Nhận định, soi kèo Long An vs Bà Rịa Vũng Tàu, 16h00 ngày 23/1: 3 điểm nhọc nhằn
(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Soi kèo góc Melbourne Victory vs Sydney FC, 15h35 ngày 24/1
- Art Residence: Chốn an cư của người duy mỹ, yêu nghệ thuậtToàn Thịnh
(Dân trí) - Căn hộ Art Residence tại Sun Urban City được đánh giá là biểu tượng kiến trúc đương đại, nâng tầm chất lượng sống tại Hà Nam, trở thành chốn an cư lý tưởng cho những cư dân đang tìm kiếm không gian sống đầy đủ tiện ích, giàu chất nghệ thuật.
Cảm hứng nghệ thuật nâng tầm chất sống
Trong cuốn The Arts and the Creation of Mind, GS. Elliot Eisner (Mỹ) cho rằng, nghệ thuật hướng tới ba mục đích: hỗ trợ quá trình học hỏi về thế giới xung quanh; khám phá thế giới nội tâm; làm giàu chất lượng sống. Thông điệp về sứ mệnh và sức mạnh của nghệ thuật, giúp khơi nguồn hy vọng và tình yêu cuộc sống thể hiện rất rõ qua hình tượng chiếc lá cuối cùng trong tác phẩm văn học nổi tiếng cùng tên của O. Henry.
"Nghệ thuật vị nhân sinh" giờ đây không chỉ là một trường phái sáng tác, mà còn trở thành xu hướng kiến tạo các dự án địa ốc. Một tổ ấm đầy cảm hứng nghệ thuật có thể nuôi dưỡng tâm hồn và nâng cao chất lượng sống cho cả gia đình. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại tất bật thì khát khao được sống trong không gian chăm chút về nghệ thuật, nuôi dưỡng tâm hồn… ngày càng trở nên mạnh mẽ.
Art Residence - căn hộ nghệ thuật tại Hà Nam ra đời cũng nhằm mục đích thỏa mãn những khao khát này. Đây là dòng sản phẩm sở hữu những lợi thế ưu việt trong "Đô thị thời đại" - Sun Urban City quy mô lên tới 420ha do Sun Property (thành viên Sun Group) phát triển.
Lấy cảm hứng từ phong cách hội họa của Picasso, những tòa căn hộ Art Residence bổ sung vào bức tranh đô thị Phủ Lý những mảng màu ấn tượng của trường phái nghệ thuật tân tạo hình với sắc màu đặc trưng là đỏ, vàng và xanh, chắt lọc từ vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, văn hóa truyền thống vùng đất Hà Nam.
Mặt trước những tòa căn hộ nghệ thuật là các đường ngang dọc đan xen nhau hài hòa với những mảng màu sắc bất đối xứng, tạo hiệu ứng thị giác mạnh mẽ.
Thiết kế linh hoạt, tối ưu công năng
Thiết kế căn hộ mẫu đã chinh phục giới chuyên môn cùng nhiều cư dân tương lai hay nhà đầu tư ngay từ lần chạm đầu tiên khi tham quan Sun Gallery Hà Nam. Giới kiến trúc sư nhận định việc đồng loạt mở rộng căn hộ về chiều đứng thay vì mở rộng chiều ngang thông thường là giải pháp tiên phong tại dự án khu vực miền Bắc.
Theo đó, tất cả căn hộ đều sở hữu chiều cao trần gần 5m cùng hệ thống cửa kính khổ lớn cao gần 4m, giúp đón trọn nguồn ánh sáng và không khí trong lành vào tổ ấm. Với thiết kế đặc biệt này, gia chủ có thể bố trí "2 tầng trong 1", tăng thêm các phòng chức năng mà vẫn đảm bảo không gian sinh hoạt theo chuẩn căn hộ cao cấp.
Cụ thể, một căn hộ 29m2 có thể tăng từ 1 lên 2 không gian ngủ mà vẫn đảm bảo riêng tư. Ấn tượng hơn, căn hộ 45m2 có thể tăng lên thành 4 không gian ngủ. Thiết kế ưu việt còn giúp căn hộ 55m2 có thể tăng từ 2 lên tới 5 không gian ngủ mà vẫn đảm bảo không gian sống thoáng rộng và thoải mái với lợi thế căn góc.
Các không gian ngủ có cầu thang riêng, bố trí hợp lý, đồng thời lấy được nhiều ánh sáng nhờ hệ thống cửa kính lớn và mặt thoáng giúp phóng tầm mắt chiêm ngưỡng cảnh quan xung quanh. Không gian sinh hoạt chung có khoảng thông tầng thoáng đãng, cân bằng không gian kiến trúc và gắn kết các thành viên trong gia đình.
Hơncả một chốn an cư
Để giảm bớt tác động do xu hướng đô thị hóa, các kiến trúc sư của Sun Urban City Hà Nam luôn ưu tiên đặt yếu tố liên kết giữa con người với thiên nhiên và giữa các thành viên trong gia đình lên hàng đầu. Mật độ xây dựng của "thành phố nghỉ dưỡng ngoại ô phía Nam Hà Nội" này là 18%, với 200ha cảnh quan mặt nước, cùng 5 đại công viên. Các mảng xanh, mặt nước, công viên kề cận căn hộ Art Residence sẽ giúp điều hòa không khí, mang đến không gian trong lành, thoáng đãng suốt 365 ngày trong năm.
Đại diện chủ đầu tư cho biết, dựa trên cảm hứng từ văn hóa truyền thống của Hà Nam, từng đường nét thiết kế cảnh quan hay hệ thống tiện ích bố trí rộng khắp khu đô thị đều mang âm hưởng di sản vùng đất, thăng hoa trong chất nghệ thuật đương đại đầy ngẫu hứng, sáng tạo.
Tiêu biểu là công viên lễ hội gần kề tòa căn hộ Art Residence sở hữu hàng loạt tiện ích độc đáo như quảng trường bùng binh Đọi Tam, quảng trường Bậc Thang, điêu khắc Thủy Ngưu, cầu Dải Lụa… cùng khu vườn nội khu chủ đề văn hóa Bắc Bộ với cây đa, giếng nước, chòi nghỉ… Xa hơn một chút là công viên Sun World lấy cảm hứng từ nghệ thuật múa rối nước.
Không những hưởng trọn 1.001 tiện ích phong phú, đủ đầy của "Đô thị thời đại" - Sun Urban City, Art Residence còn sở hữu trọn vẹn vị trí đắc địa bậc nhất TP Phủ Lý. Tới đây, khi các tuyến đường vành đai, cao tốc và nút giao Phú Thứ hoàn thành, Art Residence sẽ nằm tại tâm điểm kết nối của vùng Thủ đô, phù hợp với mọi lựa chọn của khách hàng từ an cư, nghỉ dưỡng hay du lịch, đầu tư.
" alt="Art Residence: Chốn an cư của người duy mỹ, yêu nghệ thuật" /> - Chung cư tăng giá sốc, có nên mua căn hộ chưa có sổ hồng?Ninh An
(Dân trí) - Chung cư chưa có sổ hồng vẫn có thể được giao dịch mua bán. Tuy nhiên, người mua cần lưu ý kỹ các vấn đề pháp lý và rủi ro liên quan.
Chưa có sổ hồng, chung cư có được giao dịch?
Số liệu báo cáo thị trường bất động sản quý III của một số đơn vị nghiên cứu thị trường hầu hết đều thống nhất mức giá bán trung bình chung cư mới tại Hà Nội đã đạt 64-69 triệu đồng/m2. Giá chung cư cũ đạt mức 46-51 triệu đồng/m2.
Đáng chú ý, các căn hộ mới có giá trên 4 tỷ đồng chiếm đến 70% tổng lượng căn hộ bán ra. Phân khúc căn hộ giá dưới 2 tỷ đồng gần như biến mất khỏi thị trường.
