Nhận định, soi kèo Le Havre vs Nantes, 22h15 ngày 30/3: Nỗ lực trụ hạng
(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Nhận định, soi kèo Slavia Sofia vs Septemvri Sofia, 22h45 ngày 1/4: Hướng tới top 8
Anh Nguyễn Văn Doanh, chú ruột của nữ sinh bật khóc bên những chiếc áo bị rách toạc và bôi bẩn sau những vụ đánh của nhóm bạn. Ảnh: Thanh Hùng Theo bản tường trình của một trong năm học sinh tên Tr, khoảng 9h ngày 22/3, lúc ra chơi, Y. cầm mũ ca nô xuống cho 2 bạn khác, nhưng đưa xuống muộn.
Sau đó khi lên lớp, thấy một bạn đang nghịch bút hết mực, chấm vào áo của Y., Tr. cũng liền chạy ra đổ mực xuống bàn rồi lấy tay áo Y. ra lau. Việc này được cho là để "trả thù" việc đưa mũ cho bạn muộn của Y.
Lời khai này cũng cho thấy từ lâu Y. là người nghe lệnh của nhóm bạn này.
Lúc về 11h45, Tr. tiếp tục bôi mực vào bạn Y. và một bạn khác giữ. Đến chiều, sau khi học xong khoảng 4h45, một bạn giả vở chờ Y. về để các bạn trong lớp về hết. Sau đó nhóm này gọi Y, quay lại lớp để "hành xử".
Bản tường trình của nữ sinh nêu rõ tên từng bạn đã đánh và thực hiện lột đồ trên người Y. như thế nào. Trong đó Tr. cũng trình bày mình có đánh, tát và đạp Y. mấy cái và một bạn khác quay. Trong lớp lúc đó có 3 học sinh khác đứng xem nhưng không can.
Tr. thú nhận chính mình đã gửi đoạn clip cho bạn cũ ở nước ngoài nhưng sau đó gỡ và xóa luôn.
Chiếc áo trắng của Y. bị nhóm nữ sinh lấy lau mực khi đi học. Ảnh: Thanh Hùng. Nữ sinh khác trong nhóm thì khai lý do của trận đánh là “bạn Y. quên không mang mũ cano xuống cho Tr. khiến bạn Tr. bị ghi vào sổ trực ban và sổ cờ đỏ. Bởi vậy, Tr. đã ở lại đánh và em a dua đánh theo”.
Lý do của lần đánh sau ngày 22/6 là “em nhờ bạn Y. cầm mũ cano xuống cho em, xong ra ngoài bạn chửi em”.
Còn một nữ sinh khác thì thì thừa nhận đây là lần thứ hai đánh bạn Y.
Lý do lần 1 được đưa ra là: “Trong giờ học môn Tiếng Anh buổi chiều, em nhờ bạn cho xem cùng sách nhưng bạn không cho”.
Còn lý do lần đánh thứ 2 là: “Chiều ngày 22/3 em hùa theo các bạn”
Nữ sinh khác nữa trong nhóm cũng thú nhận đây là lần thứ hai đánh Y, trong đó khai nhận mình là người giữ Y. để Tr. bôi mực vào bạn.
Gia cảnh nữ sinh bị nhóm bạn lột đồ. Trước đó như VietNamNet đã đưa tin, nhóm 5 nữ sinh này đã bị hội đồng kỷ luật nhà trường đưa ra hình phạt buộc thôi học trong 5 ngày.
Hiệu trưởng Trường THCS Phù Ủng bị đình chỉ công tác trong vòng 15 ngày để tự kiểm điểm, xem xét trách nhiệm quản lý nhà trường. Cùng đó, cô giáo chủ nhiệm lớp cũng bị đình chỉ công tác chủ nhiệm; trường đã bố trí giáo viên khác thay thế cho đến hết năm học.
Cô giáo chủ nhiệm lớp cho biết, trong số 5 học sinh đánh bạn, có 2 em chuyển từ nơi khác đến và 2 em chuyển từ lớp khác sang.
Nói chuyện với phóng viên, nữ sinh bị bạn đánh kể rằng: Có lần, cô bắt lớp viết bản cam kết và ra hạn đến thứ Hai là phải nộp. Em đã viết bản cam kết của mình và nộp đúng hạn. Đến ngày thứ Tư, tức là đã quá hạn, cô giáo yêu cầu những bạn nào chưa nộp thì đứng lên để buổi chiều cô báo với phụ huynh. Hôm đó, khi đi học về, một bạn trong lớp tức quá đánh em một trận. Bạn này bị đúp 2 năm, đáng lẽ ra năm nay đã là lớp 11, về lớp làm “trùm”. Hồi học kỳ 1 thì bạn ấy cũng đã đánh nữ sinh Y. một trận.
Ngày 30/3, cơ quan công an và lực lượng chức năng tỉnh Hưng Yên vẫn đang điều tra vụ việc liên quan đến nữ sinh lớp 9A trường THCS Phù Ủng (huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên), bị nhóm 5 người đánh hội đồng và lột đồ ngay tại lớp học.
Tại sao cái ác len lỏi đến mọi ngóc nghách thế này ? bản thân mỗi người lớn , những phụ huynh cũng phải nhìn lại mình . Có quá nhiều gương xấu từ những người phụ huynh , từ thầy cô và từ những người lãnh đạo - tất cả đều là người lớn quý vị ạ" - Độc giả Nguyễn Văn Đông
Xét thấy gia cảnh em quá khó khăn, thông qua VietNamNet, Trường THCS và THPT Lômônôxốp (Hà Nội) muốn hỗ trợ 20 triệu để gia đình thêm chi phí điều trị, chăm sóc cho em ở bệnh viện.
