您现在的位置是:Nhận định >>正文
Soi kèo phạt góc Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2
Nhận định21人已围观
简介 Chiểu Sương - 23/02/2025 04:51 Kèo phạt góc ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Al
Nhận địnhPha lê - 21/02/2025 08:30 Nhận định bóng đá g ...
阅读更多Nữ sinh bị bạn hiếp dâm tập thể, học sinh phẫn nộ
Nhận địnhNữ sinh bị hiếp dâm tập thể: Điều gì chờ đợi 5 nam sinh?
Hiếp dâm tập thể bạn gái, điều gì chờ đợi 5 nam sinh đang ngồi trên ghế nhà trường?
">...
阅读更多Show diễn của Super Junior ở TP.HCM gây bức xúc
Nhận địnhKhán giả không được lên khu vực ghế ngồi theo đúng thông tin trên vé. Ảnh: Việt Nữ.
Show diễn của nhóm nhạc Hàn Quốc diễn ra tại Sân vận động Quân khu 7 (TP.HCM). Chỉ thời gian ngắn sau khi show diễn diễn ra, khán giả bày tỏ sự bức xúc trên mạng xã hội. Theo ghi nhận của phóng viên Zing News tại địa điểm tổ chức đêm nhạc, ngay cả khi Super Junior biểu diễn rồi, nhiều khán giả vẫn chưa được vào trong sân vận động.
Cùng lúc, nhiều khán giả vào sân vận động cũng chưa thể lên chỗ ngồi và lý do nhân viên BTC đưa ra là hết chỗ. Đáng nói, khi khán giả mua vé, vé đều in chỗ ngồi rõ ràng. Do đó, lời giải thích hết chỗ BTC đưa ra gây khó hiểu.
“18h là show bắt đầu. Tới 18h20, fan khu ngồi và nhân viên vẫn đứng chí chóe với nhau ở ngoài. BTC không cho fan vào vì ‘ở trong đang đông quá’. Nếu BTC thấy không làm được thì đừng đưa show quốc tế về nữa. Tôi mua vé 2 triệu đồng mà nghệ sĩ diễn đến bài thứ 2, tôi vẫn ở ngoài”, tài khoản Đào Tâm bức xúc.
Anh cho biết tới khi Super Junior diễn bài thứ 4, BTC mới cho các fan đang chờ đợi vào sân vận động nhưng thông qua một cổng khác. Đáng nói, họ tiếp tục phải đứng đợi khá lâu trước khi lên được khu ngồi.
Khán giả chờ ở ngoài trong khi show diễn bắt đầu được 20 phút. Ảnh: Đào Tâm. “Tôi có vé E1-A hàng O-10, nhân viên chỉ đưa tôi lên đến E1-A chứ không biết O-10 ở đâu. Thế là tôi ngồi ở lối đi luôn”, khán giả này bức xúc. Anh thậm chí gọi sự kiện là "thảm họa".
Trong khi đó, khán giả Việt Nữ cũng chia sẻ với Zing News rằng chị có trải nghiệm tồi tệ với show diễn. Theo chị, BTC bán vé có số ghế nhưng khi chị cùng nhiều khán giả khác tới khu ngồi, họ lại lấy lý do hết chỗ và không cho lên.
“Tôi mua vé giá 2 triệu đồng nhưng phải đứng suốt thời gian dài và không được lên khu ngồi theo số ghi in trên vé. Tôi hỏi nhân viên, họ cũng không hiểu chuyện gì xảy ra. Trong khi đó, khán giả liên tục khiếu nại. Ban đầu, họ yêu cầu tôi vào khu đứng nhưng tôi không đồng ý vì mệt. Họ tiếp tục mời tôi lên ngồi khu VIP nhưng lúc này bảo vệ không đồng ý. Sau một hồi làm việc với BTC, họ đưa tôi lên khán đài khác ngồi. Nhưng những fan còn lại vẫn đứng hoang mang chỗ check vé”.
Show diễn do công ty quản lý của Super Junior là SM Entertainment cùng một số đơn vị tại Việt Nam phối hợp tổ chức.
