当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Botev Vratsa vs Cherno More Varna, 20h00 ngày 07/12: Phong độ chạm đáy 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Kèo vàng bóng đá Anderlecht vs Fenerbahce, 03h00 ngày 21/2: Khách hoan ca
Tháng 10/2019, chị Thảo bắt đầu dạy tiếng Việt cho anh Nakamura (SN 1982, Nhật Bản). Anh là kỹ sư công nghệ thông tin (IT) được cử sang Việt Nam công tác.
Trong thời gian này, hai người thân thiết, xem nhau như bạn bè. Chị Thảo còn xung phong làm hướng dẫn viên, đưa anh Nakamura tham quan các danh lam thắng cảnh của Việt Nam.
“Vì xem anh Nakamura là bạn nên tôi tâm sự với anh ấy về những áp lực từ chuyện ly hôn và dự định sang Nhật định cư. Tôi mong con gái không phải lớn lên trong sự gièm pha mà được hồn nhiên học tập, trưởng thành”, chị Thảo chia sẻ.
Ngoài ra, chị Thảo báo trước để anh Nakamura chuẩn bị tinh thần, tìm giáo viên dạy tiếng Việt khác. Thế nhưng, anh chàng IT người Nhật Bản này lại có một đề nghị bất ngờ.
“Thảo hiền, anh cũng hiền. Nếu sang Nhật không có chỗ ở, khó khăn quá thì anh cho ở tạm nhà anh. Anh tin em không phải người xấu”, anh Nakamura nói với chị Thảo.
Lòng tốt của anh Nakamura khiến chị Thảo vô cùng ngạc nhiên. Tuy nhiên, chị không muốn lợi dụng lòng tốt của người bạn nước ngoài. Chị Thảo nói rõ: “Sau này, anh Nakamura còn lấy vợ, Thảo cũng phải tái hôn. Nếu chúng ta ở chung một nhà như vậy sẽ không phù hợp”.
Dẫu vậy, anh Nakamura nhất quyết níu kéo, thậm chí đề nghị hai người tìm hiểu, nếu hợp sẽ tiến đến kết hôn.
Lời đề nghị của anh Nakamura khiến chị Thảo khóc nức nở. Như vớ được phao cứu sinh, chị Thảo nói mà không kịp suy nghĩ: “Nếu thế thì kết hôn luôn đi, không cần phải chờ, không cần phải tìm hiểu nữa, Thảo đã quá mệt mỏi với cuộc sống này rồi”.
Ngay lập tức, anh Nakamura nói chị Thảo về quê xin Giấy chứng nhận độc thân, còn anh sẽ nhờ bố mẹ gửi giấy tờ để đăng ký kết hôn. Dù chưa rõ quyết định của mình có đúng hay không, chị Thảo vẫn làm theo lời anh Nakamura.
Vài tháng sau, hai người đăng ký kết hôn và thông báo tổ chức lễ cưới.
Yêu chồng say đắm
Trước sự ngỡ ngàng của người thân, chị Thảo giải thích, nếu anh Nakamura không đề nghị kết hôn thì chị vẫn đưa con gái sang Nhật sống.
“Vì anh Nakamura tốt tính, quan tâm tới mẹ con tôi, nên tôi mới đồng ý cưới nhanh. Lúc đó, tôi gần như trầm cảm do hôn nhân đổ vỡ, bị phản bội. Lời đề nghị của anh Nakamura đến đúng lúc con tim tôi yếu đuối, cần nơi nương náu”, chị Thảo tâm sự.
Chị Thảo và anh Nakamura kết hôn vào tháng 8/2020. Thời điểm đó, dịch bệnh Covid-19 bắt đầu diễn biến phức tạp. Vì vậy, lễ cưới của hai người phải hoãn đến 2 lần.
Cuối cùng, chị Thảo chỉ chụp ảnh cưới và kiên quyết không tổ chức tiệc mừng. Bởi, chị từng có một lễ cưới rình rang nhưng rồi cũng ly hôn. Có lẽ, hạnh phúc không đến từ hình thức mà nằm ở sự trân trọng, yêu thương dành cho nhau.
Điều chị Thảo không ngờ đến là anh Nakamura đã phải lòng, yêu đơn phương chị trong 6 tháng trước đó. Khi về chung một nhà, anh tiết lộ, anh rất thích tính cách dịu dàng, tốt bụng của chị Thảo. Không chỉ vậy, chị nấu ăn rất ngon, hay giúp đỡ người khác.
