
Từ một cô giáo dạy tiếng Anh, tình yêu đã "dẫn lối" Thảo sang Úc làm người nông dân thực thụ. Ảnh: NVCCNếu như cách đây 8 tháng, Thảo vẫn còn là một cô giáo dạy tiếng Anh, sáng đi tối về ngay giữa Hà Nội thì bây giờ, mỗi sáng thức dậy, trước mắt cô là trang trại rộng gần 200 hecta với đàn bò hơn 300 con ở tận miền quê xa xôi thuộc bang Victoria của nước Úc.
Trước khi yêu Mark Jackman, Thảo chưa từng nghĩ rằng một ngày nào đó, mình sẽ trở thành nông dân chính hiệu.
Sinh năm 1996, sau khi tốt nghiệp, Đỗ Thanh Thảo đi dạy ở một trung tâm tiếng Anh. Ở đây, cô gặp Mark. Nhưng suốt một năm trời, dù làm việc cùng một chỗ, họ không hề nói chuyện với nhau “vì nghĩ người kia nhạt nhẽo”.
Cho đến một dịp khi cả cơ quan đi ăn uống cùng nhau, cả hai mới thấy “người kia có vẻ hay”. Về nhà, họ kết bạn Facebook và nói chuyện với nhau thường xuyên hơn. Dần dần, tình cảm nảy nở, cả hai “qua lại” với nhau nhưng giấu tiệt đồng nghiệp vì sợ mọi người bàn tán.
“Làm cùng chỗ mà đi qua nhau như 2 cơn gió ngược chiều. Chuyện hẹn hò của bọn mình được giấu kín như bưng”, Thảo kể.
Nhưng rồi cũng đến ngày chuyện tình yêu bị “bại lộ”. Ngay lập tức, gia đình Thảo phản ứng dữ dội, bạn bè hoài nghi. Bạn bè khuyên cô không nên, vì “yêu Tây nay đây mai đó, chẳng đi đến đâu”.
Bố mẹ cô vốn không có ấn tượng tốt về người nước ngoài dạy tiếng Anh ở Việt Nam, giờ lại chuyện chênh lệch tuổi tác khá lớn - 12 tuổi giữa Thảo và Mark. Nhưng tự nhận là người khá lỳ, Thảo vẫn cứ làm theo sự dẫn dắt của cảm xúc. “Ở cạnh anh, mình không có tí bận tâm gì về sự khác biệt giữa 2 đứa, về tuổi tác, văn hoá hay quá khứ của nhau… Mọi chuyện cứ đến tự nhiên như vậy thôi”.
 |
Đám cưới của Đỗ Thanh Thảo và Mark Jackman đã diễn ra hồi tháng 3 năm nay. Ảnh: NVCC |
Thảo kể, Mark không lãng mạn giống nhiều chàng trai khác nhưng lại chân thành và không ít lần khiến trái tim cô “tan chảy”.
“Sinh nhật đầu tiên ở bên nhau, Mark không tặng người yêu mỹ phẩm, quần áo, hoa… mà tặng chiếc… chìa khoá nhà. Thực sự, đó là món quà vô giá. Nó không đơn thuần là chiếc chìa khoá nhà, mà niềm niềm tin của anh dành cho mình”.
Rồi một lần Thảo đi công tác Sài Gòn về, mẩu giấy nhắn của Mark để lại cũng đủ khiến cô cảm động. “Có đồ ăn trong tủ lạnh đấy, em ăn đi”, “Mật khẩu máy tính là…”, “Đi tắm thì em bật nóng lạnh ở…”, … Cứ thế, tình yêu giản dị của Mark và Thảo lớn dần.
Cô dẫn người yêu về nhà ra mắt bố mẹ. Nhiều lần tiếp xúc, bố mẹ cô bắt đầu có cảm tình với chàng trai người Úc vì thấy anh dễ gần và là người tử tế.
Sau 1 năm rưỡi yêu nhau, Mark cầu hôn. Thảo nói, cô không quá bất ngờ về điều đó bởi vì cả hai đều biết đây chính là người mà mình muốn ở cạnh suốt quãng đời còn lại.
Dù khi yêu, Thảo không nghĩ nhiều đến việc sau này sẽ sống ở đâu, nhưng khi Mark đề cập đến chuyện về Úc sinh sống, cô cũng vui lòng đồng ý. Bởi vì cô nghĩ rằng sang đó sẽ tốt cho con cái sau này. Cộng với việc được bố mẹ chồng và bố mẹ đẻ ủng hộ, Thảo nhanh chóng chuẩn bị cho cuộc sống xa quê cùng với người mình yêu.