Trong hai ngày 9-10/3, các thành viên nhóm Super Junior lần lượt đến TP.HCM. Super Junior ra mắt năm 2005 với 12 thành viên. Tháng 6/2006, họ phát hành đĩa đơn U và kết nạp thành viên thứ 13, Kyuhyun. Sau đó, Super Junior nổi tiếng toàn cầu nhờ ca khúc Sorry Sorry. Thời điểm đó, vũ đạo xin lỗi của Sorry Sorrylan truyền trên mạng xã hội và trở thành cơn sốt toàn cầu.
Sau đó, họ phát hành thêm nhiều ca khúc khác và được khán giả yêu thích như Mr. Simple, Sexy, Free & Single, Mango…
(Theo Zing)
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo U20 Iran vs U20 Nhật Bản, 15h15 ngày 23/2: Tạm biệt ‘tiểu Samurai’
- Vũ Thu Phương, Lệ Hằng, Thùy Dung đua nhau khoe sắc với áo dài
- Nữ sinh Hưng Yên bị đánh hội đồng: Sẽ cách chức ban giám hiệu, thôi việc giáo viên
- Con đường tái sinh của sách
- Nhận định, soi kèo Ibri vs Al Rustaq, 21h40 ngày 21/2: Tự tin hành quân
- Vân Hugo béo trông thấy, Andrea mặc phản cảm
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2: Bổn cũ soạn lại
-
- Dưới đây là đề thi chính thức môn Địa lý kỳ thi THPT quốc gia năm 2015.Lời giải tham khảo môn Vật lí" alt="Đề thi chính thức môn Địa lý kỳ thi THPT quốc gia"> Đề thi chính thức môn Địa lý kỳ thi THPT quốc gia
-
Theo đó, Quy chế quy định về nguyên tắc làm việc của các Hội đồng Giáo sư; Tiêu chuẩn thành viên của các Hội đồng Giáo sư; Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước; Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư ngành; Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư cơ sở. Theo Quy chế, thành viên các Hội đồng Giáo sư là giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng ở các cơ sở giáo dục đại học; cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục đại học nhóm ngành sức khỏe của Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg.
Thành viên Hội đồng Giáo sư không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều này hoặc bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng Giáo sư quyết định miễn nhiệm và bổ nhiệm người thay thế.
Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư của Hội đồng Giáo sư cơ sở tại cơ sở giáo dục đại học thành lập Hội đồng.
Thanh tra Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ GD-ĐT thanh tra, kiểm tra hoạt động xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư của các Hội đồng Giáo sư; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Tập thể, cá nhân để xảy ra sai sót, vi phạm trong quá trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Quy chế ban hành kèm Thông tư 04/2019/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 13/5/2019.
Sau đây là một số thông tin cơ bản về Hội đồng giáo sư các cấp.
Hội đồng giáo sư Nhà nước: Thực hiện các quy định tại Điều 14, Quyết định 37/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Thông qua kế hoạch xét công nhận chức danh GS, PGS hàng năm; Tham gia xây dựng cơ chế chính sách đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, chất lượng đào tạo tiến sĩ...
Hội đồng giáo sư Nhà nước gồm có thường trực hội đồng và các ủy viên. Thường trực hội đồng gồm chủ tịch, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký, phó chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
Số lượng ủy viên Hội đồng giáo sư Nhà nước đảm bảo theo số lượng hội đồng giáo sư ngành, do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Chủ tịch Hội đồng giáo sư nhà nước bổ nhiệm.
Hội đồng giáo sư ngành: Có từ 7-15 thành viên do bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký và các ủy viên. Chủ tịch hội đồng giáo sư ngành là Ủy viên hội đồng giáo sư nhà nước. Theo quy định số lượng thành viên của 1 cơ sở giáo dục tham gia trong một hội đồng ngành không quá ba người.
Hội đồng giáo sư cơ sở: Điều kiện để thành lập là cơ sở giáo dục đại học có ứng viên là giảng viên cơ hữu, đăng ký xét công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, hoặc phó giáo sư có nhu cầu thành lập Hội đồng giáo sư cơ sở; Cơ sở giáo dục đại học đã hoàn thành ít nhất 3 khóa đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ; Có tối thiểu 9 giảng viên cơ hữu là có chức danh giáo sư, phó giáo sư...
