您现在的位置是:Giải trí >>正文
Nhận định, soi kèo Arema FC vs Persib Bandung, 15h30 ngày 24/1: Cứ ngỡ ngon ăn
Giải trí7人已围观
简介 Hồng Quân - 23/01/2025 15:00 Nhận định bóng đ ...
Tags:
相关文章
Soi kèo góc Bournemouth vs Nottingham, 22h00 ngày 25/1
Giải tríPha lê - 25/01/2025 10:12 Kèo phạt góc ...
【Giải trí】
阅读更多Ký ức của Hiền Mai, NSND Bạch Tuyết, Long Nhật về NSƯT Chánh Tín
Giải tríTheo NSND Bạch Tuyết, bà và nghệ sĩ Chánh Tín không chỉ thương nhau qua tình nghệ sĩ mà bà cực kỳ quý trọng gia đình của Nguyễn Chánh Tín, và đặc biệt là vợ ông - bà Bích Trâm.
NSND Bạch Tuyết trong tang lễ của NSƯT Chánh Tín. "Em là một người phụ nữ Việt Nam rất mẫu mực. Cả cuộc đời em hi sinh cho gia đình, cho chồng cho con. Và tôi nghĩ rằng niềm hạnh phúc lớn nhất của anh Tín khi còn hay ra đi chính là có một người vợ đoan trang, một người nghệ sĩ tuyệt vời, giữ gìn gia đình cũng như nuôi con cái rất đâu vào đó.
Sự ra đi của một người như mọi người khác, nhưng sự ra đi ở đây là sự ra đi của một nghệ sĩ tài hoa, vừa là ca sĩ, vừa làm điện ảnh, vui tính, được quý khán giả thương yêu quý trọng. Tôi tin rằng giá trị lớn nhất đợi người đó chính là anh có sự nghiệp, đồng thời có một gia đình rất mẫu mực. Tôi chia buồn nhưng cũng mừng cho gia đình vì đó là một gia đình Việt Nam hạnh phúc", NSNS Bạch Tuyết nói.
NSND Bạch Tuyết chia sẻ, cách đây không lâu bà với NS Chánh Tín có một chuyến đi về Hà Tĩnh để thăm gia đình một người quen của ông nhưng đồng thời ra đó để thăm đại thi hào Nguyễn Du - tác giả "Truyện Kiều".
Bà kể lại, khi đó, nghệ sĩ Chánh Tín có nói: "Cuộc đời của ông người ta sẽ biết rõ, kính trọng và thương yêu hơn cả "Truyện Kiều" bởi vì ông đã vượt qua số phận khắc nghiệt để lại cho đời một tác phẩm rất tuyệt vời, không biết Tín với chị ở đây lúc mình đi mình có cái gì để để lại cho cuộc đời này để bày tỏ lòng biết ơn của mình".
Bà cho hay nghệ sĩ Chánh Tín đã làm đúng và thấy may mắn vì chuyến đi đó thăm cội nguồn của tác phẩm, một tác giả lớn của Việt Nam mình nhưng cũng để nhớ những người làm văn hóa của Việt Nam cần phải sống như thế nào để ngày mình ra đi mình thấy sự thương tiếc và quý trọng của khán giả không chỉ với tài năng mà còn là những tác phẩm để lại cho đời.
Diễn viên Hiền Mai: "Chánh Tín gần gũi, không giả dối, vô cùng thẳng thắn'
Theo chia sẻ của diễn viên Hiền Mai, cô và nghệ sĩ Chánh Tín rất thân nhau. Hai người cũng mới nhắn tin với nhau khi Hiền Mai đang ở Mỹ, nghệ sĩ Chánh Tín đã hỏi cô bao giờ về nước, anh em trong nhóm đều chờ cô về để làm tiệc tất niên đón năm mới. Chính vì vậy, khi trở về và nghe tin ông mất, Hiền Mai cảm thấy hụt hẫng và không thể tin được.
NSƯT Nguyễn Chánh Tín là một người anh tuyệt vời, bạn bè anh em trong nhóm ai cũng thương ông. Không chỉ là một người nghệ sĩ tài hoa mà tính cách của ông rất Nam Bộ, chân tình, không màu mè, kiểu cách, rất gần gũi, vô cùng thẳng thắn. Thích thì nói thích, thương thì nói thương mà ghét thì nói thẳng mặt. Chính điều đó làm cho Hiền Mai và mọi người đều rất nể và yêu quý ông.
