
.jpg) |
Nhiều web drama, phim ca nhạc hiện nay có hình ảnh giang hồ xăm trổ, bạo lực. |
Nhưng nghịch lý là ở chỗ, chính giới showbiz trên YouTube với webdrama, phim ca nhạc cũng đang tràn ngập hình ảnh bạo lực, giang hồ, cave, xăm trổ. Chất lượng, nội dung và sự đầu tư tuy vượt xa giới giang hồ mạng, nhưng mục đích kiếm tiền nhanh là không thể phủ nhận, nhất là trong môi trường đang được cho là dung dưỡng cho bạo lực như YouTube.
Web drama tràn ngập hình ảnh giang hồ, cave, bạo lực
Thời gian gần đây, web drama (phim trực tuyến) bùng nổ trên YouTube. Không được xem là sản phẩm chính thống, nhưng loại hình này lại "làm mưa làm gió" trên thị trường và thực sự là một "mỏ views".
Web drama thu hút sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, nội dung phim tương đối đa dạng từ cung đấu đến tình yêu. Nhưng số lượng áp đảo hơn cả là những phim có yếu tố giang hồ, bạo lực.
Đầu tiên phải kể đến là Thập Tam Muội của Thu Trang - Tiến Luật với nhiều tập liên tiếp phát hành vào năm 2018. Phim tập trung khai thác những câu chuyện của thế giới ngầm cùng cuộc chiến không hồi kết của các bậc đàn anh, đàn chị trong xã đoàn.
Tuy có lồng ghép yếu tố hài nhưng vì là theo đuổi chủ đề "xã hội đen", phim có nhiều cảnh đánh đấm, bạo lực. Xét về thông điệp, phim khai thác góc tối của thế giới ngầm từ mại dâm đến kinh doanh quán bar. Nhưng nhìn chung, thông điệp này bị cho là hời hợt. Dù vậy, phim có lượt xem "khủng" trên YouTube, tập 1 của web drama này thu hút tới 41 triệu lượt xem.
Thành công của Thu Trang góp phần khiến xu hướng làm web drama giang hồ bùng nổ. Ngay sauThập Tam Muội là phimVi Cá tiền truyện, một sản phẩm của Quách Ngọc Tuyên với mạch truyện diễn ra trước khi câu chuyện trongThập Tam Muội bắt đầu.
 |
Nhiều phim sử dụng luôn chữ "giang hồ" cho tên phim. |
Sau đó không lâu, Việt Hương cũng tham gia cơn bão web drama với một phim về đề tài giang hồ, thế giới ngầm là Chết thì chịu.Việt Hương đóng làm “bà trùm”. Phim chủ yếu nhấn vào hài, cảnh bạo lực không nhiều như phim Thập Tam Muội nhưng cũng lắm "thanh niên" xăm trổ, gân guốc.
Không chỉ dừng ở năm 2018, đến năm 2019, phim về đề tài giang hồ trên YouTube vẫn tiếp tục bùng nổ. Cuộc đua web drama có thêm cái tên mới là Nam Thư.
Nam Thư vốn làm phim cổ trang, nay chuyển sang hướng bạo lực, giang hồ với phim Thập Tứ cô nương. Thập Tứ cô nương đã ra được 3 tập, và cũng thường xuyên xuất hiện trong top trending của YouTube.
Như một hình thức bắt "trend", Nam Thư thậm chí ghi luôn trên nhan đề phim là "phim giang hồ", không một chút né tránh. Sản phẩm có sự tham gia của nhiều gương mặt nổi tiếng nhưng phần đa vào vai giang hồ xăm trổ, anh chị. Bản thân nữ nghệ sĩ cũng đóng chị đại xuất thân làng chơi.
Thập Tứ cô nươngvẫn đang tiếp tục sản xuất những phần tiếp theo. Trong khi đó, Thu Trang - Tiến Luật đã ra mắt bản điện ảnh được cho là phần kết của Thập Tam Muội với tên gọi Chị mười ba.
Mới đây, đạo diễn Mr. Tô thông báo trên trang cá nhân là anh sẽ bắt tay vào sản xuất Giang hồ Chợ Mới tiền truyện trong thời gian tới. Nội dung được cho là câu chuyện trước thời điểm của Giang hồ Chợ Mới.Cơn sốt web drama bạo lực, giang hồ vẻ như vẫn chưa thể dừng lại.
 |
Thu Trang trở nên nổi tiếng hơn nhờ Thập Tam Muội - phim về đề tài giang hồ, xã hội đen. |
Ca nhạc cũng phải gắn với giang hồ, đánh đấm
Không chỉ phim trực tuyến của giới diễn viên, phim ca nhạc của nhiều ca sĩ trên YouTube cũng xây dựng nội dung giang hồ, bạo lực, đánh đấm. Những cái tên có thể kể đến là Ông trùm - Dẹp loạn giang hồ(Ưng Hoàng Phúc), Người trong giang hồ(Lâm Chấn Khang), Thiếu niên ra giang hồ(Hồ Quang Hiếu),...
