Tuy một số khách hàng coi tháng 6 nhuận cũng là tháng “cô hồn” nhưng giới kinh doanh bất động sản cho biết thị trường không có biến động và ảnh hưởng gì đáng kể. |
Không còn nhiều khách hàng lo ngại giao dịch nhà đất trong tháng "cô hồn" như trước đây. Ảnh: Tiến Tuấn. |
Vân, nhân viên kinh doanh của một sàn giao dịch bất động sản (BĐS) có trụ sở trên đường Võ Văn Kiệt (quận 5, TP. HCM), cho biết từ tháng 6, ban giám đốc công ty đã lưu ý nhân viên năm nay có đến hai tháng "cô hồn" và chuẩn bị tâm lý "ế khách".
Theo Vân, khách liên hệ giao dịch cũng một số người có tâm lý coi tháng 6 nhuận chính là tháng 7 âm. Tuy nhiên, thực tế việc mua bán tại công ty vẫn sôi động không kém những tháng trước đó.
Ít người coi tháng 6 nhuận là tháng "cô hồn"
Theo Vân, từ đầu tháng 6 nhuận đến nay cô đã hoàn tất thủ tục bán 3 căn hộ và một lô đất nhà phố. Nếu so với 1-2 tháng trước thì giao dịch này là "ngon", vì thực tế có tháng cô cũng chỉ bán được 1-2 sản phẩm. Khách hàng e dè, theo Vân chỉ có một số ít người lớn tuổi gốc Bắc, còn đa phần người mua không kiêng cữ gì.
"Những khách mua đầu tư họ sẽ mua khi có sản phẩm mới ra mắt hoặc khi thấy hợp thời điểm đầu tư, có vốn. Với khách mua ở thì khi họ có đủ điều kiện, thấy sản phẩm hợp lý sẽ mua thôi", Vân cho biết.
"Cũng có người kiêng cữ vì lo năm nay có hai tháng 'cô hồn' nhưng ít lắm. Với những khách này, nếu thấy nhà ưng ý muốn mua ngay họ sẽ 'ghi sổ' để chúng tôi giao dịch vào tháng sau", cô khẳng định.
Chị Tâm, chủ một cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng tại phố Giảng Võ (quận Đống Đa, Hà Nội), cũng cho biết bản thân có suy nghĩ tháng 6 nhuận là nối tiếp của tháng 6, nên coi như tháng 7 âm lịch và cẩn trọng hơn khi làm ăn.
“Nhưng đây là tâm lý riêng của tôi thôi. Cái này tùy suy nghĩ và tâm linh của từng người. Tôi thấy hợp lý nên theo”, chị Tâm cho biết.
Cũng theo chị Tâm, trong tháng 6 nhuận, gia đình chị đặt lễ cúng rằm, mồng 1 không khác gì tháng 7 âm hàng năm. Ngoài ra, chị cũng hạn chế các giao dịch mua bán lớn. Tuy nhiên, doanh số bán hàng của cửa hàng vật liệu xây dựng chị lại không có ảnh hưởng gì, việc mua bán vẫn diễn ra bình thường.
Anh Bình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng có tâm lý như chị Tâm. Anh cho biết mình có ý định mua nhà năm nay nhưng phải kiêng cả tháng 6 nhuận và tháng 7 âm lịch.
"Bản thân tôi và gia đình coi việc mua nhà là việc lớn nên kiêng tháng cô hồn. Nhiều người cho rằng tháng 6 nhuận chính là tháng cô hồn, cũng có người bảo phải đúng tháng 7 âm mới kiêng. Mình cũng không biết tin như thế nào nên kiêng luôn 2 tháng”, anh Bình chia sẻ.
Không giao dịch, nhưng thời điểm này anh Bình vẫn dành nhiều thời gian tìm hiểu các dự án bất động sản. Tuy nhiên, khi được yêu cầu đặt cọc giữ chỗ, anh Bình nhất quyết không “xuống tiền”.
