当前位置:首页 > Bóng đá > Soi kèo phạt góc Warta Poznan vs Radomiak Radom, 0h ngày 16/5 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Polissya vs Karpaty, 22h00 ngày 7/4: Đứt mạch bất bại
Trong loạt ảnh, Neymar biểu lộ các khoảnh khắc đầy tình cảm, cười rạng rỡ bên ‘bà bầu’ quá ư xinh đẹp và quyến rũ: lúc thì đặt tay lên bụng bạn gái, rồi hôn hoặc ghé sát tai với biểu lộ nhí nhố như muốn đùa vui với em bé,…
Đây là lần lên chức thứ 2 của Neymar nhưng là con đầu lòng của anh với chân dài Bruna Biancardi. Chân sút PSGcó một cậu con trai tên Davi Lucca (11 tuổi) với bạn gái cũ, khi anh còn rất trẻ (19 tuổi).
Neymar nổi tiếng là người đào hoa, có một danh sách dài các bóng hồng đi qua đời anh, cũng như nhiều lần tan rồi lại hợp.
Tay săn bàn 31 tuổi được cho bắt đầu hẹn hò Bruna Biancardi vào cuối 2021 và công khai vào đầu năm sau đó.
Tuy nhiên, cặp đôi đường ai nấy đi vào hè năm ngoái, với tin đồn Neymar lừa dối bạn gái. Dù vậy, họ đã lại vui vẻ cùng nhau ở sinh nhật vừa qua (5/2) của Neymar. Và giờ tình yêu của họ có một sợi dây gắn kết mới: đón đứa con đầu lòng.
Cùng với tin vui liên quan đời sống cá nhân, Neymar hiện cũng đã trở lại tập luyện cùng PSG sau thời gian phải ngồi ngoài vì chấn thương.
" alt="Neymar hạnh phúc khoe cho cả thế giới biết bạn gái đang mang bầu"/>Neymar hạnh phúc khoe cho cả thế giới biết bạn gái đang mang bầu
Sau thời gian học nghề rồi đi thực tập, anh Nguyên được nhận vào làm đầu bếp chính thức ở khách sạn Hilton Hanoi Opera - một trong những khách sạn 5 sao nổi tiếng ở Hà Nội.
Năm 2004, anh Nguyên nhận được suất tuyển thẳng vào đại học khi giành Huy chương Vàng trong Kỳ thi tay nghề quốc gia rồi Kỳ thi tay nghề ASEAN. Vì thế, năm 2005, anh quyết định vừa đi làm vừa đi học đại học, theo đuổi chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp khách sạn du lịch của Trường ĐH Thương mại.
“Lúc đó, mình vừa là nhân viên chính thức của khách sạn nhưng cũng là sinh viên của trường đại học”, anh Nguyên kể.
![]() |
Anh Đỗ Công Nguyên vừa là giảng viên Trường ĐH Thương mại vừa là một đầu bếp có tay nghề cao và từng giành Huy chương Vàng nghề Nấu ăn tại Kỳ thi tay nghề ASEAN. Trong ảnh, thầy giáo Nguyên đang hướng dẫn sinh viên Nhật Bản nấu ăn. |
Đến cuối năm 2009, sau khi tốt nghiệp đại học, anh Nguyên tham gia thi và trúng tuyển làm giảng viên khoa Khách sạn - Du lịch của Trường ĐH Thương mại.
Cũng kể từ đó, ngoài việc giảng dạy chính tại Trường ĐH Thương mại, anh Nguyên còn dạy nghề bếp tại các trung tâm, trường nghề; tư vấn, đào tạo đầu bếp, nhân viên nấu ăn ở các nhà hàng;...
“Sau những giờ dạy trên giảng đường, mình quay trở lại với không gian bếp để chế biến những món ăn ngon. Cũng nhiều người bất ngờ khi thấy tôi đi làm đầu bếp bởi tưởng chỉ giảng viên đại học và cả ngược lại. Có người còn bất ngờ ái ngại hỏi hôm trước thấy nghe nói anh dạy ở Trường ĐH Thương mại mà, sao lại đến nấu ăn ở đây. Mình hay nói đùa rằng con người có hay tay, hai chân nên có thể làm nhiều việc khác nhau”.
![]() |
Thầy giáo Nguyên bên căn bếp của gia đình. |
Nhiều thời điểm, ngoài thời gian dạy ở Trường ĐH Thương mại, anh Nguyên tham gia nấu ăn tại các nhà hàng.