Lê Na
" alt="Quy định mới về các hội đồng giáo sư">Quy định mới về các hội đồng giáo sư
-
Phi Phụng cùng một số nghệ sĩ khác ghé thăm nhà NSƯT Thanh Nguyệt (Ảnh: Facebook nhân vật).
Nghệ sĩ Phi Phụng chia sẻ với Dân trí, gia đình NSƯT Thanh Nguyệt khó khăn và đơn chiếc. Ở tuổi 76, đào chánh Lôi vũvà ông xã gác lại công việc nghệ thuật vì tuổi cao sức yếu. Đôi vợ chồng già sống trong một căn nhà nhỏ ở quận Gò Vấp (TPHCM). Cuộc sống của họ đơn giản, tằn tiện ở tuổi xế chiều. Cặp đôi có một người con trai, tuy không sống cùng bố mẹ nhưng vẫn tới lui thăm hỏi thường xuyên.
"Trong nhà chỉ là hai ông bà lủi thủi chăm sóc nhau. Họ sống bằng số tiền tiết kiệm ít ỏi đã dành dụm từ khi còn trẻ. Khi túng thiếu họ nhờ bạn bè thân thiết giúp đỡ" - Phi Phụng nói.
Gia đình NSƯT Thanh Nguyệt và nghệ sĩ Quốc Nhĩ gặp khó khăn kinh tế ở tuổi xế chiều (Ảnh: Chụp màn hình).
Diễn viênCái bóng bên chồngcho biết NSƯT Thanh Nguyệt mang nhiều bệnh trong người. Mắt phải của bà bị xuất huyết võng mạc nên không nhìn thấy, mắt trái có thể hoạt động được 80%. Nữ nghệ sĩ còn bị hở van tim, rối loạn nhịp tim kèm theo bệnh cao huyết áp nên phải uống thuốc đều đặn sáng - chiều. Bên cạnh đó, chân bà còn bị giãn tĩnh mạch nên khó đi lại, mỗi khi đứng lâu sẽ bị đau nhức.
Nghệ sĩ Quốc Nhĩ cho biết mình mắc bệnh tiểu đường, mỗi ngày phải tiêm insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Ông chăm chỉ tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
"Nghệ sĩ Quốc Nhĩ khỏe hơn vợ nên thường cáng đáng việc nhà. Ông vẫn chạy xe máy được nên thỉnh thoảng chở vợ đi thăm họ hàng hoặc đồng nghiệp trong Viện dưỡng lão" - Phi Phụng nói thêm.
NSƯT Thanh Nguyệt mắc nhiều bệnh ở tuổi 76 (Ảnh: Chụp màn hình).
Vì tình hình sức khỏe kém nên NSƯT Thanh Nguyệt buộc phải bỏ nghề. Nữ nghệ sĩ cho biết thỉnh thoảng vẫn nhận được lời mời đi diễn nhưng bà buộc phải từ chối vì sức khỏe không đảm bảo. Rời xa sân khấu, bà bày tỏ nỗi lòng nhớ nghề da diết.
Trong căn nhà nhỏ của mình, Thanh Nguyệt treo đầy ảnh kỷ niệm lúc còn làm nghề cùng ông xã. Nữ nghệ sĩ nhắc đi nhắc lại những vở tuồng, bộ phim mà mình từng tham gia một cách đầy tự hào.
NSƯT Thanh Nguyệt vẫn là cái tên tạo nhiều dấu ấn trên sân khấu (Ảnh: Chụp màn hình).
NSƯT Thanh Nguyệt tên thật là Nguyễn Thị Thanh Nguyệt, quê ở Bạc Liêu. Năm 1962, Thanh Nguyệt được giới thiệu vào đoàn hát Hoa Sen và trở thành đào chánh trong các tuồng: Sanh dưỡng đạo đồng, Người mẹ Việt Nam... Đến năm 1964, bà về hát trên sân khấu Kim Chưởng và nổi danh qua vai Tiểu Long Nữ trong tuồng Song long thần chưởng. Năm 1965 bà đoạt Huy chương vàng giải Thanh Tâm ở tuổi 18. Các năm sau đó, bà liên tục cộng tác với nhiều đoàn khác nhau như: Kim Chung 5, Thái Dương, Tiếng Hát Dân Tộc...