Giao dịch giảm vì nguồn cung khan hiếm
Anh Tùng Anh, nhân viên môi giới một sàn giao dịch BĐS cao cấp và biệt thự biển tại quận Cầu Giấy, xác nhận giao dịch trong nửa tháng 6 nhuận có giảm so cùng kỳ tháng trước 20-30%. Tuy nhiên, nhân viên này giải thích lý do xuất phát từ nguồn hàng khan hiếm, các dự án ra mắt trong giai đoạn giữa năm đã bắt đầu hết hàng.
“Giao dịch giảm là nguồn cung hạn chế chứ không phải tâm lý tháng 'cô hồn'. Khách đến tham quan, mua bán đều cho biết tháng 6 nhuận không ảnh hưởng gì đến quyết định của họ”, anh Tùng Anh cho biết.
Tương tự, anh Bùi Thành, giám đốc một công ty môi giới tại TP. HCM, cũng chia sẻ không hề có biến động gì trong tháng 6 nhuận.
 |
Một số gia đình đã tiến hành cúng cô hồn ngay từ tháng 6 nhuận. Ảnh minh họa: Lê Quân. |
“Tháng 7 có thể giao dịch sẽ giảm. Vẫn còn một số ít người có tâm lý coi tháng 6 nhuận như tháng 'cô hồn'. Tuy nhiên, đến nay, việc mua bán tại công ty tôi vẫn rất ổn. Thậm chí có nhiều người muốn mua trước để tránh tháng 7 sắp, vì lo không còn sản phẩm mình ưng ý”, anh Thành chia sẻ.
Đại diện Hưng Thịnh Land cũng cho biết lâu nay đơn vị này không kiêng cữ với tháng 7 âm lịch. "Việc kinh doanh diễn ra bình thường, ngoài bán sản phẩm cũ, công ty đang tung ra một dự án mới sẽ giới thiệu với khách hàng và cho khách đặt chỗ vào tuần tới", đại diện này chia sẻ.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội môi giới BĐS Việt Nam, cho biết tâm lý tránh giao dịch BĐS vì quan niệm tháng 7 cô hồn ngày càng ít dần, nhất là vài năm gần đây.
Theo ông Đính, khi quy mô thị trường nhỏ thì tâm lý tháng "cô hồn” còn phổ biến. Nhưng hiện tại thị trường đã lớn, tâm lý lo sợ cũng dần mất đi. Những năm gần đây, giao dịch khoảng thời gian tháng 7 âm lịch cũng khá lớn.
"Số người quan niệm tháng 6 nhuận cũng là 'cô hồn' không nhiều. Theo ghi nhận tại các hiệp hội thành viên, các sàn giao dịch, việc mua bán không bị ảnh hưởng nhiều trong tháng 6 nhuận”, ông Đính nhấn mạnh.
Cũng cho rằng tháng 6 nhuận không ảnh hưởng gì nhiều đến thị trường, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM, cho biết chưa thấy ghi nhận lượng giao dịch tại TP.HCM có biến động.
Theo Zing News

Trang trí nhà cửa trong tháng cô hồn để mang lại may mắn
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 là tháng “ma quỷ” được tự do về dương gian, nên thường được gọi là tháng cô hồn. Dưới đây là một số điều nên làm để trang trí nhà cửa giúp bạn gặp được nhiều may mắn, an lành trong tháng này.
" alt="Hai “tháng cô hồn”, doanh nghiệp địa ốc làm ăn ra sao?"/>
Hai “tháng cô hồn”, doanh nghiệp địa ốc làm ăn ra sao?
Lọc máu liên tục 1 tuần mới sống sótTháng 10 vừa qua, một bé trai 8 tuổi ở huyện Bình Chánh khởi triệu với sốt cao liên tục hơn 5 ngày, ói tiêu lỏng. Sau đó, phản ứng viêm toàn thân, môi và hai lòng bàn tay em đỏ ửng trong những ngày sốt cao.
