Từ tháng 2/2020 - khi lần đầu tiên các trường học phải đồng loạt chuyển sang dạy trực tuyến bởi dịch Covid-19 - đó cũng là lúc mọi người cảm nhận rõ hơn vai trò của vị hiệu trưởng.
Xây dựng thành công mô hình trường học online
Trường THCS Đông La nằm ở ngoại thành, điều kiện còn khó khăn, không có giáo viên Tin học, cô Dung khi đó xác định không phải ai khác mà ban giám hiệu sẽ phải là những người học hỏi để gỡ khó khăn cho giáo viên. Để tìm ứng dụng, cô Dung tham gia Cộng đồng MIE Experts (cộng đồng làm giáo dục sáng tạo, sử dụng công nghệ hiệu quả để nâng cao chất lượng của việc giảng dạy, học tập và quản lý trong giáo dục) và liên hệ với nhiều thầy cô giỏi để học hỏi.
Thời gian đầu, cô tham gia các lớp học trên Cộng đồng Giáo viên sáng tạo, từ đó học hỏi các kinh nghiệm của giáo viên để ứng dụng trong dạy học online. Cô còn tích cực tự học trên trang learn.microsoft.com để nâng cao trình độ công nghệ thông tin của chính mình.
Có những ngày cô theo 2-3 lớp học cộng đồng đôi khi chỉ để đổi lấy một thủ thuật, một kinh nghiệm để giúp cho giáo viên dạy học hiệu quả hơn. Cô có nhiều đêm thức khuya để tìm hiểu các phần mềm dạy học mới nhằm hướng dẫn giáo viên của trường đổi mới phương pháp dạy học.
Sau khi tìm hiểu về ứng dụng MS Teams, cô quyết định đăng ký Office 365 A1 (bản miễn phí) cho toàn bộ giáo viên nhà trường.
Cũng từ đó, cô đốc thúc, động viên, khuyến khích và cùng các giáo viên mò mẫm, tìm hiểu để dạy học trực tuyến hiệu quả.
Cứ thế, ngày làm việc ở trường, buổi tối cô và các giáo viên lại cùng nhau tham gia tập huấn, hướng dẫn lẫn nhau.
Trong 3 năm học dạy trực tuyến, cô giáo Kim Dung đã xây dựng thành công mô hình trường học online trong Office 365 với nhiều đổi mới, từng bước chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà trường.
Giờ đây, giáo viên, nhân viên Trường THCS Đông La đều sử dụng thành thạo công cụ Microsoft Forms để lập các trang tính thống kê, soạn thảo các văn bản cần sự phối hợp của nhiều người trên Word, Excel của Office 365; lưu trữ tài liệu trên OneNote, OneDrive...
Cũng nhờ đó, học sinh không còn xa lạ mà thêm các kỹ năng về công nghệ.
Cô Dung cũng tham gia chia sẻ kinh nghiệm ngược lại trên Diễn đàn cộng đồng giáo viên sáng tạo Việt Nam với 2.000 giáo viên cả nước. Cô tham mưu cho Phòng GD-ĐT huyện Hoài Đức đề nghị Microsoft Việt Nam cấp tài khoản O365 miễn phí cho giáo viên, học sinh toàn huyện. Bước đột phá của nhà trường là quản lý hệ thống hồ sơ sổ sách trên không gian số giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí trong soạn giảng.
Cô Dung cũng đưa ra nhiều hoạt động sáng tạo để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh như làm báo điện tử trên Sway, thiết kế video, thi thuyết trình bằng tiếng Anh… Hay các hoạt động trải nghiệm, câu lạc bộ hoạt động online; kết nối lớp học không biên giới với các tỉnh, thậm chí với các giáo viên ở Mỹ, Ucraine.
Từ mô hình trường học online, cô Dung miệt mài “lan tỏa” những ứng dụng công nghệ thông tin cho nhà trường ở các tỉnh bạn.
Với sự nghiên cứu và ứng dụng các công cụ giáo dục đầy sáng tạo, trong 3 năm liên tục 2020, 2021 và 2022, cô Dung đều được Microsoft toàn cầu công nhận là Chuyên gia giáo dục sáng tạo (Microsoft Innovative Educator Expert - MIEE).
Dạy phụ đạo miễn phí cho học sinh
Vừa giải quyết các công việc của trường, vừa truyền lửa cho đồng nghiệp và học sinh, cô Dung còn tích cực tham gia công tác cộng đồng. Cô là điều phối viên của nhiều dự án cộng đồng miễn phí như “Dự án hỗ trợ giáo viên”, “Dự án luyện phát âm và giao tiếp dành cho giáo viên Tiếng Anh”, “Thiết kế bài giảng Elearning tương tác”.
Với tinh thần “Đâu cần, cô Dung có”, cứ cuối tuần hay các buổi tối, khi có trường yêu cầu hỗ trợ, cô Dung đều có mặt. Qua đó, cô giúp hỗ trợ hàng nghìn giáo viên nâng cao trình độ công nghệ thông tin và phát triển chuyên môn nghiệp vụ.
Luôn tâm huyết với nghề, nhiều năm nay, cô sáng lập dự án “Đồng hành cùng học sinh vào lớp 10” và dạy phụ đạo môn Ngữ văn miễn phí cho học sinh lớp 9 thi vào lớp 10; tham gia hỗ trợ dạy đội tuyển học sinh giỏi Ngữ văn 9 cùng các thầy cô.
