当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Al Sadd vs Al Ahli Saudi, 23h00 ngày 3/2: Khác biệt động lực 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Khonkaen United vs Prachuap, 19h00 ngày 2/2: Khó tin cửa trên
Nhưng trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy chơi điện tử có lợi, chẳng hạn như cải thiện nhận thức, giảm căng thẳng và củng cố kỹ năng giao tiếp.
Sự thật là chúng ta vẫn chưa hiểu rõ chơi điện tử có lợi hay có hại cho sức khỏe, và cũng chưa chắc chơi điện tử có bất kỳ ảnh hưởng gì, theo một nghiên cứu mới.
Vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào để khẳng định chơi điện tử có lợi hay có hại cho sức khỏe. Ảnh: MIT Technology Review. |
Cụ thể, nghiên cứu đăng trên tạp chí Royal Society Open Science cho thấy thời gian chơi trò chơi điện tử không có tác động tiêu cực hay tích cực đến sức khỏe và tâm lý người chơi.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford đã phân tích thời lượng chơi 7 tựa game của 38.935 người chơi. Các tựa game này là Animal Crossing: New Horizons, Apex Legends, Eve Online, Forza Horizon 4, Gran Turismo Sport, Outriders và The Crew 2. Dữ liệu thời lượng chơi được nhà sản xuất trò chơi cung cấp.
Tình trạng sức khỏe và tâm lý của người chơi được đánh giá thông qua 3 cuộc khảo sát, mỗi cuộc khảo sát cách nhau 2 tuần. Tại khảo sát, người chơi báo cáo tần suất họ trải qua các cảm giác “dễ chịu” hay “khó chịu”, và tự đo lường mức độ hài lòng với cuộc sống.
Kết quả, thời lượng chơi điện tử có rất ít hoặc không có bất kỳ tác động nào đến sức khỏe và tâm lý. Ngược lại, tình trạng tâm lý cũng không ảnh hưởng đến thời lượng chơi game.
Andrew Przybylski, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Internet Oxford và là đồng tác giả của nghiên cứu mới nhận định cơ sở bằng chứng đằng sau các chính sách của WHO và Trung Quốc về trò chơi điện tử là không đủ thuyết phục, gây ảnh hưởng đến nhiều người.
Những nghi ngờ và định kiến xung quanh trò chơi điện tử ngày nay cũng giống như những nghi ngờ trước đây rằng nhạc rock và TV ảnh hưởng xấu đến con người. Những định kiến này đều không có bằng chứng thực tế.
Một phân tích tổng hợp năm 2020 trên tạp chí Royal Society Open Science, xem xét lại 28 nghiên cứu từ những năm trước, không tìm thấy bằng chứng gì cho thấy mối liên hệ lâu dài giữa trò chơi điện tử và sự hung hăng, bạo lực.
Các nghiên cứu chất lượng thấp hơn, không sử dụng các biện pháp chuẩn hóa dữ liệu, có nhiều khả năng phóng đại tác động của trò chơi điện tử đối với sự hung hăng của người chơi, trong khi các nghiên cứu chất lượng cao hơn có xu hướng tìm thấy những tác động không đáng kể.
Nhìn chung, nghiên cứu của Oxford nhận định chưa thể đưa ra kết luận về cách trò chơi điện tử ảnh hưởng đến chúng ta.
(Theo Zing)
Chỉ sau vài ngày ra mắt, Stray, tựa game giúp người chơi hóa thân thành mèo đã nhanh chóng lọt top trò chơi được yêu thích nhất trên Steam.
" alt="Chơi game có lợi hay hại"/>Lê Huyền
" alt="Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch tên thật là gì?"/>Nhận định, soi kèo Monterrey vs Necaxa, 8h05 ngày 2/2: Chiến thắng đầu tay
Với trải nghiệm về khái niệm công dân toàn cầu qua quá trình học và làm việc bản thân, tôi cho rằng điều quan trọng là giáo dục về đạo đức và trách nhiệm của một công dân toàn cầu trong bối cảnh Việt Nam.
Nếu không thành thạo tiếng Anh, học sinh chưa qua được "biên giới" Việt Nam (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Tiếng Anh: Ngại gì mắc lỗi!
Dù chúng ta nói gì về công dân toàn cầu, mà không có thành thạo tiếng Anh, ngôn ngữ được coi là ngôn ngữ toàn cầu, đang thống lĩnh các mặt kinh tế - nghiên cứu khoa học – thương mại trên thế giới, thì học sinh của chúng ta vẫn chưa đi qua được “biên giới” Việt Nam.
