Giáo viên Hà Nội. Ảnh: Hoàng HàKhi bổ nhiệm giáo viên từ chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS công lập vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS theo quy định tại Thông tư này, không được kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Không căn cứ vào trình độ được đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên THCS mới được tuyển dụng.
Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS
Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT- BNV nay được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS quy định tại Thông tư này như sau:
Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.32) đối với giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.12) đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.32).
Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II (mã số V.07.04.31) đối với giáo viên THCS hạng II (mã số V.07.04.11) có tổng thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.12) và hạng II (mã số V.07.04.11) hoặc tương đương đủ từ 9 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).
Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I (mã số V.07.04.30) đối với giáo viên THCS hạng I (mã số V.07.04.10).
Cách xếp lương
Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204 ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Cụ thể như sau: Giáo viên THCS hạng III, mã số V.07.04.32,được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Giáo viên THCS hạng II, mã số V.07.04.31,được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
Giáo viên THCS hạng I, mã số V.07.04.30,được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02 ngày 25/5/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều khoản chuyển tiếp
Thứ nhất, trường hợp giáo viên THCS chưa đáp ứng điều kiện để được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS quy định tại Thông tư này, tiếp tục giữ hạng, mã số và hệ số lương của chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS đang được xếp theo Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT- BGDĐT-BNV.
Khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS tương ứng, không phải thông qua thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Thứ hai,trường hợp giáo viên THCS chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 nhưng không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS tiếp tục giữ hạng, mã số và hệ số lương của chức danh giáo viên THCS hiện đang được xếp cho đến khi nghỉ hưu.
Cũng theo quy định tại TT 10, thời gian giáo viên giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I (mã số V.07.04.10) hoặc giữ ngạch giáo viên trung học cao cấp (mã số 15.112) được xác định là tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I (mã số V.07.04.30).
Thời gian giáo viên giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II (mã số V.07.04.11) hoặc giữ ngạch giáo viên THCS chính (mã số 15a.201) được xác định là tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II (mã số V.07.04.31).
Thời gian giáo viên giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.12) hoặc giữ ngạch giáo viên THCS (mã số 15a.202) được xác định là tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.32) từ thời điểm giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên THCS theo Luật Giáo dục 2019.
Trường hợp giáo viên dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II (mã số V.07.04.31) nếu đã có bằng thạc sĩ đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên THCS hạng II và có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc tương đương đủ từ 6 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng thì được xác định là đủ yêu cầu về thời gian giữ hạng.
4 trường hợp khác được xác định đạt chuẩn
Một số trường hợp giáo viên đang giảng dạy được xác định đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên THCS bao gồm:
Trường hợp 1:Giáo viên được phân công giảng dạy môn Lịch sử và Địa lý có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Lịch sử hoặc Địa lý hoặc bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Lịch sử, Địa lý. Trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS theo chương trình do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành.
Trường hợp 2:Giáo viên được phân công giảng dạy môn Khoa học tự nhiên có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Khoa học tự nhiên hoặc Vật lý hoặc Hóa học hoặc Sinh học hoặc bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Khoa học tự nhiên, Vật lý, Hóa học, Sinh học.
Trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS theo chương trình do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành.
Trường hợp 3:Giáo viên được phân công giảng dạy môn Công nghệ có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Công nghệ hoặc Kỹ thuật công nghiệp hoặc Kỹ thuật nông nghiệp hoặc bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Công nghệ, Kỹ thuật công nghiệp, Kỹ thuật nông nghiệp.
Trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS theo chương trình do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành.
Trường hợp 4: Giáo viên được phân công giảng dạy môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Nghệ thuật hoặc Âm nhạc hoặc Mỹ thuật hoặc bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật.
Trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS theo chương trình do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành.
Cách xếp lương giáo viên tiểu học sau khi hợp nhất các quy định
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư số 09 Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập.">