Thanh Hùng - Nam Thương
Mọi sự hỗ trợ với gia đình nữ sinh xin liên hệ
1. Gửi trực tiếp
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.065 (cháu Y. ở Hưng Yên)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,VietnamChú ruột nữ sinh Hưng Yên: "Tôi không cầm được nước mắt khi xem cháu bị lột quần áo"
Người chú của nữ sinh Hưng Yên không kìm được nước mắt khi xem clip cháu gái bị nhóm bạn lột quần áo, đánh hội đồng.
" alt="Nhóm nữ sinh lột quần áo, đánh bạn tường trình ra sao?" />Cuối ngày 14/3 vừa qua, chị Bình nhận được thông báo từ hiệu trưởng về việc chị là một trong số những giáo viên hợp đồng phải tham gia vào kỳ thi tuyển viên chức của thành phố. Chị tức tốc báo tin này cho đồng nghiệp – cô giáo Vân – cũng là người có thâm niên 21 năm công tác tại Trường THCS Thanh Xuân, mà không kìm được nước mắt...
Gia đình chị Nguyễn Thanh Bình nhiều đời sống tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Học hết lớp 12, chị chọn thi vào ba trường sư phạm. Vốn là người sáng dạ, chị thi đỗ cả ba. Rồi chị quyết định chọn học tại khoa Ngữ Văn, Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội. Biết cảnh gia đình nghèo khó, cô sinh viên quyết tâm phải dành học bổng nhiều kỳ.
Tốt nghiệp ra trường, mang trong mình niềm phơi phới tin yêu, chị Bình chọn trở về để cống hiến trên mảnh đất quê hương, mặc cho nhiều bạn bè khuyên nên ở lại thành phố làm việc.
Tháng 9/1998, cô gái trẻ được UBND huyện Sóc Sơn nhận ký hợp đồng lao động và phân công về giảng dạy tại Trường THCS Thanh Xuân. Tính đến nay, cô giáo Bình đã có 21 năm gắn bó với ngành giáo dục huyện nhà.
“Nếu thi không đỗ hoặc không thi tuyển viên chức thì sẽ cắt hợp đồng. Chúng tôi nhận sai vì trước đây đã không cắt hợp đồng với các đồng chí”, ông Lê Hữu Mạnh – Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn nói như vậy với 256 giáo viên hợp đồng trong toàn huyện vào ngày 22/3.
Niềm hi vọng để bấu víu của chị Bình và nhiều thầy cô giáo khác cuối cùng cũng bị sụp đổ.
Chiều 26/3, hơn 100 thầy cô giáo tại huyện Sóc Sơn ngồi cạnh nhau tại căn nhà của cô giáo Đào Thu Hằng, giáo viên trường THCS Minh Phú. Nhiều ngày nay, các thầy cô không còn tâm trạng dạy vì quyết định phải tham gia thi tuyển vào công chức nếu muốn trụ với nghề. Những ngày gần đây, chị Bình không còn động lực để đứng lớp nữa. Nghĩ đến học trò, nước mắt chị lại không ngừng rơi. 256 thầy cô không ai có ý định nộp đơn thi tuyển.
“Kỳ thi này có thể là tin vui với các cháu sinh viên mới ra trường nhưng lại là một “thảm kịch” với chúng tôi. Những năm 90, thế hệ chúng tôi chỉ được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, còn ngoại ngữ lại không được dạy trong trường THPT. Sau này học đại học, chúng tôi được đào tạo tiếng Nga – Pháp chứ không phải tiếng Anh.
Bởi vậy, nếu chúng tôi thi viên chức cùng các cháu sinh viên mới tốt nghiệp ra trường sẽ là một cuộc chạy đua không cân sức giữa hai thế hệ. Cái chúng tôi có là sự say mê, tâm huyết, kinh nghiệm nhưng lại không thể mang ra để hoàn thành yêu cầu của cuộc thi”, cô giáo Lê Thị Thu Nguyệt, giáo viên Trường THCS Minh Phú giải thích.
Kỳ thi tuyển viên chức sắp tới được các cô cho là cuộc đua không cân sức với lứa sinh viên mới ra trường Cả cô Bình, cô Nguyệt và hơn 250 thầy cô giáo khác từng rất “yên phận” cống hiến vì họ tin rằng, những thành tích đạt được sẽ là điểm số chứng thực năng lực bản thân thay vì bài thi sát hạch kéo dài 3 tiếng đồng hồ.
Nhiều đơn “kêu cứu” đã được gửi tới các cơ quan chức năng nhưng chưa được xem xét. UBND huyện cũng khẳng định đã nỗ lực có văn bản đề xuất gửi UBND thành phố về việc xét tuyển đặc cách đối với giáo viên dạy hợp đồng từ 5 năm trở lên.
Nhưng đến ngày 14/3, văn bản số 667/TB-UBND thông báo, các giáo viên hợp đồng vẫn phải đăng ký để dự thi tuyển viên chức. Điều đó có nghĩa, nhiều giáo viên trên dưới tuổi 50, thậm chí chỉ còn 2 năm nữa nghỉ hưu, cũng sẽ phải bước vào cuộc thi đầy khốc liệt này.