Với thực tế của kết quả thi tốt nghiệp 2015 ở cấp phổ thông trung học, thực trạng đào tạo tiếng Anh ở đại học và sau đại học (kể cả cấp tiến sỹ), chúng ta buộc phải tập trung cao độ về đào tạo và phổ cập tiếng Anh ở các cấp độ, càng nhanh càng tốt.
Để nâng cao năng lực tiếng Anh cho học sinh các cấp, tránh sự lặp lại thất bại của Đề án Ngoại ngữ 2020, chúng ta có lẽ cần khảo sát và tìm ra lý do của thất bại trong đào tạo tiếng Anh giai đoạn từ 2008 – 2016.
Cùng với đó là sử dụng những nguồn tài chính còn lại và xã hội hóa đẩy mạnh các hoạt động Xã Hội Học Tiếng Anh, xúc tiến tất cả các chương trình tình nguyện viên nước ngoài vào giúp cho các trường, các giáo viên Việt Nam dạy tiếng Anh cho học sinh Việt, và đào tạo lại giáo viên Việt dạy tiếng Anh.
Cá nhân tôi có một niềm tin mãnh liệt vào khả năng học ngoại ngữ của học sinh Việt. Chúng ta không kém, nhưng chúng ta luôn kìm hãm bản thân vì “ám thị mình kém”. Điều này cản trở sự cởi mở, sự chấp nhận chưa chuẩn trong sử dụng tiếng Anh…
Thành thật mà nói, các bạn bản xứ tiếng Anh vẫn có lỗi trong nói và viết tiếng Anh, chúng ta có gì phải ngại cho việc mắc lỗi!
Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản và ứng dụng ICT là điều tiên quyết
Mặc dù cả thế giới đang “sốt” về thời công nghệ 4.0, tôi lại có quan tâm nhiều đến số lượng học sinh sinh viên Việt Nam có kỹ năng sử dụng máy tính thành thạo trong quá trình học tập. Và tôi cũng quan tâm tương tự cho kỹ năng sử dụng ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) trong quá trình dạy và học ở Việt Nam.
Xét về chỉ số ICT Development Index 2016, chúng ta đang “đi lùi”, đứng hạng 105 trên thế giới.
Ảnh Đinh Quang Tuấn |
Nói gì thì nói, các kỹ năng sử dụng máy tính trong học tập và lao động ở mức phổ thông và cơ bản là điều tiên quyết cho học sinh phổ thông trung học. Bởi vì điều này giúp cho học sinh chúng ta có thể đi học, đi làm ở các nước trong khối EAC hay bất kỳ đâu, nếu họ thành thạo tiếng Anh và các chương trình máy tính cơ bản.
Xin rất tránh đề cao năng lực công nghệ ở Việt Nam dựa trên số lượng người có máy tính hay smartphone, như một số báo cáo gần đây đưa tin. Có thể chúng ta có số lượng người dùng smartphone nhiều và tốc độ tăng trưởng người dùng internet nhanh nhất khu vực, nhưng điều đó không trả lời cho câu hỏi: Họ dùng máy tính và smartphone cho mục đích gì?
Đạo đức và trách nhiệm: Cần hành động như công dân toàn cầu
Là một người Việt Nam, chúng ta hiện nay cần có tư duy và trách nhiệm hành xử đạo đức phù hợp với không chỉ luật pháp và văn hóa Việt Nam, mà hơn thế, cần hành động như công dân toàn cầu.
Những thách thức trong giáo dục, trong lối sống, trong hành động, với trách nhiệm của công dân, đặc biệt quan trọng cho học sinh sinh viên (giới trẻ) trong thế giới phẳng (với internet).
Tất cả mọi người đều thích thú với việc sử dụng máy tính, smartphone và internet cho các mục đích học tập và giải trí. Nhưng cũng với cùng những phương tiện đó, nếu không có những giáo dục đầy đủ, hướng dẫn cẩn trọng từ giáo viên, cha mẹ và cộng đồng, rất dễ phát sinh những hành vi không phù hợp (hay thậm chí là phạm pháp), như đơn giản là nghiện game, thích lướt facebook “chém” gió, tệ hại hơn là hacking tài khoản mạng và ngân hàng, phá hoại trang web của tổ chức, xâm nhập trái phép vào những hệ thống không được phép, tổ chức xem phim hoặc tạo dựng những website “đen”...