Lúc bị bệnh, anh được chị Thảo ra vào bệnh viện giúp đỡ, chăm sóc. Khi nhận bát cháo hành do chính tay chị nấu, anh biết mình đã yêu. Thế nhưng, anh không dám thổ lộ do bản tính nhút nhát.
Từ lúc anh Nakamura thú nhận tình cảm, chị Thảo cảm thấy thoải mái hơn, khoảng cách giữa hai người được thu hẹp. Sau 6 tháng kết hôn, chị Thảo mang thai. Chị được chồng chăm lo vô cùng chu đáo. Anh Nakamura sẵn sàng vào bếp nấu ăn cho vợ.
“Anh ấy là một người chồng, người cha tuyệt vời. Anh ấy vừa đi làm lo kinh tế cho gia đình, vừa san sẻ việc nhà với vợ”, chị Thảo tự hào.
Thậm chí, chị Thảo và con gái thích hoặc không thích món ăn nào, anh Nakamura cũng nắm rõ. Anh tỉ mỉ ghi chép vào điện thoại để lúc cần mang ra đối chiếu.
Anh Nakamura không nhậu nhẹt, tụ tập bạn bè. Những lúc rảnh rỗi, anh nấu cơm và phụ vợ làm việc nhà.
Vì dịch bệnh nên sau 3 năm kết hôn, chị Thảo mới theo chồng qua Nhật sinh sống và ra mắt nhà chồng. Biết con dâu từng đổ vỡ hôn nhân, bố mẹ chồng không ngăn cản mà còn vun vén cho vợ chồng chị Thảo.
Họ không chỉ đối tốt với con dâu, ngay cả con gái riêng của chị cũng được quan tâm như cháu ruột. Mẹ chồng căn dặn chị Thảo phải chăm sóc con gái riêng thật chu đáo, không để bé thiếu thốn tình cảm.
Tính đến tháng 5/2024, chị Thảo cùng chồng và 2 con đã định cư ở Nhật được 1 năm. Nhà riêng của vợ chồng chị chỉ cách nhà chồng khoảng 20 phút đi ô tô. Vì vậy, chị thường xuyên đưa 2 con đến thăm ông bà nội.
Hiện tại, chị Thảo hạnh phúc và yêu anh Nakamura rất nhiều. Chị cảm nhận được tình yêu dành cho chồng mỗi ngày càng sâu đậm hơn. Hơn cả yêu, chị Thảo còn trân trọng và biết ơn người đàn ông đã chữa lành trái tim chịu đầy vết xước của sự phản bội.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Lời đề nghị của chàng kỹ sư Nhật Bản khiến mẹ đơn thân Việt khóc nức nở
Sau một hồi quan sát, cô gái tiến đến gần một người đàn ông, yêu cầu người đàn ông nhường chỗ ngồi cho mình. Tuy nhiên người đàn ông không chịu, hỏi ngược lại rằng: "Tại sao tôi phải nhường chỗ ngồi cho cô? Ít nhất là cô hãy cho tôi một lý do hợp lý".
![]() |
Chẳng ngờ, sau khi người đàn ông vừa dứt lời, cô gái trẻ lập tức vươn tay, cởi luôn chiếc váy đang mặc, cởi luôn cả nội y, chỉ vào nơi tư mật của mình và hướng đến người đàn ông không chịu nhường chỗ mắng to: "Bởi vì tôi là một cô gái, câu trả lời này có thỏa đáng không?".
Hành động của cô gái khiến tất cả mọi người có mặt trên chuyến tàu đều bị khiếp sợ, kinh hãi. Đáng nói, vẫn không có bất cứ người nào nguyện ý nhường chỗ ngồi của mình cho cô.
Cuối cùng, cô gái trẻ vẫn trong tình trạng để lộ hoàn toàn thân dưới, đứng tại chỗ, dựa vào tay vịn bên cạnh cửa.
Những người chứng kiến vụ việc cho biết, rất có thể cô gái là một người theo chủ nghĩa nữ quyền. Hành vi khoa trương, phóng đại của cô khiến nhiều người không khỏi nhức mắt.
![]() |
Sự việc sau khi được đăng tải lên mạng xã hội, đã thu hút được rất đông sự chú ý của mọi người. Đa số mọi người đều mắng chửi cô gái không biết xấu hổ, yêu cầu vô lý lại hành động cực đoan. Tuy vậy, cũng có người cho rằng, có khả năng cô gái mắc bệnh về thần kinh, không thể kiểm soát được hành động của mình, hành động tùy ý theo cảm xúc.