Thanh Nguyệt từng có cuộc hôn nhân với soạn giả Mộc Linh - một soạn giả nổi danh trong giới cải lương. Cả hai có một con trai chung tên Thế Phi. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của họ sớm đổ vỡ. Sau đó, nữ nghệ sĩ kết hôn với Quốc Nhĩ - đồng nghiệp trong đoàn hát Thanh Minh.
Nhiều năm sau này, NSƯT Thanh Nguyệt vẫn là cái tên tạo nhiều dấu ấn trên sân khấu với vai Thị Bình trong Lôi Vũ, vai bà mẹ bị mù trong vở Áo cưới trước cổng chùa, Cô Ba trong vở Kiếp chồng chung...
Từ ngày sàn diễn cải lương bị thu hẹp, NSƯT Thanh Nguyệt tham gia đóng phim truyền hình như Vòng xoáy tình yêu(2005), Ký túc xá(2013), Ngã rẽ cuộc đời(2014)...
(Theo Dân trí)
" alt="NSƯT Thanh Nguyệt ở tuổi 76: Bệnh tật bỏ nghề, sống tằn tiện">NSƯT Thanh Nguyệt ở tuổi 76: Bệnh tật bỏ nghề, sống tằn tiện
-
Nhận định, soi kèo Arsenal vs West Ham, 22h00 ngày 22/2: Chiến thắng thuyết phục
-
Về thực trạng việc dạy học Giáo dục thể chất, ông Tăng Văn Hợp (Trưởng phòng Chính trị, tư tưởng, Sở GD-ĐT Hải Dương) cho rằng chương trình bậc THCS và THPT có một số nội dung môn học còn lặp lại trong cả cấp học như Thể dục nhịp điệu, Chạy tiếp sức, Nhảy xa ưỡn thân, Cầu lông… gây sự nhàm chán cho cả giáo viên và học sinh. “Ngoài ra có những môn học sinh rất sợ học và không muốn học như Chạy bền, Đẩy tạ, Thể dục nhịp điệu, Nhảy xa ưỡn thân… nên không phát huy được tính tích cực luyện tập”.
Cũng theo ông Hợp, ở cấp tiểu học, nội dung bài tập thể dục phát triển chung còn quá đơn điệu khiến học sinh không hứng thú, phần tự chọn định hướng chưa phát huy năng lực tố chất thể lực học sinh. “Bộ sách dùng cho giáo viên quá cũ được tái bản từ năm 2006, phần kiểm tra đánh giá không phù hợp. Đặc biệt không có sách hướng dẫn cho học sinh học tập”, ông Hợp chỉ ra một số bất cập.
Nhiều đại biểu đánh giá công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học còn nhiều hạn chế và yếu kém. Đội ngũ giáo viên giảng viên còn thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn cũng chưa đáp ứng được yêu cầu.
Ths. Đinh Đức Thiện, chuyên viên Giáo dục thể chất - Sở GD-ĐT Bắc Ninh cho biết, tỉnh này hiện có 413 giáo viên được đào tạo giáo dục thể chất chính quy chia làm: 88 giáo viên/155 trường tiểu học, 96 giáo viên/135 trường THCS và 129 giáo viên/38 trường THPT. “Như vậy giáo viên các trường đang thiếu, thậm chí có nhiều trường còn không có hoặc có nhưng không đảm nhiệm hết số tiết. Vì vậy chúng tôi đang phải sử dụng giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm việc này”, ông Thiện cho hay việc này ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả giờ học và cũng chính là nguyên nhân khiến học sinh không có hứng thú, thậm chí sợ học giờ giáo dục thể chất.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. Giáo viên vừa thiếu vừa yếu
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho hay, theo thống kê cả nước gần 80.000 giáo viên thể thao trong các trường phổ thông và mầm non nhưng trong số đó chỉ khoảng ⅔ là chuyên còn lại là kiêm nhiệm.
