Thế giới

Về nước cống hiến hay làm Việt kiều tốt?

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-02-24 00:55:40 我要评论(0)

Phần đông độc giả ủng hộ quyết định ở lại trời Tây của những người tài và cho rằng môi trường làm vilich bong da u23lich bong da u23、、

Phần đông độc giả ủng hộ quyết định ở lại trời Tây của những người tài và cho rằng môi trường làm việc trong nước chỉ làm phí phạm tài năng,ềnướccốnghiếnhaylàmViệtkiềutốlich bong da u23 kiến thức của họ.

Về nước lấy đâu tiền lót tay

Trước những ý kiến trách móc các nhà vô địch gameshow Đường lên đỉnh Olympia không trở về cống hiến cho quê hương, nhiều bạn đọc đã đưa ra những lý do giải thích hợp lý cho quyết định này. Độc giả Thanh Thiên phân tích và đưa ra 4 nguyên nhân: cơ chế quản lý kém, cơ sở vật chất hạn chế, lương thấp và quan trọng nhất là “về nước lấy tiền đâu lót đường”. Bạn Thanh Thiên cho rằng “thà chảy máu chất xám còn hơn lãng phí chất xám”.

“Theo như tình hình đất nước hiện nay thì chắc chả mấy ai muốn về đâu. Đất nước ta chỉ quan trọng mỗi bằng cấp, quan hệ, và tiền thôi… Có tiền, có địa vị là họ sẽ đè bẹp cái nhân tài” – một bạn đọc khác bình luận.

Riêng anh Đức Trọng thì có cách nhìn riêng. Anh cho rằng những kiến thức tiên tiến mà du học sinh thu được chưa chắc đã áp dụng được ở Việt Nam, hoặc có cũng không có nhiều tác dụng, không thể triển khai và vận dụng ngay những kiến thức đó vì hiện tại trình độ của Việt Nam chưa đủ để tiếp thu. Anh Trọng cho rằng sau khi làm việc ở nước ngoài 5, 10 năm, họ quay về nước thì lúc ấy kiến thức sẽ có giá trị thực tiễn hơn. “Đừng coi đó là chảy máu chất xám” – anh nói.

Cũng đồng tình với quan điểm “về Việt Nam không phát huy được năng lực”, anh Phan Chí Tài chia sẻ câu chuyện của một người bạn: “Chỉ sợ không ở lại được thôi, chứ còn ở lại được thì ở chứ về làm gì. Tôi có một người bạn đi du học ở Úc sau khi về thì suốt ngày lên cơ quan uống nước chè, vậy là nhiều thời gian để tìm thêm học bổng đi Mỹ và ở lại luôn đến nay đã 6 năm rồi. Nhân tài trên đất nước chúng ta trong lĩnh vực khoa học nghiên cứu chỉ được trả lương 1 tháng bằng 1 ngày làm viêc của tiến sỹ ở nước ngoài thì về làm gì?”

Độc giả Lê Giang bổ sung thêm: “Học tại nước ngoài, cầm tấm bằng đại học về nước lang thang hết chỗ này đến chỗ kia tìm việc làm hoặc nhà nước có bố trí công việc nhưng không đúng chuyên môn hay chẳng có thứ gì để phát huy sở trường đã học, lương thì ba cọc ba đồng. Nếu là bạn, bạn có về nước công tác không nào?”

Cần những người tiên phong

Ngược lại, cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng đất nước còn khó khăn thì mới cần người tài về góp sức. “Đừng đợi mọi người nấu cơm sẵn dọn ra để các bạn "ăn". Số đông đang lạm và ngụy biện câu " nhà nước chưa tạo điều kiện". Vậy các (vua leo núi) có biết vì sao các cá nhân nước ngoài đang đến VN làm việc?” – anh Lê Cao Cầu thẳng thắn nhận định.