Bị bán vào nhà chứa, bị giam cầm suốt nhiều năm và bị ép bán dâm vài lần mỗi ngày… Đó là cuộc sống của hàng chục ngàn thiếu nữ chưa đủ tuổi thành niên ở Bangladesh. Tình yêu
" alt="Yêu cầu nhường ghế trên tàu điện bị từ chối, cô gái tụt váy khiến hành khách kinh hãi"/>Yêu cầu nhường ghế trên tàu điện bị từ chối, cô gái tụt váy khiến hành khách kinh hãi
Là vùng trũng giáo dục, điểm trung bình chín môn thi THPT quốc gia thuộc hàng thấp nhất cả nước, nhưng Hà Giang có hàng trăm thí sinh đạt từ 9 điểm trở lên ở các môn khoa học tự nhiên. 36/76 thí sinh cả nước có tổng điểm khối A1 trên 27 đến từ Hà Giang. Với khối A, tỉnh biên giới cũng chiếm tới 1/3 số thí sinh được trên 27 điểm.
Những con số bất thường khiến Bộ Giáo dục và Đào tạo lập đoàn công tác, với sự tham gia của Bộ Công an, lên Hà Giang để làm rõ. Kết quả, 114 thí sinh bị phát hiện có sai lệch, cá biệt có em tổng điểm các môn tăng tới 29,95.
Căn cứ quy chế thi THPT quốc gia, kết quả chấm thẩm định được sử dụng thay thế cho điểm thi đã công bố. 114 thí sinh được nâng điểm bị trả về điểm thực.
" alt="Chín tháng vạch trần mánh gian lận thi THPT quốc gia 2018"/>
Nhận định, soi kèo Al Safa(KSA) vs Jeddah, 22h15 ngày 19/2: Rơi xuống nhóm nguy hiểm
Dưới đây là bài viết của độc giả Vũ Văn Hùng (53 tuổi, trú ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) vừa gửi về cho VietNamNet nêu quan điểm xung quanh vấn đề này:
Cá nhân tôi không dám phán xét việc đề xuất đưa nội dung lái xe ô tô trên đường cao tốc vào nội dung học lái xe là đúng hay sai, cần thiết hay không, bởi các cơ quan hữu quan chắc chắn sẽ nghiên cứu kỹ trước khi đưa vào áp dụng vào thực tế. Tuy vậy, xin mạn phép đưa ra một vài góc nhìn.
Tôi từng nhiều năm lái xe cho một số doanh nghiệp nhà nước, từ xe con, xe đưa đón cán bộ, thậm chí cả xe tải,… được đặt chân đến hầu hết các tỉnh của 3 miền đất nước.
Nếu chia các loại đường của Việt Nam chúng ta thành 3 loại chính là đường phố (trong đô thị, khu đông dân cư), đường trường (các loại quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ,…) và đường cao tốc thì đa số cánh lái xe chúng tôi cho rằng, chạy đường cao tốc là dễ nhất.
Lý do là đường cao khá đẹp, rộng rãi, ít giao lộ và không có xe máy (trừ một số tuyến được gọi là cao tốc nhưng vẫn cho xe máy chạy chung tôi không tiện nêu tên). Lái xe trên đường cao tốc thường chỉ cần chú ý đi đúng làn, đúng vận tốc cho phép và giữ đúng khoảng cách là đã đảm bảo an toàn đến trên 90% rồi.
Chưa kể, các xe ô tô con đời mới hiện nay rất hiện đại, có trang bị nhiều tính năng hỗ trợ người lái như cruise control, giữ làn đường, cảnh báo va chạm, bản đồ,… nên thực sự lái xe trên cao tốc rất nhàn.
Trong khi đó, đi đường trường như đường nông thôn, đường đèo dốc,... có tính phức tạp cao nhất, lái xe luôn phải đối mặt với những mối nguy hiểm, xung đột giao thông lớn, nhiều phương tiện cắt ngang, hay thậm chí cả động vật như bò, chó,… bất chợt chạy ra đường. Còn đi đường phố thì tất nhiên là rất mệt, nhất là khi phải nhích từng mét do tắc đường.
Vậy, lái xe ở cao tốc khó hay dễ?
Nói lái xe trên cao tốc nhàn nhất nhưng không có nghĩa là lái xe trên cao tốc là “dễ" nhất, bởi đường cao tốc được thiết kế đi với tốc độ rất cao, mọi sai lầm, bất cẩn có thể không có cơ hội sửa sai, thậm chí trả giá đắt bằng cả mạng sống. Do vậy đòi hỏi người lái phải có một số kinh nghiệm cũng như kỹ năng xử lý nhất định.
