutan, quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ở đây, quốc vương Khesar Namgyel Wangchuck năm 2016 đã trồng 108.000 cây xanh để đón mừng sự ra đời của hoàng tử - để lại nhiều ấn tượng đẹp, lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng thế giới thông điệp về sự thân thiện, tôn trọng, bảo vệ và sống nhu hòa với thiên nhiên, môi trường. Trước đó, năm 2015, 100 người Bhutan đã tự nguyện tham gia thiết lập kỷ lục Guinness thế giới bằng cách trồng 49.672 cây xanh trong một giờ đồng hồ.

Gắn với thiên nhiên, trở về với rừng cây xanh mướt hoặc đi giữa thành phố mà có một bóng cây, hàng me xanh mát, lòng ta sẽ bình an, nhẹ nhõm hơn. Cây xanh chính là những "thiên thần", mỗi ngày làm công việc thanh lọc không khí, cản gió, che nắng, cung cấp những nguồn lợi lâm sản quý.

Ám ảnh với lần chết hụt hơn hai mươi năm trước, tôi luôn tận dụng mọi cơ hội để làm gì đó, mà tôi biết sẽ góp phần giúp thiên nhiên dịu lại, bớt hung dữ đi.

Tháng 8 vừa qua, tôi có duyên được tham gia một sự kiện trồng 200 cây chiên đàn của một nhóm thiện nguyện do một nhà sư trẻ đứng đầu. Tôi cùng 30 tình nguyện viên khác về khu vườn của một ngôi tịnh thất ở Đồng Nai để trồng cây.

Nhìn khu vườn trống, được phủ dần màu xanh bởi hàng cây chiên đàn khẳng khiu mới trồng, tôi tự hỏi: cây, rừng cần phải làm giàu thêm với tốc độ như thế nào mới cân bằng lại được quá trình bê tông hóa không ngừng nghỉ hiện nay?

Lưu Đình Long

" alt="Quy y cho cây" width="90" height="59"/>

Quy y cho cây