您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Nhận định, soi kèo Dibba Al
NEWS2025-02-07 02:24:10【Nhận định】9人已围观
简介 Hư Vân - 04/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g mc vsmc vs、、
很赞哦!(7873)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Khonkaen United vs Prachuap, 19h00 ngày 2/2: Khó tin cửa trên
- Siêu mẫu giàu nhất thế giới Gisele Bündchen ly dị
- Cảnh báo khẩn cấp về sự gia tăng đột biến của các ứng dụng tài chính giả mạo
- Quận Ba Đình: 100% chợ dân sinh gắn mã thanh toán không dùng tiền mặt
- Nhận định, soi kèo U23 Benfica vs U23 Torrense, 21h00 ngày 4/2: Đại bàng gẫy cánh
- 'Đức vua không ngai' sống hơn 20 năm trong lâu đài cát
- Đàm Vĩnh Hưng khẳng định không dùng con trai để PR
- 3 bí kíp để thi vào lớp 10 đạt điểm cao
- Nhận định, soi kèo Arema FC vs Bali United, 15h30 ngày 3/2: Tiếp tục thắng lợi
- Du học sinh Việt tại California đón năm mới trong bối cảnh đại dịch
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Radnicki 1923 vs OFK Beograd, 22h59 ngày 3/2: Xây chắc top 8
Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy phát biểu khai mạc diễn đàn Ngày 11/5/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 569/QĐ-TTg Ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 với quan điểm phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò đột phá chiến lược trong giai đoạn mới, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, phát triển bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Thứ trưởng kỳ vọng các diễn giả tại sự kiện sẽ tập trung thảo luận về các biện pháp thực thi chính sách và cụ thể hoá các chương trình hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đề xuất xây dựng cơ chế hỗ trợ cho các ngành chuyển đổi xanh.
Diễn đàn gồm hai phiên với các chủ đề "Bài học kinh nghiệm và cam kết hỗ trợ cho Việt Nam chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững" và "Các giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp".
Trong phiên tham luận về “Bài học kinh nghiệm và cam kết hỗ trợ cho Việt Nam chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững” có sự tham gia của các cơ quan và tổ chức quốc tế như: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình Horizon Europe, Tổ chức tài chính quốc tế (IFC). Nội dung của phiên này giúp các nhà hoạch định chính sách, đơn vị quản lý nhà nước, chuyên gia tư vấn chiến lược và cộng đồng doanh nghiệp, nhà khoa học trong và ngoài nước tiếp cận, nắm bắt và phân tích các bài học kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi xanh và các giải pháp, chương trình, mô hình, cơ chế hỗ trợ quốc tế để thúc đẩy ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam chuyển đổi xanh nhanh và bền vững hơn.
Đại diện Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM tại phiên tham luận Phiên 2 có nội dung về giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp, tập trung vào các giải pháp công nghệ cho chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp. Mở đầu phiên là bài chia sẻ từ Công ty Rạng Đông, một trong những doanh nghiệp Việt Nam tiên phong trong chuyển đổi số với bài trình bày “Chiến lược chuyển đổi số của Rạng Đông, một doanh nghiệp sản xuất truyền thống”. Tiếp đến là các chia sẻ về các giải pháp chuyển đổi số của các doanh nghiệp như: VNPT, 1Office, Base, SIEMENS Việt Nam...
Tại diễn đàn, 8 biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác giữa các bên đã được trao như: Chuyển giao công nghệ nuôi yến, cá lăng và trồng cây tuần hoàn theo mô hình nông nghiệp hữu cơ và công nghệ lượng tử; Chuyển giao công nghệ bảo vệ dữ liệu Nand Flash và Hợp đồng xây dựng nền tảng quản trị du lịch toàn diện...
N.M
">Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững
- Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, qua kiểm tra cho thấy, vẫn còn một số trường đại học chưa đảm bảo yêu cầu về năng lực đào tạo. Bộ cho biết sẽ kiên quyết giảm chỉ tiêu tuyển sinh với các trường ĐH không đảm bảo yêu cầu về năng lực đào tạo.
Từ ngày 3-18/5, các đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã tiến hành kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế tại một số cơ sở đào tạo nhằm kiểm soát các nội dung thông tin đã kê khai và xác định điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế.
Chấm thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: Lê Văn Qua kiểm tra cho thấy, vẫn còn một số trường đại học chưa đảm bảo yêu cầu về năng lực đào tạo.