Bệnh nhi âm tính với nCoV, nhưng nồng độ kháng thể lại cao ngang với mức của một F0 từng mắc bệnh hoặc đã tiêm vắc xin.
 |
Bé trai 8 tuổi phải lọc máu vì Hội chứng viêm đa hệ thống liên quan hậu Covid-19. Ảnh: BVCC |
Với hàng loạt xét nghiệm phản ứng viêm, tăng đông tăng cao, cậu bé được chẩn đoán MIS-C. Đây là hội chứng viêm đa hệ thống trẻ em hậu Covid-19. Vì tình trạng nghiêm trọng, bé được thở máy, lọc máu suốt 1 tuần, kết hợp nhiều biện pháp điều trị mới có thể qua cơn nguy kịch.
Trước đó, vào tháng 8, Bệnh viện Nhi đồng TP cũng điều trị một trường hợp tương tự hơn 4 tuần. Bệnh nhân là thiếu nữ 15 tuổi, nặng 75kg, mắc Covid-19 nguy kịch. Khi cấp cứu, em đã trong tình trạng khó thở, tím tái.
Dù được điều trị tích cực với thuốc kháng viêm, kháng đông nhưng tình trạng hô hấp diễn tiến xấu hơn. Xét nghiệm máu cho thấy có biểu hiện phản ứng viêm tăng mạnh của hội chứng viêm đa hệ thống nặng.
Bệnh nhân được truyền thêm kháng thể miễn dịch và lọc máu liên tục, truyền thuốc tocilizumab. Sau rất nhiều nỗ lực của ê kip điều trị, em đã phục hồi.
BS CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP cho biết, hội chứng viêm đa hệ thống hậu Covid-19, là đặc trưng chỉ có ở trẻ em, chưa ghi nhận ở người lớn.
Trong khi đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM đã ghi nhận trên 10 trường hợp mắc hội chứng này. Trẻ nhập viện sau khi sốt cao nhiều ngày kèm nôn ói, tiêu chảy. Gia đình lo lắng trẻ nhiễm trùng đường tiêu hóa, đưa đi bệnh viện và kịp thời điều trị.
PGS TS BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, đây là một hội chứng ít gặp, nhưng nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời.
“Phụ huynh không nên quá hoang mang nhưng nên biết cách nhận biết các triệu chứng để đưa trẻ đến bệnh viện”, PGS Phạm Văn Quang khuyến cáo.
Khỏi Covid-19 không có nghĩa là ổn!
Các chuyên gia đều đồng thuận, Covid-19 xảy ra trên trẻ béo phì, có bệnh nền, bệnh mãn tính có thể nguy kịch, thậm chí tử vong. Còn phần lớn trẻ mắc Covid-19 có triệu chứng nhẹ, nhanh bình phục.
 |
Trẻ béo phì hoặc bệnh nền thường diễn tiến nặng khi mắc Covid-19. |
Tuy nhiên, nghiên cứu ở các nước cho thấy, nhiều trẻ thường mệt mỏi, đi lại khó khăn, hồi hộp, đánh trống ngực, đau khớp, buồn ngủ ban ngày…sau khi khỏi bệnh. "Đây là những triệu chứng thường gặp của hậu Covid-19 ở trẻ em mà không lý giải được bởi một nguyên nào khác”, BS CK2 Nguyễn Minh Tiến nhận định.
Đáng chú ý, một số trẻ có biểu hiện phản ứng viêm mạnh sau đó. Chính vì vậy, nhiều trường hợp không có triệu chứng trong lúc bị bệnh, nhưng giai đoạn hậu Covid-19 lại mắc hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C).
Theo PGS TS BS Phạm Văn Quang, hội chứng chủ yếu xảy ra ở nhóm từ 6 đến 12 tuổi. Sau khi khỏi Covid-19 từ 2 đến 6 tuần, trẻ có thể bị sốt cao từ 3 ngày trở lên. Bên cạnh đó, có nhiều dấu hiệu tổn thương các cơ quan.