Đối với Hiền Mai, NSƯT Nguyễn Chánh Tín chính là một tượng đài bất hủ và không biết bao giờ Việt Nam lại mới có một tượng đài như vậy. Sự tài năng cùng với tính cách đáng yêu, gần gũi, chân thành của ông đã khắc sâu trong lòng mọi người.
Hiền Mai mới gặp nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín cách đây khoảng 2 tháng. Cô cho biết hai người hẹn nhau đi sự kiện chung, rồi sau tách riêng ra đi ăn uống với nhau. Cô chia sẻ: “Hai anh em rất thân nhau, anh Tín quý Hiền Mai và Hiền Mai rất thương yêu anh". Tình cảm giữa hai người trong sáng và chân thành. Nghệ sĩ Chánh Tín rất trân trọng Hiền Mai và cô cũng luôn quý, luôn thương và trân trọng ông. Cho nên việc NSƯT Nguyễn Chánh Tín ra đi khiến cô cvô cùng bàng hoàng.
Đối với Hiền Mai, kỷ niệm với nghệ sĩ Chánh Tín mà cô nhớ nhất là lúc quay chung với ông bộ phim “Suối oan hồn”, do ông làm đạo diễn và cũng là diễn viên, Mai Hiền đóng vai chính trong phim. Sau bộ phim đó, hai anh em rất thân nhau và thường xuyên gặp gỡ nhau. NSƯT Nguyễn Chánh Tín rất quý và chiều cô em út , ông thường rủ cô đi ăn, thậm chí là chọn địa điểm gần để cô tiện đi lại. Tính cách gần gũi và đáng yêu của nghệ sĩ Chánh Tín càng làm cô thêm yêu thương và trân trọng ông hơn.
Khi đến đám tang, Hiền Mai nghẹn ngào trước linh cữu nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín - người anh thân thiết của cô.
Long Nhật: "Chánh Tín say rượu là ôm đàn hát"
Long Nhật kể lại, anh có nhiều kỷ niệm với NS Chánh Tín vì đã làm việc với nhau mấy chục năm. Từ lớp 9, anh đã biết đến đàn anh. Trước ‘Ván bài lật ngửa’, anh đã xem ‘Con mèo nhung’ rồi ‘Giữa hai làn nước’, ‘Hạnh phúc ở quanh đây’, ‘Hai chị em’. Khi ở Huế, Long Nhật hay xem đoàn kịch nói ‘Bông hồng’ có Chánh Tín làm nam chính cùng với NSUT Thẩm Thúy Hằng đóng ‘Cho tình yêu mai sau’, ‘Biệt Thự hoang tàn’, ‘Hoa sim gai trắng’. Khi Long Nhật về Sài Gòn, NS Chánh Tín đóng vở kịch lớn ‘Tình nghệ sĩ’.
Long Nhật trong tang lễ NSƯT Chánh Tín. Long Nhật cho biết, cả 2 anh em mới đi Huế về và NS Chánh Tín mới dự sinh nhật Long Nhật, dự ra mắt phim, ... rồi còn hẹn năm 2020 sẽ làm kỷ niệm cùng nhau. Trong lần gặp gỡ này, Long Nhật kể nghệ sĩ Chánh Tín không chia sẻ gì nhiều nhưng dặn anh là không để bụng đói, tụt huyết áp sẽ bị mệt.
"Đang ngồi chuẩn bị lên máy bay mà anh bảo mày ngồi đi tao đi mua thuốc với mấy cái bánh mì kẹp thịt cho hai anh em ăn. Ông ấy ăn suốt, ăn vặt nhiều và dữ lắm", Long Nhật kể lại.
Long Nhật còn tiết lộ rượu bạn bè rồi khán giả tặng lúc nào cũng chất đầy nhà nghệ sĩ Chánh Tín. Long Nhật không biết uống rượu, cứ ngồi một bên còn nghệ sĩ Chánh tín khi say là ôm đàn ghi-ta hát, hát bài "Mimoza", "Tuyết rơi" và anh mê nhất bài "Tôi đi giữa hoàng hôn'.