Đạo đức làm người, đạo đức trong học tập, cuộc sống hàng ngày không thể tách rời với những công nghệ máy tính và tiếng Anh trong quá trình học làm công dân toàn cầu. Sẽ hoàn toàn không có ý nghĩa nếu một học sinh thành thạo tiếng Anh và máy tính, nhưng lại trở thành hacker tội phạm trong ngân hàng.
Chưa khi nào, hướng dẫn và nêu gương nhân cách của con người đạo đức lại cần được đề cao hơn bao giờ hết.
Chính vì lẽ đó, trước khi chúng ta nghĩ đến bất kỳ chương trình công dân toàn cầu nào vào hệ thống giáo dục, rất cần Bộ GD-ĐT khảo sát kỹ lại. Khảo sát này nhằm mục đích trả lời cho câu hỏi: Liệu với những chương trình học như hiện nay, chúng ta có cách nào làm nó quốc tế hóa, toàn cầu hóa với 3 tập trung cơ bản: giáo dục con người có đạo đức trong học tập, tiếng Anh, và kỹ năng sử dụng máy tính?
Nguyễn Thị Lan Hương(Nghiên cứu sinh, NewAsia Global Learning)
" alt="Giáo dục Công dân toàn cầu: 3 điều không thể thiếu"/>'Nam thần' Gong Yoo: Sự nghiệp thăng hoa nhưng cuộc sống đầy bí ẩn tuổi 41
“Em” hay “con” đều nằm trong lối tư duy “gia trưởng”
Khi tôi còn dạy ở trường phổ thông, có nhiều học sinh xưng “em” và nhiều học sinh khác xưng là “con”. Với tôi, chuyện học sinh xưng là “con” hay “em” không phải là chuyện lớn.
Giáo viên cần phải chú ý trong mối quan hệ với học sinh là sự tôn trọng cá tính, cảm xúc, sự biểu đạt (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Thực chất, vấn đề đặt ra cho giáo viên và trường học hiện nay không phải là bản thân chuyện xưng hô “con” hay “em” mà vấn đề nằm ở tư thế bình đẳng trong việc tiếp cận chân lý và sự tôn trọng lẫn nhau.
Cách gọi “em” hay “con” thực chất đều là cách xưng hô nằm trong lối tư duy “gia trưởng” coi cả xã hội là một gia đình và các thành viên của xã hội là thành viên của gia đình. Chính vì vậy trong cách xưng hô của người Việt, bất cứ ai trong xã hội cho dù xa lạ mới gặp lần đầu hay nhân viên công vụ, quan chức… đều được gọi theo cách gọi các thành viên trong gia đình như cô, dì, chú, bác, anh…thậm chí là “bố”, “mẹ”, “con”. Cách xưng hô này gắn liền với nền tảng văn hóa vì vậy nếu muốn thay đổi sẽ không phải là chuyện đơn giản.
Điều cần thiết và quan trọng mà giáo viên cần phải chú ý trong mối quan hệ với học sinh là sự tôn trọng cá tính, cảm xúc, sự biểu đạt và nhu cầu truy tìm chân lý của các em.
Trên thực tế có những giáo viên trong giao tiếp rất ngọt ngào, khéo léo nhưng lại can thiệp trực tiếp và thô bạo vào cảm xúc, cá tính, sự biểu đạt và thậm chí cả nhu cầu truy tìm chân lý của các em.
Rất có thể trong lòng giáo viên ấy muốn những điều tốt đẹp cho học sinh và làm điều đó với tâm thế của một người “bố”, một người “mẹ”. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên ở trường học là mối quan hệ dựa trên các quy ước và cam kết xã hội nó không phải là mối quan hệ dựa trên quyền lợi kinh tế và huyết thống. Trường học cũng không phải là gia đình. Vì vậy trong phần lớn các trường hợp, cự can thiệp này của giáo viên đều dẫn đến sự phản kháng của học sinh hoặc tạo ra hiệu quả giáo dục ngược.
Sự ngộ nhận giữa “quyền lực” và “quyền uy”
Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh ở Việt Nam, Takaka Yoshitaka, một chuyên gia người Nhật đã từng có thời gian ba năm ( 2004 - 2007) làm việc ở Việt Nam trong vai trò cố vấn giáo dục đã đưa ra những nhận xét thú vị. Ông cho rằng mối quan hệ thầy trò ở nhà trường Việt Nam bị phá hỏng vì người thầy thường ngộ nhận giữa “quyền lực” và “quyền uy”.