“Lỗ Tấn từng nói: “Trái đất vốn chẳng có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Những người có khả năng mà không chịu đi trước mở đường thì trước sau con đường cũng sẽ hình thành (dù có thể có ổ gà, ổ vịt hay ổ voi....). Vấn đề ở đây là những con đường đó lẽ ra có thể tốt hơn dự kiến. Nếu ai cũng đợi đường làm xong thì mới đi thì còn gì để nói nữa” – độc giả Thành Nam lập luận.

Trong khi đó, bạn đọc Nguyễn Lê Thanh một mặt đồng tình với quan điểm mỗi người được quyền lựa chọn môi trường phù hợp, tuy nhiên anh cho rằng “cũng cần có sự giáo dục lòng yêu nước thích hợp để các bạn trẻ tự nguyện cống hiến”.

Nhìn ở một khía cạnh khác, độc giả Quỳnh Anh nhận định: “Ở VN mình còn có sự bất công về giáo dục. Bạn hãy hình dung nhà nước đầu tư rất nhiều tỷ đồng để xây dựng trường Amsterdam Hà Nội dù chưa có thống kê nhưng tôi dám chắc rằng phần đông những tinh hoa của trường này cũng định cư ở nước ngoài. Như vậy là nước mình nghèo nhưng đầu tư giáo dục cho các nước giàu”.

Có nhiều cách yêu nước

Những người ủng hộ nhân tài tìm nơi “đất lành” cho rằng nếu nói đến lòng yêu nước, người ta có nhiều cách để đóng góp cho đất nước.

“Tôi hoàn toàn ủng hộ con đường của các bạn, ở đâu có điều kiện tốt để học hỏi và phát huy được sở trường của bản thân thì ta nên chọn. Nói về lòng yêu nước thì nhiều lắm, các bạn ở nước ngoài nhưng lòng luôn hướng về Tổ quốc, khi nào có điều kiện thì về xây dựng quê hương” – anh Võ Tiến Dũng bày tỏ quan điểm mở đường cho người trẻ có tài.

Anh Vũ Tuấn Long cũng cho rằng sau một thời gian lập nghiệp ở nước ngoài, khi có kiến thức và nguồn vốn quay về nước phục vụ đất nước sẽ tốt hơn. “Còn như bây giờ các bạn học về mà Nhà nước chưa trọng dụng, điều kiện phát triển ban đầu chưa thực sự đáp ứng thì các bạn thực sự khó có hướng phấn đấu”.

Một bạn đọc khác khẳng định những người Việt thành đạt ở nước ngoài gửi kiều hối về quê hương cũng là một cách đóng góp hữu ích cho đất nước, chứ không phải cứ về nước làm việc mới là cống hiến.

Nguyễn Thảo(tổng hợp)

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Căn bệnh hiểm nghèo đang đe dọa đến tính mạng em Nhật Trường từng ngày

Kể từ khi phát hiện bệnh vào năm 2015, mỗi ngày Trường đều phải dành 16 tiếng lọc màng bụng, chia thành 4 lần. Một ngày bình thường của em thường bắt đầu trước 4h sáng. Sau vệ sinh cá nhân, Trường nằm lọc, lọc xong mới đảm bảo sức khỏe đến lớp. Sau giờ học ở lớp, 11h trưa Trường lại tất tả về nhà để kịp lọc lần 2, tiếp đến là 4h chiều và 11h đêm. Cứ như vậy, ngày lại ngày, bố mẹ Trường phải thay phiên nhau túc trực bên cạnh để lọc, truyền dịch cho con.

Hiện nay, Nhật Trường là học sinh lớp 3A5, Trường Tiểu học Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Sức khỏe yếu, chỉ nặng vỏn vẹn 17kg, thường xuyên phải lui tới bệnh viện nhưng chưa khi nào Nhật Trường tạm dừng việc học. Ba năm liền là học sinh giỏi, em đã rất nỗ lực để có được thành tích ấy như một món quà nhỏ dành tặng bố mẹ.

