![]() |
"Tình hình dịch bệnh tại TP.HCM hiện vẫn trong tầm kiểm soát nhưng trường quyết định cho sinh viênnghỉ sớm để các em tranh thủ về quê, thuận lợi tàu xe và tránh tình trạng dịch bệnh phức tạp hơn- ông Hoàng Văn Phúc, hiệu trưởng nhà trường thông tin.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cũng quyết định cho hơn 16.000 sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán từ 30/1. Theo ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh, trường quyết định cho sinh viên nghỉ Tết sớm trước 2 ngày so với lịch dự kiến để các em về quê.
Ngoài ra, trường này cũng yêu cầu cán bộ, viên chức, sinh viên thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch.
Giảng viên, sinh viên phải theo dõi nắm bắt thông tin dịch bệnh thực hiện đẩu đủ các biện pháp phòng chống dịch, đảm bảo nguyên tắc 5K.
Trung tâm dịch vụ thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường lớp theo quy định, rà soát bổ sung nước khử khuẩn, các vật dụng cần thiết tại khu vực sinh hoạt công cộng.
Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) quyết định cho khoảng hơn 9.000 sinh viên (gồm K18, K19, K20 và Văn bằng 2, Vừa học vừa làm) nghỉ Tết từ ngày 1/2, sớm hơn một tuần so với dự kiến. Từ ngày 22 đến 28/2, tuần học đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán thực hiện dạy học online. Thời gian tập trung sinh viên dự kiến là ngày 1/3.
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sẽ nghỉ Tết nguyên đán từ ngày 1/2. Tuy nhiên, để phòng dịch Covid-19, 2 tuần học đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán sẽ thực hiện dạy học trực tuyến. Sinh viên học tập trung tại trường từ ngày 8/3.
Do lịch học đến hết tuần sau,Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM yêu cầu trưởng các đơn vị tăng cường, đẩy mạnh công tác truyền thông và các biện pháp phòng chống dịch Covid-19; Chủ động rà soát thông tin viên chức, người lao động, sinh viên, học viên có liên quan tới tình hình dịch Covid-19.
Cán bộ, giảng viên, sinh viên tiếp tục thực hiện nghiêm biện pháp phòng chống dịch, bắt buộc mang khẩu trang khi đến trường làm việc và học tập. Nhà trường sẽ khử khuẩn khuôn viên, lớp học, bố trí nước rửa tay tại thang máy, khu vực sinh hoạt chung, phòng làm việc.
Ở khối phổ thông, Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) hủy tất cả hoạt động trong dịp cuối năm, gồm văn nghệ mừng Xuân chiều 30/1, buổi họp phụ huynh sáng 31/1 và hủy tất cả các hoạt động ngoại khóa.
Riêng buổi sơ kết học kỳ I sáng ngày mai (30/1) mỗi lớp chỉ chọn 10 học sinh tham dự. Gần 1.500 học sinh của trường được nghỉ Tết từ 1/2.
Theo lịch, học sinh TP.HCM sẽ nghỉ Tết Nguyên đán từ 8/2 đến hết ngày 16/2. Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường thực hiện nghiêm túc việc đo thân nhiệt đầu mỗi buổi học, bắt buộc đeo khẩu trang ngoài lớp học, khuyến khích đeo khẩu trang trong lớp học, toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, khách liên hệ công tác phải rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Đặc biệt, Sở yêu cầu các trường không tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường kể từ ngày 30/1 cho đến khi có thông báo mới. Các hoạt động giáo dục tập trung đông người trong nhà trường phải tuân thủ yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan y tế về phòng, chống dịch. Thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế).
Các trường học kích hoạt lại hệ thống phòng, chống dịch bệnh như: Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh việc thực hiện Bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch bệnh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra vi phạm; tăng cường trang thiết bị y tế, vệ sinh môi trường tại trường học như: máy đo thân nhiệt, nước sát khuẩn, xà phòng, khẩu trang...; duy trì thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp. Tiếp tục triển khai ứng dụng “An toàn Covid”...