Chung cư tăng giá khiến không ít người chuyển hướng sang mua những căn hộ chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (gọi tắt là sổ hồng) bởi giá bán thường thấp hơn so với chung cư đã có sổ. Câu hỏi đặt ra là liệu mua bán trong trường hợp này có hợp pháp không?
Điểm a Khoản 1 Điều 160 Luật Nhà ở năm 2023 quy định điều kiện giao dịch về mua bán, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện trong đó có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 160 Luật Nhà ở 2023 được hướng dẫn bởi Nghị định 95/2024 bao gồm:
- Mua bán, thuê mua, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai; bán nhà ở trong trường hợp giải thể, phá sản;
- Tổ chức tặng, cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;
- Mua bán, thuê mua nhà ở có sẵn của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở trong các trường hợp: Nhà ở thuộc tài sản công; Nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở phục vụ tái định cư không thuộc tài sản công;
- Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
- Nhận thừa kế nhà ở.
Như vậy, với chung cư chưa có sổ hồng, các bên hoàn toàn có thể mua bán.
Những vấn đề pháp lý cần chú ý
Điều 8 Nghị định 95/2024 quy định rõ các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch khi chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Đối với giao dịch mua bán, thuê mua nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, thì phải có các giấy tờ chứng minh nhà ở đủ điều kiện đưa vào kinh doanh đối với trường hợp nhà tái định cư, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.
Những nhà ở dạng này phải có giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được đưa vào kinh doanh hoặc giấy tờ nghiệm thu đưa vào sử dụng, giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được giao dịch theo quy định của pháp luật về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Đối với giao dịch mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai không thuộc dự án thì phải có giấy tờ chứng nhận về quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng trong trường hợp phải có giấy phép xây dựng hoặc phải có giấy tờ chứng minh về việc đầu tư xây dựng nhà ở.
Đối với giao dịch mua bán, thuê nhà ở thuộc tài sản công thì phải có giấy tờ xác định nhà ở thuộc diện được thuê, bán theo quy định tại Điều 63, Điều 69 của Nghị định 95/2024.
Đối với giao dịch tặng, cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết thì tổ chức tặng, cho phải có giấy tờ chứng minh về việc xây dựng nhà ở để tặng cho.
Nếu nhà ở thừa kế thuộc diện mua, thuê mua thì phải có hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hợp pháp kèm theo giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu nhà ở hoặc chứng minh việc đầu tư xây dựng nhà ở của bên bán, bên cho thuê mua.
Đối với giao dịch bán nhà ở của tổ chức bị giải thể, phá sản thì phải có nghị quyết, quyết định giải thể của tổ chức đó hoặc văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc giải thể tổ chức đang có sở hữu nhà ở. Trường hợp phá sản thì phải có quyết định của Tòa án nhân dân tuyên bố về việc phá sản đối với tổ chức đang sở hữu nhà ở đó.
Tuy nhiên, khi mua căn hộ chung cư chưa có sổ hồng, người mua có thể đối mặt nhiều rủi ro. Trong đó, rủi ro lớn nhất là người dân sẽ không được Nhà nước công nhận quyền sở hữu hợp pháp căn hộ và quyền sử dụng đất gắn liền với dự án chung cư đó.
Một rủi ro khác là nếu thỏa thuận dưới hình thức hợp đồng ủy quyền quản lý sử dụng (có công chứng), có nghĩa là từ người chủ thứ cấp (thứ hai trở đi) chỉ được ủy quyền sử dụng căn hộ. Khi đó nếu cấp sổ đỏ thì người chủ đầu tiên mới là người đứng tên trên giấy tờ. Chủ đầu tiên có thể không hợp tác sang tên cho chủ mới nhằm đòi tăng giá.
Vì vậy, khi xảy ra các tranh chấp liên quan đến tài sản này sẽ không được pháp luật bảo vệ. Trong thời gian tài sản chưa có sổ, người mua cũng không thể vay tiền ngân hàng bằng cách thế chấp căn hộ.
" alt="Chung cư tăng giá sốc, có nên mua căn hộ chưa có sổ hồng?" /> - Thị trường bất động sản được tiếp sức, bước vào cuộc chơi mớiKhổng Chiêm
(Dân trí) - Giới chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản sớm phục hồi nhờ khung pháp lý cùng các văn bản hướng dẫn ngày càng được hoàn thiện.
Cơ chế mới tạo điều kiện cho thị trường phát triển nhanh hơn
Trao đổi bên lề hội nghị hướng dẫn luật, ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) - nhấn mạnh đến nay, hệ thống văn bản pháp luật quy định chi tiết Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đã cơ bản đầy đủ. Chính phủ đã ban hành 5 nghị định. Bộ Xây dựng ban hành 2 thông tư. Thủ tướng Chính phủ ban hành một quyết định.
Đại diện Bộ Xây dựng cho biết hoạt động kinh doanh bất động sản có nội dung quan trọng là chịu sự tác động mạnh mẽ của cơ chế chính sách. Nhiều cơ chế chính sách được quy định trong luật, có cơ chế được quy định trong nghị định, có nội dung thực hiện theo điều kiện địa phương xem xét quyết định.
Ông Khởi nhìn nhận, thời gian qua, cả nước cũng như TPHCM có những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai, đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội. Nếu không được sửa đổi bổ sung trong hệ thống luật để xử lý thì sẽ tiếp tục gặp khó. Sau khi Quốc hội, Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách, thực trạng trên cơ bản được tháo gỡ.
Ông nêu, thứ nhất là cơ chế về đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, quy định rõ về chủ đầu tư, quỹ đất... Đặc biệt, lần đầu tiên quy định về trình tự thủ tục thực hiện dự án làm cơ sở để các địa phương, trong đó có TPHCM, xác định được quy trình, tránh trường hợp mỗi địa phương làm một trình tự khác nhau.
Thứ 2 là quy định cải tạo nhà chung cư cũ. TPHCM và Hà Nội có nhiều quỹ nhà chung cư trong thời gian qua, dù cố gắng nhưng việc cải tạo chậm. Luật Nhà ở vừa thông qua có nhiều quy định liên quan việc này, như quy hoạch quỹ đất, cách thức lựa chọn chủ đầu tư, quy định Nhà nước phải chịu trách nhiệm đi đầu để việc triển khai được nhanh nhất.
Quy định mới trong miễn tiền sử dụng đất cho nhà ở xã hội, tái định cư, chung cư cũ cũng sẽ khuyến khích doanh nghiệp tham gia. Quy trình cải tạo chung cư cũ cũng đưa vào luật Nhà ở để triển khai thực hiện.
Đối với nhà ở xã hội, ông Khởi cho rằng có nhiều điểm mới như miễn tiền sử dụng đất nhưng chủ đầu tư không phải làm thủ tục xác định giá đất, thủ tục miễn tiền sử dụng đất để tránh các thủ tục hành chính rườm rà. Quy định cũng có nhiều cơ chế ưu đãi cho chủ đầu tư, giao các địa phương căn cứ vào luật có cơ chế ưu đãi riêng.
"Tôi cho rằng có nhiều cơ chế mới, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển nhanh hơn, đặc biệt có các quy định quản lý thị trường để giúp phát triển ổn định hơn. Các địa phương, trong đó có TPHCM, nếu thực hiện đầy đủ đúng quy định thì chắc chắn tháo gỡ được nhiều dự án, kể cả dự án đã tồn tại vướng mắc từ lâu, hoặc dự án đang triển khai thực hiện có nhiều vướng mắc", đại diện Bộ Xây dựng nhấn mạnh.