Đám cưới đã diễn ra vào tháng 3 năm nay. Không lâu sau, cả hai xách vali về Úc. Hai tháng đầu, cuộc sống mới trôi qua khá êm đềm với Thảo. Nhưng sau đó, tinh thần cô bắt đầu xuống dốc vì nhớ gia đình, nhớ Việt Nam, nhớ nhịp sống sôi động và tiện lợi của Hà Nội.
“Rồi bọn mình cứ vài tuần lại cãi nhau một lần. Vì mình đẩy cảm xúc đi quá xa nên anh ấy cũng không chịu được sự vô lý của mình nữa”.
Nhưng sau đó, Thảo nhận ra rằng hôn nhân đôi khi cần sự thoả hiệp và chia sẻ thẳng thắn, chứ không nên giữ trong đầu lâu ngày và tích tụ dần lại. “Và điều quan trọng nhất mình học được sau khoảng thời gian khủng hoảng đó là nên tự tạo niềm vui cho bản thân trong cuộc sống để giữ tinh thần tích cực, nhiều năng lượng”.
 |
Nơi làm việc của Thảo chuyển từ phòng học sang trang trại. Ảnh: NVCC |
Bây giờ, một ngày của cô diễn ra khá bận rộn. Hoạt động đầu tiên trong một ngày là hai vợ chồng cùng nhau tập gym. Tiếp đến là các công việc trong trang trại, chủ yếu liên quan tới bảo dưỡng hệ thống cơ sở vật chất (đất đai, cỏ, hồ nước, hệ thống rào, cây cối), kiểm tra sức khỏe và số lượng bò. Vào mùa bò đẻ thì công việc bận rộn hơn vì phải đảm bảo bò con sinh ra khoẻ mạnh, không bị bệnh.
“Tuy làm trang trại chủ yếu là công việc chân tay nhưng gia đình vẫn phải tự sáng tạo khá nhiều. Thêm nữa là phải tuân theo quy trình chăn nuôi nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng đầu ra, bởi vì trang trại nhà mình cung cấp bò cho các chuỗi nhà hàng”.
Ngoài việc chăm sóc đàn bò, buổi chiều làm việc ở trang trại xong, Thảo lại tranh thủ chăm sóc vườn, cỏ cây, hoa và rau củ, cũng như cho các vật nuôi khác ăn. Bây giờ, những việc cô phải làm trong ngày đã trở thành niềm yêu thích thay vì coi đó là trách nhiệm. “Mình cũng chăm sóc nhà cửa, học lái xe, thử nấu các món mới. Bận rộn quá nên thành ra chẳng có thời gian mà ‘sốc văn hoá’ nữa”.
Thảo tâm sự, hiện tại cô thực sự hài lòng với cuộc sống của mình vì đã nhận ra rằng cuộc sống hạnh phúc là biết tự tạo niềm vui cho bản thân.
“Trước kia khi làm giáo viên, mình phải chịu rất nhiều áp lực từ công việc, học sinh và phụ huynh. Sau khi sang đây, làm công việc trang trại liên quan tới động vật và cây cối nhiều hơn, mình nhận ra mình đang sống chậm lại, thấy cuộc sống dễ thở hơn vì không phải chịu những áp lực từ bên ngoài. Cuộc sống gần với thiên nhiên cũng làm mình biết yêu cái bình yên của tự nhiên - điều mà lúc còn ở Hà Nội mình chưa từng dừng lại để cảm nhận vì quá bận rộn với guồng quay nhanh của cuộc sống”.
 |
Lao động chính của trang trại là Mark và bố anh. |
 |
Công việc chính của 3 người là chăm sóc hơn 300 con bò... |
 |
...và một số vật nuôi khác. |
 |
Trang trại của gia đình Thảo cách Melbourne (thành phố lớn thứ 2 của Úc) gần 200km. |
 |
Trong vườn nhà có một số loại cây ăn quả. |
 |
Cuộc sống mới thực sự giúp Thảo sống chậm lại và biết cách tận hưởng thiên nhiên. |
 |
Chăm sóc nhà cửa cũng là một thú vui trong cuộc sống mới của cô. |

Yêu văn hóa Việt, chàng Tây quyết lấy vợ Việt Nam
Một cô gái chưa từng có suy nghĩ sẽ lấy chồng tây, một chàng trai quốc tịch Anh với những nguyên tắc không dễ thay đổi, nhưng vì yêu nên cả hai đã vun đắp để cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc.