“Nhìn chung đội ngũ vừa thiếu về số lượng so với yêu cầu, vừa yếu về kiến thức và kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng hướng dẫn vận động và thực hiện huấn luyện các phong trào thể thao. Giáo viên vẫn còn dạy theo chương trình cũ, lý thuyết nhiều, ít hướng dẫn dạy kỹ năng để vận động”.
Điều này cũng được Bộ GD-ĐT nhìn nhận trong báo cáo đánh giá thực trạng và định hướng phát triển công tác giáo dục thể chất và thể thao.
Cụ thể, đội ngũ giáo viên thể dục ở bậc phổ thông còn thiếu về số lượng, cơ cấu chưa đáp ứng được yêu cầu. Cấp Tiểu học có khoảng 20% số trường có giáo viên chuyên trách về giáo dục thể chất (chỉ từ 1 - 2 người, phần lớn là 1 người). Trên 90% giờ học thể dục ở cấp tiểu học do giáo viên kiêm nhiệm giảng dạy nên chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao.
Cũng theo kết quả điều tra, số lượng giáo viên bán chuyên trách còn nhiều (chiếm 26%) - đây là đội ngũ giáo viên chưa qua đào tạo chuyên ngành sư phạm về thể dục và 11,7% giáo viên trình độ trung cấp và sơ cấp sư phạm TDTT.
Ở bậc đại học, số giảng viên bán chuyên trách cũng còn tới 17% trên tổng số 2129 giảng viên thể dục.
Không chỉ số lượng chưa đảm bảo còn cao, Bộ trưởng Nhạ băn khoăn chương trình giáo dục tập huấn đào tạo các trường sư phạm thể thao và chương trình bồi dưỡng giảng dạy các môn giáo dục thể chất trong nhà trường hiện nay: “Lý thuyết nhiều nhưng kỹ năng hướng dẫn vận động thực hành ít. Về phương pháp thì nặng về truyền tải chứ không đi sâu vào và tạo sự chủ động cho học sinh. Khâu đánh giá vẫn nặng về chuyện Đạt hay không Đạt, rất áp lực cho người học mà không tạo được hứng thú”.
TS. Nguyễn Duy Quyết, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội đánh giá: “Đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất có thể nói chưa thể đáp ứng được nhu cầu xã hội và không đồng đều về năng lực chuyên môn, thiếu nhiều kỹ năng, kiến thức để triển khai chương trình phổ thông mới như: kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức các câu lạc bộ TDTT, kỹ năng về y học, dinh dưỡng thể thao…”
Nguyên nhân theo ông Quyết là các trường ĐH chuyên ngành giáo dục thể chất và đặc biệt là các khoa, việc xây dựng chương trình đào tạo chủ yếu theo cách tiếp cận nội dung, giáo dục mang tính truyền thụ nội dung – kiến thức theo hình thức một chiều, thiếu sự tham khảo về nhu cầu thực tế của thị trường lao động và phản hồi của cựu sinh viên tại các đơn vị sử dụng lao động.
“Do đặc thù chuyên ngành giáo dục thể chất nên phần thực hành chiếm chủ yếu thời lượng đào tạo, tập trung nhiều thời gian cho việc phát triển kỹ năng, kỹ xảo thực hiện động tác và thành tích thể thao, chưa chú ý nhiều đến việc phát triển các năng lực khác cần thiết cho người học như: năng lực dạy học, huấn luyện, nghiên cứu khoa học… Do vậy khi sinh viên ra trường công tác còn bộc lộ nhiều điểm yếu về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cũng như các năng lực cần thiết khác”, ông Quyết thừa nhận.
Ngoài ra, cơ sở vật chất cho đào tạo cũng còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện về sân tập, nhà tập, bể bơi, thiết bị dạy học đặc biệt... Từ đó, việc lựa chọn nội dung các môn học trong chương trình đào tạo ở nhiều cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Thành thị thiếu quỹ đất, nông thôn thiếu kinh phí đầu tư cơ sở vật chất
PGS.TS Vũ Đức Thu, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất (Bộ GD-ĐT), thẳng thắn chỉ ra khó khăn của công tác giáo dục thể chất trong các nhà trường: “Cơ sở vật chất thì quá thiếu thốn, còn có việc né tránh đầu tư”.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng Còn PGS Châu Vĩnh Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao TP HCM cho rằng trong khi, đa số các trường ở thành thị thì thiếu quỹ đất, ở nông thôn lại thiếu kinh phí đầu tư xây dựng các công trình TDTT.