Cụ thể, cơ thể trẻ xuất hiện các phát ban, viêm kết mạc, giác mạc, phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, bàn chân. Đây là các dấu hiệu giống như bệnh Kawasaki. Thứ 2, trẻ có thể bị trụy tim mạch. Thứ 3, trẻ bị tổn thương tim, đặc biệt là mạch vành. Thứu 4, trẻ bị rối loạn đông máu. Thứ 5, trẻ bị rối loạn tiêu hóa (đau bụng, ói, tiêu chảy…)
“Nếu trẻ đã khỏi Covid-19, sau đó sốt cao nhiều ngày, kèm theo 2 trong số các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, da niêm đỏ, hồng ban, tim đập nhanh… cần đưa đến bệnh viện kịp thời”, PGS Quang cho biết.
Đặc điểm của hội chứng này là các phản ứng viêm rất mạnh, nhưng không tìm được nguyên nhân từ bệnh cảnh nhiễm trùng. Phương án điều trị chủ yếu là điều hòa miễn dịch và thuốc kháng viêm theo phác đồ của Bộ Y tế. Nếu can thiệp sớm, trẻ đáp ứng tốt và phục hồi sau đó.
“Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài dẫn đến bị tổn thương đa cơ quan như gan, thận, không đáp ứng với điều hòa miễn dịch thì có thể phải lọc máu”, PGS Quang chia sẻ.
Theo BS CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP, nghiên cứu ở các nước cho thấy tỷ lệ trẻ mắc Covid-19 đã khỏi nhưng vẫn bị triệu chứng hậu Covid-19 chiếm 6-15%.
Trong khi đó, Việt Nam hiện chưa có thống kê liên quan đến các hội chứng hậu Covid-19 ở trẻ em.
Linh Giao

Phía sau lá thư dài 3 trang bệnh nhi Covid-19 gửi bác sĩ
Minh Khôi, 13 tuổi, mắc Covid-19 trên nền dư cân béo phì. Sau đó, là 3 tuần triền miên cấp cứu, hồi sức và tập thở để giành giật lại mạng sống.
" alt="Hội chứng cần cảnh giác ở trẻ sau khi khỏi Covid"/>
Hội chứng cần cảnh giác ở trẻ sau khi khỏi Covid
Với Chelsea, đường đến danh hiệu nhà vô địch FA Cup đầu tiên dưới “triều đại” HLV Thomas Tuchel chỉ còn cách họ 1 trận đấu nữa. Phía bên kia “chiến tuyến”, Leicester City cũng sẵn sàng trở thành kẻ ngáng đường Tuchel. Trận đấu sẽ được tường thuật trực tiếp vào lúc 23h15 ngày 15/5, trên Truyền hình FPT và ứng dụng di động Foxy. |
Đội bóng nào sẽ vô địch FA Cup mùa giải này? |
Chelsea - bứt phá nhờ lối chỉ đạo “cao tay”
Kể từ khi nắm quyền HLV trưởng vào tháng 1/2021, Thomas Tuchel đã thổi vào Chelsea một “sức sống mới” nhờ lối chơi linh hoạt và gắn kết. Từ “bộ mặt” bị giới chuyên môn đánh giá “rệu rã”, “mất phương hướng” trong nửa đầu mùa giải, The Blues dần chuyển mình và gặt hái được những tín hiệu tích cực, với việc góp mặt tại 2 trận chung kết: FA Cup và UEFA Champions League. Trước khi hiện thực hóa “giấc mộng trời Âu”, Thomas Tuchel cần chứng minh tham vọng của mình tại giải đấu lâu đời - FA Cup.
