Nhận định, soi kèo Leganes vs Alaves, 20h00 ngày 15/2: Bứt phá trong cuộc đua trụ hạng
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Muangthong United vs Lion City Sailors, 21h00 ngày 13/2: Tự tin dẫn điểm -
Trước thềm Lễ trao giải mùa 3, cộng đồng khoa học quốc tế nói gì về VinFuture?GS. Antonio Facchetti ấn tượng trước sứ mệnh và những tiêu chí đánh giá minh bạch, không định kiến của Giải thưởng VinFuture. Ảnh: Advanced Science News GS. Kazunari Domen (Đại học Tokyo, Nhật Bản, một trong những “đại thụ” trong lĩnh vực xúc tác nói chung và quang xúc tác nói riêng) cũng đánh giá cao sứ mệnh rõ ràng, độc đáo của Giải thưởng VinFuture: Khoa học phụng sự nhân loại. Theo ông, kim chỉ nam này chính là một trong những điều tạo nên sự khác biệt và dấu ấn cho VinFuture dù tuổi đời giải thưởng còn “non trẻ”.
“Giải thưởng VinFuture mang tầm nhìn thoát ra khỏi những định kiến, khuôn khổ thông thường, hướng tới tất cả các nhà khoa học, kể cả các nhà khoa học từ các quốc gia đang phát triển và các nhà khoa học nữ”, ông cho biết.
Vị giáo sư từ Tokyo còn chỉ ra rằng, với “lăng kính chưa từng có tiền lệ”, Giải thưởng VinFuture nhìn ra tiềm năng về những tác động tích cực từ các nhà khoa học, cho dù họ là ai và đến từ đâu. Đây là điều VinFuture đã làm tốt.
GS. Kazunari Domen phát biểu tại Hội nghị Hóa học quốc tế ICCS 2022 diễn ra từ ngày 8-11/12/2022 tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Ảnh: TL Chia sẻ quan điểm về các hạng mục cùng tiêu chí đánh giá của VinFuture, GS. Stuart Licht (Đại học George Washington, Mỹ, chuyên gia đầu ngành về giải pháp thu hồi carbon từ không khí) nhấn mạnh sự văn minh của giải thưởng khi tôn vinh các nhà khoa học nữ, nhà khoa học đến từ các quốc gia đang phát triển. Đây vốn là những người bị coi là “phái yếu” hoặc “ít có tiếng nói” trong giới nghiên cứu.
“VinFuture là một giải thưởng không định kiến khi cởi mở với việc vinh danh mọi nhà khoa học tài năng”, GS. Stuart Licht đánh giá.
GS. Stuart Licht nhấn mạnh sự văn minh của Giải thưởng VinFuture khi tôn vinh các nhà khoa học nữ và nhà khoa học đến từ các quốc gia đang phát triển. Ảnh: GWU Tán đồng với nhận định trên, GS. Henry Snaith (Phòng thí nghiệm Clarendon thuộc Đại học Oxford, Anh; ứng viên Nobel Vật lý năm 2017) tin rằng, VinFuture sẽ là đòn bẩy giúp những công trình nghiên cứu phát huy được tác dụng đến những nơi đang còn gặp khó khăn. Đồng thời, giải thưởng còn truyền cảm hứng cho thế hệ các nhà khoa học trẻ theo đuổi sự nghiệp của mình.
“Có vô vàn vấn đề cấp bách ảnh hưởng đến cuộc sống con người và việc tìm cách giải quyết chúng nên được coi là ưu tiên hàng đầu. Trọng tâm của Giải thưởng VinFuture là tìm kiếm và vinh danh các nhà khoa học đã hoặc đang giải quyết thành công những thách thức toàn cầu này. Đó là một hướng đi rất đúng đắn”, vị chuyên gia chia sẻ.
Dấu ấn nhà khoa học Việt Nam trong hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu
Không chỉ ấn tượng với sự trưởng thành nhanh chóng của VinFuture chỉ sau 3 năm hoạt động, các nhà khoa học hàng đầu thế giới còn nhấn mạnh cách giải thưởng này góp phần đưa nhà khoa học, sáng kiến của người Việt Nam đến gần hơn với cộng đồng quốc tế.
Theo GS. Henry Snaith, những nỗ lực thúc đẩy nhận thức khoa học của VinFuture là một hành trình xuyên suốt, thể hiện qua từng hoạt động được đầu tư bài bản, công phu cả về quy mô và chiều sâu chuyên môn.
“Từ việc tổ chức các chuỗi hội thảo trực tuyến đến những buổi toạ đàm mang hàm lượng khoa học cao, VinFuture giúp định hình những thách thức mà thực tiễn đặt ra và từ đó tạo điều kiện trao đổi thường xuyên giữa các nhà khoa học Việt Nam với cộng đồng nghiên cứu hàng đầu thế giới”, GS. Snaith nói.