Thị trường dần chuyển sang giai đoạn "tấn công"
Giới chuyên gia kỳ vọng thị trường bất động sản đang bước vào bối cảnh mới, cuộc chơi mới, khi các luật quan trọng như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai chính thức có hiệu lực. Các bên đều đã có những nhịp điều chỉnh và tham gia thị trường với tâm thế mới, hành động mới.
Tại sự kiện gần đây, ông Lưu Quang Tiến - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Đất Xanh Services (DXS-FERI) - cho biết sau giai đoạn phòng thủ đầy thận trọng, thị trường dần chuyển sang giai đoạn tấn công với nhiều điểm đáng chú ý. Niềm tin của người mua nhà và nhà đầu tư tiếp tục được cải thiện nhờ những tín hiệu tích cực hơn từ thị trường và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.
Ông khẳng định thị trường đã đi qua vùng đáy chữ U, có sự tăng trưởng trở lại và tiếp tục có dấu hiệu tăng nhẹ đến hết năm nay, hướng đến việc phát triển khả quan hơn từ năm 2025, dự kiến phục hồi vào năm 2026.
Chuyên gia này nêu 3 tháng cuối năm nay, Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện bộ khung pháp lý cùng các văn bản hướng dẫn để sớm đưa các luật liên quan bất động sản vào thực tiễn. Song song, việc tiếp thu ý kiến từ các bên sẽ chuyển dần sang giai đoạn triển khai, giám sát, điều phối thực hiện; từ đó kiến tạo môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở hơn.
Đồng quan điểm, ông Võ Hồng Thắng - Phó tổng giám đốc Công ty DKRA Vietnam - dự báo thời gian tới, với điều kiện kinh tế vĩ mô tích cực hơn, lãi suất cho vay hấp dẫn, thị trường có kỳ vọng phục hồi tốt hơn. Thị trường sẽ tiếp tục đà hồi phục từ cuối năm 2023, đặc biệt là ở phân khúc căn hộ và nhà ở vừa túi tiền. Đất nền tại các khu vực có đầy đủ tiện ích, pháp lý rõ ràng và đất thổ cư vẫn sẽ là điểm sáng.
Cũng theo ông Thắng, từ sau ngày 1/8, thị trường chưa có nhiều dự án được triển khai vì đang cần thêm thời gian để thẩm thấu các thay đổi về pháp lý. Nếu những vấn đề này được giải quyết, nhiều dự án sẽ có thể tiếp cận nguồn vốn và thị trường sẽ sôi động hơn, giúp cung cầu gặp nhau. Dự báo giữa cuối năm 2025, TPHCM và các tỉnh lân cận sẽ bước vào một chu kỳ phát triển mới, với kỳ vọng tăng trưởng bền vững và sôi động hơn.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) - cũng cho rằng thị trường bất động sản TPHCM đã thoát khỏi vùng đáy khó khăn nhất trong quý I/2023. Từ quý II/2023, thị trường đã bắt đầu từng bước phục hồi và xu thế này sẽ không bị đảo ngược.
" alt="Thị trường bất động sản được tiếp sức, bước vào cuộc chơi mới" /> - Rủi ro buôn đất bằng tiền ngân hàng
Không ít người lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, tán gia bại sản vì vay quá nhiều tiền ngân hàng để lao vào đầu tư bất động sản.
Nghe bạn bè bàn tán về đất nền vùng ven TP.HCM tăng giá mạnh, cuối tháng 4/2018, bà Hường (Đông Anh, Hà Nội) lặn lội vào TP.HCM để tìm hiểu thị trường.
Thời điểm đó, thị trường bất động sản TP.HCM chứng kiến sự sốt nóng cục bộ ở nhiều khu vực. Đất ở quận 2, 9, Thủ Đức, huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ… thậm chí đã vọt lên 50-100% so với cuối năm 2016. Bà vét hết số tiền dành dụm được mua một lô đất ở quận 9 với giá 1,6 tỷ đồng, khoảng 2 tháng sau có người trả giá 2,3 tỷ nhưng bà không bán mà đợi giá lên tiếp.
Nhận thấy việc đầu tư có vẻ dễ ăn, bà Hường bàn với chồng thế chấp căn nhà 3 tầng đang ở để vay ngân hàng 2 tỷ đồng mua tiếp 1 lô đất tại Cần Giờ.
Nhưng sau khi bà Hường mua lô đất thứ hai thì TP.HCM bất ngờ đề nghị điều tra vấn nạn tung tin sai lệch về các dự án để đầu cơ, đẩy giá khiến thị trường dần hạ nhiệt, 2 lô đất của bà bị “mắc kẹt” không thể đẩy hàng.
“Khi tôi vay lãi suất chỉ ở mức 7%/năm, sau đó ngân hàng tăng lãi suất lên mức 9,5%/năm, chỉ trong gần 2 năm, tiền lãi tôi phải trả đã gần nửa tỷ đồng. Trong khi 2 lô đất vẫn chưa bán được, thêm vào đó còn phải trả gốc vay theo phương án đã vay ngân hàng, tôi đã bị quá hạn nhiều tháng nay. Căn nhà của tôi đã bị ngân hàng treo án phát mại”, bà Hường cay đắng nói.
Cũng bị cuốn theo giấc mơ làm giàu nhanh từ đất, thời điểm Phú Quốc lên “cơn sốt” đất đầu năm 2018, anh Minh Tuấn, một nhà đầu tư Hà Nội bỏ ra 3 tỷ đồng mua 1 công đất (1.000m2) ở xã Cửa Dương với hi vọng sẽ đẩy được hàng với giá 6-8 tỷ đồng trong vòng 1- 2 tháng. Tuy nhiên, chưa kịp đẩy hàng thì thị trường “đóng băng”.
Gần một năm nay, anh rao bán công đất trên bằng giá mua vào hoặc chịu lỗ 10-15% nhưng cũng không ai đoái hoài. Hiện anh Tuấn đang phải chịu áp lực rất lớn bởi tiền đổ vào đất chủ yếu là tiền vay ngân hàng.
“Lời không thấy đâu mà tháng nào cũng phải còng lưng trả lãi ngân hàng. Khoản nợ gần 3 tỷ đồng vẫn còn treo lơ lửng trên đầu, không biết khi nào mới có thể trả nổi” - anh Tuấn nói.
Câu chuyện của bà Hường và anh Tuấn chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp bị "vỡ trận" về tài chính khi liều lĩnh vay quá nhiều tiền ngân hàng để đầu tư nhà đất.
Theo chuyên gia tài chính Bùi Quang Tín, hiện nay dù giá nhà đất đang tăng nóng nhưng các ngân hàng thực hiện lộ trình hạn chế dần nguồn tín dụng rót vào bất động sản. Mức lãi suất để các nhà đầu tư phải trả cho nguồn vốn đầu tư bất động sản là rất lớn. Do vậy, khách hàng chỉ nên vay 30 – 50% nhu cầu vốn từ ngân hàng. Trong trường hợp vay trên 50% nhu cầu vốn, tổng thu nhập của gia đình phải đủ mạnh.
Trước khi vay vốn, người vay nên tính toán thu nhập để đảm bảo số tiền lãi và gốc phải trả ngân hàng mỗi tháng không vượt quá 50% thu nhập ổn định. Nếu vay quá 50% nhu cầu vốn, người vay rất dễ bị rơi vào khủng hoảng tài chính trong quá trình trả nợ sau này. Đặc biệt đối với các trường hợp nhà đầu tư ôm một lúc nhiều lô đất nhưng không dễ ra hàng nhanh chóng.
Trong trường hợp muốn “chớp thời cơ” mua được mảnh đất có tiềm năng gia tăng giá trị trong tương lai mà chưa có tài chính tích lũy, nếu có thể nên vay của người thân, bạn bè để không phải chịu lãi suất.