Nhiều cô giáo đã bật khóc, có người lặng lẽ lau nước mắt Cũng trong thời gian này, cô giáo Dương Thị Minh Thanh đang phải đối mặt với căn bệnh tim tái phát. Căn bệnh này khiến cô luôn cảm thấy đau tức mỗi khi xúc động. Là giáo viên công tác tại Trường THCS Hiền Ninh đã 24 năm, nhưng cô không được hưởng phụ cấp thâm niên như nhiều đồng nghiệp khác.
Để duy trì việc sinh hoạt và chăm lo cho hai đứa con đang tuổi đi học, cô chấp nhận làm thêm nhiều nghề sau mỗi giờ dạy.
“Ký hợp đồng từ năm 1995, tôi chưa một lần vi phạm điều gì cả. Điều này khiến chúng tôi không thể không chạnh lòng, không thể không tủi thân”, cô nghẹn lời.
Nhiều đơn “kêu cứu” đã được gửi tới các cơ quan chức năng Vốn là con lai Campuchia, cô Thanh quyết ở lại mảnh đất Sóc Sơn gắn bó với nghề giáo. Cô cho biết, trong 24 năm giảng dạy, chỉ có duy nhất một lần huyện có đợt thi tuyển công chức. Tuy nhiên đợt đó do chưa kịp đổi quốc tịch, cô đã bị bỏ lỡ.
Từ đó đến nay, ở huyện chưa tổ chức thêm đợt thi tuyển công chức nào ở bộ môn Ngữ văn. Mặt khác, do được ký hợp đồng và nâng lương thường xuyên nên cô không để ý.
Chữ ký của cô hiện cũng có trong danh sách 228 chữ ký tại lá đơn kêu cứu gửi đến các cơ quan chức năng. Cô cho rằng bản thân chịu khổ cũng được, nhưng còn hai đứa trẻ cần phải được đi học.
“Ở cái tuổi đầu hai thứ tóc không còn biết bấu víu vào đâu, chúng tôi cũng không còn cơ hội để làm lại cuộc đời nữa”.
Cô giáo 53 tuổi bật khóc khi được hỏi. Ở tuổi ngoài 50, nếu không thi đỗ, cô lo sẽ không có nơi nào nhận cô nữa. Cô Lê Thị Thu Nguyệt, giáo viên môn Ngữ văn Trường THCS Minh Phú cho biết, sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, cô đi theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước về cống hiến sức trẻ và tuổi thanh xuân của mình cho nền giáo dục huyện Sóc Sơn.Nhiều cô giáo đều khẳng định, trong suốt thời gian qua, không có bất kỳ một kỳ thi tuyển công chức nào cho giáo viên Ngữ văn. Do vậy, dù rất muốn nhưng giáo viên không có cơ hội nào khác.
“Những năm 2000, Minh Phú là một xã nghèo của huyên với tỉ lệ học sinh thất học chiếm nhiều nhất trên địa bàn huyện. Vì vậy các đồng chí lãnh đạo địa phương chào đón chúng tôi như “những người hùng”, động viên chúng tôi gắn bó công tác lâu dài với những chính sách ưu đãi, hỗ trợ cấp đất cho giáo viên ngoại tỉnh để chúng tôi gắn bó với sự nghiệp giáo dục huyện.
Kể từ đó đến nay đã 26 năm, tôi chưa một lần được thi viên chức vì trước kia, có một lần tổ chức, điều kiện là phải có hộ khẩu Hà Nội. Bởi vậy, sau 26 năm, tôi vẫn “treo giò” với cái tên Hợp đồng huyện” – cô Nguyệt tâm tư.
Nhận được quyết định thi viên chức của huyện với 256 giáo viên là một “thảm kịch” Nhận được quyết định thi viên chức của huyện năm nay, theo cô Nguyệt, với 256 giáo viên trong đó có cô, là một “thảm kịch”.
“Chúng tôi vô cùng hoang mang và lo lắng. Nếu còn trẻ, chúng tôi sẽ sẵn sàng dự thi. Nhưng giờ chúng tôi đã ở độ tuổi 40, 50, như vậy sẽ rất thiệt thòi. Chúng tôi chỉ mong một điều duy nhất là các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện xét đặc cách cho chúng tôi vào viên chức giáo dục thay vì thi tuyển như giáo viên tự do”, các giáo viên bày tỏ nguyện vọng.
Thúy Nga – Thanh Hùng
Vụ hơn 250 giáo viên kêu cứu: "Yêu cầu tiếng Anh, tin học của thi viên chức còn thấp hơn thi nâng ngạch"
Đại diện Nội vụ Sóc Sơn cho biết đã có đề xuất phương án nếu giáo viên hợp đồng trượt viên chức, nhưng chưa thể tiết lộ giải pháp.
" alt="Hơn 250 giáo viên Sóc Sơn bàng hoàng trước nguy cơ mất việc" />Đó là Hệ sinh thái thương mại tài chính số Viettel Money, Trung tâm giám sát, điều hành thông minh IOC, Trung tâm giám sát an ninh mạng SOC, Bộ sản phẩm lõi 5G, Hệ thống tính cước thời gian thực vOCS và Nền tảng bản sao số Viettel Social Digital Twin (VSDT Platform). Trong đó, 3 sản phẩm vOCS - 5G - VSDT hướng tới việc quy hoạch và thiết lập hạ tầng số an toàn và bền vững, còn Viettel Money - SoC - IoC là những giải pháp công nghệ trực tiếp giải các bài toán xây dựng kinh tế số, chính phủ số linh hoạt theo nhu cầu đặc thù của chính quyền và người dân. Tất cả 6 sản phẩm và giải pháp đều có một đặc điểm chung là có khả năng phổ cập và tùy biến theo nhu cầu của người dùng.