“Nhiều hôm, khi tôi đang sắp sửa vào giờ dạy ở trường, học trò nghề bếp vẫn gọi điện, nhắn hỏi cách nấu một món ăn thế nào cho ngon. Nhưng là giảng viên, nguyên tắc của tôi khi lên lớp là phải đúng giờ và tắt điện thoại, nên có lần, đang hướng dẫn nấu ăn cho đầu bếp một nhà hàng đến giữa chừng đành phải tắt máy để vào lớp. Lần đó, bên kia chẳng khác nào chơi Ai là triệu phú, gọi điện cho người thân nhờ trợ giúp mà mới tư vấn được một nửa đã hết giờ. Rất may, hôm đó, bạn nhân viên đó cũng nấu rất đạt và thậm chí còn ngon nhờ tự sáng tạo sau đó. Đó chỉ là một tình huống nhưng cũng là một câu chuyện rất thú vị, cho thấy rằng bản thân các bạn cũng có nhiều tiềm năng, tố chất nhưng nhiều khi không chịu tìm tòi, suy nghĩ và hay bị tâm lý dựa dẫm vào người khác, gặp cái gì cũng hỏi. Còn nếu như chúng ta suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề, cố gắng, nỗ lực thì chắc chắn là làm được.
Anh Nguyên cho rằng, thực tế 2 công việc anh đang làm cũng hỗ trợ cho nhau rất nhiều. Có nhiều kiến thức thực tế thì những bài giảng, ví dụ của anh đưa ra đối với sinh viên cũng sinh động, thuyết phục và cập nhật sát thực tế hơn.
“Thực ra không chỉ hướng dẫn, đào tạo nấu ăn mà khi đi làm, với vai trò một bếp trưởng, mình cũng nắm được kiến thức về quản trị, điều hành mọi việc. Những điều này hoàn toàn có thể đưa vào trong việc đào tạo, giảng dạy sinh viên về quản trị khách sạn, nhà hàng,... Ngược lại, khi ra ngoài hướng dẫn mọi người cách nấu ăn, pha chế,... cũng cần rất nhiều yếu tố sư phạm và kinh nghiệm của một giảng viên giúp mình rất nhiều trong việc chỉ dẫn, truyền đạt”, anh Nguyên chia sẻ.
![]() |
Từ đầu bếp trở thành giảng viên đại học. |
Khi ở nhà, thầy giáo Nguyên vẫn thường xuyên vào bếp nấu đồ ăn cho cả nhà. “Vợ tôi cũng học ngành Khách sạn - Du lịch, nấu ăn cũng rất giỏi nên gần như không có sự phân chia mà lúc nào ai tiện việc gì thì làm việc đó. Chỉ khi gia đình có việc cỗ bàn lớn thì mình được giữ trọng trách nấu ăn. Hằng ngày, vợ chồng cũng thường xuyên trổ tài sáng tạo, chế biến những sản phẩm, món ăn mới để mời các thành viên trong gia đình và bạn bè thưởng thức”, anh Nguyên cười.
Ngày 4/10 vừa qua, thầy giáo Đỗ Công Nguyên tiếp tục được vinh danh Đại sứ kỹ năng nghề Việt Nam lần thứ hai liên tiếp.
Anh Nguyên cho hay, việc được trao vinh dự này càng khiến anh cảm thấy phải trách nhiệm hơn với cộng đồng, xã hội, cố gắng làm sao để lan tỏa tình yêu, tạo ảnh hưởng tích cực lên mọi người, đặc biệt đối với các bạn trẻ để họ hiểu rõ vai trò và sự cần thiết phải có kỹ năng nghề.
![]() |
Thầy giáo Đỗ Công Nguyên (áo xanh, giữa) được tôn vinh một trong các Đại sứ kỹ năng nghề Việt Nam. |
Anh dự định trong thời gian tới sẽ tiếp tục tích cực tham gia các hoạt động cùng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, ban chuyên gia các cuộc thi tay nghề; tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho các học viên thông qua các kênh thông tin khác nhau,... Qua đó, lan tỏa, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động, giúp xã hội hiểu hơn về sự cần thiết của việc nâng tầm trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.
Còn với vai trò của một giảng viên đại học, anh Nguyên muốn tổ chức nhiều hơn những buổi chia sẻ, tư vấn định hướng giúp các sinh viên hiểu sâu hơn về những yêu cầu của nghề nghiệp.
“Mình cũng gắng vận dụng những mối quan hệ để kết nối với các nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp nhằm hỗ trợ sinh viên trong việc tiếp cận môi trường thực tế, học hỏi, làm thêm, thậm chí mở ra các cơ hội việc làm”, anh Nguyên nói.
Thanh Hùng
Ban tổ chức thi Kỹ năng nghề Việt Nam vừa thông báo hoãn việc tổ chức kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12 năm 2021 theo kế hoạch ban đầu. Thời gian thi sẽ được lùi vào khoảng từ ngày 2/12 đến 12/12/2021.
" alt="Tay nghề làm bếp '5 sao' của giảng viên ở Hà Nội"/>Ngành Y khoa có điểm chuẩn cao nhất là 26,6; Ngành Dược học có điểm chuẩn 25. Các ngành còn lại có điểm chuẩn 15 đến 24,3.
Ngoài ra, Trường ĐH Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng cũng công bố điểm chuẩn dành cho thí sinh thuộc diện đặc cách tốt nghiệp như sau:
![]() |
Trường ĐH Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng đào tạo các ngành: Y khoa, Dược học, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng.
