Người đàn ông Indonesia trên đường đi làm về đụng độ với trăn khổng lồ dài 7m trong cuộc chiến “một mất một còn”. |
Xác trăn khổng lồ dài 7 mét được người dân Indonesia buộc bằng dây thừng. |
Theo Daily Star,người đàn ông tên Robert Nababn, 37 tuổi, phát hiện con quái vật khổng lồ đang nằm phơi nắng giữa đường ở tỉnh Riau, Indonesia.
Tỉnh dậy tại bệnh viện, ông Nababn đã kể lại khoảnh khắc đối diện với con trăn khổng lồ đáng sợ.
Người đàn ông 37 tuổi nói ông đã tìm cách kéo con trăn khổng lồ ra khỏi đường nhưng không ngờ bị sinh vật này phản kháng dữ dội.
Con trăn khổng lồ đớp lấy cánh tay người đàn ông Indonesia, trong khi quấn chặt nạn nhân. Đây là cách loài trăn thường dùng để săn mồi, siết cho nạn nhân chết ngạt rồi mới nuốt chửng.
Bằng một cách nào đó ông Nababn đã sống sót và những gì ông biết sau đó là mình đã nằm trong bệnh viện.
 |
Người dân địa phương Indonesia vây quanh xác trăn khổng lồ. |
Cánh tay của người đàn ông 37 tuổi bị tổn thương nặng nề với những vết cắn sâu của trăn khổng lồ. Ông Nababn cũng bị kiệt sức.
Hiện chưa rõ người đàn ông đã sống sót bằng cách nào hay con trăn đã chết ra sao.
“Tôi cố gắng bắt con trăn”, ông Nababn nói. “Nhưng nó cắn vào tay tôi và chúng tôi đã đấu vật với nhau trong một khoảng thời gian”.
Những hình ảnh xuất hiện sau đó cho thấy người dân làng Indonesia vây quanh xác trăn khổng lồ.
Xác trăn khổng lồ bị buộc bằng một sợi dây thừng, trong khi phần đuôi trăn lớn đến mức 3 trẻ em có thể ngồi vừa.
 |
Hiện chưa rõ người đàn ông đã sống sót kỳ diệu ra sao và con trăn khổng lồ bị giết bằng cách nào. |
Thông tin ban đầu cho biết con trăn khổng lồ này có thể là trăn gấm. Đây là loài sinh vật có kích thước rất lớn, sống rải rác ở Đông Nam Á và có thể phát triển chiều dài tới 10 mét.
Trăn gấm là loài động vật bơi lội giỏi, có thể di cư đến sinh sống ở những hòn đảo nhỏ nằm gần bờ ở Indonesia.
Kỷ lục về loài trăn lớn nhất thế giới từng được nuôi nhốt là một con trăn tên Medusa, dài tới 7,62 mét.
Không may mắn như ông Nababn, một người đàn ông Indonesia khác hồi đầu năm nay đã bị trăn khổng lồ dài 7 mét nuốt chửng. Khi mổ bụng trăn, ai cũng hốt hoảng vì phát hiện ra xác người nằm trong còn nguyên vẹn.
 Video thanh niên bị mắc kẹt giữa không trung gây xôn xaoĐoạn video thu hút triệu lượt xem gây xôn xao cư dân mạng ghi lại hình ảnh 1 thanh niên định tẩu thoát khỏi khách sạn từ tầng 19 bằng đường dây cáp viễn thông. " alt="Tử chiến với trăn khổng lồ 7m, người đàn ông kể lại phút kinh hoàng" width="90" height="59"/>
Tử chiến với trăn khổng lồ 7m, người đàn ông kể lại phút kinh hoàng
|
 |
Roaming Mantis được phát hiện chủ yếu ở khu vực châu Á |
Cuộc tấn công chiếm quyền điều khiển DNS cho phép tin tặc chặn lưu lượng truy cập, đưa các quảng cáo giả mạo trên trang web và chuyển hướng người dùng tới trang web được thiết kế để lừa họ chia sẻ thông tin nhạy cảm như thông tin đăng nhập, chi tiết tài khoản ngân hàng,...
“Roaming Mantis là mối đe dọa hoạt động rất linh hoạt và thay đổi rất nhanh. Đây là lý do tại sao chúng tôi công bố các phát hiện của chúng tôi thay vì chờ đợi cho đến khi chúng tôi có tất cả các câu trả lời.", Suguru Ishimaru, Nhà nghiên cứu Bảo mật tại Kaspersky Lab Nhật Bản cho biết.
Kết quả nghiên cứu của Kaspersky Lab chỉ ra rằng, kẻ đứng sau phần mềm độc hại đang tìm kiếm lỗ hổng trên bộ định tuyến và phát tán phần mềm độc hại, chiếm quyền kiểm soát DNS của các bộ định tuyến đã bị lây nhiễm.
 |
Thông báo của hacker “Để trải nghiệm trình duyệt tốt hơn, vui lòng cập nhật phiên bản Chrome mới nhất”. |
Phương pháp thực hiện vẫn còn là ẩn số. Nhưng một khi DNS bị chiếm quyền kiếm soát, mọi cố gắng truy cập từ người dùng đều dẫn họ đến đường link thể hiện nội dung từ máy chủ của kẻ tấn công cùng thông báo “Để trải nghiệm trình duyệt tốt hơn, vui lòng cập nhật phiên bản mới nhất”.
Và khi click vào đường link, tập tin có tên facebook.apk’ hoặc ‘chrome.apk’ sẽ xuất hiện để người dùng cài đặt. Đây chính là nơi chứa backdoor Android từ hacker.
Vì ứng dụng lừa đảo Roaming Mantis đã chiếm được quyền đọc và viết tin nhắn SMS trên thiết bị, nên nó cho phép kẻ tấn công ăn cắp mã xác minh bí mật để xác thực hai yếu tố cho các tài khoản của nạn nhân.
Theo Kaspersky, phần mềm độc hại Roaming Mantis đã được phát hiện hơn 6.000 lần, mặc dù báo cáo chỉ đến từ 150 người dùng.
"Chúng tôi đã tìm thấy một loạt chứng cứ cho thấy hacker đứng sau nhóm này nói tiếng Trung hoặc tiếng Hàn. Hơn nữa, phần lớn nạn nhân cũng không tập trung ở Nhật Bản. Việc Roaming Mantis tập trung vào Hàn Quốc và Nhật Bản có vẻ là để kiếm tiền”, ông Vitaly Kamluk, Trưởng nhóm Nghiên cứu và Phân tích Toàn cầu khu vực APAC, Kaspersky Lab chia sẻ.
Để tránh việc bị nhiễm Android banking trojan, hãy đảm bảo rằng bộ định tuyến của bạn đang chạy phiên bản mới nhất của phần mềm và được bảo vệ bằng mật khẩu mạnh.
Bạn cũng nên vô hiệu hoá tính năng quản trị từ xa của bộ định tuyến và mã hóa cứng một máy chủ DNS vào cài đặt mạng của hệ điều hành.
H.N. - Nguyễn Thị Vân Anh - Xuân Quý
" alt="Phát hiện phần mềm độc hại mới tấn công smartphone tại châu Á" width="90" height="59"/>