Cô Dung cho hay, để giáo viên nhiệt huyết, đổi mới sáng tạo, người hiệu trưởng càng cần có vai trò nêu gương.
“Điều tôi mong mỏi lớn nhất là mỗi giáo viên không ngừng học hỏi đổi mới chính mình để mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy, mỗi ngày đến trường sẽ có một đổi mới trong công việc”, cô Dung nói.
Lễ thành lập Trung tâm nghiên cứu với sự góp mặt của các giáo sư, tiến sĩ từ các cơ quan ban ngành, bệnh viện, đại học cũng như các đối tác doanh nghiệp đã minh chứng cho việc nghiên cứu nhận được rất nhiều sự quan tâm từ giới khoa học, cũng như doanh nghiệp, trong công tác ứng dụng bào tử lợi khuẩn vào thực tiễn cuộc sống.
Theo TS. Nguyễn Hòa Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bào tử lợi khuẩn, “Hiện nay, thực trạng người dân sử dụng thuốc kháng sinh không cần thiết, lâu ngày gây nhờn thuốc hay còn gọi là kháng kháng sinh là vô cùng phổ biến. Thực trạng này đã được tổ chức Y Tế Thế Giới WHO nêu ra, nhưng chưa thực sự có giải pháp hữu hiệu để thay thế kháng sinh”.
Trong báo cáo vào năm 2013 của trường Đại Học Tổng Hợp Beckerley California, các nhà khoa học nghiên cứu về lợi khuẩn đã chỉ ra rằng, có thể dùng lợi khuẩn để hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp trong vòng 3 ngày. Đây là một trong những tín hiệu đầu tiên giúp các nhà khoa học hy vọng về những nghiên cứu tìm ra sản phẩm lợi khuẩn có ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, tính kém bền và tác dụng “mờ nhạt” là những nhược điểm cố hữu của lợi khuẩn truyền thống dẫn tới ứng dụng của những sản phẩm lợi khuẩn truyền thống còn hạn chế.
Năm 2019, tại hội thảo quốc tế về lợi khuẩn tổ chức ở Praha, thủ đô Cộng Hoà Séc. Các sản phẩm bào tử lợi khuẩn dạng nước, đa chủng nồng độ cao LiveSpo COLON, LiveSpo SOS của Việt Nam đã nhận được sự chú ý đặc biệt từ các nhà khoa học trên toàn thế giới, do tính siêu bền và tác dụng vượt trội so với sản phẩm lợi khuẩn truyền thống.
Đặc biệt, LiveSpo SOS với khả năng hỗ trợ xử lý tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn hiệu quả, đặc biệt là ở nhiều trường hợp trẻ em điều trị bằng kháng sinh đã thất bại. Bào tử lợi khuẩn trở thành một sự lựa chọn góp phần giúp con người giảm dần sự phụ thuộc vào kháng sinh.
Từ những lợi ích trên, bào tử lợi khuẩn cần phải được nghiên cứu mở rộng công năng, ứng dụng mới, tác dụng nhanh và rõ ràng. Bên cạnh đó, bào tử lợi khuẩn cần có những cơ hội thực hiện kiểm chứng bằng lâm sàng không chỉ cho bệnh đường tiêu hoá, mà còn cả cho bệnh viêm đường hô hấp, viêm tai, viêm da, viêm phụ khoa...
Để dễ dàng tiếp cận hơn tới người sử dụng, việc nghiên cứu chuyên sâu về bào tử lợi khuẩn là cần thiết. Đây cũng là lý do Công ty CP LiveSpo toàn cầu thành lập Trung tâm nghiên cứu bào tử lợi khuẩn (Spobiotic Research Center), hướng tới là nguồn động lực để có thêm nhiều nhà khoa học quan tâm và phát triển bào tử lợi khuẩn.
Theo LiveSpo toàn cầu, Trung tâm nghiên cứu bào tử lợi khuẩn được thành lập đã hiện thực hoá ước mơ của TS. Nguyễn Hòa Anh, với nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại, nhằm phục vụ nghiên cứu chuyên sâu về bào tử lợi khuẩn bằng các kỹ thuật vi sinh, lý sinh, hóa sinh, sinh học phân tử, và tế bào.
Trước đó, năm 2012, sản phẩm bào tử lợi khuẩn của LiveSpo toàn cầu đã xuất khẩu những lô hàng đầu tiên. Hiện nay, sản phẩm bào tử lợi khuẩn LiveSpo đã xuất khẩu tới hơn 20 quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ, và châu Á. Năm 2021, LiveSpo toàn cầu nhận được đầu tư từ Mekong Capital.
Thông tin chi tiết tại: LiveSpo.com |
Lệ Thanh
" alt=""/>Trung tâm Nghiên cứuTHẢO LUẬN LIÊN QUAN:
Bí mật quay HS phạm luật: Bắt cóc bỏ đĩa?
Hiệu trưởng “hiến kế” ngăn HS lái xe máy
Học sinh trần tình việc “không được đi xe máy”
Con tôi chỉ dùng 1/10 di động cho việc học
'Đi xe máy bị tai nạn mới... thời thượng'
Học sinh dùng di động và xe máy vì đua đòi
'Trong 2 giờ, HS của tôi nhắn 30 tin hôn nhau'
'Sao lại cấm em lái xe, dùng di động?'