Long Nhật cho biết anh vô cùng ngường mộ vợ nghệ sĩ Chánh Tín và gọi bà là dì. Anh cho hay bà hiền lành, nấu ăn rất ngon, và nhiều lần anh ăn cơm chung cùng gia đình.
"Tôi tin một điều những người hiền lành là người ta hiền lành cả đời. Tình yêu thuỷ chung sắc son trước sau như một, không tính toán. Bây giờ anh mất đi rồi, chị còn một mình, người con trai lớn bên Canada đang bay chuẩn bị bay về, bé Ly làm việc trong Sài Gòn. Chỉ còn mình chị lủi thủi, sợ không có anh chị sẽ buồn lắm", anh buồn bã nói
Hỏi về con trai của Nguyễn Chánh Tín, Long Nhật cho biết anh biết Nguyễn Chánh Minh Thức ở Canada nhưng ít gặp. Long Nhật thân vớg anh nói đi Canada là chơi rồi sẽ về, không ở hẳn vì ở Việt Nam vui hơn. Anh vẫn còn làm nghề, đi phim, sự kiện, gặp gỡ bạn bè, qua đó hẳn sẽ buồn.
Nghệ sĩ Mai Huỳnh: "Chưa có người nghệ sĩ nào tạo một nhân vật toàn diện như vậy'
Diễn viên Mai Huỳnh kể lại, ngày xưa anh có kỉ niệm là năm 1979 tôi đóng cái phim “Tự thú trước bình minh ”, đóng vai bác sĩ Thanh. Lúc đó ngoài Bắc phim vào tuyển diễn viên đóng vai bác sĩ, mà phải là người Sài Gòn chứ không thể là người Hà Nội vì người Hà Nội không thể có phong cách của người Sài Gòn được. Lúc đó Mai Huỳnh đang học chính trị ở trường thì đạo diễn Kỳ Nam chọn anh đóng với anh Thế Anh, mà Thế Anh lúc đó là cấp “anh” rồi. Người ta không nói ra nhưng mà tôi biết là đạo diễn Kỳ Nam chọn Nguyễn Chánh Tín nhưng Nguyễn Chánh Tín đã không đồng ý.
"Kỉ niệm của tôi là ngày tôi đóng phim đầu tiên thì anh Nguyễn Chánh Tín lồng tiếng cho tôi. Anh là thần tượng của tôi, tôi đi sau ảnh chứ không bao giờ tôi với anh đi cùng đường. Có tôi thì không có anh mà có anh thì không có tôi, đó là cái thứ nhất về nghề nghiệp", Mai Huỳnh tâm sự.
Mai Huỳnh cho biết anh có rất nhiều với NS Chánh Tín trong cuộc sống.
"Ngày xưa, lúc còn nghèo lắm, Anh Tín giàu hơn tụi tôi vì vừa nổi tiếng, vừa đi hát nữa.Tôi nhớ có lần tới nhà anh họa sĩ Lê Chánh. Anh là bậc đàn anh rất tài giỏi, chơi thì chơi hết mình luôn, rất hòa đồng. Lúc anh đang nổi tiếng nhất, người người ái mộ, mà ngày xưa mấy người có tiền thích đi nhậu với anh lắm.
Hồi đó, ngồi nhậu là không có bao, tiền ai nấy trả thì mấy ông kia dẫn vợ con theo. Người ta ái mộ thần tượng ghê gớm lắm, lúc nhậu xong Chánh Tín mới đếm đầu người để hùn tiền trả thôi, không tính chuyện con nít hay phụ nữ. Lúc đó, mấy người phụ nữ mới thốt lên “Thần tượng của tôi mà thế này ư”, thì tôi mới nói “chị nhớ kĩ chị muốn gặp anh Tín thì chị đừng có trách ảnh, ảnh nổi tiếng như vậy mà ảnh còn hùn tiền vô trả huống chi chị là khán giả”, diễn viên Mai Huỳnh kể lại.