Tôi lấy ví dụ như đi trên cao tốc, nếu lái xe với tốc độ chậm thì nên sang làn bên phải, nhường làn bên trái ngoài cùng cho những xe có tốc độ cao hơn. Hay khi nhập làn vào cao tốc cần nhập vào từ làn ngoài cùng bên phải, rồi quan sát và tăng tốc dần,...
Quay trở lại với việc đề xuất bắt buộc người học lái ô tô phải được thực hành trên đường cao tốc trước khi cấp giấy phép lái xe, tôi nghĩ đây là ý tưởng tốt giúp những học viên nắm được những kỹ năng cơ bản khi đi trên cao tốc. Tuy vậy, đề xuất này lại thiếu khả thi trong điều kiện hiện nay.
Thứ nhất, đường cao tốc với lưu lượng phương tiện lớn và tốc độ cao tuyệt đối không phải là "bãi thử" cho những tay tập lái còn chưa được cấp bằng. Nếu có vấn đề gì xảy ra thì ai chịu trách nhiệm? Còn để các trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe bỏ kinh phí để tự xây dựng một đoạn đường vài chục km theo chuẩn đường cao tốc chỉ để học viên tập lái là điều không thể.
Thứ hai, đi trên cao tốc tất nhiên phải trả thêm tiền, bao gồm tiền xăng xe, tiền phí đường bộ,... khi bổ sung thêm học phần này vào chương trình đào tạo lái xe sẽ cộng thêm không ít chi phí, tạo gánh nặng lớn lên học viên mà chưa biết hiệu quả đến đâu.
Hơn nữa, như tôi nói ở trên, với 3 loại đường chính thì đường trường có tính phức tạp cao, dễ xảy ra tai nạn nhất. Khi học lái xe, chúng ta đã được thực hành trên loại đường này thì việc thực hành trên loại đường “nhàn chân” hơn như cao tốc là không cần thiết.
Và thứ ba, khi học lái xe, học viên luôn được dạy các bài đi chậm rồi mới đến đi nhanh. Nếu đi chậm trong bãi tập hoặc các đoạn đường trường (dù là ít ỏi) còn chưa thạo, chưa xử lý tốt thì việc dạy ngay học viên đi với vận tốc trên dưới 100 km/h chẳng khác nào "chưa học bò đã lo học chạy".
Mặt khác, trong khi chương trình học lái xe mới đây đã có phần mô phỏng tình huống trên ca-bin rồi, nên chăng kết hợp các tình huống lái xe cơ bản trên cao tốc như nhập làn, chuyển làn, vượt xe,... trên các phần mềm này, vừa thiết thực lại vừa giúp học viên có thêm kỹ năng.
Tôi nghĩ rằng, lái xe là cả một quá trình tích luỹ lâu dài, thậm chí những người được gọi là "tài già" như chúng tôi vẫn không thể nói rằng mình lái tốt và chủ quan được.
Do vậy, tôi nghĩ các trung tâm tổ chức bổ túc thêm cho học viên về kỹ năng đi trên cao tốc sau khi được cấp bằng sẽ là phù hợp hơn thay vì bắt buộc một cách khiên cưỡng, gây tốn kém mà hiệu quả không cao.
Độc giả Vũ Văn Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt="Lái xe trên đường cao tốc dễ hay khó?"/>Ban Giải trí báo VietNamNet ngày 21/2, tác giả Hoàng Anh có bài viết: "Không cần cảnh nóng, drama, bộ phim Đừng làm mẹ cáu vẫn hút khách”.
Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với phân tích của tác giả. Nhân đây tôi cũng có những suy nghĩ nhằm lý giải vì sao bộ phim Đừng làm mẹ cáulại hút khách và phim truyền hình làm thế nào để phù hợp với đường lối văn hóa Việt Nam.
Đừng làm mẹ cáu có câu chuyện đơn giản, gần gũi với cuộc sống thật trong xã hội chúng ta. Trong phim có 3 bà mẹ: một mẹ đẻ, một mẹ chồng, một bà mẹ đơn thân (Hạnh). Họ là đại diện cho ba hình ảnh của phụ nữ Việt - thương con, quý cháu - hết lòng vì con vì cháu - cái gì cũng phần con, phần cháu - mẫu của người mẹ Việt chịu đựng, cam chịu vì con.