Năm 2021, học phí Trường ĐH Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng là 14,3 triệu đồng/năm.
Hiện trường đã công bố danh sách thí sinh trúng tuyển vào tất cả các ngành trên website. Thí sinh có thể vào kiểm tra để biết chi tiết nhập học.
Khoa Y - ĐH Quốc gia TP.HCMcũng đã công bố điểm chuẩn năm 2021.
Điểm chuẩn ngành Y khoa cao nhất là 27,15.
![]() |
Khoa Y, ĐH Quốc gia TP.HCM đào tạo các ngành: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học. Học phí ngành Y khoa chất lượng cao là 60 triệu đồng/năm, ngành Dược học chất lượng cao là 55 triệu đồng/năm và học phí ngành Răng - Hàm - Mặt chất lượng cao là 88 triệu đồng/năm.
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021
Lê Huyền
Trường ĐH Y Dược TP.HCM vừa công bố điểm chuẩn xét tuyển từ thi tốt nghiệp THPT 2021.
" alt="Điểm chuẩn và học phí Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng năm 2021 cao nhất 26,6"/>Điểm chuẩn và học phí Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng năm 2021 cao nhất 26,6
Nhận định, soi kèo Melbourne City vs Central Coast Mariners, 13h00 ngày 5/4: Sáng cửa dưới
![]() |
Lễ công bố phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt (Ảnh do BĐ cung cấp) |
2. Bạn đọc Nguyễn Văn Công- giảng viên tâm lý học- Đại học Nguyễn Huệ, Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai gửi email ngày 21/5/2019 nêu ý kiến: Mùa hè đến, các bậc phụ huynh hãy biến ngôi nhà của mình thành ngôi trường đa năng để huấn luyện cho con những kỹ năng và giá trị sống cần thiết gắn với thói quen, nếp sống trong gia đình. “Huấn luyện viên” có thể là anh chị em trong nhà vừa dạy vừa thi đua cùng nhau; cũng có thể là ông bà, cha mẹ dạy bảo theo kiểu “cầm tay chỉ việc” cho trẻ tự phục vụ và nội trợ, giữ gìn vệ sinh cá nhân, chuẩn bị bữa ăn cho mình và cả nhà; giặt giũ và phơi áo quần; dọn dẹp nhà cửa và góc học tập của bản thân. Có đứa trẻ tiềm ẩn các năng khiếu về âm nhạc, hội họa, ngôn ngữ…Cha mẹ hãy khích lệ trẻ thể hiện, trổ tài bằng cuộc thi- vui chơi như thi hùng biện cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Chơi thể thao, làm vườn muốn thành kỹ năng, trẻ cần được thục luyện thường xuyên, hình thành những cảm xúc gắn kết, biết yêu thương, chia sẻ cùng các thành viên trong gia đình.
![]() |
Trẻ vui chơi trong thời gian nghỉ hè (ảnh minh họa) |
3. Bạn đọc Lê Thị Hòa ở số 1, đường 416, phường Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội gửi đơn đề ngày 15/5/2019. Nội dung: BĐ Hòa “kêu cứu khẩn cấp” cho cụ Ngô Thị Lộc thường trú số nhà 8, cùng đường, phường nêu trên. Cụ Lộc sinh năm 1932, vợ Liệt sỹ, không có con, không biết chữ, bị một người cháu bên nhà chồng “lừa chiếm đoạt tài sản đất, nhà; chiếm giữ các giấy tờ tùy thân”. Năm 2018, TAND TP Hà Nội đã xét xử, tuyên trả lại quyền sử dụng nhà, đất cho cụ Lộc; nhưng người cháu bên chồng kháng án để kéo dài thời gian, trong khi hiện nay cụ Lộc đang ốm rất nặng. Xin chuyển nội dung đơn kêu cứu của BĐ Lê Thị Hòa đến TAND Cấp cao tại Hà Nội đề nghị xem xét.
4. Bạn đọc Lê Xuân Thành ở Làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục gửi đơn đề ngày 6/5/2019 có hơn 50 chữ ký. Nội dung: Các Bạn đọc phản ánh “CTCP Du lịch Kim Quy đã vi phạm Hợp đồng Hợp tác kinh doanh số 01/ HĐ-KT ngày 25/7/2005 với UBND phường Hàm Rồng (được khẳng định tại Công văn số 946/UBND-TTr ngày 5/3/2019 của UBND TP Thanh Hóa); vi phạm Giấy phép quy hoạch số 374/GPQH ngày 11/12/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, xây dựng trái phép cơ sở thờ tự và tổ chức các hoạt động đồng bóng gây mất trật tự tại khu vực động Tiên Sơn thuộc diện tích đất rừng phòng hộ do Nhà nước quản lý”. Tháng trước, các BĐ Lương Trọng Cao, Lương Trọng Quế, Nguyễn Văn Oanh cùng ở địa chỉ trên, cũng gửi đơn phản ánh nội dung này. Báo VietNamNet đã có công văn số 186/CV-VNN ngày 27 tháng 3 năm 2019 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và TP Thanh Hóa đề nghị xem xét, đến nay chưa nhận được phúc đáp. Đề nghị các cơ quan trên khẩn trương xem xét.