Diễn viên Mai Huỳnh. Mai Huỳnh thừa nhận Chánh Tín là một diễn viên đã tạo ra được một nhân vật rất toàn diện: "Tôi khẳng định luôn ở Việt Nam chưa có người nghệ sĩ nào tạo một nhân vật mà nó đẹp toàn diện như vậy. Từ tướng mạo, giọng nói, dáng dấp cho đến cái liếc mắt, ... Đó mới là điểm nhấn.
Anh là một diễn viên mà tôi phải công nhận là toàn diện và kính trọng thật sự. Vậy nên tôi cố gắng diễn xuất cho làm sao đạt được những điều mà tôi đã học hỏi, tiếp thu từ anh chứ không phải bắt chước, thể hiện nhân vật một cách xuất sắc, hành động phải đẹp phải đúng như anh Tín hy vọng", Mai Huỳnh nói.
Ban Giải trí
Văn tế đẫm nước mắt của bạn bè tiễn biệt NSƯT Chánh Tín
- Tang lễ của NSƯT Chánh Tín gây xúc động với văn tế do những người bạn thời trung học của ông viết và đọc.
">...
【Giải trí】
阅读更多Lịch thi đấu Olympic 2024 của đoàn thể thao Việt Nam hôm nay 8/8
Giải tríNgày
Giờ
VĐV
Môn
Nội dung
08/8
15h30
Nguyễn Thị Hương
Canoeing
Vòng loại 200m đơn nữ
Nhận định bóng đá Pháp vs Tây Ban Nha: Nghẹt thở chung kết Olympic
Pháp cùng Tây Ban Nha quyết đấu trong trận chung kết bóng đá nam Olympic Paris 2024, với tham vọng giành HCV sau thời gian dài chờ đợi.">...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Mỹ vs Costa Rica, 07h00 ngày 23/1: Đất lành Orlando
- Bảng tổng sắp huy chương Olympic 2024 hôm nay 8/8
- Học bổng Lawrence S. Ting: 10 năm ‘ươm mầm’ tri thức
- Phạm Hương lần đầu tiết lộ bên trong biệt thự ở Mỹ
- Nhận định, soi kèo Prostejov vs Trencin, 16h15 ngày 23/1: Điểm tựa sân nhà
- Bộ ảnh học tiếng Anh nhiều phụ huynh chia sẻ
最新文章
-
Siêu máy tính dự đoán Man City vs Chelsea, 00h30 ngày 26/01
-
Dịch vụ mua bán luận văn online thậm chí còn hợp tác với trang web so sánh để tăng tính thuyết phục và hiệu quả quảng cáo với sinh viên. Bên cạnh đó, nhiều công cụ viết luận văn online tràn lan trên Internet giúp sinh viên gian lận.
GS Michael Draper, chuyên gia Giáo dục pháp luật tại Trường Đại học Swansea, Anh, cho biết: “Lần cuối cùng khảo sát, tôi thấy có hơn 1.000 dịch vụ mua bán luận văn trên web so sánh. Con số khổng lồ này đang tăng dần theo tháng”.
Ông Michael nhận định sinh viên dễ dàng bị thu hút bởi các dịch vụ gian lận trực tuyến vì mức độ quảng cáo ngày càng tăng. Các dịch vụ đưa ra rất nhiều chính sách kích thích nhu cầu mua bán của người trẻ.
Nhiều sinh viên còn cả tin nghe theo quảng cáo hoàn tiền nếu luận văn không đảm bảo chất lượng. Nhưng khi đòi hoàn trả, họ có thể trở thành nạn nhân của trò tống tiền. Chuyên gia nhận định đây là loại hình “tội phạm có tổ chức”.
Việc gian lận đã trở nên phổ biến trong thời gian sinh viên Anh học trực tuyến vì các trường đại học chuyển sang nộp báo cáo, luận văn online. Sinh viên có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để “qua mắt” giảng viên.
Trước vấn nạn trên, Chính phủ Anh đã ban hành các quy định cấm dịch vụ thuê viết luận văn, mua bán luận văn hoặc quảng cáo giao dịch mua bán luận văn...
Hoan nghênh quy định mới, ông Tom Yates, Giám đốc phụ trách Cơ quan đảm bảo Chất lượng giáo dục đại học Vương quốc Anh, hy vọng có thể chứng kiến sự thay đổi trong môi trường sư phạm.