Đặc biệt, bà Vân - mẹ chồng của Vy không cay nghiệt như các mẫu mẹ chồng thường xuất hiện trên phim, ngược lại bà dịu dàng với con cái, ủng hộ con dâu Vy, rồi cùng con dâu đi “đánh” ghen bồ của con trai mình.
Đành rằng trong xã hội của ta có mẹ chồng hay chì chiết, bắt bẻ, mắng mỏ, đe nẹt con dâu nhưng đưa lên phim làm gì, giáo dục hay dạy người ta bắt chước? Hình ảnh bà Vân là mẫu mẹ chồng của ngày hôm nay, người mẹ coi con nào cũng là con, đáng học lắm chứ!
Tình cảm của người Việt kín đáo, tế nhị, không tự nhiên quá mức như người nước ngoài. Từ ngày xưa, cha ông ta đã đưa cảnh nam nữ quan họ hôn nhau trên sâu khấu nhưng không trần trụi để hai người ôm hôn mà dùng cái nón quai thao để che hai người. Thấy cảnh che nón ai cũng biết họ đang tình tứ trước mặt quan viên từ già đến trẻ của cả làng, cả tổng mà vẫn thấy đẹp, thấy vui.
Ai cũng biết rằng, khi diễn viên đóng cảnh “nóng”, nhiều người cũng khó xử lắm chứ. Tất nhiên cũng có một số người “thích” làm cảnh này, song người chồng, người yêu của bạn diễn với mình nghĩ gì khi xem cảnh đó?
Cha ông ta trong thực tế và sân khấu rất tài xử lý cảnh “chăn gối”, thậm chí đến lễ phồn thực ở một số nơi cũng tế nhị. Thị Nở và Chí Phèo trong lò gạch mặc dù “tục” mà vẫn “thanh”. Ngày nay, công nghệ rất tiên tiến, hiện đại, thiết nghĩ chúng ta cần cải tiến để người diễn không khổ mà người xem cũng thoải mái.
Đừng làm mẹ cáukhông có cảnh nóng nhưng không có nghĩa là phim không hấp dẫn, lôi cuốn người xem. Cái tài, cái giỏi của người làm phim là hãy học cách làm “giả” mà “thật”, “thật” mà “giả” của nghệ thuật múa rối của Việt Nam ta, con rối gỗ diễn trò mà như thật, xem mãi không chán.
Đừng làm mẹ cáuđã xây dựng những nhân vật trẻ có trí tiến thủ như Hạnh - một cô gái trẻ bằng nghị lực và ham học hỏi đã giải quyết nhiều việc gỡ cho doanh nghiệp bàn thua trông thấy. Tất nhiên phim có tình huống hơi đề cao Hạnh quá nên có việc làm người ta nghĩ cô như siêu nhân.
Hiện nay, chúng ta đang thực hiện đường lối văn hóa Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Mong sao phim ảnh nói chung, phim truyền hình nói riêng thực hiện đúng đường lối văn hóa Việt Nam!
Độc giả Đỗ Hữu Diên
Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: banvanhoa@vietnamnet.vn. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm bài viết đã đăng trên VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
Chiều 23/4, nhà biên kịch, nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát đã tổ chức buổi ra mắt thơ vô cùng ấm cúng tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam. Ở tuổi 71, sau 9 năm kể từ tập thơ Cỏ thơm - mây trắng bà mới lại in tập thơ mới.
Sau khi rời vị trí Phó chủ tịch thường trực Hội điện ảnh Việt Nam ở tuổi 70 vào năm ngoái, bà dồn sức vào sáng tác và tập hợp bản thảo trong thời gian ngắn kỷ lục để ra mắt tập thơ Những con sóng. Tập thơ có 76 bài, trong đó có nhiều bài thơ bà viết khi còn đi học ở Liên Xô cũ 40 năm trước và cả những vần thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát viết về người đàn ông vốn là nhà thơ nổi tiếng từng đi qua đời mình.
![]() |
Nhà thơ Hữu Thỉnh chúc mừng tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát. |
Nhà thơ Hữu Việt - một người em thân thiết của nữ thi sĩ đảm nhiệm vai trò MC của buổi ra mắt thơ. Tham dự sự kiện có nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, Phan Thị Thanh Nhàn, Vũ Quần Phương, Nguyễn Văn Hoà, Trần Thị Trường, Đoàn Thị Lam Luyến, Lê Thị Bích Hồng, Văn Giá... Đặc biệt buổi ra mắt Những con sóngcó sự góp mặt của NSND Thanh Hoài và NSƯT Hồng Liên với tư cách nghệ sĩ ngâm thơ. Nhà nghiên cứu Phan Hồng Giang - phu quân của Nguyễn Thị Hồng Ngát cũng tới dự, ông nói vui: "Bài nào tôi cũng khen, thậm chí bà xã phát cáu".