Kiểm tra tỷ lệ về diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học/sinh viên theo quy mô dự kiến năm 2018 cho thấy, còn nhiều trường chưa đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 06/2018/TT-BGDĐT (quy định là 2,8 m2/sinh viên).
Cụ thể, như Trường ĐH Tài chính - Marketing (diện tích sàn xây dựng/ sinh viên đạt 2,35 m2/SV); Trường ĐH Phan Châu Trinh (diện tích sàn xây dựng/ sinh viên đạt 2,3 m2/SV); Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội (diện tích sàn xây dựng/sinh viên đạt 0,97 m2/SV).
Trên cơ sở xác định số lượng giảng viên quy đổi của từng khối ngành và đối chiếu với quy mô sinh viên dự kiến năm 2018 mà các trường đã kê khai, các đoàn kiểm tra đã xác định được điều kiện đảm bảo về tỷ lệ sinh viên trên giảng viên theo khối ngành của từng trường. Qua kiểm tra, có một số trường chưa đảm bảo yêu cầu về tỷ lệ sinh viên/giảng viên đối với một số khối ngành đào tạo.
Trường ĐH Võ Trường Toản có 3 khối ngành là Khối ngành III, VI và VII; trong đó có Khối ngành VI tỷ lệ sinh viên/ giảng viên là 15,83 (quy định là 15).
Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai có 5 khối ngành (chưa đào tạo khối ngành I và II); trong đó có Khối ngành VI tỷ lệ sinh viên/giảng viên là 15,62 (quy định là 15); Khối ngành VII tỷ lệ sinh viên/giảng viên là 28,81 (quy định là 25).
Trường ĐH Phạm Văn Đồng có 3 khối ngành là Khối ngành I, V và VII; trong đó có Khối ngành VII tỷ lệ sinh viên/giảng viên là 26,1 (quy định là 25).
Trường ĐH Thành Đô có 4 khối ngành là Khối ngành III, V, VI và VII nhưng cả 4 khối ngành quy mô đào tạo dự kiến năm 2018 không đáp ứng quy định về năng lực đào tạo tính theo giảng viên quy đổi (tỷ lệ sinh viên/ giảng viên của Khối ngành III là 37,30 - quy định là 25; Khối ngành V là 31,03 - quy định là 20; Khối ngành VI là 16,27 - quy định là 15; Khối ngành VII là 25,82 - quy định là 25).
Trường ĐH Duy Tân có 4 khối ngành là Khối ngành III, V, VI và VII; trong đó có Khối ngành VI tỷ lệ sinh viên/giảng viên là 16,32 (quy định là 15) và Khối ngành VII tỷ lệ sinh viên/giảng viên là 28,76 (quy định là 25).
Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng có 4 khối ngành là Khối ngành II, III, V và VII; trong đó Khối ngành II có tỷ lệ sinh viên/giảng viên là 23,05 (quy định là 10); Khối ngành VII tỷ lệ sinh viên/giảng viên là 31 (quy định là 25).
Nếu không đáp ứng, yêu cầu giảm chỉ tiêu tuyển sinh
Với những trường chưa đảm bảo quy định về diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, Bộ GD-ĐT yêu cầu trường phải đảm bảo có đủ diện tích hoặc giảm chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018.
Với những trường có khối ngành chưa đáp ứng về tỷ lệ sinh viên/giảng viên, Bộ yêu cầu các trường tuyển dụng bổ sung giảng viên hoặc giảm chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 để đảm bảo năng lực đào tạo theo quy định.
Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục kiểm tra việc công khai điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo; theo dõi, hậu kiểm và tổ chức thanh tra (nếu thấy cần thiết) đối với những cơ sở đào tạo không đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết sẽ giám sát chặt chẽ quá trình tuyển sinh và đào tạo của các trường, xử lý vi phạm nghiêm minh theo đúng quy định.
Thanh Hùng
Nhiều trường đại học khuyết hiệu trưởng
Một số trường đại học hiện nay đang khuyết vị trí hiệu trưởng do người cũ đã hết tuổi quản lý nhưng chưa bổ nhiệm người mới. Thời gian khuyết này kéo dài gần cả năm nay.
">Hàng loạt trường đại học chưa đảm bảo yêu cầu về năng lực đào tạo
Đường Cổ Ngư và tam quan đền Quán Thánh. Ảnh: Firmin-André Salles.
Trên đê Cố Ngự
Nhớ chữ đồng tâm
Hỡi cô đội nón ba tầm
Có về Yên Phụ hôm rằm lại sang
(Ca dao ngạn ngữ Hà Nội)
Mùa đông Hà Nội đẹp và lãng mạn. Đi trên đường Thanh Niên, trông ra hồ Tây mờ sương, cảm nhận mùa đông đến gần lắm.