Đây là những thành phần quan trọng trong xây dựng xã hội số tại Việt Nam cũng như các thị trường quốc tế khác. Mỗi sản phẩm này đều mang cách tiếp cận độc đáo của Viettel với công nghệ mới, tạo cơ hội lớn để công nghệ số phổ cập tới số đông người dùng.
Thiết kế công nghệ đặt con người làm trung tâm
Viettel Money có thể trở thành ví điện tử, thanh toán số ngay trên điện thoại “cục gạch”. Năm 2021, người dùng điện thoại cơ bản vẫn chiếm 25% tổng số người dùng di động toàn cầu - tương đương với khoảng 1,3 tỷ người - theo nghiên cứu của GSMA. Phần lớn họ sinh sống tại các vùng nông thôn, hẻo lánh, kinh tế chưa phát triển. Cách tiếp cận của Viettel Money là cơ hội độc đáo, nhanh chóng để tài chính số tiến tới các vùng như vậy.
Kiến trúc linh hoạt của IOC hỗ trợ xây dựng chính quyền số từ những nhu cầu cấp bách tại địa phương, trước khi phải đầu tư toàn diện. Với cách tiếp cận mới, chính quyền có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề với chi phí hợp lý, vì đặc thù của kinh tế, địa hình, cư dân của mỗi nơi không giống nhau.
Bộ sản phẩm 5G có tham gia của các công nghệ mở giúp giảm giá thành sản xuất, mang đến khả năng tiếp cận dễ chịu hơn cho nhà đầu tư. Hiểu rõ vấn đề hạ tầng viễn thông liên quan trực tiếp đến an toàn thông tin quốc gia, Viettel không chỉ bán sản phẩm, mà sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ lõi về 5G để đối tác có thể phát triển nhanh.
Trong khi đó, Nền tảng bản sao số (Viettel social digital twin platform) hướng tới nghiên cứu xây dựng bản sao xã hội số giúp hỗ trợ, giám sát, điều hành, quy hoạch đô thị dựa trên dữ liệu.
“Công nghệ từ trái tim nghĩa là phát triển công nghệ xuất phát từ sự đồng cảm, quan tâm, mong muốn mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người, tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai. Đó chính là những điều mà chúng tôi kiên trì theo đuổi nhiều năm” - đại diện của Viettel chia sẻ.
Hướng đến trách nhiệm toàn cầu
Với thông điệp “Technology with heart”, Viettel muốn khẳng định trách nhiệm của mình với cộng đồng, với thế giới thông qua việc sử dụng công nghệ một cách có ý thức, mang lại giá trị và tạo ra ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng và thế giới xung quanh. Trên thế giới, nhiều tập đoàn lớn đã hướng đến tinh thần này.
Microsoft đã tập trung vào việc sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề xã hội, chẳng hạn như việc cung cấp giải pháp tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp cải thiện giáo dục, y tế và phát triển kinh tế.
Google đưa ra mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo cho các hoạt động của mình và cung cấp giải pháp công nghệ để giúp giải quyết các vấn đề xã hội như giáo dục, sức khỏe và phát triển kinh tế.
IBM tập trung vào việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để giải quyết các vấn đề xã hội như chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
Tesla cam kết sử dụng công nghệ để giúp giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường bằng cách sản xuất các sản phẩm ô tô chạy bằng năng lượng tái tạo.
Còn Viettel đặt ra mục tiêu phổ cập công nghệ số, đem đến cho mọi người cơ hội tiếp cận và sử dụng công nghệ. Bởi, Viettel tin rằng công nghệ là phương tiện giúp cải thiện cuộc sống của mọi người và biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn, thúc đẩy phát triển bền vững, hỗ trợ cộng đồng và giúp thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số. Việc tập trung vào việc phổ cập công nghệ số là một điểm khác biệt quan trọng trong cam kết của Viettel.
MWC 2023 là lần đầu tiên công bố chính thức thông điệp “Công nghệ từ trái tim” nhưng trên thực tế, Viettel từng triển khai nhiều dự án lớn cùng với triết lý này trong suốt tiến trình phát triển. Nổi bật nhất là việc cung cấp dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam, thương hiệu này đã tìm ra giải pháp phổ cập một dịch vụ công nghệ đắt đỏ vốn chỉ dành cho người giàu trở thiết yếu với mọi người dân. Khi mở rộng hoạt động kinh doanh tại 10 thị trường quốc tế khác, Viettel vẫn kiên trì thực hiện triết lý này khi “mang những gì tốt đẹp nhất của Viettel đi đầu tư”.
Với công nghệ 5G đang gây sốt trong làng viễn thông, Viettel cũng làm điều rất khác với đa số nhà sản xuất khác trên thị trường. Dù đó là công nghệ hiện đại nhất và đắt đỏ nhưng Viettel vẫn kiên định mục tiêu nhanh chóng đưa dịch vụ này đến với nhiều người dân nhất có thể. Không chỉ bán thiết bị, Viettel sẵn sàng chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm để đối tác có thể làm chủ và triển khai riêng nếu muốn.
Và khi kết hợp với nhiều hãng công nghệ lớn trên thế giới sản xuất thành công thiết bị 5G, Viettel mang sản phẩm tới MWC 2023 để tìm thêm cơ hội hợp tác mới, để có thể thương mại hoá và phổ cập 5G nhanh và mạnh hơn nữa. Thiết bị 5G được đưa tới hội nghị di động lớn nhất thế giới có thể được coi như một sản phẩm điển hình cho triết lý “công nghệ từ trái tim” của Viettel.