![]() |
Nhà nghiên cứu Phan Hồng Giang quan sát khi vợ ký tặng thơ cho nhà thơ Hữu Thỉnh. |
Chia sẻ tại buổi ra mắt, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói: "Cách đây 7-8 năm, hoặc 9-10 năm, những bài thơ của chị giống như những trái cây ngưng đọng qua tất cả mưa gió để tụ quả, làm nên độ ngọt của nó. Tôi đọc tập thơ của chị Hồng Ngát - Những con sóngvà nhận thấy rằng đó là những câu chuyện hết sức bình dị, những câu chuyện thường nhật của một con người nhỏ bé nhưng ở đó lại chứa đựng những điều lớn lao nhất của kiếp nhân sinh.
Mỗi bài thơ chị kể những câu chuyện rất giản dị, tiếng vọng bên trong chữ nghĩa ấy nó rất đời thường, đôi khi mong manh mơ hồ nhưng trong mỗi câu chuyện ấy cuối cùng vẫn kết lại những triết lý của đời sống. Chị Ngát lớn tuổi hơn tôi, trải nghiệm hơn, đi qua chiến tranh, đi qua câu chuyện của đời mình riêng tư, đi qua mất mát vui buồn và chị là người thầy trong đường đời cũng như sự sáng tạo với cá nhân chúng tôi".
![]() |
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều hết lời khen ngợi thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát. |
Đương kim Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam nói thêm: "Có những khi mình chạm vào sự nổi giận, có khi mình hoang mang, có khi bực bội nhưng đọc thơ của chị Hồng Ngát làm cho tâm hồn mình dịu lại, lắng đọng lại và tìm ra rằng ý nghĩa sống đích thực của mình là gì. Có nhiều bài thơ có thể trích lại, có thể khắc vào đâu đấy, để chúng ta đi qua dừng lại đọc lại và thấy cuộc đời đáng lẽ phải thế nhưng mình đã không như thế.
Nó không phải là bài học đạo đức, một câu triết lý nhưng những dòng thơ bình dị và giản dị ấy lại vang lên những điều lớn lao mà đôi khi chúng ta đi tìm loanh quanh mãi không thấy. Những người làm thơ càng lớn tuổi, càng suy nghĩ sâu sắc câu thơ càng tinh khiết và giản dị và thơ chị Hồng Ngát minh chứng cho điều đó. Nó vẫn là chị, từ những bài thơ đầu tiên cho đến giờ nhưng bây giờ nó giản dị, kết lại giống như trầm tích vậy".
![]() |
Nhà thơ Hữu Việt làm MC buổi ra mắt sách, vốn là người thân thiết với gia đình nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát. |
Nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát chia sẻ với VietNamNet: "Sau rất nhiều thời gian bôn ba ở các lĩnh vực sân khấu, điện ảnh giờ tôi lại trở về với thơ. 9 năm tôi mới tập hợp được 76 bài. Có những bài thơ viết 40 năm trước giờ mới được ra mắt bạn đọc. Đó là những bài thơ riêng tư, tình yêu, gia đình, nỗi nhớ đất nước, nhớ người thân, và cho người đã mất cách đây hơn 20 năm tôi không tiện công bố lúc họ còn sống.
Đến lúc này có thể công bố mọi chuyện được, minh bạch hoá nhiều ơn huệ và trong tình cảm đó có nhiều giai thoại và dị bản. Tôi đưa các bài thơ ấy vào tập thơ mới sau khi được sự đồng ý của ông xã, ông nói cốt thơ hay là được vì anh quá hiểu biết, trước khi đến với mình anh quá biết mọi chuyện rồi, chẳng có gì phải giấu. Chuyện thật còn không giấu huống hồ là thơ, công bố ra để mọi người đọc".
![]() |
Nguyễn Thị Hồng Ngát hạnh phúc trong vòng tay những người bạn từng là lưu học sinh ở Nga với bà. |
Bài và ảnh:Mai Linh
NBK Nguyễn Thị Hồng Ngát chia sẻ lý do quyết định xin rút khỏi Hội đồng duyệt phim quốc gia cũng như việc đóng cửa facebook cá nhân.
" alt="Thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát giống như trầm tích"/>