Đường Thanh Niên tên cũ là đường Cổ Ngư, con đường lãng mạn nhất của Hà Nội. Có người đã gọi con đường này là “đường tình yêu”, nơi đã cất giấu bao nhiêu lời tự tình của trai gái Hà thành.
Đường Cổ Ngư, cái tên dẫn dụ ta trở về với Thăng Long thành thuở “Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo / Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”. Con đường với tuổi đời hơn 400 năm ngăn chia hồ Tây và hồ Trúc Bạch như khe mang của con cá khổng lồ (nếu ta tưởng tượng hồ Tây là thân và hồ Trúc Bạch là phần đầu của con cá).
Hơn trăm năm trước Hà Nội có rất nhiều hồ. Các hồ nối tiếp nhau san sát từ hồ Tây đến hồ Tả Vọng - Hữu Vọng. Cứ xem tấm bản đồ Hà Nội năm 1873 được vẽ bởi ông Phạm Đình Bách thì thấy rõ.
Ở mạn phía bắc, lớn nhất là hồ Tây rồi đến hồ Trúc Bạch, kế tiếp có hồ Cổ Ngựa rồi hồ Sao Sa. Đi theo hướng đông có hồ Huyền Thiên, hồ Đồng Xuân, hồ Ngư Võng, Thái Cực rồi đến hồ Tả Vọng, Hữu Vọng.
Trải qua thời gian, các hồ dần bị lấp để quy hoạch thành đường phố và khu dân cư. Vì thế, giờ đây không còn hồ Đồng Xuân mà thay vào đó là khu chợ Bắc Qua, cũng không còn hồ Thái Cực mà dấu tích của nó là phố Cầu Gỗ, rồi có Nhà hát Lớn được xây dựng trên hồ Hữu Vọng.
Thế kỷ thứ XVII, hồ Tây và hồ Trúc Bạch chỉ là một. Sau này người dân đổ đất, đóng cọc tre tạo thành một con kè nhỏ ngăn một phần hồ Tây tạo thành hồ Trúc Bạch như bây giờ.
Trong Cổ tích và danh thắng Hà Nội(Nhà xuất bản Văn hóa, 1958), cụ Sở Bảo Doãn Kế Thiện dẫn sách Long thành dật sửgiải thích rằng con kè ngăn hồ này được đắp vào năm 1620 để ngư dân đánh bắt tôm cá vì phần trên của hồ Tây khá lặng sóng, vì vậy gọi là đập Cố Ngự (giữ cho vững chắc).
Thời nhà Lê nó được bồi đắp trở thành vòng thành ngoài của Kinh thành Thăng Long gọi là đê trấn Bắc. Thời Pháp, đê Cố Ngự được gọi là Cổ Ngư. Người thì bảo tên gọi này do con đường giống như phần cổ (mang) của con cá, người lại nói cách phiên âm của người Pháp không có dấu nên Cố Ngự thành Co Ngu là lâu dần đọc chệch thành Cổ Ngư.
Những năm đầu thế kỷ XX, đê Cổ Ngư chưa có dáng dấp của một con phố. Mặt đường sỏi đá gồ ghề và rất hẹp, chỉ đủ hai xe tay tránh nhau. Không có đèn đường nên ban đêm khu vực này rất tối tăm. Người ta lắp ở đây hai hàng cột sắt ở bên đường, trên cột có khung kính, bên trong đặt chiếc đèn dầu.
Mỗi tối có người mang thang đến thắp đèn lần lượt từ đầu đường đến cuối đường. Theo nhà văn Nguyễn Công Hoan, đến năm 1918 những cột đèn dầu hỏa này vẫn còn được sử dụng.
Năm 1931, Hội đồng Thành phố cải tạo đê Cổ Ngư bằng cách đổ đá dọc hai bên mở rộng thành đường. Đê Cổ Ngư không còn ngoằn ngoèo nữa mà mang dáng dấp của một tuyến đường. Người Pháp đặt tên cho đường này là Lyautey (lấy tên một viên Thống chế người Pháp). Cuối đường Cổ Ngư là đền Trấn Vũ, một trong bốn ngôi đền thiêng của “Thăng Long tứ trấn”. Đoạn giữa đường Cổ Ngư có chùa Trấn Quốc và đền Cẩu Nhi.
Đường Thanh niên ngày nay.