" alt="Cô giáo tiếng Anh theo chồng sang Úc làm nông dân, chăm 300 con bò"/>
Cô giáo tiếng Anh theo chồng sang Úc làm nông dân, chăm 300 con bò
Mấy năm trở lại đây, việc chi tiêu của giới trẻ Việt Nam là vấn đề được nhiều người quan tâm.Thế hệ trước luôn giữ tư tưởng: tiết kiệm hết mức. Nay, một bộ phận giới trẻ có quan điểm, chi tiêu xả láng là cách để yêu chiều bản thân. Họ có mặt tại các điểm du lịch đắt đỏ, mua sắm hàng hiệu hay bỏ ra hàng chục triệu để sở hữu chiếc điện thoại đời mới.
Chưa kể nhiều người còn sẵn sàng vay mượn để tiêu xài, bất chấp thu nhập chỉ vài triệu/tháng hay đang ăn bám bố mẹ. Việc tiết kiệm với một số bạn trẻ là vấn đề xa vời.
Vậy, với những người Việt đang học tập và lao động tại nước ngoài thì sao? Họ đối mặt với vấn đề chi tiêu ra sao?
Theo Hoàng Kiều Yến (SN 2000, quê Quảng Bình), một du học sinh ở Australia: "Trong suy nghĩ của nhiều người, du học gắn liền với cuộc sống hào nhoáng, tiền bạc rủng rỉnh. Thực tế lại trái ngược với tưởng tượng".
 |
Nữ du học sinh Hoàng Kiều Yến. |
Chi tiêu tiết kiệm là cách để trưởng thành
Kiều Yến khá nổi tiếng trên mạng xã hội Facebook, được nhắc đến là nhân vật trong hội con nhà giàu Việt Nam. Cô sang Australia du học được 2 năm.
Cô chia sẻ, với du học sinh tự túc, ngoài tiền học, hàng tháng họ phải chi trả một khoản tiền ăn uống, thuê nhà và sinh hoạt phí.
Nếu không có kế hoạch chi tiêu, bạn có thể rơi vào cảnh "méo mặt" vì chưa hết tháng đã hết tiền. Ở Việt Nam, bạn dễ dàng vay mượn ai đó nhưng ở nước ngoài, việc vay mượn gần như không có.
Bản thân Kiều Yến cũng phải học cách lập kế hoạch chi tiêu cho bản thân, cân đối tiền bạc sao cho hợp lý...
 |
Cô sử dụng phương tiện công cộng để di chuyển. |
Thời gian đầu mới sang, Kiều Yến nói, cô chưa ý thức được việc tiết kiệm, đến bữa thường gọi đồ ăn nhanh hoặc đi ăn hàng. Mỗi lần mua sắm là thoải mái quẹt thẻ không cần nghĩ ngợi.
Nhưng dần dần Kiều Yến nhận ra, mình đang chi tiêu quá hoang phí khi chưa làm ra tiền, còn phụ thuộc bố mẹ.
Cô ngạc nhiên khi chứng kiến nhiều người bạn bản địa đã có kế hoạch tiết kiệm tiền bạc, phục vụ cho mục đích đầu tư tài chính, đóng quỹ bảo hiểm hưu trí từ năm mới 18, 19 tuổi.
Những người này, dù là con nhà khá giả hay đã đi làm, có thu nhập cao cũng hiếm khi vào các nhà hàng đắt tiền. Họ dành từ 50%-60% thu nhập để tiết kiệm và lập quỹ đề phòng rủi ro cho cá nhân.
Điều đó đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ của Yến. Sau một thời gian, quen với cuộc sống xa nhà, Kiều Yến bắt đầu biết tiết chế chi tiêu.
“Đầu tiên, tôi đi chợ mua đồ về nấu ăn thay vì ra nhà hàng. Ba ngày/lần, tôi lại ra khu chợ Việt Nam, cách nhà khoảng 500m mua thực phẩm", Yến kể.
Từ không biết nấu ăn, cô gái trẻ giờ đây khá thành thạo việc bếp núc. Cô có thể nấu các món ăn truyền thống của Việt Nam, đồ Âu... Ngoài món ăn, Kiều Yến tự học làm bánh ngọt.
Việc tự nấu nướng tại nhà giúp Kiều Yến để dành được 20 - 30 triệu đồng/tháng.
 |
Kiều Yến thay đổi nếp sống từ khi va chạm với thực tế cuộc sống ở nước ngoài. |
Trước đây, tại Việt Nam, cô thường xuyên mua quần áo, phụ kiện, túi xách…
Hai năm học xa nhà, cô dần thay đổi cách ăn mặc và mua sắm của mình. Chi phí cho mua sắm quần áo được hạn chế. Đôi khi cô còn mua đồ giảm giá.