“Chúng ta cần giúp sinh viên hiểu rằng nếu sử dụng dịch vụ mua bán luận văn, họ đang thông đồng với các tổ chức tội phạm, vi phạm các quy định giáo dục. Kịp thời cảnh tỉnh sinh viên trước vấn đề trên sẽ loại bỏ cám dỗ từ việc mua bán luận văn”, ông Tom bày tỏ.
Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại việc triển khai quy định khó khả thi do các công ty mua bán luận văn online có trụ sở tại nước ngoài, nằm ngoài phạm vi xử lý.
Ngoài ra, nhiều sinh viên sử dụng các công cụ trực tuyến miễn phí để kiểm tra lỗi chính tả hoặc ngữ pháp. Kẻ gian sẽ lợi dụng kẽ hở này để đánh cắp luận văn của họ và sử dụng cho hoạt động mua bán.
Số khác cố tình tiếp tay cho việc gian lận bằng cách bán trực tiếp luận văn của mình cho các dịch vụ nước ngoài. Hoặc các em sẽ bán luận văn của mình cho sinh viên khác. Bản thân sinh viên cũng đang nhảy vào vòng quay bình thường hoá hoạt động trái phép này.
Không chỉ Anh, Mỹ cũng ghi nhận tình trạng mua bán luận văn tăng cao trong thời điểm trường học chuyển sang trực tuyến. Những người đứng sau dịch vụ này sống tại nước ngoài, cụ thể ở các nước châu Phi, Mỹ Latinh do điều kiện khó khăn nên không thể học đại học. Thay vào đó, họ kiếm tiền bằng cách giúp sinh viên gian lận.
(Theo Giáo dục Thời đại)
Số vụ gian lận gia tăng khi sinh viên Mỹ học online
Số vụ sinh viên Mỹ gian lận tăng từ khi học online vì dịch Covid-19. Nhiều người cho rằng con số thực tế có thể còn cao hơn khi trường dùng phần mềm phát hiện gian lận.
" alt="Anh: Tràn lan dịch vụ mua bán luận văn online">Anh: Tràn lan dịch vụ mua bán luận văn online
-
Trong buổi sáng 5/9, nhiều nơi đã tổ chức khai giảng ngắn gọn, giảm phần lễ, tăng phần hội. Nhưng vẫn còn nhiều học sinh phải "gắp thăm" mới được có mặt. Đã ngắn gọn
“Cũng có những nơi đâu đó vẫn máy móc, phần hội cứ phải là màn đồng diễn hoành tráng, học sinh tập luyện cho phần hội nhiều, tốn công sức. Nhưng nói chung, tôi thấy khai giảng năm nay thực sự có ý nghĩa” - cô Trần Thị Thuỳ Dung, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (Lào Cai) bày tỏ.
Cô Dung phân tích: “Các em chỉ có một buổi tập dượt xếp hàng trước ngày khai giảng. Các em không phải lo sợ cô thầy mắng mỏ vì mất trật tự khi đại biểu đang phát biểu, không phải diễn các động lệnh khi có nhiều đại biểu đến chúc mừng… Giáo viên cũng rất vui, hông phải lo tập tành, sợ học sinh làm sai kịch bản, cô nào được chọn phát biểu lại lo ngay ngáy. Cán bộ quản lý không mất thời gia đầu tư làm, duyệt báo cáo”.
Khai giảng ở Trường Tiểu học Công nghệ Giáo dục Hà Nội. Ảnh: Ngân Anh Theo cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhiếp, Ttrường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), câu hỏi mà những người làm quản lý cần đặt ra trong các hoạt động của nhà trường, không chỉ có ngày khai giảng, là “Mình làm việc này vì cái gì và dành cho ai?”.
“Nếu xác định là khai giảng vì học sinh, thì không chỉ là chuyện rút ngắn bài phát biểu, tặng cái nọ cái kia cho các em, mà còn từ việc che nắng che mưa cho các em, cho phụ huynh. Lãnh đạo không phát biểu chưa hẳn đã tốt, mà cứ nói với các em, với các thầy cô, nhưng đi thẳng vào vấn đề, không giáo điều, khô cứng”.