5. Nhiều Bạn đọc là các hộ dân thuộc tổ 19, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đồng ký tên trong đơn ngày 23/5/2019 tiếp tục kêu cứu: “Chúng tôi đang phải sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng do 2 quán bar tại số nhà 57 phố Cửa Nam và 31-33 Lê Duẩn chơi nhạc sàn với âm thanh lớn, thình thịch như búa bổ vào đầu, hành hạ chúng tôi từ đêm đến 2 h sáng tất cả các ngày trong tuần. Sự việc này đã kéo dài rất lâu, chúng tôi đã nhiều lần trình báo, thậm chí gọi cảnh sát 113 đề nghị can thiệp, nhưng sự việc vẫn không được ngăn chặn, gây ra bao hậu quả xấu đối với sức khỏe của khu dân cư”. Đây là lần thứ 3, Hồi âm đơn thư Bạn đọc của Báo VietNamNet đăng “kêu cứu” của các BĐ này. Đề nghị UBND quận Hoàn Kiếm và phường Cửa Nam khẩn trương xem xét.
6. Bạn đọc Nguyễn Thị Ngân và Giang Văn Hiển ở số 10-12 đường 34-36 Trần Não, phường Bình An, quận 2, TP Hồ Chí Minh nhiều lần gửi đơn, mới nhất đề ngày 23/5/2019. Nội dung: Các BĐ kêu “oan sai” đối với Bản án 48/HSST ngày 22/2/2017 của TAND TP Hà Nội và Bản án 553 ngày 18/8/2017 của TAND Cấp cao tại Hà Nội và đề nghị Giám đốc thẩm. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền nơi các BĐ trên đồng gửi đơn này xem xét.
7. Bạn đọc Bùi Quang Anh ở phường 1, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu gửi email đơn ngày 17/5/2019 “khiếu nại” về việc: Ông Minh và gia đình (ngụ phường 7) chém vào đầu, vào cổ ông Lắm (ngụ cùng phường) do tranh chấp đất đai gây thương tích 12% mà chỉ bị phạt 2.500.000đ; Công an “điều tra 2 năm rồi mà sự việc vẫn dậm chân tại chỗ”! Xin chuyển nội dung đơn của BĐ Bùi Quang Anh đến cơ quan chức năng TP Bạc Liêu đề nghị khẩn trương xem xét.
8. Bạn đọc Đoàn Đức ở phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội gửi email ngày 15/5/2019 phản ánh: “Quán bia 256 tại địa chỉ 286 Ngọc Thụy, Long Biên, từ ngày mở quán 2-3 năm trước, cứ 18h hàng ngày là lấn chiếm vỉa hè, đường phố, sử dụng phần đất phân cách và lòng đường dân sinh để bày bàn ghế ra bán bia. Người dân đặc biệt là người già và trẻ con không có chỗ để đi lại. Nhiều lần quán còn hoạt động đến tận 12 giờ đêm, bật nhạc ầm ĩ gây ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng. Người dân vô cùng bức xúc, đã nhiều lần phản ánh với chính quyền quận, phường nhưng tình hình không hề được cải thiện”. Xin chuyển ý kiến của BĐ Đoàn Đức đến UBND quận Long Biên và phường Ngọc Thụy đề nghị xem xét.
![]() |
Ảnh do BĐ cung cấp |
9. Bạn đọc Tống Đức Tuyên địa chỉ phường 2, Bảo Lộc, Lâm Đồng gửi email đơn ngày 22/5/2019 “kêu cứu” về việc: “Thửa 1174 tờ bản đồ số 4 do tôi đứng tên, bị tranh chấp với thửa 1172 là đất vườn mẹ tôi cho tặng em gái từ năm 2011, được Địa chính Bảo Lộc căng dây đóng cọc chia tách. Không biết vì lí do gì mà địa chính thay đổi ranh giới trong sổ. Năm 2018 em tôi bán vườn cho người khác, giờ họ căn cứ sổ qua đo lại đất, đòi lấy gần 2000m2 đất của tôi. Địa chính phường 2 và địa chính Ủy ban TP Bảo Lộc đã đơn phương quyết định ranh giới lại, cho người sử dụng đất chiếm đoạt gần 2000m2 đất và cây trồng lâu năm trên đất tôi, ngang nhiên lấy sắt thép rào vườn nhà tôi vào ngày 1/4/2019”. Xin chuyển nội dung “kêu cứu” của BĐ Tống Đức Tuyên đến UBND TP Bảo Lộc- Lâm Đồng đề nghị xem xét.