“Tôi nghĩ đồ giảm giá hay đồ bình dân cũng đẹp, nếu mình khéo léo kết hợp, chúng cũng tôn được nét đẹp của bản thân”, du học sinh này chia sẻ thêm.
Cô nêu quan điểm, việc tiết kiệm tiền bạc và quản lý tài chính theo kế hoạch là cách để trưởng thành.
"Chi tiêu hoang phí, chạy theo lối sống ảo không giúp tương lai tốt hơn mà khiến bản thân bị thụt lùi. Đôi giày 10 triệu hay 100 nghìn đồng cũng chỉ là đồ phục vụ con người.
Cuộc sống còn nhiều điều phải lo. Liệu bạn có đeo đuổi những thứ phù phiếm được cả đời hay không?", Yến bày tỏ.
Du học không phải thiên đường
Kiều Yến cho hay, du học sinh Việt Nam thường chia làm 2 nhóm. Nhóm 1 là con nhà giàu, dư dả tiền bạc.
Nhóm thứ 2 là con nhà bình thường. Nhiều bạn trong nhóm 2 phải hạn chế chi tiêu của bản thân, nhằm giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ.
"Ai quen tiêu xài "vung tay", chắc chắn sẽ bị sốc. Bởi vậy, khi sang đây, tiêu chí tiết kiệm được đặt lên đầu tiên", Yến nói.
 |
Sinh viên Việt Nam lựa chọn đi làm thêm để kiếm tiền trang trải học phí. Ảnh: VietNamNet |
Nhiều du học sinh chấp nhận sống chật chội, chung tiền thuê căn phòng rộng khoảng 10m2 cho 4 người.
Những nhu cầu đơn giản như cắt tóc cũng được hạn chế. Chi phí cho dịch vụ làm đẹp này ở nước ngoài cao nên nhiều bạn nữ chọn cách tự gội và cắt ở nhà. Chỉ khi nào thực sự cần thiết, họ mới ra quán.
Bên cạnh đưa ra các chính sách tiết kiệm, du học sinh Việt thường lựa chọn làm thêm.
“Việc làm thêm trong thời gian du học khá phổ biến. Bạn tôi còn làm 2 công việc. Một công việc ở trung tâm mua sắm, thời gian cố định. Một công việc lưu động”, Kiều Yến kể.
Cô khẳng định, đi làm thêm là cơ hội cho du học sinh trải nghiệm thực tế cuộc sống, biết trân trọng đồng tiền mình kiếm được. Sắp tới, cô sẽ tìm việc làm thêm phù hợp với chuyên ngành mình đang học.
“Tôi chỉ học trên trường 2 ngày, còn lại là thời gian tự nghiên cứu ở thư viện. Thời gian học không quá nặng nề nên cũng dễ sắp xếp để đi làm”, cô gái sinh năm 2000 nói thêm.
Kiều Yến chia sẻ, phần lớn các sinh viên Việt đi làm thêm đều phải lao động chân tay như: Chạy bàn, phụ bếp, bán hàng, cắt cỏ, giao báo, trông trẻ theo giờ… Người nào may mắn, mới kiếm được công việc nhẹ nhàng.
 |
Cuộc sống của du học sinh bên nước ngoài không phải toàn màu hồng. Ảnh: VietNamNet. |
Yến tiết lộ, ở Australia có quy định cụ thể về giờ giấc làm thêm cho sinh viên. Mỗi tuần, một sinh viên chỉ được làm 20 tiếng và làm vào kỳ nghỉ.
Tuy nhiên, để kiếm tiền, họ chấp nhận rủi ro, đi làm chui. Một số người làm theo ca, kéo dài từ tối đến đêm hoặc từ đêm đến sáng nhưng đồng lương bèo bọt nên tìm cách xoay nhiều công việc khác nhau.
"Tình huống xấu nhất, nếu bị nhà chức trách phát hiện, họ có thể bị đuổi về nước", Yến nói.
Bạn nghĩ gì về vấn đề này và tính hoang phí/sĩ diện của một bộ phận người Việt? Hãy gửi cho chúng tôi ý kiến của bạn qua bình luận phía cuối bài hoặc gửi bài viết về email: bandoisong@vietnamnet.vn. Những ý kiến/bài viết hay sẽ được biên tập và đăng tải trên mục Đời sống của báo. Trân trọng cảm ơn!" alt="Sinh viên Việt ở Úc: 'Tự nấu ăn, tôi tiết kiệm được vài chục triệu/tháng'"/>
Sinh viên Việt ở Úc: 'Tự nấu ăn, tôi tiết kiệm được vài chục triệu/tháng'