“Trách nhiệm lớn đến đâu thì vai trò, vị thế và tầm vóc của chúng ta cũng lớn đến đó. Khi luôn đặt con người làm trung tâm để thiết kế sản phẩm, với những mục tiêu lớn trong việc giải quyết các ‘nỗi đau’ của xã hội, chúng tôi tin tưởng vào việc tạo ra những giải pháp tốt hơn, kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Điều này cũng sẽ giúp Viettel song hành cùng với các tên tuổi lớn trên thế giới” - đại diện của Viettel nhận xét.
Tầm vóc của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào doanh thu và lợi nhuận mà nó còn phụ thuộc vào trách nhiệm mà doanh nghiệp ấy xác lập cho mình. Trách nhiệm càng lớn thì tầm vóc càng lớn. Trách nhiệm toàn cầu thì tầm vóc toàn cầu. Và với “Công nghệ từ trái tim” - phổ cập công nghệ số, Viettel đang xác lập một trách nhiệm toàn cầu cho chính mình.
Minh Ngọc
" alt="Công nghệ từ trái tim" />Nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn và bạn gái Giáng Tiên. - Cơ duyên nào anh chị gặp nhau rồi "về chung một nhà"?
Trước kia, tôi hay nghe nhạc của Cẩm Vân và anh Sơn, nghe vì thích chất nhạc, chứ không hâm mộ tới mức xin chụp ảnh. Một lần tình cờ, tôi và anh cùng tham gia chuyến thiện nguyện xây trường cho trẻ em Việt Nam tại Mỹ.
Ban tổ chức mời anh hát để gây quỹ, anh đến và không nhận cát-sê. Ban tổ chức ngại quá, mời cơm để cảm ơn. Tôi ngồi ăn cùng mâm với anh, nói chuyện và thấy hợp. Trong bữa ăn, tôi cứ nhìn lên lại thấy anh Sơn liếc nhìn, nói chung là có để ý. Sau đó, ban tổ chức muốn xin ảnh của anh làm poster, tôi xung phong làm việc này.
- Ấn tượng đầu tiên của chị về anh thế nào?
Anh Sơn nói chuyện có duyên, hiểu biết, có kiến thức, tôi đặc biệt thích điều này. Sau đó, chúng tôi nói chuyện, nhắn tin qua lại thấy có nhiều điểm hợp. Mọi chuyện diễn ra bình thường, chúng tôi đến với nhau tự nhiên.
Trịnh Nam Sơn và Hà Trần tập luyện cho đêm nhạc 'Chuyện tình' diễn ra vào ngày 7,8/3 tại Nhà hát Lớn. - Khung cảnh lần đầu chị đi nghe anh Sơn hát thế nào?
Có anh ấy ngồi đây, thấy "ghét" tôi không muốn nói (cười). Đến giờ, mỗi khi nghe anh hát, tôi vẫn rất rung động, nhiều người hỏi "đi theo anh ấy nhiều, nghe hát mãi mà không thấy chán à?" nhưng tôi không chán. Nhiều lúc tôi giận mà không dám nghe nhạc của anh, tại nếu nghe xong lại bị xúc động, hết giận mất.
- Sống với nhau hơn 20 năm, chia sẻ trên báo chí, Trịnh Nam Sơn vẫn gọi chị là bạn gái, không xưng hô vợ chồng, chị có buồn lòng?
Đấy là thói quen thôi. Từ lúc quen nhau đến giờ, tôi chỉ gọi là "anh Sơn" chứ không bao giờ gọi "anh", kiểu gì cũng phải kèm tên anh ấy vào.
- Anh chị có dự định tổ chức đám cưới?
Tôi không nghĩ đến chuyện đó, chúng tôi từng mặc áo cô dâu, chú rể, đều có con riêng. Tôi thấy nhiều người yêu nhau lâu, đến khi cưới xong lại không ổn. Hiện tại, chúng tôi không bị ràng buộc, không coi nhau như vợ chồng mà như bạn bè, tình nhân.
Anh ấy hay ôm, hôn và nựng tôi, gọi "cưng ơi". Nhiều khi tôi đang làm, anh lại chạy ra ôm, hôn… thành ra chúng tôi không quan tâm đến việc tổ chức đám cưới. Tôi thấy vậy là đủ.
Ở bên Mỹ, nhiều khi cưới xong phải đổi họ, chúng tôi đang tốt đẹp rồi nên không cần thay đổi nữa. Tôi rất sợ người ta nghĩ tôi "ké" danh phận của anh Sơn nên không muốn như thế.
- Sống với nhau hơn 20 năm mà vẫn ngọt ngào, chị có bí quyết gì?
Với âm nhạc, anh Sơn kỹ tính, nhưng đời thường lại đơn giản, kiểu đãng trí, hay quên, xuề xoà. Tôi lo mọi việc trong nhà, đôi lúc nhắc nhở anh đừng có "đi trên mây". Một năm, anh ấy mất 5-6 cái kính, 7-8 cái mũ là chuyện bình thường, rồi mất ví, mất điện thoại...
Lúc đầu, tôi nghĩ tính anh nghệ sĩ nên thông cảm. Nhưng mãi cứ vậy, tôi không thông cảm được, phải nhắc nhở, cằn nhằn, nên anh cũng đỡ hơn. Giờ một năm anh chỉ còn mất 1-2 cái kính thôi (cười).