Để góp mặt trong trận chung kết, Chelsea đã xuất sắc vượt qua Man City bằng bàn thắng duy nhất của Hakim Ziyech. Ở trận đấu đó, Thomas Tuchel phần nào đã thể hiện sự “cao tay” trước Pep Guardiola thông qua một chiến thuật hợp lý cùng khả năng tận dụng cơ hội của học trò. Trước trận chung kết vào ngày 15/5, trong tay của huấn luyện viên người Đức là dàn hảo thủ đang chơi phong độ: một Edouard Mendy chắc chắn trước khung gỗ, một Thiago Silva bản lĩnh ở hàng thủ, một N'Golo Kante đủ khả năng "cân" cả khu vực trung tuyến, cùng với những Mason Mount, Kai Havert, Timo Werner tốc độ và nhạy bén trên hàng công.
 |
“Cỗ máy” Chelsea đang vào “guồng” |
Với phong độ và sự hưng phấn lên cao, việc ngăn cản Chelsea ở thời điểm này không phải nhiệm vụ dễ dàng với bất kỳ đội bóng nào. Bản thân The Blues cũng vừa có màn “chạy đà” ấn tượng cho trận chung kết bằng chiến thắng 2-1 trước Man City tại Ngoại Hạng Anh. Chiến thắng này không chỉ là minh chứng cho phong độ cao của tập thể Chelsea, mà còn giúp họ vượt qua chính Leicester City trên đường đua vào Top 4 của English Premier League.
Sức mạnh đáng gờm của “Bầy Cáo”
Về phía Leicester City, ngôi vương tại FA Cup cũng là đích đến mà thầy trò Brendan Rodgers khao khát chạm tới. "Bầy Cáo" từng 4 lần góp mặt trong trận chung kết của giải đấu lâu đời này, song chưa một lần bước lên bục cao nhất. Đây chính là động lực để thầy trò HLV Brendan Rodgers dốc toàn lực trong trận chung kết lần thứ 5 tới đây.
Điểm tựa để Leicester City hy vọng trong trận đấu sắp tới chính là sự xuất sắc của danh thủ Kelechi Iheanacho. Ở mùa giải năm nay, cầu thủ sinh năm 1996 đã có tới 18 lần làm tung mảnh lưới của đối phương, sau 35 trận ra sân ở tất cả các “đấu trường”. Chính tiền đạo người Nigeria đã mở ra cánh cửa bước vào trận đấu cuối cùng cho “Bầy Cáo” trong trận bán kết với Southampton.
Một cái tên khác có thể đe dọa tới khung thành Chelsea chính là Jamie Vardy. Tiền đạo của đội tuyển Anh vẫn ghi dấu tốc độ và sự sắc bén trước khung thành. Leicester City cũng vừa có chiến thắng quan trọng trước Man Utd để củng cố vị trí trong Top 4. Điều này sẽ tiếp thêm sự tự tin cho thầy trò HLV Brendan Rodgers trước trận đấu quan trọng sắp tới.
 |
Leicester City chưa bao giờ là đối thủ dễ chịu |
Với Thomas Tuchel, FA Cup có thể là chương mở đầu để chiến lược gia người Đức viết nên “trang sử” vang dội phía trước cùng Chelsea. Còn với Brendan Rodgers, một danh hiệu ở mùa giải năm nay chắc chắn là thành công không nhỏ với ông và tập thể Leicester City. Fan hâm mộ thế giới cùng giới chuyên môn không khỏi tò mò: Kẻ tám lạng - người nửa cân, đội bóng nào sẽ ngân vang khúc khải hoàn?
Trận chung kết FA Cup 2020-21 hấp dẫn giữa Chelsea và Leicester City được tường thuật trực tiếp trên Truyền hình FPT và ứng dụng Foxy. Tại Việt Nam, Truyền hình FPT là đơn vị sở hữu bản quyền phát sóng và truyền thông Cúp Quốc Gia Anh (FA Cup) trong 3 mùa giải liên tiếp 2018 - 2021. Bên cạnh mục Trực tiếp trên hệ thống Truyền hình FPT, khán giả cũng có thể cài đặt ứng dụng di động Foxy - ứng dụng hỗ trợ người dùng xem những nội dung của Truyền hình FPT trên các thiết bị di động. Fanpage: facebook.com/truyenhinhfpt Kênh YouTube: FPT Bóng Đá Website: truyenhinh.fpt.vn. |
Doãn Phong
" alt="Chung kết FA Cup 2020"/>
Chung kết FA Cup 2020