10. Bạn đọc Vũ Văn Thịnh ở 182 phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội là 1 trong 4 người ký tên trong đơn đề ngày 20/12/2018. Nội dung: Các BĐ nêu thắc mắc liên quan đến việc chi trả, bồi thường GPMB tại Dự án mở rộng ngõ chùa Liên Phái (giai đoạn 1 từ phố Bạch Mai tới ngõ chùa Liên Phái). Theo các BĐ này, mức giá đền bù 41.450.000 đồng/m2 là không thỏa đáng so với thực tế mức giá hiện tại ngõ là khoảng 70.000.000 đồng/m2. Việc mở rộng ngõ, nhiều hộ dân trong diện bị phải giải phóng hết nhà hoặc một phần khiến ngôi nhà bị đập sẽ rất dở dang. Trong khi đó, với số tiền đền bù như vậy không đủ để sữa chửa hoặc di chuyển sang nơi ở khác. Xin chuyển nội dung đơn của BĐ Vũ Văn Thịnh đến UBND quận Hai Bà Trưng đề nghị xem xét.
11. Các bạn đọc Phạm Thị Lan Hương, Bùi Thị Kim Cúc công tác tại Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ gửi đơn (ngoài bì ngày 27/5/2019 theo dấu Bưu điện), đều có nội dung “tố cáo” Hiệu trưởng trường này có những dấu hiệu vi phạm trong việc quản lý tài chính; trong đào tạo, quản lý và xây dựng chương trình đào tạo; trong công tác cán bộ...Được biết, Thanh tra tỉnh Phú Thọ đã có Kết luận, nhưng BĐ Lan Hương “không đồng ý một số nội dung cơ bản” nên tiếp tục gửi đơn. Về vấn đề này, năm 2018, một số BĐ ở Trường này đến Báo VietNamNet trình bày và gửi đơn; bạn đọc Phạm Văn Tuấn ở xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ cũng gửi đơn, Báo VietNamNet có Công văn số 487/CV-VNN ngày 2/11/2018 gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ đề nghị xem xét. UBND tỉnh Phú Thọ có Công văn số 5290/UBND-TD ngày 21/11/2018 phúc đáp cho biết: “...Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã giao Thanh tra tỉnh thực hiện thanh tra toàn diện đối với Trường Cao đẳng Nghề Phú Thọ. Khi có kết quả, sẽ thông báo kết quả đến Báo VietNamNet theo quy định”. Tuy nhiên, đến nay Báo chưa được UBND tỉnh Phú Thọ cung cấp kết quả thanh tra Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ.
12. Các bạn đọc Nguyễn Thị Tuyết TGĐ CT TNHH Vũ Hùng Phát (Giáp Nhất, Thượng Đình, Thanh Xuân, HN); Trịnh Thị Hồng- CT INARI (VP giao dịch: CC VOV, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, HN); Phạm Thị Hoa- NH QĐ (MSAMC- chi nhánh Thanh Xuân, HN); Phạm Ngọc Bình (Tây Tựu- Bắc Từ Liêm, HN); Đoàn Trung Lạng (Văn Điển- Tứ Hiệp, Thanh Trì, HN); Trần Thị Nhàn (Vĩnh Hưng- Hoàng Mai, HN); Lưu Đình Tài (Khương Trung- Thanh Xuân, HN); Nguyễn Thị Vân Khanh (Thanh Lương- Hai Bà Trưng, HN) đồng ký tên trong đơn đề ngày 27/5/2019. Nội dung: Các BĐ này “tố cáo Nguyễn Tuấn L. và vợ là Vũ Thị L., Nguyễn Tuấn C. (đều thường trú xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội) dùng nhiều thủ đoạn, mánh khóe thuê nhiều xe ô tô tự lái, cắt định vị GPS, không trả tiền thuê xe, không trả xe, cố tình chiếm đoạt tài sản của nhiều doanh nghiệp và nhiều gia đình”. Các BĐ cũng “kêu cứu” tới các cơ quan chức năng đề nghị xem xét.
13. Bạn đọc Đặng Xuân Ka (Thanh Bình, TP Hải Dương) gửi email ngày 28/5/2019 nêu ý kiến: Cần chú trọng bồi dưỡng, vun đắp cho trẻ tinh thần trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ! Cách đơn giản nhất là dạy trẻ làm những việc vặt trong gia đình; cha mẹ đừng thấy con vì bận rộn với việc học mà làm thay con tất cả mọi công việc trong nhà; phân định rõ những việc trong phận sự của trẻ thì để trẻ tự làm. Cần kiên nhẫn hướng dẫn, động viên khích lệ trẻ hứng thú làm việc. Quá trình làm việc là một cách thức khơi gợi trí tuệ của trẻ; bàn tay dần trở nên khéo léo hơn, óc quan sát của trẻ sẽ tốt hơn, tư duy phân tích dần dần hình thành. Cha mẹ cần khuyến khích trẻ quan tâm đến mọi người xung quanh, quan tâm tới những người có hoàn cảnh khó khăn, người già và người khuyết tật. Cha mẹ cần làm gương cho con cái và cũng cần xây dựng các quy tắc cho cả gia đình cùng tuân thủ. Có nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ thường xuyên làm việc nhà sẽ trở thành người con hiếu thảo; trở thành những công dân sống có trách nhiệm!