Chẳng hạn có cái dao cạo râu, trước lúc đi công tác cả tuần, tôi đã nhắc mà vẫn quên. Tôi biết điều này sẽ xảy ra nên bao giờ cũng "thủ" sẵn một cái. Nếu có vấn đề gì, cãi nhau cũng được, xong lại ngọt ngào chứ không để bụng. Mỗi lần cãi nhau là hiểu nhau hơn.
Chúng tôi có cùng sở thích ăn uống, nhân sinh quan... Chắc hợp nhau nên gắn bó, anh Sơn cũng hay nhường chứ tôi không có bí quyết gì cả.
- Anh Sơn từng chia sẻ, vì chị hiểu biết về âm nhạc nên thi thoảng viết lời bài hát trên nền nhạc của anh. Có khi nào anh chị mâu thuẫn?
Có chứ! Khi cầm phần viết lời của tôi, đầu tiên anh Sơn nói: "Trời ơi từ này, âm này, anh viết nốt cao làm sao người ta hát, em phải viết âm mở, không được viết âm đóng", kiểu vậy. Nhiều lúc anh sửa ca từ, tôi tức lắm vì thích chữ đó quá, nói anh đổi nhạc nhưng anh lại bảo không thể được. Rồi tôi lại phải nhún nhường vì nhạc của anh ấy, mình "ké" thôi, với lại anh góp ý đúng (cười).
Trịnh Nam Sơn kỹ tính trong âm nhạc nhưng ngoài đời lại xuề xoà. - Có bài hát nào anh lấy cảm hứng từ tình yêu của anh chị?
Có một bài tên là Giáng Tiên, nhưng ban đầu không phải viết cho tôi, mà viết cho nhạc cụ, không lời. Tôi nghe thấy thích quá, tự động viết lời, rồi anh ấy thấy hợp nên đặt là Giáng Tiên. Anh bảo đó là "sự tri ân" chứ không chủ đích viết cho tôi (cười).
Anh Sơn có nhiều bản nhạc chưa công bố. Anh sáng tác rất nhiều, có cái chưa kịp viết lời tôi đã "xem trộm" và tự cho lời vào, tôi cứ viết chơi chơi vậy thôi. Để ra một bài hát, anh Sơn rất kỹ, cầu toàn lắm, phải chi việc khác cũng cầu toàn như vậy thì đỡ (cười).
- Trong đêm nhạc Chuyện tình diễn ra ngày 7-8/3 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, chị có lo trang phục biểu diễn cho anh?
Hầu như tôi chuẩn bị hết, nói chung anh rất đơn giản, chỉ cần quần jeans và áo phông là lên sân khấu thôi. Tôi mua gì anh mặc đó chứ không quá chú trọng trang phục biểu diễn.
Trịnh Nam Sơn hát "Con đường màu xanh":
Ảnh: Hoà Nguyễn
Bên nhau 20 năm, nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn và bạn gái không định kết hônGắn bó 20 năm không danh phận, nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn và bạn gái Giáng Tiên hài lòng với điều này." alt="Giáng Tiên: Tôi và Trịnh Nam Sơn từng mặc áo cưới, đều có con riêng" />
em ăn cái này đi, em ăn cái kia đithì con chẳng ra rìa là đúng rồi còn gì. Mẹ ơi! Hình như chú Quân thích mẹ đấy", Happi nói với Hạnh.
Quân mượn rượu để hỏi Hạnh có phải cô định bỏ rơi mình. Hạnh khẳng định cô và Quân còn chưa ở cạnh nhau thì làm gì có chuyện bỏ rơi. "Vậy chúng ta hãy ở bên cạnh nhau đi. Ở bên cạnh nhau và không bao giờ rời xa nhau. Anh chỉ muốn làm vị trí thứ 3 thôi cũng được. Thứ nhất chắc chắn là Happi rồi, thứ 2 là tiền còn anh chỉ có thể là thứ 3 thôi", Quân nói rồi gục đầu vào vai Hạnh.
Ở một diễn biến khác, Khôi (Bình An) dò hỏi Vy (Quỳnh Lương) có còn thích Trung (Quang Trọng) không. Vy trả lời dứt khoát là không và nói chỉ coi Trung như một người bạn. "Nói tóm lại, em với cậu ấy hoàn toàn không có gì. Rõ ràng anh vẫn nghĩ em đòi ly hôn anh để quay về với cậu ấy. Chính mắt anh thấy và Trung thân mật với em trong cửa hàng. Nếu em không thích Trung thì em thích ai? Em nói đang yêu đơn phương ai đấy mà", Khôi nói trong sự vui sướng.
Hạnh đồng ý với đề nghị của Quân? Khôi chinh phục Vy lại từ đầu? Vy có nói ra tình cảm của mình với Khôi? Diễn biến chi tiết tập 24 Đừng làm mẹ cáuphát sóng vào 21h40 tối nay 2/3 trên VTV3.
Nhan Phúc Vinh: Lối sống của tôi không phù hợp với showbizTrong Nhan Phúc Vinh có nhiều mâu thuẫn. Anh không thích và không hợp với showbiz nhưng lại hoạt động trong showbiz. Là diễn viên nhưng anh sợ đám đông, cảm thấy áp lực khi chụp ảnh." alt="Đừng làm mẹ cáu tập 24: Quân tỏ tình với Hạnh xin vị trí thứ 3 sau Happi và tiền" />
Tất cả các hãng đều bị giảm sản lượng smartphone xuất xưởng trong quý 4/2022 so với cùng kỳ. (Nguồn: Counterpoint) Lý giải việc thị trường suy giảm, chuyên gia hãng này nhận định tần suất thay đổi điện thoại của người dùng không còn thường xuyên như trước. Hơn nữa, cuộc chiến Nga - Ukraine, tình trạng lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô cũng khiến mức độ quan tâm với smartphone bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, tình trạng mất việc làm và giá cả chi tiêu tăng vọt ở nhiều ngành nghề và nhiều nơi cũng khiến sản lượng điện thoại bán ra sụt giảm.