Ghi nhận việc rút ngắn thời lượng phần "lễ" xuống còn từ 1 giờ đến 1,5 giờ là một tiến bộ lớn trong chủ trương khai giảng của ngành giáo dục năm nay, bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, Chủ tịch HĐQT Trường quốc tế Canada (TP.HCM) nói thêm: “Thực ra là có tiến bộ theo kiểu của xứ mình. Nhưng dưới một góc nhìn khác, có thể nói rằng người lớn vẫn "lấy" đi mất một phần thời gian quý báu của trẻ thơ ở trường, nhất là vào những thời khắc nao nức trở lại việc học tập của các con ở đầu năm học!”.
Theo bà Oanh, các nghiên cứu khoa học cho thấy học sinh lứa tuổi Mầm non (4 - 5 tuổi) và Tiểu học (lớp 1 đến lớp 3) sẽ không thể tập trung ngồi một chỗ và nghe ai nói quá 20 phút.
Cũng giống như nhiều quan sát ở các nước phát triển như Mỹ, Phần Lan, Thụy Sỹ, Nhật Bản, bà Oanh cho hay, các trường phổ thông ở Canada không có lễ khai giảng năm học mới mà chỉ có "ngày đầu tiên đến trường". Lúc đó, toàn bộ giáo viên và ban lãnh đạo nhà trường đều ra tận cổng, đứng đón chào học sinh để đưa các em về lớp. "Tuần đầu tiên đến trường", giáo viên sẽ tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, làm quen cho học trò.
Nên tăng hoạt động chung
Một điểm nổi bật của khai giảng năm nay là có rất đông phụ huynh tới cùng dự với các con.
Anh Thanh Sơn (Hà Nội) có con học tại trường Tiểu học Công nghệ Giáo dục Hà Nội nhận xét: “Vì khai giảng trùng với ngày nghỉ, lại biết rằng lễ khai giảng diễn ra ngắn gọn, nên đa phần phụ huynh đều ở lại dự rồi đưa con về luôn. Trước đây, đưa cháu lớn đi khai giảng, tôi thường thả cháu ở trường, rồi trưa quay lại đón. Vì vậy mà lâu lắm rồi, tôi mới dự lễ chào chờ ở trường học, rất xúc động”.
Không biết có phải vì chịu ảnh hưởng từ ký ức của những ngày khai giảng khi còn nhỏ không, anh Sơn thấy vẫn nên có một ngày tập trung đông toàn trường, chào đón bé trở lại và chào đón học sinh đầu cấp.
“Tôi rất thích cách các anh, chị lớp 2, 3 hô to “Anh chị chào các em” như ở trường này, nghe rất thân thiết”.
Chị Hoàng Mai Trang (Hà Nội) cho biết: “Tôi cũng đọc khá nhiều thông tin về ngày khai giảng ở các nước trên thế giới. Có nơi cũng chẳng có ngày khai giảng như mình. Nhưng mỗi nước có một kiểu, phù hợp với quan điểm giáo dục cũng như tính cách dân tộc”.
Nhưng người ta vẫn nói “nhập gia tuỳ tục”, “gia” của mình như thế nào, thì vẫn nên giữ “tục” như vậy, miễn là tục lệ đó còn đem lại niềm vui và có ý nghĩa đối với học sinh.
Vì vậy tôi nghĩ rằng vẫn nên có ngày khai giảng, nhưng ngắn, gọn hơn nữa ở phần diễn văn, phát biểu, đọc thư…Với phần hội, thay vì chỉ ngồi xem các bạn biểu diễn, nên tăng cường hoạt động tập thể, để tạo sự gắn kết”.
Vẫn có những học sinh đứng ngoài khai giảng
Trong ngày 5/9, vẫn còn những em “nằm nhà”, “ngủ tì tì” hoặc “hụt hẫng”.
Khai giảng ở Trường Tiểu học Nậm Ty, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Ảnh: Vũ Đình Thành Một ông bố kể về cậu con trai mới bước vào đầu cấp học của mình đã phải ở nhà trong ngày khai trường, với lý do “phải có gắp thăm, mỗi lớp 10 bạn thôi”.
“Mà trường nghèo nàn, chật chội gì cho cam. Một ngôi trường lớn, rộng, phòng ốc, hội trường khang trang vào loại khá của Hà Nội...” – ông bố chia sẻ.