![]() |
Cha mẹ dạy trẻ làm những việc vặt trong gia đình (Ảnh có tính chất minh họa) |
14. Bạn đọc Trần Văn Túc đại diện các BĐ cùng ở địa chỉ đường Trần Huỳnh, khóm 7, phường 1, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu gửi email ngày 28/5/2019 cho biết: 1 số nguyên đơn trong Vụ án “khiếu kiện Quyết đinh hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu giải quyết khiếu nại trong trường hợp bồi thường, hỗ trợ việc thu hồi đất” đã được Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Kháng nghị Giám đốc thẩm! Trước đó các BĐ này nhiều lần gửi email “đơn kêu oan” vì cả 2 cấp Tòa sơ thẩm và phúc thẩm, đã dùng Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày 9/3/1981 kèm sơ đồ cấp đất & hiện trạng sử dụng đất của Trường Trung học Sư phạm Minh Hải là các văn bản áp dụng cho khu đất khác (khu A- Hiện nay là khu 2 Trường Đại học Bạc Liêu) để áp dụng cho thửa đất BĐ đang sử dụng (khu B gần đường Tôn Đức Thắng). Hai vị trí đất này cách nhau khoảng 630m. Tòa án đã nhầm lẫn giữa thửa B với khu B! BĐ Trần Văn Túc là 1/5 hộ còn lại chưa được Kháng nghị Giám đốc thẩm “Rất mong Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao tiếp tục xem xét để trả lại sự công bằng cho chúng tôi”.
Cơ quan chức năng phúc đáp
15. Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội có Công văn số 2587/QHKT-P2-Ttra-HTKT ngày 20/5/2019 phúc đáp Công văn số 40/CV-VNN ngày 11/1/2019 đề nghị xem xét đơn của bạn đọc Nguyễn Đức Thành liên quan đến dự án xây dựng tuyến đường ngõ 45 Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ. Công văn cho biết: Chỉ giới tuyến đường đỏ tuyến ngõ 45 Võng Thị đã được xác định thống nhất trong các đồ án Quy hoạch, các hồ sơ dự án có liên quan được duyệt và quản lý theo quá trình pháp lý quy hoạch từ trước đến nay. Công văn này cũng được Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội gửi trực tiếp đến ông Nguyễn Đức Thành và một số công dân tại ngõ 45 Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ đã gửi đơn tới Báo VietNamNet.
16. Ban Tiếp công dân thuộc Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh có Công văn số 59/CV-BTCD ngày 15/5/2019 phúc đáp Công văn số 257/CV-VNN ngày 24/4/2019 đề nghị xem xét đơn của BĐ Vũ Thủy Lợi, xã Yên Phụ khiếu nại 2 Quyết định của UBND huyện Yên Phong về việc thu hồi 9,37 ha đất 2 lúa, 1 vụ mầu của 187 hộ dân thôn Cầu Gạo để phân lô, bán đấu giá quyền sử dụng đất. Công văn cho biết: Đơn trên được chuyển đến Chủ tịch UBND huyện Yên Phong xem xét, giải quyết, phúc đáp Báo VietNamNet, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Xin nhắc là Báo cũng gửi trực tiếp Công văn số 257/CV-VNN ngày 24/4/2019 đến UBND huyện Yên Phong và đang chờ phúc đáp của huyện này.
17. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sơn La có Công văn số 1915/PCT-BCS ngày 22/5/2019 phúc đáp Công văn số 311/CV-VNN ngày 10/5/2019 đề nghị xem xét đơn của BĐ Quàng Văn Lan thường trú bản Nà Ngà, xã Chiềng Hắc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. CV cho biết “quá trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ của ông Quàng Văn Hôm (bố đẻ BĐ Quàng Văn Lan), cơ quan đã thực hiện đúng thủ tục, quy trình theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong thời gian chờ kết quả thẩm định của cơ quan cấp trên, do tuổi cao, sức yếu ông Quàng Văn Hôm đã từ trần vào ngày 15/12/2018, chưa kịp đi giám định thương tật”. CV này Bộ CHQS tỉnh Sơn La cũng gửi đến BĐ Quàng Văn Lan.
Ban Bạn đọc
.
" alt="Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 5/2019"/>
![]() |
Ảnh minh họa |
Thứ nhất: quy định về độ tuổi điều khiển xe
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 như sau:
“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;”
Theo đó, bạn mới 17 tuổi nên chỉ được phép lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3
Thứ hai: mức phạt đối với với người điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi:
Tại Điểm a Khoản 4 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên”.
Như vậy, nếu bạn 17 tuổi mà điều khiển xe máy có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên thì mức phạt tiền sẽ là 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Theo điểm i khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Người điều khiển, người ngồi trên xe "không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
Ngoài ra, Điểm d Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính như sau:
Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
d) Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
Bạn thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi.
![]() |
Ảnh minh họa |
Thứ ba: Về việc chậm nộp tiền phạt:
Theo Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thủ tục nộp tiền phạt:
“1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này.
Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.”