Nói đến chùa Trấn Quốc, lại nhớ đến một chuyện còn lưu vết trên trang báo xưa. Vào năm 1935, một thương gia người Pháp - chủ khách sạn Métropole - đã móc nối với chính quyền định lấy một phần đất chùa làm dịch vụ giải khát và nhảy đầm. “Dự án” kinh doanh hỗn láo này bị nhân dân Hà Nội nguyền rủa. Ngay cả những người Pháp văn minh cũng không thể chấp nhận được lối kiếm tiền bất chấp đạo lý đó.
Tuần báo L’Eveil économique de L’Indochine(Đánh thức kinh tế Đông Dương) đã thẳng thừng chỉ trích việc kiếm tiền này là hành vi “thô bỉ”, “thiếu văn hóa” của “kẻ vô ý thức”. Nhờ sự phản đối này mà ý đồ trên không thực hiện được.
Đáng tiếc thay, những người Pháp văn minh đã ngăn cản được hành vi kinh doanh “thô bỉ” của gã thương gia tham tiền thì đã có thời kỳ chúng ta lại đi vào lối kinh doanh của “kẻ vô ý thức” đó. Thập niên 1980, ngay sát nơi thanh tịnh là chùa Trấn Quốc đã từng có một nhà nổi kinh doanh ăn uống, nhảy đầm với ánh đèn màu nhấp nháy lòe loẹt.
Đau lòng hơn là đền Cẩu Nhi trên đảo ở hồ Trúc Bạch cũng bị đập tan tành vào thập niên 1980 để xây dựng cơ sở sản xuất của Hợp tác xã và sau đó biến thành “quán ăn Cổ Ngư”. Thật may đến nay đền Cẩu Nhi đã được phục dựng lại để trả lại sự linh thiêng của ốc đảo nhỏ bé này. Một việc làm ý nghĩa của những người có văn hóa, dù muộn.
Sau tiếp quản Thủ đô, Hà Nội bước vào công cuộc kiến thiết mới. Vào ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1958, Ủy ban Hành chính Hà Nội khởi công công trình mở rộng đường Cổ Ngư và xây dựng công viên hồ Trúc Bạch. Công trình này được giao cho thanh niên Thủ đô “độc quyền” thực hiện.
Hàng nghìn, hàng vạn xe cải tiến chở đất, đá từ bãi An Dương được đổ xuống để nắn đường Cổ Ngư vốn nhỏ bé, gồ ghề trở nên rộng rãi và mềm mại. Dốc Yên Phụ trước đây rất cao đã được đổ đất hạ thấp để dễ đi hơn.
Khu vực trước cổng đền Quán Thánh do nước hồ Tây rút ra xa để lại vũng lầy lội đã được đổ rất nhiều đất tạo thành vườn hoa đẹp (vườn hoa Lý Tự Trọng hiện nay).
Sau hàng vạn ngày công lao động của thanh niên, việc mở rộng đường Cổ Ngư đã hoàn thành. Người ta thảo luận đặt tên mới cho con đường. Đa số các ý kiến đề nghị bỏ tên cũ là Cổ Ngư vì không phù hợp với không khí của Thủ đô mới. Chẳng hiểu tại sao họ lại muốn bỏ cái tên rất đẹp ấy. Hàng loạt các “đề cử” tên mới như: đường Lý Tự Trọng, đường Hồ Xuân Hương nhưng vẫn chưa thống nhất.
Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội lúc đó là bác sĩ Trần Duy Hưng xin ý kiến Hồ Chủ tịch và được gợi ý đặt tên đường Thanh Niên như một sự tôn vinh công lao của thanh niên Thủ đô trong việc mở đường.
Vậy là tên đường Thanh Niên đã gắn với Hà Nội hơn nửa thế kỷ và cũng chứng kiến biết bao vui buồn của Thủ đô. Nhưng tên Cổ Ngư không vì thế mà mất đi, nó ẩn hiện trong tâm thức của những người yêu Hà Nội, nhẹ nhàng và lãng mạn trong mỗi câu hát “Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh. Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp. Đường Cổ Ngư xưa, chầm chậm bước ta về”.
">Điều ít biết về con đường lãng mạn nhất Hà Nội
Nhận định, soi kèo Odisha vs NorthEast United, 21h00 ngày 3/2: Đối thủ yêu thích
Học sinh lớp 9 và lớp 12 ở TP.HCM đã đi học lại từ ngày 13/12. Ảnh: Thanh Tùng
Theo ông Trọng, tùy kết quả thí điểm dạy học trực tiếp khối lớp 9, 12 trong vòng 2 tuần và tình hình dịch Covid-19, các sở sẽ báo cáo và đề xuất UBND TP.HCM cho các khối lớp còn lại đi học trực tiếp từ ngày 3/1/2022. Hiện nay, các phòng, ban chuyên môn của Sở GD-ĐT TP.HCM đang cùng các trường lấy ý kiến cha mẹ học sinh về việc dạy học trực tiếp từ ngày 3/1/2022.