Do điều kiện sức khỏe không cho phép, Nhật Trường chỉ có sức đi học nửa ngày, chiều không đến lớp nhưng có bao nhiêu bài cô giáo cho, em đều cố gắng đều hoàn thành hết. Nhiều hôm các bạn đến nhà chơi còn thấy em vừa ngồi học bài, vừa cắm dây truyền lọc màng bụng.

Mỗi bước đi của cậu bé giờ đây khá khó khăn, nếu đeo thêm cặp sách thì việc bước đi là không tưởng. Bởi thế nên, sáng nào đến lớp, Trường cũng cần sự giúp sức của em trai chỉ kém mình 2 tuổi mới leo lên được cầu thang, tới phòng học.

{keywords}
Đơn trình bày hoàn cảnh của gia đình

Bố mẹ của Trường rất nghèo, thu nhập không ổn định. Với đồng lương ít ỏi của cô giáo mầm non – mẹ Trường và tiền cắt tóc dạo của bố em thì lo sinh hoạt với bữa cơm có thịt cho gia đình đã là cả sự cố gắng. Chưa kể, thất nghiệp mùa dịch, cả nhà 4 miệng ăn chỉ trông chờ vào đồng lương còm cõi của mẹ Trường, vốn cũng chẳng ổn định.

Cô giáo Hương (mẹ của Trường) rơm rớm nước mắt tâm sự: "Trường rất thương bố mẹ và em trai. Có lúc ở bệnh viện, nhìn thấy các bệnh nhi khác mắc bệnh giống mình không qua khỏi vì không đủ tiền ghép thận, cháu đã nói với chúng tôi: hay là bố mẹ đừng chữa bệnh cho con nữa, nhà mình còn tiền đâu mẹ, bố mẹ còn phải nuôi em nữa mà…".

Tháng 4/2021, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung Ương kết luận, hiện nay, tình trạng bệnh của Nhật Trường diễn tiến xấu, cần sớm phẫu thuật thay thận để đảm bảo tính mạng, chi phí ca phẫu thuật có thể lên tới cả tỷ đồng. Con số tiền trăm triệu với gia đình Nhật Trường là chuyện không dám mơ tới vào lúc này. Họ hàng nội ngoại hai bên cũng đã cưu mang gia đình Trường suốt những năm tháng khó nhọc vừa qua.

Những đứa trẻ như Nhật Trường thường nằm mơ tới những câu chuyện đẹp như truyện cổ tích mà bố mẹ thường kể. Người lớn chúng ta vẫn thường nỗ lực hết sức, những mong tạo ra một hy vọng nhỏ nhoi khi gặp chuyện chẳng lành. Còn tôi, tôi ước mong thật nhiều người đọc được hoàn cảnh của Nhật Trường, cùng chung tay mỗi người một ít, để Trường có thêm cơ hội được sống, được đến trường và được vui đùa như một đứa trẻ bình thường.

Nhân Ái


Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp: Anh Nguyễn Văn Đại/ Chị Trương Thị Thanh Hương, Xóm 2, Tổ 9, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Điện thoại: 0902277396.

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.124(Nguyễn Nhật Trường)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436

Bố vừa qua đời, con trai 1 tuổi gặp tai nạn bỏng nghiêm trọng

Bố vừa qua đời, con trai 1 tuổi gặp tai nạn bỏng nghiêm trọng

Bố vừa mất vì tai nạn giao thông chưa đầy 1 tháng, giữa lúc gia đình đang gặp muôn vàn khó khăn, cháu Đức không may bị bỏng toàn thân, lâm váo tình trạng nguy kịch.

" alt="Lời cầu cứu ghép thận suốt 6 năm ròng của cậu bé hiếu học" width="90" height="59"/>

Lời cầu cứu ghép thận suốt 6 năm ròng của cậu bé hiếu học