Một cô giáo ở TP.HCM, là giáo viên 15 năm cũng chia sẻ sự hụt hẫng của cô con gái bậc tiểu học sáng dậy háo hức đi khai giảng thì trường hồi âm với phụ huynh là “hết chỗ”.
Nhìn nhận về “nỗi buồn học sinh” này, một phụ huynh người Việt hiện đang sống ở nước ngoài, là nhà xã hội học, bày tỏ: “Có lẽ người quản lý chưa năng động trong cách tổ chức. Ngày đi học thì chả sao, cũng bằng ấy học sinh, không tự nhiên rớt xuống thêm em nào thế mà quản lý được, còn khai giảng thì không”.
Theo chị, những nơi phải học 2 ca – có quá nhiều lớp trong khi diện tích quá nhỏ nên không đủ chỗ tập trung cho các em cùng một lúc - thì lỗi tại tại lãnh đạo đã đồng ý cho xây trường với diện tích quá nhỏ, không có không gian cho học sinh vận động.
“Như vậy, đừng chỉ hỏi tại sao không phải em nào cũng được tới khai giảng, mà sẽ còn đừng hỏi tại sao học sinh Việt Nam thể chất yếu so với học sinh nước ngoài”.
Ngân Anh
" alt="Khai giảng đã thực sự vì học sinh?">Khai giảng đã thực sự vì học sinh?
-
Những thay đổi ngầm được tìm thấy trên iOS 15.6 beta 1 liên quan đến chức năng ẩn thanh tìm kiếm emoji, cập nhật kết nối thiết bị nhà thông minh, sửa lỗi VoiceOver và một số tính năng trợ năng khác.
Một điều đáng chú ý là theo một số YouTuber trải nghiệm, máy trở nên trì trệ hơn sau khi nâng cấp lên iOS 15.6 beta 1. Đây là điều thường thấy ở những bản beta 1, và những ai đang định thử cần lưu tâm.
Trước đó trong phiên bản iOS 15.5 chính thức, người dùng có những tính năng nâng cấp mới trong Wallet, Podcasts, hay Weather...
Anh Hào
iOS 15.5 bản chính thức có gì mới?
iOS 15.5 nhiều khả năng là bản cập nhật lớn cuối cùng của iOS 15, với những tính năng nâng cấp mới trong Wallet, Podcasts, hay Weather...
" alt="Bản cập nhật iOS 15.6 sẽ có thay đổi gì mới?">Bản cập nhật iOS 15.6 sẽ có thay đổi gì mới?
-
Nhận định, soi kèo Melbourne Victory vs Sydney FC, 15h35 ngày 24/1: Cửa trên ‘tạch’
-
Bắt đầu từ tháng 9/2014, các trường tiểu học của Anh quy định học sinh bắt buộc phải học một môn ngoại ngữ. Và kỳ nghỉ hè năm nay sẽ là cơ hội đầu tiên để những em có may mắn được đi du lịch nước ngoài thực hành vốn ngoại ngữ của mình.
Vẫn có những quan điểm tin tưởng rằng nếu như các trường học của chúng ta có thể dạy ngoại ngữ sớm hơn thì học sinh của chúng ta có thể sẽ theo kịp học sinh châu Âu về khả năng học ngoại ngữ. Nhưng liệu có phải học ngoại ngữ càng sớm thì càng tốt không?
Với trường hợp trẻ em nhập cư, nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ vị thành niên và thanh niên tiếp thu nhanh hơn trẻ nhỏ. Tuy nhiên, dù sớm hay muộn thì các em nhỏ cũng sẽ bắt kịp các anh chị lớn và chúng thường đạt tới khả năng giao tiếp không khác gì người bản xứ - một điều hiếm có ở các trường hợp lớn tuổi. Với trẻ nhập cư, thì học ngoại ngữ càng sớm càng tốt chỉ đúng khi trẻ được cho nhiều thời gian và cơ hội để hòa nhập với ngôn ngữ mới.
Trong lớp học, trẻ lớn học nhanh hơn
Với trường hợp học ngoại ngữ trong lớp học, không có nhiều nghiên cứu xem xét về việc liệu bắt đầu càng sớm có phải là càng tốt hay không. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ càng nhỏ thì càng nhiệt tình. Chúng thích học ngôn ngữ mới, thích khám phá thế giới mới và thích những cách thể hiện mới mẻ. Nhưng trẻ ở độ tuổi tiểu học thì học ngoại ngữ chậm hơn.