Trong đó, Người trong giang hồphần 6 thậm chí lọt danh sách 10 video nổi bật nhất thế giới, được YouTube Rewind công bố ngày 6/12/2018. Dù nội dung của phim ca nhạc bị nhiều người đánh giá là nhảm, rẻ tiền, vô bổ, nhạc chợ nhưng sản phẩm vẫn có lượt xem "khủng".
Ông trùm - Dẹp loạn giang hồ của Ưng Hoàng Phúc cũng tương tự. Thời lượng một tập phim tương đương với các web drama khác. Phim ca nhạc này được chia làm nhiều tập. Nam ca sĩ thể hiện ca khúc trong sản phẩm, nhưng âm nhạc không đóng vai trò quan trọng nhất, thay vào đó là câu chuyện giang hồ, đánh đấm.
Sản phẩm được giới thiệu là ẩn chứa nhiều thông điệp về tình nghĩa anh em, con người, tuy nhiên không khó để nhận ra tính thông điệp mông lung, trong khi những hình ảnh bạo lực lấn át. Phim đầu tư lớn về hình ảnh, diễn xuất, dàn dựng nhưng âm nhạc lại dừng ở mức trung bình.
Trường hợp của Hồ Quang Hiếu cũng không nhiều khác biệt. Thiếu niên ra giang hồ có 3 phần được giới thiệu là phim ca nhạc, âm nhạc được lồng ghép với câu chuyện về một giang hồ phạm tội.
 |
Người trong giang hồphần 6 của Lâm Chấn Khang thậm chí lọt danh sách 10 video nổi bật nhất thế giới, được YouTube Rewind công bố ngày 6/12/2018. |
So với các phim ca nhạc khác, sản phẩm của Hồ Quang Hiếu ít cảnh bạo lực hơn, chú trọng câu chuyện hơn. Nhưng cũng không thể coi đây là một sản phẩm nghệ thuật chất lượng.
Rõ ràng, ngoài xu hướng làm phim ca nhạc drama, tình tay ba, tay tư, một mảng nội dung khác liên quan đến chủ đề giang hồ cũng đang được nhiều ca sĩ ưa chuộng. Thông thường đó là những "ngôi sao nhạc chợ", lượng fan không hề nhỏ.
Nhìn chung, âm nhạc ở các sản phẩm này không được đánh giá cao. Ca từ dễ nghe, na ná nhiều ca khúc khác. Dù mang danh nghĩa phim ca nhạc hàng triệu lượt xem, đôi khi bài hát trong phim không thể thành hit, không thể gây bão.
Thay vào đó, phim chủ yếu thu hút người xem vì câu chuyện chân dung của một giang hồ nào đó. Thông điệp, ý nghĩa không phải không khó, song nhìn chung gượng ép, mơ hồ và thiếu thuyết phục.
Đáng nói là phần lớn phim ca nhạc về chủ đề này đều có chữ "giang hồ" trong tên phim, như một từ khóa thu hút sự chú ý của công chúng.
Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng hơn, nhiều fan hơn, thậm chí giàu có hơn nhờ những web drama, phim ca nhạc giang hồ. Nhưng, là khán giả đại chúng hiện nay chỉ thích sản phẩm giang hồ, bạo lực hay chính giới nghệ sĩ đang lạm dụng những hình ảnh kiểu này để câu views và kiếm tiền nhanh, không cần quan tâm đến chất lượng nghệ thuật? Thắc mắc này có lẽ đã đến lúc cần giải mã.
" alt="Không chỉ Khá Bảnh, showbiz ở YouTube cũng ngập tràn giang hồ xăm trổ"/>
Không chỉ Khá Bảnh, showbiz ở YouTube cũng ngập tràn giang hồ xăm trổ

Cảnh chật chội trên một toa tàu thường ở Trung Quốc. Chỉ có những người không có tiền, hoặc không được mua vé tàu cao tốc mới chọn đi tàu thường. Ảnh: APTên của Kong đã được lưu trong cơ sở dữ liệu, có thể truy cập công khai trên trang web của Tòa án tối cao Trung Quốc. Những người như Kong sẽ không được sử dụng các dịch vụ “cao cấp”, như mua vé máy bay hay tàu cao tốc. Ông bị điểm tín nhiệm thấp do không trả nợ đúng hạn.