Còn nếu muốn vay ngân hàng, người vay cần lưu ý: Thứ nhất, tính toán kỹ khả năng tài chính và số vốn cần vay. Thứ hai, tận dụng thời gian hưởng lãi suất ưu đãi tìm kiếm cơ hội vay vốn từ người thân, bạn bè để trả trước một khoản nợ ngân hàng. Thứ ba, có thể vay ngân hàng mua nhà, đất rồi dùng chính ngôi nhà, mảnh đất đó để cho thuê.
Thứ tư,cố gắng tất toán trả nợ trước hạn. Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều có quy định về phí trả nợ trước hạn. Phí trả nợ trước hạn thường bằng 1-3% số tiền trả nợ trước hạn.
Cuối cùng, nên tìm hiểu thật kỹ mọi thông tin liên quan đến dự án trước khi quyết định xuống tiền. Không nên liều lĩnh đầu tư vào dự án có mức độ rủi ro cao hoặc không chắc chắn về hồ sơ pháp lý. Tuyệt đối không nên đầu tư theo tâm lý đám đông.
Theo Hà Nhung
Diễn đàn Doanh nghiệp
" alt="Rủi ro buôn đất bằng tiền ngân hàng" /> - Phê duyệt đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN 1.256 tỷ đồng tại Bắc GiangNinh An
(Dân trí) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm giai đoạn 1, tỉnh Bắc Giang.
Cụ thể, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm giai đoạn 1, tỉnh Bắc Giang. Nhà đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển hạ tầng Hightech.
Quy mô diện tích của dự án là 105,5ha. Địa điểm thực hiện dự án tại xã Châu Minh, Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Vốn đầu tư của dự án 1.256,1 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 190,3 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh quy định cụ thể tiến độ thực hiện dự án tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng không quá 18 tháng kể từ ngày được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
UBND tỉnh Bắc Giang được giao tổ chức lập, phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm và các quy hoạch phân khu có liên quan theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Đơn vị giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường của nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án; ưu tiên thu hút các dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, ít sử dụng lao động và tài nguyên; đảm bảo khoảng cách an toàn giữa khu công nghiệp với khu vực xung quanh, xây dựng các phương án quan trắc để giám sát hoạt động xả thải tại khu công nghiệp.
" alt="Phê duyệt đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN 1.256 tỷ đồng tại Bắc Giang" /> - Tỉnh táo khi ôm "đất làng" chờ... "lên phố"
Trong những năm gần đây, nhiều khu vực đã xảy ra tình trạng sốt đất khi có các thông tin quy hoạch hoặc dự án hạ tầng mới.
Khi việc thành lập Thành phố Thủ Đức mới chỉ đang ở bước "đề án" hay như thông tin về kế hoạch phát triển các dự án phát triển hạ tầng tại khu vực phía Đông thành phố Hồ Chí Minh... thì đã khiến giá bất động sản cả phân khúc nhà ở và đất nền tại quận 2, quận 9, Thủ Đức tăng gấp 2-3 lần so với trước đó.
Mức giá tăng là thực tế do thị trường có cầu ắt có cung. Tuy nhiên, hiện cũng nhiều nhà đầu tư rơi vào bẫy sốt ảo như trong cơn sốt đất tại khu vực Thạch Thất, Hoài Đức, Quốc Oai (Hà Nội) trước đây.
Ghi nhận tại nhiều địa phương cho thấy, không chỉ 2 đô thị lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra hiện tượng sốt đất theo quy hoạch mà các vùng ven như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Nam... cũng liên tiếp "dậy sóng".
Các chuyên gia nhận định, sôi động nhất năm 2020 chính là thị trường đất nền khu vực phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh với 3 đợt tăng giá liên tiếp trước những thông tin xoay quanh việc thành lập Thành phố Thủ Đức, đặc biệt là vào quý cuối của năm.
Theo một môi giới tại khu vực này, Thủ Đức giờ rất hiếm những lô đất khoảng 50 m2 có giá dưới 3 tỷ đồng. Nếu mức giá này, năm 2019 dễ dàng chọn được vị trí đẹp thì giờ phải có trong tay trên 3,5 tỷ đồng mới có thể tính chuyện mua được. Hiện đất ở một số khu vực để trở thành trung tâm của Thành phố Thủ Đức tăng đột biến lên ngưỡng 70-100 triệu đồng/m2. Mức giá này đội tới 20% so với năm 2019. Ngay như một căn nhà phố thương mại diện tích 140 m2 trong Khu đô thị Vạn Phúc (Thủ Đức) có giá bán 24 tỷ đồng/căn đã tăng lên gần 33 tỷ đồng/căn.
Tổng giám đốc REIC Đặng Quang Long cho rằng, giá bán bất động sản tại Thành phố Thủ Đức tăng quá nhanh so với mặt bằng giá toàn Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện giá đất khu vực này chỉ còn thấp hơn khu vực trung tâm thành phố và khá cao so với thu nhập của tầng lớp trung lưu.
Giá bất động sản tại khu vực này đang bị đẩy lên quá cao so với giá trị thật. Điều này cũng thể hiện sự kỳ vọng của phân khúc khách hàng thu nhập cao vào tiềm năng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, tiện ích xã hội của khu vực này.
Tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhận định, Thành phố Thủ Đức sẽ tạo cú hích lớn cho thị trường địa ốc phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh về cả nguồn cung lẫn chuỗi giá trị trong tương lai.
Tuy nhiên, không nên chỉ xem đây là cơ hội để buôn bán, kinh doanh bất động sản mà cần xem định hướng mục tiêu về Thành phố Thủ Đức với vị trí là một trung tâm kinh tế. Như vậy các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước mới có thể thấy được cơ hội để họ đầu tư vào sản xuất, dịch vụ, nhà ở...
Ngoài ra, kinh tế đô thị cũng là một bài toán lớn. Phải làm sao để người dân tập trung về đây có thể sống và làm việc chứ không phải cứ đổi tên thì nơi đó sẽ trở thành một đô thị. Đô thị phải giải quyết được bài toán công ăn việc làm, an cư xã hội cũng như đảm bảo được tính liên kết vùng giữa Thủ Đức và các tỉnh lân cận - ông Khương phân tích.
Tương tự như câu chuyện sốt đất theo quy hoạch tại phía Nam, Hà Nội cũng có khoảng thời gian "nổi sóng". Từ giữa tháng 7, sau khi Hà Nội công bố Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc đến năm 2030 thì chỉ trong vài tuần, các làng, xã quanh khu vực này được đẩy giá đất vườn, ruộng từ vài trăm nghìn đồng/m2 lên đến 2 triệu đồng/m2. Giá đất ở huyện Hoài Đức, Thạch Thất... dù hạ tầng chưa đồng bộ, xung quanh chỉ có đường Quốc lộ 32 và đường Láng - Hòa Lạc nhưng cũng được đẩy lên rất cao.
Tại Hoài Đức, đất tái định cư, giãn dân trong các trục đường cắt ngang, đường rộng khoảng 9-10m có giá bán dao động 80-120 triệu đồng/m2. Đất ở các ngõ xe ôtô vào được cũng có giá khoảng 50 triệu đồng/m2, ở các ngõ nhỏ giá 24-30 triệu đồng/m2. Còn giá đất nền tại khu đô thị Kim Chung - Di Trạch được rao bán hơn 50 triệu/m2.
Thêm một khu vực "hot" của Thủ đô là xã Hải Bối, Đông Anh cũng rất nhiều khu đất đẹp được chào bán với giá bán trên 80 triệu đồng/m2, đắt ngang với mức giá một số quận trong nội thành. Giá đất tại vùng ven đô Hà Nội đang tăng chóng mặt.
