![]() |
Cựu Chủ tịch Joan Laporta, người có thể giữ được Messi ở lại Barca hơn bất cứ ai |
Cụ thể, có 52,3% người có ý định bỏ phiếu cho cựu Chủ tịch Joan Laporta, người đã từng nắm giữ cương vị này ở CLB từ năm 2003-2010.
Ông Laporta chính là người đã mạnh dạn đưa Pep Guardiola lên làm thuyền trưởng Barca, mở ra thời kỳ thành công rực rỡ cho đội chủ sân Nou Camp, khi gặt hái mọi vinh quang.
Ông cũng giành được sự tôn trọng của Messi, có mối quan hệ tốt với siêu sao người Argentina. Ông được cho là người duy nhất có thể giữ chân M10 hơn cả ở lại CLB.
Ứng viên Victor Font đứng thứ 2, chỉ với 13,2%. Có 17,2% người cho biết, họ chưa đưa ra quyết định.
![]() |
Messi có mùa hè giông bão để rồi bước vào mùa giải khó khăn nhất cùng Barca |
Cuộc bầu cử sắp tới đây mang tính quyết định, có ý nghĩa với tương lai Barca trong vòng 10 năm tới.
Barca đang ở trong giai đoạn khủng hoảng, gặp không ít vấn đề, chưa chiến thắng Cúp C1 kể từ 2015 và hiện xếp thứ 6 ở La Liga, kém đội đầu bảng Atletico 10 điểm.
Liên quan đến tương lai Messi với Barca. Thực tế, Messi có thể tự do đàm phán với bất kỳ đội bóng nào ngoài La Liga, kể từ ngày 1/1.
Tuy nhiên, tay săn bàn 33 tuổi được cho sẽ chờ xem người ngồi ghế Chủ tịch Barca là ai cùng kế hoạch phát triển CLB ra sao mới quyết định tương lai. Anh thông báo sẽ đưa ra lựa chọn của mình vào tháng 6.
L.H
" alt=""/>Ứng viên duy nhất giữ được Messi, áp đảo ghế Chủ tịch BarcaCổng thông tin điện tử Chính phủ vừa đăng tải nội dung thông tin trả lời của Bộ TT&TT đối với ý kiến của cử tri các tỉnh Cà Mau, Bình Dương, Thái Nguyên, Quảng Nam… gửi đến Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII về công tác quản lý hoạt động quảng cáo trên truyền hình.
Theo phản ánh của các các cử tri, hiện nay một số Đài Phát thanh và Truyền hình (PT-TH) trong nước phát rất nhiều quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quá sự thật về chức năng, công dụng của sản phẩm... gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Cử tri các tỉnh kiến nghị Bộ TT&TT cần kiểm duyệt, các nội dung quảng cáo phải đúng với chất lượng sản phẩm quảng cáo trước khi cấp phép cho các phương tiện thông tin đại chúng quảng cáo rộng rãi; đồng thời có biện pháp xử lý đối với các Đài PT-TH vi phạm việc đưa tin, quảng cáo sai sự thật.
Trả lời kiến nghị của các cử tri, Bộ TT&TT cho hay, thời gian qua, hoạt động quảng cáo trên truyền hình đã góp phần tăng nguồn thu đáng kể cho các Đài truyền hình, Đài PT-TH. Đây là nguồn kinh phí quan trọng để các đài đầu tư trở lại cho việc hoạt động sản xuất chương trình, nâng cao chất lượng chương trình truyền hình. Nhờ vào nguồn thu từ quảng cáo, nhiều đài đã tự cân đối được chi phí để chi trả tiền lương, kinh phí sản xuất chương trình, giảm bớt được gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Nhiều đài PT-TH đã thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính và nguồn thu từ quảng cáo là nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động thường xuyên của các đài. Đồng thời, hoạt động quảng cáo nói chung, quảng cáo trên truyền hình nói riêng cũng góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Tuy nhiên, cùng với việc khẳng định hoạt động quảng cáo trên báo chí đã góp phần không nhỏ trong quảng bá sản phẩm hàng hóa, là “cầu nối” giữa doanh nghiệp với thị trường và ngược lại, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, Bộ TT&TT cũng thẳng thắn thừa nhận, trên báo chí vẫn tồn tại “một số quảng cáo quá sự thật về chức năng, công dụng của sản phẩm... gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng” như phản ánh của cử tri.
Bộ TT&TT nhấn mạnh: Luật Báo chí, Luật Quảng cáo quy định rõ các nội dung thông tin quảng cáo được phép đăng tải trên báo chí nói chung và PT-TH nói riêng. Người đứng đầu cơ quan báo chí chịu trách nhiệm về nội dung, hình thức, vị trí, thời lượng, diện tích quảng cáo trên phương tiện của mình.
Cũng theo các quy định pháp luật về quảng cáo, sản phẩm trước khi quảng cáo trên báo chí phải có đầy đủ giấy chứng nhận tiêu chuẩn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm quảng cáo phải chịu trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm của mình. Cơ quan báo chí trước khi cho đăng, phát sản phẩm quảng cáo phải kiểm tra, xác minh các giấy chứng nhận, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm quảng cáo, bảo đảm sản phẩm quảng cáo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, Bộ TT&TT cũng cho biết, Bộ không cấp phép quảng cáo trên hệ thống các đài PT-TH. Hoạt động quảng cáo trên PT-TH do các đài tự chịu trách nhiệm và việc quảng cáo đối với từng sản phẩm (mặt hàng) cụ thể sẽ do cơ quan quản lý chuyên ngành cấp phép. Ví dụ, quảng cáo thực phẩm chức năng, thuốc... do Bộ Y tế cấp phép. Nếu nghi ngờ về chất lượng sản phẩm quảng cáo, người tiêu dùng có thể liên hệ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hiện nay là cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về quảng cáo) để đề nghị thẩm định sản phẩm quảng cáo. Nếu quảng cáo không đúng sự thật, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, nếu người tiêu dùng có khiếu kiện thì sẽ tùy từng trường hợp cụ thể để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
" alt=""/>Tiếp tục xử lý nghiêm các sai phạm về quảng cáo trên truyền hình