GS. Henry Snaith cho rằng Giải thưởng VinFuture truyền cảm hứng cho thế hệ các nhà khoa học trẻ theo đuổi sự nghiệp của mình. Ảnh: ĐH Oxford Cùng quan điểm, GS. Licht tin rằng Giải thưởng VinFuture với những tiêu chí đánh giá thực tế sẽ là cầu nối giữa những công trình nghiên cứu được ghi nhận trên toàn cầu với Việt Nam nói riêng, các nước đang phát triển nói chung. Đồng thời, hiệu ứng mà VinFuture tạo ra còn giúp nâng cao nhận thức và tạo được tiếng nói chung của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết những vấn đề cấp bách trên toàn cầu.
“Đây là lần đầu tôi thấy một giải thưởng lớn với sứ mệnh và tầm nhìn lớn lao như VinFuture. VinFuture giúp thay đổi cách thế giới nhìn về Việt Nam”, vị giáo sư từ Đại học George Washington bày tỏ.
Giải thưởng Chính VinFuture 2022 trị giá 3 USD đã được trao cho 5 nhà khoa học với các tầng phát minh đột phá trong việc kết nối công nghệ mạng toàn cầu. Ảnh VFP Trong khi đó, GS. Domen cho rằng VinFuture đang khẳng định sứ mệnh cầu nối, góp phần nâng tầm vị thế của Việt Nam và các quốc gia đang phát triển. Ông tin tưởng một giải thưởng lớn như VinFuture sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho sự hợp tác quốc tế trong tương lai: “Việt Nam đang là một quốc gia có tiềm năng phát triển và sẽ trở thành một đối tác chiến lược về cả kinh tế và khoa học công nghệ. Vì vậy, tôi tin rằng VinFuture sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các mối liên kết nghiên cứu và hợp tác toàn cầu”.
Là thành viên của nhiều cộng đồng nghiên cứu lớn, GS. Facchetti nhận thấy giải thưởng khoa học công nghệ đầu tiên do người Việt khởi xướng giờ đây đã hiện diện ngày một đậm nét trong giới khoa học quốc tế. Hầu hết thành viên trong cộng đồng của ông đều không còn xa lạ với giải thưởng này.
“Quan trọng hơn, tôi tin quỹ và Giải thưởng VinFuture đang nỗ lực giúp Việt Nam sánh ngang với các quốc gia thường xuyên tổ chức các sự kiện tầm cỡ về khoa học và công nghệ như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Na Uy…”, GS. Facchetti khẳng định.
Thế Định
"> -
Tôi rời khỏi ngành giáo dục chỉ vì yêu cầu học sinh viết một bản kiểm điểmCâu chuyện được phụ huynh này đăng lên mạng xã hội nhận được vô số bình luận trái chiều. Chưa rõ thực hư vụ việc nhưng thú thực, khi đọc được thông tin này, lòng tôi không khỏi cảm thấy xót xa và đồng cảm với cô giáo trong câu chuyện trên. Vì chính tôi, cách đây vài năm, cũng là người quyết định rời bỏ nghề giáo chỉ vì yêu cầu học sinh viết… một tờ kiểm điểm do em không thuộc bài.
Tôi vốn là giáo viên, công tác tại một trường THCS ở TP.HCM. Cách đây vài năm, tôi được phân công giảng dạy môn Văn cho học sinh các lớp 6 và 7. Do biết đặc điểm hiếu động, hay xao nhãng việc học của học sinh ở lứa tuổi này, người đứng lớp là tôi thường xuyên kiểm tra bài vở, hỏi han bài cũ và đôn đốc các em học tập ngay từ đầu năm.
Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của tôi, phụ huynh của một lớp bộ môn tôi đang giảng dạy ngay từ cuộc họp đầu năm, bày tỏ ý kiến cho rằng học sinh quá áp lực với việc học môn Ngữ văn. Do thời khóa biểu môn Văn của lớp rơi vào chiều thứ Năm và chiều thứ Sáu nên tôi thường chọn chiều thứ Sáu để kiểm tra bài vở cho các em. Nhưng phụ huynh không đồng ý vì cho rằng con họ chẳng có thời gian học bài, chuẩn bị bài vào tối thứ Năm.
Khi tôi trình bày rằng mình sẽ chuyển sang kiểm tra bài vở cho các em vào chiều thứ Năm, phụ huynh lại ý kiến rằng cả tuần con họ không có tiết môn Văn nên chẳng thể nhớ nổi lời dặn của cô. Tôi nghe mà chưng hửng cả người, tự hỏi mình có còn khoảng thời gian nào phù hợp để kiểm tra bài vở cho các em. Tự bao giờ mà việc kiểm tra bài vở nhằm hỗ trợ các em học tập của giáo viên trở nên khó khăn như thế.