Trong đời sống hàng ngày chúng ta thường dùng lẫn lộn hai từ gần nghĩa là quyền lực” và “quyền uy”. Tuy nhiên, Takana cho rằng trong lĩnh vực giáo dục chúng có hàm nghĩa khác hẳn nhau.
Theo đó, “quyền uy” của người thầy đối với học sinh là việc cho dù người thầy có ý đồ hay không có ý đồ đối với những lời nói, hành động của mình thì học trò vẫn lắng nghe và có thái độ vâng lời.
Ảnh Đinh Quang Tuấn |
“Quyền uy” của người thầy sinh ra từ quá trình người học sinh tự mình đánh giá giáo viên ở nhiều phương diện và nếu như trong đầu người học sinh bật ra ý nghĩ “A! đây quả là một người giáo viên đáng kính, một người giáo viên tuyệt vời!” thì trong trường hợp ấy anh ta sẽ tự nguyện trao “quyền uy” cho người thầy. Tức là “quyền uy” là thứ mà học sinh tự nguyện tạo ra rồi trao cho người giáo viên.
Nếu như “quyền uy” là quà tặng tự nguyện của học sinh cho người thầy, thì quyền lực là thứ mà bản thân người giáo viên có thể đơn phương quyết định.
Do đó người thầy “quyền lực” sẽ là người thầy luôn tuyệt đối hóa tính đúng đắn của những chân lý và họ truyền đạt và không chấp nhận các phương thức tiếp cận, diễn giải chân lý khác. Người thầy ấy cũng sẽ có tham vọng ép học sinh phải tuân lệnh vô điều kiện và không bận tâm xem người khác hay học sinh nghĩ gì về mình.
Hậu quả của việc ngộ nhận nói trên đã tạo ra một mối quan hệ trên - dưới giữa giáo viên và học sinh rất nặng nề.
Tanaka đã quan sát và mô tả biểu hiện của mối quan hệ đó thông qua hình ảnh cây thước và tiếng gõ chát chúa của nó lên mặt bảng, mặt bàn khi giáo viên ra hiệu cho học sinh đọc bài. Ông cũng chú ý đặc biệt đến cách giơ tay phát biểu với cánh tay đặt vuông góc trên mặt bàn lẫn không khí nghiêm trang, trật tự đến khó ngờ trong lớp học khi giáo viên giảng bài.
Những biểu hiện đó, theo ông, thể hiện một sự thật “Trong lớp học người giáo viên đã trở thành người có quyền lực tuyệt đối. Người thầy đã trở thành biểu tượng của quyền lực khi nắm trong tay cả tri thức và kĩ năng”. Điều này tất yếu dẫn tới hệ lụy học sinh không có được tâm thế, tinh thần thoải mái để học tập.“Trong giờ học không hề thấy ở các em học sinh dáng vẻ tự nhiên vốn có…thông thường thì lớp học sẽ phải đầy ắp bầu không khí sôi nổi nhưng có vẻ như tinh thần của học sinh ở đây dường như lại ở một thế giới khác”.
Không thể không sửa đổi
Câu chuyện về sự xưng hô giữa giáo viên và học sinh ở trên thực chất là sự phản ánh bề ngoài của vấn đề dân chủ hóa đời sống trường học.
Trường học trong xã hội hiện đại không còn là nơi độc quyền cung cấp tri thức cho học sinh nữa. Vì thế, trong lý luận giáo dục hiện đại, người thầy sẽ trở thành người khơi nguồn cảm hứng, trợ giúp, tư vấn và dẫn đường cho học sinh thay vì là người truyền đạt tri thức thuần túy và áp đặt giá trị quan, đạo đức lên học sinh.
Thực chất của quá trình học tập của học sinh ở trường học là quá trình “xã hội hóa” - quá trình học sinh cải biến mình để trở thành một thành viên của xã hội. Trong quá trình “xã hội hóa” đó, không chỉ chương trình – sách giáo khoa mà bầu không khí trong nhà trường cùng những sinh hoạt muôn màu của nó bao gồm cả những gì thuộc về mối quan hệ giáo viên - học sinh sẽ tác động lớn tới học sinh.
Nếu như chúng ta mong muốn có được những học sinh có khả năng kiến tạo nên xã hội dân chủ, văn minh thì không thể không chú ý và sửa đổi mối quan hệ ấy.
Nguyễn Quốc Vương
" alt="Xưng hô 'con', 'em': Sự ngộ nhận giữa quyền lực và quyền uy của người thầy"/>Xưng hô 'con', 'em': Sự ngộ nhận giữa quyền lực và quyền uy của người thầy