Minh Anh
Nhiều trường học ở Hà Nội sau khi phát hiện có học sinh liên quan đến trường hợp F1, F2, đã quyết định cho toàn bộ học sinh nghỉ để phòng bệnh. Trong khi đó, số khác thông báo hủy các hoạt động ngoại khóa dù có kế hoạch trước.
" alt=""/>Hàng chục nghìn sinh viên TP.HCM nghỉ Tết sớm phòng chống dịch CovidTheo một số nguồn tin, vị trợ lý này có vai trò quan trọng liên quan tới vấn đề chuyên môn ở cả hai đội tuyển, giống như trợ lý Lee Young jin của HLV Park Hang Seo.
Hiện tại, dàn trợ lý của HLV Troussier cũng đã dần được lộ diện. Đây đều là những người đã cùng làm việc với ông ở Trung tâm PVF và U19 Việt Nam như trợ lý phân tích Lê Minh Dũng, Nguyễn Việt Thắng (cựu HLV Cần Thơ), Nguyễn Mạnh Cường và Hoàng Bách (phiên dịch). Hai trợ lý khác ở tuyển Việt Nam là cựu trung vệ Trương Đình Luật, HLV thủ môn Nguyễn Thế Anh.
Ở đội U23 Việt Nam, cựu trung vệ Mai Xuân Hợp (Thanh Hóa) được điền tên, bên cạnh các trợ lý Ngô Tuấn Vinh, Nguyễn Thăng Long và Ngô Việt Trung.
Với cách làm bóng đá bài bản từ gốc rễ là đào tạo trẻ, HLV Philippe Troussier rất quan tâm tới vấn đề phát triển thể lực.
Nhà cầm quân người Pháp được cho đã gửi lời mời tới chuyên gia thể lực người Pháp Cedric Roger - cộng sự đắc lực của HLV Philippe Troussier khi còn làm việc tại PVF và Việt Nam trước đây. Hiện tại ông Roger đang cùng U20 Việt Nam chuẩn bị cho VCK U20 châu Á 2023.
Tuyển Việt Nam tập trung vào ngày 8/3 và chỉ có 5 ngày "tập chay". HLV Philippe Troussier và các cộng sự sẽ tập trung cho đội U23 Việt Nam nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất cho mục tiêu bảo vệ HCV SEA Games trên đất Campuchia vào tháng 5 tới.
U23 Việt Nam tập trung thành 4 giai đoạn, và số lượng cầu thủ được HLV Philippe Troussier thanh lọc dần trước khi rút gọn danh sách đi tập huấn ở UAE.
Cũng trong thời gian tới, HLV Troussier theo dõi màn thể hiện của các cầu thủ trẻ ở VCK U20 châu Á 2023 nhằm bổ sung lên đội U23 Việt Nam.
Trong số này, những cái tên như Văn Khang, Văn Trường, Hồ Văn Cường, Trần Nam Hải, Đinh Xuân Tiến, Bùi Vĩ Hào... cho thấy sự tiến bộ rất nhanh thời gia qua, hoàn toàn có thể lọt vào mắt xanh của chiến lược gia người Pháp.
" alt=""/>Lộ diện cánh tay phải của HLV Philippe TroussierBạn đọc đang gặp khó khăn; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia chương trình tiếp sức, xin liên hệ với toà soạn theo cách sau:
Gọi đến tổng đài 19001081 (8h-20h mỗi ngày), hoặc gửi thông tin hoàn cảnh đến email: banbandoc@vietnamnet.vn để đăng ký.
Báo VietNamNet sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương xác nhận và tìm phương án hỗ trợ phù hợp nhất.
Với vai trò là cầu nối, Báo VietNamNet rất mong Quý bạn đọc hảo tâm, các Doanh nghiệp, Tổ chức sẽ cùng đồng hành với chương trình và san sẻ tình thương với đồng bào.
Ban Bạn đọc
Quý nhà hảo tâm có thể ủng hộ theo 2 hình thức: Chuyển tiền qua tài khoản của Báo VietNamNet và ủng hộ hiện vật là lương thực, nhu yếu phẩm, máy móc, trang thiết bị y tế.