Lý giải về hiện tượng này, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, vì khan hiếm nguồn cung nên các nhà đầu tư đã tìm đến vùng ven đang phát triển như Đông Anh, Gia Lâm, Hà Đông… Tuy nhiên, tại những khu vực không có dự án đầu tư lớn mà giá đất vẫn "nhảy múa" dưới tay của các đầu cơ là hiện tượng không tốt của thị trường.
Hiện giá đất trong nhiều dự án được đầu tư cơ sở hạ tầng hàng chục năm vẫn xoay quanh ngưỡng 30 - 40 triệu đồng/m2 nhưng đất trong làng xóm không được đầu tư cơ sở hạ tầng tương xứng đô thị lại có giá chào bán 20-30 triệu đồng/m2. Điều này đang là nghịch lý - ông Đính chỉ rõ, bởi nó khiến các nhà phát triển bất động sản phải rút lui ngay sau khi đăng ký nghiên cứu đầu tư vì sẽ không chịu nổi chi phí đền bù giải phóng mặt bằng.
Giá đất nhảy múa theo tin đồn về quy hoạch đã khiến nhiều nhà đầu tư sạt nghiệp khi thiếu tỉnh táo. Bài học vẫn còn đó là giai đoạn giữa năm 2008 khi tỉnh Hà Tây cũ sáp nhập về Hà Nội.
Giao dịch nhà, đất từ mức giá gốc 15-20 triệu đồng/m2, chỉ trong một năm có nơi chạm ngưỡng 140 triệu đồng/m2. Thế nhưng, chỉ sau vài năm, thị trường đóng băng khiến nhiều người phá sản vì đã trót ôm đất ở những khu vực này giai đoạn lập đỉnh (cuối năm 2010).
Hà Nội vừa phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng thành quận đến năm 2025 cũng đang khiến các nhà đầu tư lao vào tìm kiếm cơ hội mới.
Dưới góc độ chuyên gia, bà Đỗ Thị Thu Hằng - Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của Savills Hà Nội cho rằng, phân khúc đất nền tại Đông Anh và Đan Phượng trở nên hấp dẫn với quy hoạch có điểm nhấn như đô thị thông minh, khu công viên phần mềm, trung tâm mua sắm cao cấp, các khu vui chơi giải trí…
Ngoài ra, những động thái đầu tư xây dựng từ huyện lên quận cũng sẽ thúc đẩy hơn nữa tốc độ đô thị hóa của các huyện, phát triển hạ tầng và đem lại tác động tích cực cho thị trường bất động sản khu vực.
Giá bất động sản ở 4 huyện có quy hoạch lên quận có thể tăng, nhưng sẽ theo lộ trình và hiện tượng tăng giá đột biến nhiều khả năng chỉ mang tính nhất thời - bà Hằng dự báo.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư lướt sóng cần lưu ý với những thất bại của "người đi trước" tại 2 thị trường lên quận trước đó là Từ Liêm và Long Biên bởi không ít người đầu tư vào đất huyện chờ tăng giá khi lên quận nhưng đã sớm phải tháo lui do thị trường suy giảm.
Theo bà Hằng, để mức tăng giá đất bền vững cần hội tụ đầy đủ các yếu tố như quy mô dân số, đầu tư hạ tầng, trung tâm hành chính... Vì vậy, sốt đất ảo nếu xảy ra thì cũng sẽ được thị trường điều chỉnh để phản ánh đúng giá trị thực.
Các chuyên gia bất động sản cảnh báo, tình trạng sốt đất mỗi khi chuyển đổi từ làng lên phố vẫn xảy ra phổ biến trong những năm qua. Quá trình đầu tư xây dựng các huyện lên quận không diễn ra trong thời gian ngắn mà sẽ kéo dài từ nay đến năm 2025. Vì vậy, giá bất động sản ở những khu vực này có thể tăng nhưng sẽ phải theo lộ trình.
Hiện tượng tăng giá đột biến thường chỉ mang tính nhất thời. Thậm chí, tại các khu vực xảy ra sốt đất, giao dịch chủ yếu diễn ra giữa các nhà đầu cơ để thổi giá bất động sản lên cao, còn thực tế, giao dịch đến từ người mua đất, mua nhà không nhiều.
Sốt đất nền ăn theo quy hoạch hạ tầng, địa giới hành chính thường kèm theo nhiều hệ lụy. Vì vậy, các nhà đầu tư phải cân nhắc, cẩn trọng khi ôm "đất làng" để đợi lên thành "đất phố", nhất là tính pháp lý và quy hoạch.
" alt="Tỉnh táo khi ôm "đất làng" chờ... "lên phố"" />
- ·Kèo vàng bóng đá Wolfsburg vs Holstein Kiel, 02h30 ngày 25/1: Chủ nhà thắng thế
- ·Trung Quốc cảnh báo công dân đến Hàn Quốc phẫu thuật thẩm mỹ
- ·Tổng thống Putin: Xung đột Ukraine đang biến thành cuộc chiến toàn cầu
- ·CapitaLand Development ra mắt dự án tại phía Đông Hà Nội
- ·Nhận định, soi kèo Đồng Nai vs Trẻ TPHCM, 16h00 ngày 23/1: Tiếp tục chìm sâu
- ·Ukraine chỉ nhận được 25% số vũ khí đề nghị phương Tây viện trợ
- ·Nga khoe "bóng ma bầu trời" Su
- ·Phản ứng của Triều Tiên về thông tin đưa quân đội tới Nga
- ·Soi kèo góc Liverpool vs Ipswich Town, 22h00 ngày 25/1
- ·Syria đối mặt thách thức nghiêm trọng khi phe nổi dậy tràn vào Aleppo
- Tổng thống Ukraine: Tên lửa siêu vượt âm mới của Nga có thể bị đánh chặnĐức Hoàng
(Dân trí) - Dù Nga tuyên bố tên lửa Oreshnik do họ mới phát triển là không thể bị đánh chặn nhưng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng điều này không đúng.
Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết trong bài phát biểu ngày 24/11 rằng đã có các hệ thống phòng không có thể bắn hạ thành công các tên lửa như "Oreshnik", tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) mới của Nga.
Nga lần đầu tiên phóng vũ khí này trong một cuộc tấn công vào Dnipro vào ngày 21/11. Ngay sau đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng "hiện tại không có cách nào để chống lại vũ khí này".
Ông Zelensky đã phản bác lại tuyên bố của ông Putin, nói rằng các chuyên gia đang phân tích mảnh vỡ của tên lửa và làm việc với các đồng minh để đưa ra phản ứng phù hợp.
"Thế giới có các hệ thống phòng không có khả năng chống lại các mối đe dọa như vậy", ông Zelensky nói, không nêu cụ thể hệ thống nào.
"Mọi người phải tập trung vào điều này. Nga phải cảm thấy rằng mọi bước đi mở rộng cuộc chiến đều phải chịu hậu quả", ông kêu gọi.
Ukraine đang hợp tác với các đối tác quốc tế "để cùng nhau tìm ra phản ứng trước sự leo thang mới nhất này của Nga", ông cho biết. Ông Zelensky cũng nhấn mạnh Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) đã công bố những hình ảnh đầu tiên về các mảnh vỡ tên lửa cho giới truyền thông.
Trước đó, Interfax-Ukraine trích dẫn nguồn tin từ Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết Ukraine đang hợp tác với các đối tác Mỹ để có được hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo THAAD hoặc hệ thống Patriot nâng cấp sau cuộc tấn công của Nga bằng loại tên lửa mới.
Ngoài ra, nguồn tin nói rằng số lượng tên lửa Oreshnik của Nga hiện rất hạn chế. Đồng thời, Kiev tin rằng mục tiêu của Moscow là nhằm sử dụng đòn tâm lý chiến với người Ukraine.
"Các vũ khí này vượt trội hơn tên lửa thông thường về mọi mặt về độ cao và tốc độ", nguồn tin từ Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết.