Tuy nhiên cần hiểu rằng, thị trường điện thoại thông minh bắt đầu đi xuống kể từ khi đạt đỉnh vào năm 2017 (1,56 tỷ chiếc). Tính từ năm 2018, số lượng điện thoại xuất xưởng giảm đi, tăng nhẹ vào năm 2021 nhưng tiếp tục đà rơi vào năm 2022.
Thị trường smartphone toàn cầu trên thực tế đã suy giảm kể từ năm 2018. (Nguồn: Counterpoint) Mặc dù số lượng điện thoại bán ra bị giảm ở mức hai con số, song doanh thu chỉ giảm khoảng 9%, do các hãng đẩy giá trung bình của smartphone tăng lên.
Tính cả năm 2022, thị trường smartphone đạt doanh thu khoảng 409 tỷ USD, thấp nhất kể từ năm 2017. Trong top 5 hãng hàng đầu, duy nhất Apple tăng trưởng 1% doanh thu so với năm ngoái, tuy nhiên việc này không đủ để chặn đà đi xuống của thị trường.
Apple giữ được doanh thu nhờ khả năng kiểm soát hệ thống sản xuất và sức hút của dòng iPhone 14. Nếu tình hình sản xuất không bị ảnh hưởng, chuyên gia nhận định mức độ tăng trưởng doanh thu của hãng có thể cao hơn.
Trong khi đó, các hãng Trung Quốc như Xiaomi, Vivo, Oppo đều suy giảm xấp xỉ 20% mỗi hãng, do tình trạng giãn cách để đối phó Covid-19 trong nước, kèm với ảnh hưởng kinh tế thế giới nói chung.
Thị trường được dự báo tiếp tục khó khăn ít nhất đến nửa đầu 2023 và có thể tăng trở lại sau đó.
Hé lộ nhóm dự án bí mật của Apple
Exploratory Design Group (XDG) được biết đến là nhóm được giao nhiệm vụ nghiên cứu các công nghệ mới tuyệt mật, nơi tập hợp những bộ óc thông minh và sáng tạo nhất của Apple." alt="Apple không cứu được thị trường smartphone" />
- ·Nhận định, soi kèo Nữ Tigres UANL vs Nữ FC Juarez, 08h06 ngày 31/3: Hang hùm đi dễ khó về
- ·250 giảng viên ĐH giám sát thi THPT quốc gia ở Thanh Hóa
- ·Công bố điểm nguyện vọng 3 vào 9 trường công lập
- ·ChatGPT trở thành “điểm bùng phát” của lĩnh vực AI
- ·Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Leganes, 3h00 ngày 30/3: Nhọc nhằn vượt ải
- ·Sĩ tử miền Trung đội nắng đi thi
- ·Netflix đang thực hiện thủ tục để lập pháp nhân đại diện tại Việt Nam
- ·Đề thi học kỳ 'gài bẫy' học sinh?
- ·Soi kèo góc Cagliari vs Monza, 17h30 ngày 30/3: Lợi thế sân bãi
- ·Chó robot cởi đồ người mẫu đang trình diễn trước mặt khán giả
Tác phẩm dựa trên văn bản đầu vào của Firefly. Ảnh: Adobe Firefly chỉ “nhóm các mô hình AI sinh tạo” của nhà Adobe, trước mắt gồm 2 công cụ. Công cụ đầu tiên có cơ chế hoạt động giống DALL-E và Midjourney, cho phép người dùng tạo hình ảnh bằng các câu lệnh. Công cụ thứ hai tương tự như một ứng dụng WordArt tích hợp AI.
Adobe là tên tuổi trung tâm của hệ sinh thái ứng dụng sáng tạo và trong suốt phần lớn năm qua, hãng đã đứng ngoài cuộc đua cung cấp công cụ mạnh mẽ tạo dựng hình ảnh, video và âm thanh. Do đó, ra mắt Firefly được coi là động thái đáng kể của công ty này.
Hiện tại Firefly mới chỉ được phát hành dưới dạng beta trực tuyến qua website, nhưng dự kiến sẽ được tích hợp sâu vào các ứng dụng sáng tạo đã làm nên thương hiệu của công ty như Photoshop, Illustrator và Premiere.
Công cụ thứ 2 tương tự như Word Art tích hợp AI. Ảnh: Adobe Adobe cũng là một trong số ít các công ty công khai dữ liệu dùng để huấn luyện các mô hình AI. Họ cho hay, các nội dung dùng để “training” cho ứng dụng đều không có bản quyền, hoặc đã được cấp phép hoặc có sẵn trong thư viện Adobe Stock. Do đó, công ty không làm ảnh hưởng tới giới nghệ sỹ và khiến hệ thống này trở nên an toàn hơn.
“Chúng tôi có thể tạo ra các nội dung chất lượng cao chứ không phải lấy cắp ngẫu nhiên một quyền sở hữu trí tuệ nào đó, do mô hình này chưa từng được dạy về tác phẩm có thương hiệu hay nhãn hiệu”, Alexandru Costin, Phó Chủ tịch phụ trách AI tại Adobe khẳng định.