Một nghiên cứu về khả năng học ngoại ngữ của các sinh viên Nhật Bản bắt đầu học tiếng Anh từ 3-12 tuổi, cho thấy trẻ học sớm hơn chỉ có một chút lợi thế hơn so với trẻ học muộn. Những sinh viên được khảo sát đã dành 6-8 tiếng/ tuần trong 44 tuần/ năm trong vòng 6 năm để học tiếng Anh, trong khi trẻ tiểu học ở Anh bình thường chỉ học 1 giờ/ tuần.
Bà Carmen Munoz và nhóm của bà từng thực hiện một dự án nghiên cứu mang tên “Yếu tố độ tuổi Barcelona”. Nghiên cứu này theo dõi một lượng lớn người học trong một quá trình dài (200, 416 và 726 giờ học), sau đó so sánh kết quả học tập của họ dựa trên nhiều thước đo. Kết quả cho thấy với cùng một giờ học như nhau, những người học muộn hơn luôn học nhanh hơn và hiệu quả hơn những người học sớm.
Hầu hết các nghiên cứu cho tới nay đều tập trung vào khả năng học tiếng Anh ở các quốc gia áp đặt trẻ phải học tiếng Anh để trở thành công dân toàn cầu. Nhưng ở Anh, trẻ sinh ra và lớn lên đã nói ngôn ngữ “toàn cầu”, vì thế việc thiếu bối cảnh văn hóa và thiếu những cam kết từ Chính phủ khiến việc học ngoại ngữ ở Anh chưa bao giờ được coi là trọng điểm giáo dục.
Nghiên cứu mới đây của tôi so sánh việc học tiếng Pháp của trẻ 5 tuổi, 7 tuổi và 11 tuổi trong lớp học. Tất cả trẻ được khảo sát đều mới bắt đầu học tiếng Pháp khi dự án này được triển khai. Các em được học 2 giờ/ tuần trong vòng 19 tuần, hướng dẫn bởi cùng một giáo viên.
Và chúng tôi nhận thấy rằng trẻ lớn hơn học nhanh hơn, bởi vì chúng có thể sử dụng nhiều “chiến lược nhận thức” để hỗ trợ việc học của mình. Chúng cũng sử dụng các kỹ năng đọc hiểu cao cấp hơn để hỗ trợ việc học ngoại ngữ của mình. Tuy nhiên, trẻ càng nhỏ thì học càng nhiệt tình hơn.
Số giờ học là vấn đề
Vậy có phải học càng sớm thì càng tốt? Nếu “tốt hơn” theo nghĩa phát triển sự nhiệt tình với việc học ngoại ngữ thì có nhiều bằng chứng cho thấy càng sớm là càng tốt. Như chúng ta biết, trẻ càng lớn thì càng kém nhiệt tình. Có nhiều lý do giải thích cho vấn đề này, nhưng trong đó có việc chuyển tiếp từ cấp tiểu học lên trung học, khi mà những trẻ đã học ngoại ngữ ở tiểu học cùng tham gia học ngoại ngữ với những trẻ không học ngoại ngữ ở tiểu học và thấy học ngoại ngữ là nhàm chán.
Nếu “tốt hơn” theo nghĩa là tiến bộ nhanh hơn về mặt ngôn ngữ thì nghiên cứu này cho thấy trẻ lớn học tốt hơn trẻ nhỏ (do vấn đề nhận thức). Còn có một số nghiên cứu khẳng định trẻ học sớm có lợi thế hơn chút ít là trong bối cảnh trẻ học nhiều giờ/ tuần. Có vẻ như trẻ nhỏ có khả năng tự tìm tòi nhiều hơn trẻ lớn, nên chúng cần một lượng đầu vào dồi dào và sự tương tác phong phú để cơ chế học ngoại ngữ theo kiểu tự tìm hiểu của chúng có thể làm việc hiệu quả.
- Nguyễn Thảo(Theo Conversation)
Học ngoại ngữ càng sớm càng tốt, có đúng không?