Cuối tuần qua, ông Zelensky xác nhận đã chỉ thị cho bộ trưởng quốc phòng tổ chức các cuộc họp với các đồng minh của Kiev để có được các hệ thống phòng không "có thể bảo vệ tính mạng người dân khỏi những rủi ro mới".
Hiện chưa rõ tổ hợp nào có thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm mới của Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này dùng Oreshnik để đáp trả việc Ukraine sử dụng hệ thống ATACMS và HIMARS do Mỹ sản xuất, cũng như tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất, để tấn công vào lãnh thổ Nga.
Theo Lầu Năm Góc, tên lửa Oreshnik được chế tạo dựa trên tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-26 Rubezh. Lầu Năm Góc cũng xác nhận Mỹ đã được Nga báo trước về vụ phóng.
Tên lửa siêu vượt âm có khả năng bay nhanh tối thiểu gấp 5 lần tốc độ âm thanh, hơn đáng kể so với tên lửa hành trình tiêu chuẩn, có khả năng né tránh hệ thống phòng không của đối thủ bằng cách cơ động khi đang bay và tốc độ cao.
Trên thế giới không có nhiều quốc gia sở hữu công nghệ này. Mỹ vẫn đang phát triển tên lửa siêu vượt âm và thừa nhận đã chậm chân hơn các đối thủ như Nga và Trung Quốc.
Theo Kyiv Independent" alt="Tổng thống Ukraine: Tên lửa siêu vượt âm mới của Nga có thể bị đánh chặn" /> - Tổng thống Putin nêu điều kiện ngừng xung đột với UkraineMinh Phương
(Dân trí) - Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Moscow sẵn sàng đàm phán chấm dứt xung đột với Ukraine theo các điều kiện đã nêu ra hồi tháng 6.
"Chúng tôi vẫn sẵn sàng cho một quá trình đàm phán, và tất nhiên, theo các điều khoản mà tôi đã nêu trong bài phát biểu của mình với lãnh đạo Bộ Ngoại giao ở Moscow vào tháng 6 năm nay. Không có gì thay đổi", Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ngày 28/11 khi được hỏi về triển vọng hòa đàm với Ukraine.
Hồi tháng 6, chủ nhân Điện Kremlin đã liệt kê các điều kiện hòa đàm với Ukraine gồm Ukraine rút quân khỏi 4 vùng lãnh thổ đã sáp nhập vào Nga là Donetsk, Lugansk, Zaporizhia, Kherson.
Ngoài ra, Ukraine phải cam kết trung lập, phi quân sự hóa, phi phát xít hóa. Phương Tây phải dỡ các lệnh trừng phạt Nga và cắt viện trợ cho Kiev.
Tổng thống Putin nhấn mạnh, tất cả những điều kiện này phải được ghi trong các hiệp định quốc tế cơ bản.
Giới chức Nga gần đây luôn đề cập đến các điều kiện trên trong bất cứ phát ngôn nào gần đây liên quan đến triển vọng đàm phán chấm dứt xung đột với Ukraine.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hôm 27/11 cũng cho biết việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine phụ thuộc vào sự sẵn sàng của phương Tây trong việc chấp nhận các đề xuất mà Tổng thống Putin đưa ra vào tháng 6. Các sáng kiến này đã được điều chỉnh dựa trên những thay đổi tình hình chiến sự.
Theo ông Ryabkov, đây vẫn là cơ sở duy nhất để chấm dứt xung đột. Ông nhấn mạnh, hành động tiếp tục phớt lờ lập trường của Nga và viện trợ vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn, đồng thời khiến triển vọng đối thoại hòa bình trở nên không khả thi.
Trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti,ông nêu rõ, Moscow mong đợi một cách tiếp cận mang tính xây dựng từ Washington và các đồng minh. Ông cho hay sự lựa chọn vẫn nằm ở phương Tây: hoặc là công nhận các đề xuất đã nêu, hoặc là căng thẳng leo thang hơn nữa và điều này chắc chắn sẽ dẫn đến tình hình tồi tệ hơn cho tất cả các bên.
Theo đánh giá của ông Ryabkov, hành xử hiện tại của phương Tây, thể hiện qua việc hỗ trợ quân sự và tài chính cho Kiev, đang tạo ra ngày càng nhiều trở ngại cho việc thiết lập hòa bình. Ông cho biết Moscow đã gửi tất cả tín hiệu cần thiết tới phương Tây, bao gồm các công hàm ngoại giao và trình diễn công nghệ quân sự mới, mà gần nhất là vụ phóng thử nghiệm chiến đấu tên lửa siêu vượt âm tầm trung Oreshnik có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà lãnh đạo phương Tây không sẵn sàng chấp nhận các yêu cầu của Nga. Mỹ và các đồng minh đang có những bước đi táo bạo nhằm giúp Ukraine cải thiện vị thế trước bất cứ cuộc đàm phán tiềm năng nào với Nga, trong đó có việc cho phép Kiev tấn công sâu vào Nga bằng vũ khí viện trợ.
Giới tình báo Mỹ cho rằng quyết định cho phép Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga không làm tăng nguy cơ tấn công hạt nhân. Tuy nhiên, tình báo Mỹ nhấn mạnh, Mỹ và phương Tây vẫn cần chuẩn bị sẵn sàng cho những đòn trả đũa phi đối xứng từ Moscow.
Theo TASS" alt="Tổng thống Putin nêu điều kiện ngừng xung đột với Ukraine" /> - Thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư Việt Nam - Nam Phi
(Dân trí) - Đẩy mạnh khai thác những thị trường mới như Châu Phi là một trong các nhiệm vụ mục tiêu của Chương trình Xúc tiến Thương mại Quốc gia năm 2019. Đoàn xúc tiến thương mại Việt Nam do Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương dẫn đầu đã đến làm việc tại Nam Phi từ ngày 21-29/6.
Đoàn Xúc tiến Thương mại (XTTM) quốc gia tới Nam Phi lần này bao gồm 40 thành viên, do Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Thương vụ Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, UBND thành phố Hà Nội, Sở Công thương Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư và Du lịch Hà Nội. Với 22 doanh nghiệp (DN) đi cùng, đây là phái đoàn thương mại lớn nhất của Việt Nam đến Nam Phi từ trước đến nay.
Chương trình làm việc của đoàn tập trung tại 2 thành phố lớn của Nam Phi là Johannesburg và Capetown với hai hội thảo Kết nối Doanh nghiệp, tiếp xúc trực tiếp B2B ngày 24/6 và 27/6; trưng bày gian hàng Việt Nam tại Hội chợ Triển lãm Quốc tế khu vực Nam châu Phi SAITEX 2019 từ 22-25/6; làm việc với các cơ quan chính phủ và địa phương, hiệp hội ngành như: Bộ Công thương Nam Phi, Phòng Thương mại và Công nghiệp Johannesburg, Phòng Thương mại và Công nghiệp Capetown, Cơ quan XTTM, Đầu tư và Du lịch thành phố Cape Town và tỉnh Western Cape (WESGRO); khảo sát thị trường và làm việc với các nhà nhập khẩu và hệ thống siêu thị, kênh phân phối của Nam Phi...
Hội thảo Kết nối Doanh nghiệp Việt Nam – Nam Phi và tiếp xúc B2B trực tiếp.
Tiềm năng, dư địa mở
Phát biểu tại hội thảo “Kết nối Doanh nghiệp Việt Nam - Nam Phi” tại thành phố Johannesburg, Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Vũ Văn Dũng cho biết, quan hệ song phương Việt Nam - Nam Phi đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, trên mọi lĩnh vực: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa.
Đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác kinh tế thương mại, thể hiện rõ trong năm 2018 và nửa đầu năm 2019 là số lượng các đoàn XTTM, DN Việt Nam sang Nam Phi tăng mạnh so với các năm trước đây, cho thấy triển vọng, tiềm năng và cơ hội hợp tác thương mại giữa hai bên sẽ tiếp tục còn nhiều triển vọng phía trước.
Đại sứ Vũ Văn Dũng nhấn mạnh, xác định vai trò là cầu nối, Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi luôn đánh giá việc thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư giữa hai nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất.
Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Vũ Văn Dũng (ngoài cùng, bên phải) tặng quà lưu niệm cho Phó Chủ tịch Phòng TMCN Johannesburg. Bà Bùi Thị Thanh An, Phó Cục trưởng Cục XTTM - Bộ Công thương, Trưởng đoàn XTTM lần này tới Nam Phi cho biết, mặc dù kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nam Phi liên tục tăng trưởng trong những năm qua từ mức hơn 600 triệu USD năm 2010 lên hơn 1 tỷ USD năm 2018, nhưng tiềm năng của hai bên vẫn còn rất lớn, tận dụng lợi thế nhiều hơn của Nam Phi là nền kinh tế lớn nhất châu Phi, một địa bàn cửa ngõ để các DN Việt có thể thâm nhập thị trường rộng lớn của cả lục địa 1,2 tỷ dân này.
Trưởng đoàn XTTM Việt Nam Bùi Thị Thanh An trao đổi tại Hội thảo Kết nối Doanh nghiệp ở thành phố Capetown. Theo bà An, mục tiêu mà đoàn XTTM xác định rõ là giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các DN đang xuất khẩu sang khối thị trường Châu Phi, đặc biệt là thị trường Nam Phi; hỗ trợ DN đã thành công tại các thị trường khác thâm nhập thị trường Nam Phi, làm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của sản phẩm Việt Nam, phát triển các ngành hàng xuất khẩu tiềm năng...
Cần Doanh nghiệp “kiên trì”, “quyết liệt”
22 DN tham gia đoàn lần này tập trung là các DN mạnh, có kinh nghiệm xuất khẩu, trong đó có những DN đã thành công tại thị trường châu Phi, bao gồm các DN thuộc các lĩnh vực: đồ gỗ nội thất, thủ công mỹ nghệ; hàng may mặt, gạo, nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến, cà phê; cao su, vật liệu xây dựng mới, hóa mỹ phẩm, hàng tiêu dùng, hàng kim khí, phụ tùng ô tô, xe máy... Các DN đến từ 5 tỉnh thành địa phương trên cả nước là TP. HCM, Hà Nội, Bình Dương, Long An và Đồng Tháp.
Doanh nghiệp Nam Phi quan tâm sản phẩm Việt Nam.
Bà Lâm Lệ Chi, Giám đốc công ty Panoramas Commodity, đại diện cho ý kiến chung của các DN Việt Nam cho biết, trải qua hơn 1 tuần làm việc, tiếp xúc trực tiếp với khá nhiều khách hàng từ các công ty nhập khẩu, nhà phân phối đến người tiêu dùng cuối, các DN Việt Nam đã có cơ hội để nắm bắt, hiểu rõ hơn về thị trường, về thị hiếu khách hàng, các tiêu chuẩn quy đinh về hàng hóa, xác định các sản phẩm tiềm năng, thích hợp với thị trường châu Phi nói chung và Nam Phi nói riêng.
Tuy nhiên, để có thể thành công, theo kinh nghiệm của các DN đã có doanh thu tại châu Phi, DN Việt cần lưu ý một số đặc trưng của thị trường khu vực này như: khó khăn về địa lý, độ tin cậy trong các giao dịch thanh toán, cách thức thanh toán, xác minh năng lực khách hàng...và hơn hết là sự kiên trì , quyết liệt cần có đối với mỗi DN tìm đường xuất khẩu.
Trong cuộc gặp với Bộ Công thương Nam Phi ngày 25/6 tại thủ đô Pretoria, Trưởng đoàn XTTM Việt Nam Bùi Thị Thanh An đã đề nghị với ông Victor Mashabela, Vụ trưởng Vụ hợp tác song phương về việc tăng cường trao đổi các đoàn DN hai nước. Bà An đề nghị, song song với việc phía Việt Nam tổ chức các đoàn DN sang Nam Phi, phía Nam Phi cũng cần thúc đẩy các đoàn DN của Nam Phi đến tìm hiểu thị trường Việt Nam.
Đề cập đến tầm quan trọng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) bà Bùi Thị Thanh An và ông Victor Mashabela đều mong muốn hai bên có thể sớm nghiên cứu xây dựng FTA, nhằm tạo điều kiện tốt nhất trong việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước.
Đoàn DN Việt Nam tại Hội chợ Thương mại quốc tế SAITEX 2019. Chương trình XTTMQG do Bộ Công thương chủ trì trong nhiều năm qua đã trở thành kênh phát triển thị trường hiệu quả cho DN Việt. Năm 2018, Cục XTTM, Bộ Công thương đã thực hiện 171 đề án với tổng kinh phí là 103 tỷ đồng, chương trình đã hỗ trợ khoảng gần 5.000 lượt DN tham gia. Tổng giá trị hợp đồng và giao dịch trực tiếp tại các sự kiện xúc tiến thương mại xuất khẩu đạt 9,3 tỷ USD và trên 106 tỷ đồng. Doanh số bán hàng trực tiếp tại các hội chợ vùng, phiên chợ đạt hơn 141 tỷ đồng; thu hút gần 1,5 triệu lượt khách tham quan; trong đó, có 100.000 lượt khách giao dịch thương mại.
Trong bối cảnh cạnh tranh thương mại ngày càng gay gắt, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc nâng cao hiệu quả thương mại với các thị trường đã phát triển, các đối tác đã có Hiệp định thương mại tự do, Việt Nam cần đẩy mạnh việc tiếp cận, khai phá các thị trường mới, xa hơn như khu vực Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latinh… nhằm đa dạng hóa thị trường và nâng cao kim ngạch xuất khẩu.
Huyền Sâm
Từ Johannesburg, Nam Phi
" alt="Thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư Việt Nam" /> - Chuyển động bất động sản năm 2024:
Cầu cao, cung thấp, giá căn hộ cứ tăng
Khổng Chiêm và Trần Kháng(Dân trí) - Nguồn cung căn hộ được dự báo đi ngang và được cải thiện trong nửa cuối năm. Tuy nhiên, giá căn hộ có thể tiếp tục tăng do cung cầu chênh lệch. Người mua than tích đủ tiền thì giá nhà lại tăng.
Nhu cầu có sẵn nhưng gặp khó nguồn cung
Đã hơn chục năm làm việc tại TPHCM, vợ chồng anh Thành (35 tuổi, Hà Nam) mong muốn mua một căn hộ chung cư để ở nhưng chưa thể thực hiện. Phần vì chưa đủ tiền, phần vì anh muốn mua nhà gần trung tâm cho thuận tiện việc đi làm, con cái đi học nhưng giá lại quá cao. Thời gian gần đây, khi lãi suất cho vay ngân hàng giảm, vợ chồng anh lại nhen nhóm dự định tìm mua nhà nhưng vẫn e ngại vì giá nhà lại tăng.
Vợ chồng anh Thành có thể là một trong số những người tham gia cuộc khảo sát của Batdongsan.com.vn hồi đầu năm nay, khi cho thấy mức độ quan tâm chung cư tại TPHCM tăng 59% còn Hà Nội tăng tới 71%. Báo cáo còn tiết lộ có đến 65% người được hỏi có dự định mua bất động sản trong 1 năm tới đây và chung cư được ưu tiên sở hữu.
Nguồn cung căn hộ chung cư giảm trong bối cảnh nhu cầu gia tăng (Ảnh: Hà Phong).