Ông Huy dẫn khảo sát thực tế các trường học trên địa bàn TP HCM cho thấy một số vướng mắc. “Thực tế trong trường học phổ thông, năng lực giáo viên Giáo dục thể chất chưa thực sự được khai thác tối đa, vướng mắc chính ở đây là điều kiện về cơ sở vật chất. Đặc thù của giáo dục thể chất và thể thao học đường đòi hỏi điều kiện sân bãi, thiết bị dụng cụ phải đáp ứng được nhu cầu tập luyện từ cơ bản đến nâng cao. Nhưng các trường học hiện nay, hầu hết không đảm bảo không gian hoạt động, cơ sở để triển khai học tập và tập luyện các môn thể dục thể thao theo xu hướng mở”.
TS Nguyễn Gắng (Trưởng khoa Giáo dục thể chất, ĐH Huế) cũng cho rằng vấn đề khó hiện nay là nhiều nơi đang thiếu trầm trọng sân tập, sân chơi cho học sinh. “Hiện nay trong TP Huế rất nhiều trường tiểu học và THCS không có khuôn viên. Làm như thế nào đó để các ban ngành có sự đầu tư. Vì không có sân chơi, học sinh muốn tập thể dục, chơi thể thao phải ra công viên tìm chỗ”.
Theo ông Gắng, điều kiện cơ bản để giải quyết vấn đề là tư tưởng, quán triệt chỉ đạo của lãnh đạo các cấp gồm giám đốc sở, trưởng phòng giáo dục và các hiệu trưởng các trường. Qua đó các hiệu trưởng có sự thay đổi tư duy cũng như cách nhìn nhận về dạy thể chất trong trường học.
Theo báo cáo tổng kết thực trạng của Bộ GD-ĐT, cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục phát triển vận động trong các cơ sở giáo dục mầm non còn nhiều hạn chế. Cụ thể, số cơ sở giáo dục mầm non có phòng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ đạt thấp (31%); số nhóm, lớp thiếu trang thiết bị, đồ chơi giáo dục phát triển vận động cho trẻ còn nhiều (36% số nhóm trẻ và 25% số lớp mẫu giáo); 15% số điểm trường thiếu sân chơi; 25% số sân chơi ngoài trời thiếu thiết bị đồ chơi.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện phục vụ công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học cũng còn nhiều hạn chế và bất cập. 80% số trường học phổ thông thiếu nhà tập TD, TT; 99,6% số trường thiếu bể bơi và 85% số trường phổ thông thiếu sân tập TD, TT. Ở bậc ĐH, có 36% số cơ sở đào tạo thiếu nhà tập luyện TD, TT; 87% số cơ sở thiếu bể bơi và 2,8% số cơ sở thiếu sân tập TD, TT.
Bộ trưởng Nhạ cũng bày tỏ trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục rất quan trọng. “Cơ chế có nhưng người đứng đầu cơ sở mà không coi trọng giáo dục thể chất và hoạt động thể thao thì phong trào cũng không bền được. Hiệu trưởng mà quan tâm, nhấn mạnh đến thể chất, phong trào thể thao thì sẽ được quan tâm. Ít nhất bản thân là Bộ trưởng, tôi rất quan tâm đến hướng này nên tin chắc tới đây sẽ khác”.
Thanh Hùng
"Trường bạn em học nhiều quá, không có thời gian chơi thể thao..."
Nhiều học sinh, phụ huynh cho rằng chương trình môn học giáo dục thể chất, phương pháp dạy học và cách kiểm tra, đánh giá còn nhiều bất cập, chưa thu hút và tạo sự hứng thú.
" alt="Mổ xẻ bất cập giáo dục thể chất và thể thao trường học">Mổ xẻ bất cập giáo dục thể chất và thể thao trường học