"Việc lấy ý kiến phụ huynh nhằm xem xét tỷ lệ đồng thuận cho học sinh đi học trực tiếp, đồng thời sẽ nắm bắt được những băn khoăn, lo ngại từ phụ huynh, học sinh để chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho việc dạy, học trực tiếp" - ông Trọng nói.
Trước đó, từ ngày 13/12, các trường THPT và THCS tại TP.HCM thí điểm tổ chức học tập trực tiếp cho các khối lớp 9, lớp 12 khi đảm bảo điều kiện an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 và đã được Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 quận, huyện, thành phố Thủ Đức kiểm tra, thẩm định, phê duyệt kế hoạch, phương án.
Sau 1 tuần dạy học trực tiếp, ngành giáo dục ghi nhận 34 ca F0 xuất hiện trong nhà trường, trong đó có 4 ca là giáo viên, 3 ca là nhân viên và 27 ca là học sinh. Những trường hợp này, các trường học đã vận hành quy trình xử lý F0 và tiến hành theo hướng dẫn.
Phương Mai
15 vạn học sinh TP.HCM lần đầu đến trường sau 7 tháng
Khoảng hơn 150.000 học sinh lớp 9 và lớp 12 ở TP.HCM đi học trực tiếp buổi đầu tiên năm học 2021-2022 sau 7 tháng nghỉ và học trực tuyến vì dịch Covid-19.
">Đề xuất học sinh các khối lớp ở TP.HCM học trực tiếp từ ngày 3/1/2022
Y tế là 1 trong 11 lĩnh vực cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia. Do đó, việc triển khai các hoạt động nhằm bảo đảm an toàn thông tin cho lĩnh vực Y tế là yêu cầu cần thiết và cấp bách.
Trong khuôn khổ phối hợp với cơ quan chủ trì các lĩnh vực quan trọng, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị Diễn tập bảo đảm an toàn thông tin, phòng, chống tấn công mạng cho các hệ thống thông tin lĩnh vực Y tế diễn ra sáng 23/11 tại Hà Nội.
Hội nghị Diễn tập bảo đảm an toàn thông tin, phòng, chống tấn công mạng cho các hệ thống thông tin lĩnh vực Y tế. Hội nghị có sự tham gia của một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện, tổ chức liên quan trong lĩnh vực Y tế trên phạm vi cả nước.
Với Thông điệp “Đưa diễn tập an toàn thông tin vào thực chất”, các cuộc diễn tập trong Chuỗi sự kiện Diễn tập bảo đảm an toàn thông tin cho lĩnh vực quan trọng sẽ tập trung chú trọng vào việc trang bị cho cán bộ kỹ thuật kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế và sự nhanh nhạy, ứng phó xử lý tình huống khi xảy ra tấn công mạng, nguy cơ, mối đe dọa về an toàn đối với các hệ thống thông tin.
Trong thời gian tới, thực hiện nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao về việc tổ chức triển khai Quyết định số 632/QĐ-TTg, Cục An toàn thông tin sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chủ trì lĩnh vực quan trọng, chủ quản hệ thống thông tin tổ chức các hoạt động nhằm bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, trong đó bao gồm cả Chuỗi sự kiện Diễn tập bảo đảm an toàn thông tin cho lĩnh vực quan trọng.
Qua Sự kiện diễn tập bảo đảm an toàn thông tin này, các cơ quan, đơn vị liên quan, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật trực tiếp sẽ được trang bị vững vàng thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn để triển khai công tác bảo đảm an toàn cho các lĩnh vực, hệ thống thông tin quan trọng quốc gia và hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động của cơ quan, tổ chức cũng như phục vụ cho cộng đồng.
H.P.
">Diễn tập bảo đảm an toàn thông tin lĩnh vực Y tế
200 tài khoản giả danh Facebook cầu thủ U23 Việt Nam được kẻ xấu tạo ra với mục đích bán hàng online và lừa đảo người dùng.Google gỡ bỏ game có nội dung chống phá nhà nước Việt Nam">
Giả Facebook tuyển thủ U23 Việt Nam để bán hàng online