Liệu rằng những vị phụ huynh đưa ra lời góp ý ấy, có bao giờ tự hỏi giáo viên chúng tôi tiến hành những hoạt động kiểm tra, nhắc nhở và rèn giũa ấy là vì ai hay chưa? Phụ huynh đã từng khi nào đặt mình vào vị trí của thầy cô để đánh giá một cách công tâm nhất về những nỗ lực và tận tâm chúng tôi dành cho các em, hay chỉ nghĩ theo một cách tiêu cực rằng giáo viên cố tình gây áp lực để học sinh đến lớp học thêm?
Tuy nhiên, sau khi nghe những lời góp ý ấy, ban giám hiệu ngay lập tức, bắt buộc tôi phải kí vào biên bản vi phạm quy chế nhà trường do gây áp lực cho học sinh. Mặc dù, tôi đã khẳng định và chứng minh mình không hề mở lớp dạy thêm và luôn đối xử công bằng với học sinh. Nhưng mọi lời giải thích đều vô nghĩa.
Thế là suốt nửa học kỳ đầu tiên, bản thân tôi vì e ngại sự đụng chạm với phụ huynh nên chỉ đành lặng lẽ giảng dạy. Thi thoảng, tôi vẫn kiểm tra bài vở cho học sinh, nhưng chỉ nhắc nhở qua loa, cho làm bản kiểm điểm để rút kinh nghiệm, không báo lại với phụ huynh.
Cách giảng dạy ứng phó, có phần hời hợt này, đôi lần cũng khiến tôi cắn rứt, tự trách bản thân. Cũng bởi, cẩu thả trong mọi nghề nghiệp, đều là một lỗi khó lòng tha thứ. Huống chi, cẩu thả trong nghề giáo, thật sự càng đáng chê trách gấp bội.
Khi đem nỗi áy náy này tâm sự với bạn bè đồng nghiệp, bản thân thật bất ngờ khi nhiều giáo viên cũng đang chọn cách dạy ứng phó như thế để làm vừa lòng phụ huynh. Nếu đi ngược lại với ý kiến của phụ huynh, làm theo lương tâm của mình, việc phải đối mặt với những quy định nghiêm khắc của nhà trường, là điều tất yếu sẽ diễn ra.
Chúng tôi, theo một cách bi hài nào đó, đã gọi đó là phương thức sinh tồn để giáo viên có thể an lành vượt qua áp lực từ phía phụ huynh. Nhưng cũng tự hỏi phải chăng chính vì tâm lý e dè tập thể phụ huynh với “chín người mười ý” ấy mà hành trình học tập chân chính của học sinh ngày càng bị tuột dốc, thậm chí còn tiếp tay cho vấn nạn học vì điểm số ảo dẫn đến việc “ngồi nhầm lớp” của học sinh.
Mãi cho đến kỳ kiểm tra giữa kỳ, khi gần 1/2 số học sinh trong lớp bị điểm dưới trung bình, phụ huynh của lớp ấy lại tiếp tục cho ý kiến rằng do tôi dạy quá kém nên dẫn đến kết quả thấp như thế. Họ vào trường với những bản kiểm điểm con họ viết vì không thuộc bài, ra sức chỉ trích tôi đã gây sức ép lên tâm lý học sinh, khiến các em không thể chú tâm học.
Khi vào phòng ban giám hiệu để họp, tôi ngồi lặng lẽ nghe đọc “bản án” dành cho mình với lời kết luận được viết rất nguệch ngoạc bằng viết chì: “Cô không xứng đáng được đứng trên bục giảng”, trái tim tôi gần như vỡ vụn. Bao tình yêu thương, nhẫn nại và cố gắng tôi dành cho nghề giáo, đổi lại chỉ nhận được những lời cay đắng như thế.
Ngày hôm ấy, khi bước ra khỏi trường, nhìn thấy cánh cổng đang dần khép sau lưng mình, tôi biết nhiệt tâm của bản thân với nghề đã tắt. Tôi viết đơn xin nghỉ việc, kết thúc những năm tháng nỗ lực đứng trên bục giảng, tận tụy dành tình yêu thương cho học sinh của mình.
Hơn bất kỳ ai, tôi vẫn luôn tin quyết định ngày ấy của mình là đúng. Cũng bởi, chưa có thời điểm nào mà áp lực của nghề giáo lớn như hiện tại. Mỗi nhà giáo chúng tôi, với đồng lương ít ỏi nhưng phải đối diện với vô vàn rủi ro, chấp nhận những lời chỉ trích của phụ huynh.