Cuộc sống của những người được liệt vào danh sách đen, còn được gọi là “lão lai” giống như ở ngoài rìa xã hội. Ngoài phương tiện di chuyển, họ còn không thể thuê nhà dưới tên của mình, bị người thân và đối tác từ mặt, lảng tránh. Tại một số tỉnh, công ty viễn thông còn có nhạc chuông dành riêng cho những người này, để người gọi khi nghe nhạc biết ngay mình đang nói chuyện với một “lão lai”.
“Sống như thế này còn tệ hơn vào tù, ít ra vào tù tôi còn biết lúc nào mình được ra. Vào danh sách lão lai đồng nghĩa tôi sẽ không bao giờ được buông tha trừ khi trả hết nợ. Tên của tôi sẽ luôn luôn nằm trong danh sách đó”, Kong trả lời trên SCMP.
 |
Công nghệ nhận diện khuôn mặt được áp dụng rộng rãi tại Trung Quốc cho thanh toán, cung cấp dịch vụ và cả nhận biết người có điểm tín nhiệm xã hội thấp |
Có rất nhiều dấu hiệu khiến cho một “lão lai” bị khinh thường. Đối tác của Kong từng biết được điều này khi ra đón ông ở bến tàu. Ở Trung Quốc, chỉ những người không có tiền mới chọn đi tàu thường thay vì tàu cao tốc.
Để xóa nợ, Kong cần phải làm ăn tốt, nhưng làm ăn khi nằm trong danh sách đen lại không hề dễ dàng. Nhiều đối tác và khách hàng bỏ đi khi biết ông nằm trong danh sách đen. Kong hiện giờ chỉ đủ sống với chi phí khoảng 500 tệ, tức hơn 1 triệu/tháng khi thuê nhà ở ngoại ô Bắc Kinh.
Những chủ nợ của ông thì không hề có chút thông cảm nào. Họ cho rằng ông cần làm mọi cách để trả hết nợ. Nếu có tiền mua vé máy bay, tốt nhất ông nên trả nợ cho họ.
 |
Tháng 1/2019, WeChat bổ sung tính năng cảnh báo người dùng khi có “lão lai” ở xung quanh. Ảnh: China Daily |
Theo số liệu chính thức từ Trung Quốc, những người có điểm tín nhiệm thấp đã bị từ chối di chuyển 17,5 triệu lần trên các chuyến bay, và 5,5 triệu lần trên tàu cao tốc từ đầu năm 2018.
Hệ thống điểm tín nhiệm xã hội bắt đầu được giới thiệu năm 2013. Tới năm 2014, Quốc vụ viện Trung Quốc đưa ra kế hoạch ứng dụng điểm xã hội hoàn thiện vào năm 2020 nhằm buộc mọi người dân phải tuân thủ các quy tắc xã hội. Nói cách khác, làm điều sai trái thì phải chịu phạt, còn làm điều tốt đẹp sẽ được hưởng lợi.
Năm 2015, sau khi nhà xuất bản của ông đóng cửa, Kong phá sản và không thể trả khoản nợ 1,6 triệu tệ (khoảng 5,5 tỷ đồng). Những chủ nợ của ông cho rằng ngay từ đầu Kong đã có dấu hiệu lừa đảo, giả chứng từ sổ sách và vẽ thêm nhiều chi phí không có thực. Kong thì cho rằng mình vẫn luôn làm ăn minh bạch.
Điều mỉa mai là Kong vẫn ủng hộ một hệ thống đánh giá xã hội, dù ông cho rằng nên tính đến các yếu tố khác ngoài kinh tế hay tài chính. Ông đánh giá cáo các hoạt động như làm tình nguyện hoặc hiến máu.
“Chừng nào chưa trả xong nợ, tôi vẫn còn được coi là mối nguy cho xã hội. Tôi vẫn sẽ chịu đừng và chấp nhận tất cả. Một ngày nào đó, khi tôi trả hết nợ, tôi chỉ mong mọi người sẽ nhìn vào tôi và nói ‘ông ta cũng không tệ’”, Kong chia sẻ.
Theo Zing/SCMP

Trung Quốc trên đà 'qua mặt' Mỹ trong phát triển AI
Viện Trí tuệ nhân tạo Allen công bố báo cáo nhận định rằng Trung Quốc có thể "qua mặt" Mỹ trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) do nước này đang tăng đầu tư nghiên cứu các công nghệ then chốt.
" alt="Nằm trong 'danh sách đen', 13 triệu người TQ sống khổ hơn đi tù"/>
Nằm trong 'danh sách đen', 13 triệu người TQ sống khổ hơn đi tù