Công ty cũng cho biết họ có kế hoạch trả công cho những nghệ sỹ đã đóng góp dữ liệu. Theo đó, một số “chiến lược đền bù” sẽ được công bố trước khi hệ thống này hết giai đoạn thử nghiệm.
Bước vào cuộc chạy đua AI tạo hình ảnh, Adobe đang cố gắng đơn giản hoá cách sử dụng công cụ AI của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Thay vì cần nhập chuỗi mô tả để hướng dẫn tạo ảnh, người dùng có thể sử dụng các tuỳ chọn tích hợp sẵn thông số cho từng phong cách nghệ thuật, ánh sáng hay tỷ lệ khung hình.
Hai công cụ AI đầu tiên của Firefly đã có sẵn dưới dạng beta từ ngày 21/3. Người dùng không cần đăng ký Creative Cloud để yêu cầu quyền truy cập, tuy nhiên Adobe sẽ giới hạn số lượng người tham gia dùng thử.
Theo TheVerge
Adobe chi 20 tỷ USD thâu tóm nền tảng thiết kế Figma
Ngày 15/9, Adobe cho biết hãng sẽ mua lại công ty phần mềm thiết kế Figma trong một thoả thuận trị giá 20 tỷ USD trả bằng tiền mặt và cổ phiếu." alt="Adobe ra Firefly, bước chân vào cuộc đua AI tạo hình ảnh" />- Dưới đây là đề thi chính thức môn Sinh học kỳ thi THPT quốc gia 2015.Hướng dẫn giải đề môn Địa lý" alt="Đề thi chính thức môn Sinh học" />
Trình Mỹ Duyên trong 'Đừng nói khi yêu'
Trình Mỹ Duyên là gương mặt được quan tâm sau khi Đừng nói khi yêulên sóng một phần do cô là diễn viên mới toanh trên truyền hình, phần vì cô đóng vai em gái của nam chính do Mạnh Trường thủ vai. Linh - nhân vật do Mỹ Duyên đảm nhiệm là tiểu thư nhà giàu ham chơi và thích hưởng thụ. Linh luôn đặt mình ở vị trí hơn người khác và mù quáng bênh bạn thân nên hành động hồ đồ và cư xử hỗn láo với Tú lẫn Ly. So với các diễn viên trong phim, Mỹ Duyên là gương mặt ít nổi tiếng hơn cả khi chưa từng tham gia bất cứ bộ phim truyền hình nào. Tuy vậy, cô sở hữu nhan sắc không kém cạnh bạn cùng tuổi Thùy Anh và Lương Thanh - người đóng vai bạn thân Linh.
Là gương mặt mới trên truyền hình nhưng trước đó, Trình Mỹ Duyên đã được biết đến với vai Kiềutrong phim cùng tên - tác phẩm điện ảnh thất bại nặng nề ngoài phòng vé cách đây 2 năm.
Là diễn viên tay ngang chưa có nhiều cơ hội khẳng định khả năng diễn xuất nhưng Trình Mỹ Duyên là gương mặt quen thuộc trong lĩnh vực sắc đẹp. Cô sở hữu chiều cao khiêm tốn và thân hình mảnh dẻ nhưng lại có gương mặt ưa nhìn và vẻ đẹp mong manh, nữ tính.
Trình Mỹ Duyên từng tham gia The Face, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam... Cô được đánh giá là trẻ hơn tuổi thực. Hy vọng Trình Mỹ Duyên sẽ có đột phá trong diễn xuất ở các tập tới của Đừng nói khi yêu chứ không chỉ đơn thuần là một người đẹp đóng phim.
Ảnh: FBNV
Tình tiết khó hiểu ở phim mới giờ vàng của Mạnh TrườngNhững tình tiết được cho là vô lý trong phim 'Đừng nói khi yêu' khiến khán giả bàn tán dù phim mới lên sóng 9 tập." alt="Nhan sắc cô em gái hỗn láo của Mạnh Trường trong 'Đừng nói khi yêu'" />
- Sáng nay, gần 1580.000 thí sinh thi tại 8 cụm thi do Trường ĐH chủ trì tại cụm thi liên tỉnh TP.HCM làm bài thi môn Toán. Để tránh tắc đường ngay từ sáng sớm lực lượng sinh viên tình nguyện, an ninh trật tự dàn hàng phân luồng, đưa thí sinh đến điểm thi.
- ·Nhận định, soi kèo Central Coast Mariners vs Perth Glory, 11h00 ngày 30/3: Những người khốn khổ
- ·Cuốn sách hay về anh hùng Nguyễn Đức Cảnh
- ·Hành trình khám phá bí ẩn về người tình báo siêu hạng của Việt Nam
- ·Đề thi chính thức môn Địa lý kỳ thi THPT quốc gia
- ·Nhận định, soi kèo Kingston City vs Manningham United Blues, 15h30 ngày 31/3: Thế trận hấp dẫn
- ·Áo dài Việt toả sáng tại xứ sở kim chi
- ·Ca sĩ bị co giật trong lúc biểu diễn, các fan đồng thanh hát thay
- ·Britney Spears ngây ngất vì được bạn trai kém 13 tuổi cầu hôn
- ·Nhận định, soi kèo Sochi vs Yenisey, 23h00 ngày 31/3: Cửa trên thắng thế
- ·Chưa chấm thi xong đã loạn tin có điểm ĐH trên mạng