Mặc dù nhu cầu người dân với chung cư không ngừng tăng nhưng ngược lại, nguồn cung mới của phân khúc này lại thấp nhất trong vòng 10 năm qua ở cả Hà Nội và TPHCM.
Bà Trang Lê - Giám đốc Nghiên cứu và tư vấn của JLL Việt Nam - nói nếu như năm 2017-2018, nguồn cung mới căn hộ tại TPHCM và Hà Nội có thể đạt khoảng 40.000 căn mỗi năm thì đến năm 2022-2023, con số này chỉ còn khoảng 10.000 căn. Nguồn cung giảm mạnh tạo áp lực lên các chủ đầu tư vì cần nguồn hàng đủ lớn để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
Cùng với đó, số lượng giao dịch trên thị trường trong 10 năm qua cũng giảm do suy thoái kinh tế. Bà chỉ ra số căn chào bán được ở cả 2 thành phố lớn có thể đạt 70-80% vào năm 2023 nhưng đa phần tập trung ở phân khúc trung cấp. Thị trường còn tồn kho ở các sản phẩm căn hộ phân khúc cao, không phù hợp với nhu cầu của số đông người mua.
Bà Trang Lê cho rằng nhu cầu sở hữu căn hộ của người dân vẫn rất cao nhưng lại nằm ở phân khúc bình dân, trung cấp. Tuy nhiên, trên thực tế, quỹ đất ở các khu vực trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM lại không còn nhiều, chủ yếu để phát triển sản phẩm cao cấp, hạng sang.
Các sản phẩm trung cấp, bình dân đã dạt ra vùng ven hoặc các đô thị vệ tinh. Sự phát triển tự nhiên này để diễn ra thuận tiện đòi hỏi sự kết nối hạ tầng tốt hơn giữa nơi ở và nơi làm việc. Nửa cuối năm nay, nguồn cung thị trường căn hộ sẽ được cải thiện.
Cùng quan điểm, bà Giang Huỳnh, Phó giám đốc Savills Việt Nam, cho rằng giai đoạn 2024-2026, lượng căn hộ giá 2-5 tỷ đồng ngày càng khan hiếm, nguồn cung tập trung chủ yếu ở phân khúc 5-10 tỷ đồng/căn. Chính vì vậy, người mua nhà tại TPHCM có thể sẽ chuyển sang mua các sản phẩm ở những khu vực lân cận như Bình Dương, Đồng Nai và Long An với mức giá phải chăng hơn.
Báo cáo của CBRE Việt Nam chỉ ra năm 2023, nguồn cung mới về căn hộ chủ yếu xuất hiện ở các dự án đại đô thị phía Tây và phía Đông Hà Nội, khu Đông TPHCM. Trong năm nay, nguồn cung mới tiếp tục được kỳ vọng đến từ các khu vực này nhưng vẫn bị hạn chế so với nhu cầu người mua.
Bà Dương Thùy Dung - Giám đốc Cấp cao CBRE Việt Nam - cho biết mặt bằng lãi suất đang theo hướng bình ổn trở lại, trong khi đó các yếu tố về chính sách và pháp lý đang trong lộ trình sửa đổi và thông qua, đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất sẽ góp phần khiến niềm tin thị trường được cải thiện, từ đó giúp thị trường phục hồi trong năm nay.
Giá chung cư được dự báo tiếp tục tăng (Ảnh: Hải Long).
Giá sẽ tiếp tục tăng nhưng thiếu căn hộ giá bình dân
Tại báo cáo thị trường mới nhất, Bộ Xây dựng cho biết, trong quý IV/2023, căn hộ chung cư tiếp tục xu hướng tăng giá tại TPHCM và Hà Nội, đặc biệt là khu vực trung tâm. Thị trường gần như không có dự án phân khúc căn hộ bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2), chủ yếu là phân khúc trung cấp (giá 25-50 triệu đồng) đủ điều kiện huy động vốn và giao dịch.
Tại Hà Nội, một số dự án có mức độ tăng giá bình quân trong khoảng 3-4% tại các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Từ Liêm. Còn tại TPHCM, mức độ tăng giá khoảng 3,6-4,4%.
Bộ Xây dựng cho rằng giá bán vẫn neo ở mức cao, đặc biệt tại Hà Nội khi ghi nhận xu hướng giá sơ cấp tăng nhanh trong năm nay. Nguyên nhân chính là tỷ trọng nguồn cung mở bán áp đảo của phân khúc cao cấp. Tính trên tổng nguồn cung mở bán mới trong năm 2023, số căn hộ phân khúc cao cấp chiếm 75% tại Hà Nội và 84% tại TPHCM.
Mặt khác, phân khúc trung cấp có mức giá bán phù hợp hơn với túi tiền của đại bộ phận người dân lại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, trong khi phân khúc bình dân hoàn toàn biến mất ở 2 thị trường trong vài năm trở lại đây.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định nguồn cung bất động sản, trong đó có căn hộ chung cư sẽ khó có đột phá. Năm 2024, giá bán chung cư sơ cấp dự báo tiếp tục tăng trung bình khoảng 3-8%.
Ngoài ra, ông Đính cho rằng phân khúc căn hộ tại các thành phố lớn sẽ tiếp tục tăng ổn định do nguồn cung vẫn chưa thích ứng kịp với nhu cầu khách hàng, nhà đầu tư.
Chưa kể phần lớn các dự án sắp ra mắt tại Hà Nội và TPHCM đều nằm ở các quận, huyện cách xa trung tâm, nơi quỹ đất vẫn dồi dào. Cơ sở hạ tầng không ngừng hoàn thiện sẽ tiếp tục đẩy mặt bằng giá các dự án này lên cao hơn nữa trong tương lai.
Trong quý I, thị trường bất động sản ghi nhận sự quay trở lại của hàng loạt dự án được tái khởi động, dự án mới mở bán. Các chủ đầu tư cũng tung ra nhiều chính sách có lợi cho người mua nhà.
Cùng với việc lãi suất giảm mạnh từ cuối năm ngoái, thanh khoản trên thị trường đã từng bước cải thiện. Những phân khúc đáp ứng nhu cầu thật vẫn ghi nhận tăng trưởng tích cực trong vài năm qua.
Tuyến bài "Chuyển động bất động sản năm 2024" sẽ điểm lại diễn biến chung thị trường bất động sản trong 3 năm vừa qua với tất cả các phân khúc cũng như dự báo về chuyển động của thị trường trong năm 2024 - năm được gọi là bản lề trước khi hàng loạt luật liên quan thị trường bất động sản có hiệu lực.
" alt="Cầu cao, cung thấp, giá căn hộ cứ tăng" />
- ·Soi kèo góc Melbourne Victory vs Sydney FC, 15h35 ngày 24/1
- ·Cô gái Thụy Điển gốc Việt và ước mong cháy bỏng tìm cha mẹ sau 22 năm
- ·Cục Thuế TPHCM: Hơn 8.800 hồ sơ đất đai tồn đọng trong chưa đầy một tháng
- ·Vì sao lô đất nông thôn khởi điểm gần 10 tỷ đồng được đấu giá không thành?
- ·Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Al Jabalain, 19h35 ngày 23/1: Khách ‘tạch’
- ·Nga giáng hỏa lực mạnh, đáp trả đòn tấn công của Ukraine vào sâu lãnh thổ
- ·Bất động sản vẫn là "vùng trũng" hút tiền, kênh đầu tư "ăn chắc mặc bền"
- ·Người dân làng trường thọ ở Nhật ăn gì?
- ·Nhận định, soi kèo Hà Tĩnh vs Hải Phòng, 17h00 ngày 24/1: Khó cho cửa trên
- ·Đầu tư căn hộ FIATO City đón tiềm năng từ sân bay Long Thành