Như vậy, người bị xử phạt hành chính sẽ nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước hoặc tài khoản Kho bạc Nhà nước mà trên quyết định xử phạt hành chính đã ghi rõ với thời hạn là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Nếu nộp phạt muộn thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Vậy, bạn có 10 ngày để đi nộp tiền phạt xử phạt vi phạm giao thông. Trong trường hợp đi nộp muộn sẽ bị nộp phạt thêm tính dựa trên số ngày bạn nộp phạt muộn. Trường hợp bạn không có đủ tiền nộp phạt, bố mẹ bạn sẽ có trách nhiệm nộp thay bạn.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Nếu một chiếc xe máy chế thêm mái che phía trên thì có vi phạm luật giao thông không? Nếu có thì sẽ phạt ra sao?
" alt="Mức nộp phạt với hành vi lái xe khi chưa đủ tuổi"/>Vì thế, ngoài 6 ngành của Trường ĐH Ngoại thương và ĐH Kinh tế Quốc dân, nữ sinh còn đăng ký thêm một số ngành của Trường ĐH Thương Mại và Học viện Chính sách & Phát triển. Những ngành học này có điểm chuẩn năm ngoái thấp hơn điểm N. đạt được tới 4 - 5 điểm.
“Em cứ nghĩ để một số ngành có điểm chuẩn năm ngoái thấp hơn 4 – 5 điểm đã là an toàn cho bản thân, nhưng không thể ngờ, đến nguyện vọng thứ 11 em cũng không đạt được”.
Năm nay, các ngành của Trường ĐH Ngoại thương đều lấy điểm chuẩn không dưới 28; còn với Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, ngành thấp nhất cũng đã lấy tới 26,9 điểm (trung bình gần 9 điểm/ môn).
N. cho biết, hy vọng mong manh cuối cùng của mình là đỗ vào ngành Luật Kinh tế của Học viện Chính sách và Phát triển. Thế nhưng, năm nay ngành này cũng đã tăng tới 5 điểm (từ 21 điểm lên 26 điểm) khiến N. trượt toàn bộ nguyện vọng đã đăng ký.
“Em không biết phải nói lời nào để diễn tả hết nỗi thất vọng của bản thân, bởi đến nguyện vọng vớt vát em cũng không thể đậu dù đã sắp xếp khá cẩn thận. Em cũng chỉ biết tủi thân vì đó là lỗi của mình, không thể trách ai được".
Nhiều thí sinh đạt 9 điểm/ môn vẫn trượt đại học
Đạt tổng điểm 28,4 ở khối A00, Nguyễn Thị Trang (Nghệ An) nghĩ chắc chắn sẽ đỗ vào Trường ĐH Ngoại thương vì đã đăng ký cả 3 nhóm ngành NTH01-02, NTH02 và NTH03.
Nhưng khi biết điểm chuẩn, Trang “hú hồn” vì thấy mức điểm của các ngành quá cao, trong khi bản thân chỉ đỗ suýt soát nhóm ngành có điểm chuẩn thấp nhất trong số các nguyện vọng là NTH03 (gồm ngành Kế toán và Tài chính - Ngân hàng – lấy 28,25 điểm).
“Em không nghĩ mình lại trúng tuyển trong tâm thế thót tim như vậy”, Trang thở phào.
Nữ sinh cho hay, một số người bạn của em dù đạt mức điểm 25 - 26 cũng bị “trượt bay” các nguyện vọng và khóc nức nở khi biết điểm chuẩn năm nay.
Trước sự “bùng nổ” điểm chuẩn của nhiều trường đại học, chị Ngô Hạnh (Nghệ An) cho rằng, Bộ GD-ĐT đưa ra một đề thi tốt nghiệp THPT không nhiều tính phân hóa đã dẫn đến kết quả “đánh đồng” học sinh khá và giỏi, nhưng các trường đại học lại lấy đó là căn cứ tuyển sinh.
“Với một đề thi dễ, học sinh có sức học ngày thường làm được khoảng 8 điểm thì đi thi có thể đạt tới 9,8. Còn học sinh có sức học ngày thường làm được khoảng 9,8 điểm thì đề có dễ đi chăng nữa cũng chỉ có thể đạt tối đa 10 điểm, thậm chí đạt 9,8 nếu sơ suất trong quá trình làm một câu nào đó. Như vậy thử hỏi còn đâu là phân loại học sinh nữa”, vị phụ huynh này ví dụ.
Còn chị Thùy Trâm (Hà Nội) nhớ lại “thời của mình từ 20 năm trước”, 27 điểm cũng có thể trở thành thủ khoa, á khoa của một trường đại học. Còn giờ đây, đạt 27 điểm vẫn có thể trượt rất nhiều trường.
“Nếu đạt mỗi môn xấp xỉ 9 điểm mà vẫn trượt đại học chứng tỏ sự thiếu hợp lý của đề thi và thiếu sự cân nhắc của thí sinh khi đăng ký nguyện vọng”, chị Trâm nói.