Xã hội thường bàn nhiều về bạo lực học đường, về cách ứng xử thiếu chuẩn mực của giáo viên với học sinh. Nhưng có bao giờ, chúng ta quan tâm đến việc phụ huynh đã “bạo lực ngôn từ”, tấn công giáo viên bằng những lời chỉ trích không đáng có như thế nào không?
Liệu rằng có một cơ quan nào có thể hỗ trợ giúp những người đang công tác trong ngành giáo dục như chúng tôi tìm được công bằng và danh dự của bản thân sau những lời công kích từ phía phụ huynh và học sinh. Hay những “người lái đò” chỉ đành im lặng nhẫn nhịn và run rẩy trước các vị khách sang sông, như lời cụ Nguyễn Du:
“Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa”
Nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm riêng của tác giả. Bạn đọc có ý kiến hoặc câu chuyện tương tự có thể gửi về email: Bangiaoduc@vietnamnet.vn. Bài viết được đăng tải trên VietNamNet sẽ nhận nhuận bút theo quy định của tòa soạn. Xin trân trọng cảm ơn. "> -
ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ trở thành đại học quốc giaSinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM ĐH Bách khoa Hà Nội, quy mô dự kiến 45.000 – 50.000 sinh viên, gồm các lĩnh vực đào tạo: Khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, sản xuất và chế biến.
ĐH Đà Nẵng, quy mô dự kiến 60.000 – 65.000 sinh viên, gồm các lĩnh vực đào tạo: Khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, sản xuất và chế biến, sư phạm, tài chính
ĐH Huế, quy mô dự kiến 60.000 – 65.000 sinh viên, gồm các lĩnh vực đào tạo: Khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, nghệ thuật, giáo dục và sư phạm, y dược, nông lâm, du lịch.
Cũng theo dự thảo của Bộ GD-ĐT, tới năm 2030, Việt Nam phát triển thêm 4 đại học vùng trên cơ sở Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Nha Trang, Trường ĐH Tây Nguyên và Trường ĐH Cần Thơ. Cùng với ĐH Thái Nguyên hiện tại, cả nước dự kiến sẽ 5 đại học vùng.
Ngoài ra, nước ta sẽ có từ 18 đến 20 trường đại học trọng điểm ngành quốc gia gồm: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM (sư phạm và giáo dục); Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Y Dược TP.HCM (y dược); Trường ĐH Luật Hà Nội, Trường ĐH Luật TP.HCM (pháp luật); Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Kinh tế TP.HCM (kinh tế và tài chính); Trường ĐH Hàng hải Việt Nam (giao thông vận tải, kinh tế biển) Trường ĐH Giao thông vận tải (giao thông vận tải), Trường ĐH Xây dựng Hà Nội (xây dựng và kiến trúc), Học viện Nông nghiệp Việt Nam (nông nghiệp), Học viện Báo chí và tuyên truyền (báo chí truyền thông), Học viện Bưu chính viễn thông (truyền thông và thông tin), Học viện Hành chính quốc gia (hành chính công), Học viện tài chính (tài chính) Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội (nghệ thuật).
50 trường đào tạo sư phạm
Về quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, Bộ GD-ĐT sẽ sắp xếp mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên theo hướng tinh gọn, phân định vai trò, sứ mạng, căn cứ năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên của các địa phương, từng vùng và cả nước.
Tới năm 2030, toàn quốc có khoảng 50 cơ sở giáo dục đại học tham gia đào tạo giáo viên các trình độ. Trong đó, 11 trường đại học giữ vai trò hạt nhân, nòng cốt đào tạo giáo viên trong từng vùng và khu vực, tập trung nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo chất lượng cao, trình độ cao với khoảng 50% tổng quy mô đào tạo giáo viên toàn quốc.
Các trường gồm: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế, Trường ĐH Sư phạm 2, Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Tây Nguyên, Trường ĐH Cần Thơ.
Khoảng 22 trường học, hầu hết trực thuộc UBND tỉnh đào tạo đáp ứng nhu cầu đội ngũ giáo viên các cấp học của địa phương và các tỉnh lân cận với khoảng 44% quy mô đào tạo giáo viên toàn quốc. Khoảng 17 trường đại học khác tham gia đào tạo một số ngành đào tạo giáo viên đặc thù.
‘Sao thiếu giáo viên nhưng cử nhân sư phạm vẫn không xin được việc?’
Trước thực tế cả nước đang thiếu hơn 127.000 giáo viên, nhiều ý kiến băn khoăn tại sao vẫn xảy ra tình trạng nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm nhưng không xin được việc.">