Ngoài ra, chị cũng cho rằng, với mức điểm chuẩn “cao chót vót” như hiện nay, sẽ rất thiệt thòi cho những học sinh không có điểm cộng. Và việc 30 điểm mới đỗ đại học cũng sẽ khiến nhiều học sinh không còn niềm tin để phấn đấu học hành.
“Giờ đây, chỉ cần sảy chân một chút cũng có thể trượt đại học trong gang tấc. Thiết nghĩ, các trường đại học cần phải có sự chủ động trong tuyển sinh theo các phương thức khác nhau của trường, đảm bảo đầu vào theo yêu cầu của từng ngành học. Có như thế, những bạn vào đại học mới hoàn toàn xứng đáng là những người có tố chất và nỗ lực thực sự”, chị Trâm bày tỏ quan điểm.
Nhiều lý do khiến điểm chuẩn cao
PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho hay, có nhiều lý do dẫn tới điểm chuẩn của các trường năm ngoái đã cao, năm nay càng cao hơn như: mức độ đề thi chưa có tính phân hóa cao; thí sinh tăng nguyện vọng vào các trường top, ngành hot; các trường cũng bắt đầu tăng chỉ tiêu tuyển sinh riêng, xét tuyển kết hợp khiến tỷ lệ chỉ tiêu cho việc xét điểm thi tốt nghiệp THPT giảm...
Với độ phân hóa đề thi như hiện tại, ông Triệu cho rằng, trong thời gian tới, các trường sẽ tính đến việc giảm sự phụ thuộc vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thay vào đó, chủ động đưa ra các phương thức tuyển sinh riêng để đảm bảo yêu cầu của từng trường.
![]() |
Phổ điểm kỳ lạ của môn tiếng Anh năm 2021 là một trong những lí do khiến điểm chuẩn biến động ở các trường top giữa có xét tuyển tổ hợp có môn thi này. |
Trong khi đó, thầy Đỗ Ngọc Hà, giáo viên tại một trung tâm luyện thi ở Hà Nội, nhận định một trong những bất cập trong tuyển sinh từ điểm thi tốt nghiệp THPT là việc cào bằng điểm ở tất cả các tổ hợp xét tuyển.
“Tình trạng học sinh tranh cãi về sự công bằng giữa các khối thi đã diễn ra nhiều năm nhưng sự chênh lệch đó không quá lớn để tạo thành "cơn sốt" như năm nay.
Năm ngoái, tiếng Anh là môn đội sổ về điểm thi nhưng năm nay đề môn tiếng Anh quá dễ khiến các bạn theo khối A00 hầu như không có cơ hội để cạnh tranh trong những ngành/trường lấy bằng điểm giữa các khối. Đặc biệt là các khối ngành Kinh tế, Công nghệ thông tin”, thầy Hà chia sẻ.
Cách giải quyết vấn đề này, theo thầy Hà là các trường cần phân tách các khối ra xét tuyển, thậm chí có chỉ tiêu ngay từ đầu cho các khối thi. “Bởi như vậy, nếu đề của khối này dễ hay khối kia khó cũng chẳng ảnh hưởng đến nhau trong quyền lợi của thí sinh. Việc phân tách khối như vậy cũng giúp chúng ta có thể nhìn được độ vênh của các khối để các năm sau đó ra đề cho phù hợp hơn”.
Phó Hiệu trưởng một trường ĐH ở phía Bắc đánh giá, điểm chuẩn vào các trường năm nay cao hơn năm trước đến từ việc các trường sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào đại học.
“Đề thi được xây dựng theo hướng tốt nghiệp THPT thì mức độ khó được tính toán như nhau, nhưng khi dùng xét tuyển đại học thì các em khu vực 3 lại không được ưu tiên. Nên như trước đây, đề thi THPT quốc gia có phân cấp câu trung bình, câu khó thì mới đảm bảo công bằng, còn 2 năm nay thì các học sinh khu vực này sẽ thiệt thòi. Chính điều này nảy sinh chuyện thí sinh 3 môn 30 điểm vẫn có thể trượt”, vị này nói và cho rằng khi có nhiều điểm cao thì tính cạnh tranh lại được quyết định ở điểm ưu tiên (khu vực hoặc đối tượng).
Từ năm 2020, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã khẳng định không còn tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia mà thay vào đó là Kỳ thi tốt nghiệp THPT với mục đích lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông. Kết quả của kỳ thi cũng có thể được các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. Mặc dù vậy, chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong các phương thức xét tuyển đại học. Sau kỳ thi năm 2020, có 53% sinh viên mới nhập học theo phương thức này. |
Thúy Nga - Thanh Hùng
Điểm chuẩn của nhiều trường đại học năm nay tăng kỷ lục khiến thí sinh “khóc ròng”. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, có 3 nguyên nhân chính dẫn tới việc tăng điểm chuẩn ở một số nhóm ngành.
" alt="“Lạm phát” điểm chuẩn, thí sinh “sảy chân” cũng có thể trượt trong gang tấc"/>“Lạm phát” điểm chuẩn, thí sinh “sảy chân” cũng có thể trượt trong gang tấc