![1.jpg.jpg 1.jpg.jpg](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/image1.ictnews.vn/2d/cd/f4/2dcdf491fcdbc74a482c18ef7a46eaad_1.jpg.jpg)
![1.jpg.jpg 1.jpg.jpg](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/image1.ictnews.vn/cc/8e/50/cc8e50d4713268a804130166ab954a05_1.jpg.jpg)
Theo tờ Mirror, cựu thuyền trưởng Ajax đã ban hành một loạt các quy tắc nghiêm ngặt trước mùa giải mới, trong đó có tiêu chí công khai lựa chọn đội hình ra sân.
Cụ thể, Erik ten Hagđã nói rõ với các cầu thủ MU: họ sẽ bị loại nếu đến muộn trong buổi tập, hoặc các buổi họp đội, bất kể danh tiếng.
Các cầu thủ cũng được thông báo rằng họ không được phép uống rượu trong các tuần có trận đấu để đảm bảo ở trạng thái thể lực cao nhất trong ngày thi đấu.
Vị thuyền trưởng MU cũng ‘đại tu’ thực đơn bữa ăn ở Trung tâm Carrington. Ông được cho muốn cùng các đầu bếp chuẩn bị bữa ăn cho các cầu thủ, thay vì thuê người phục vụ.
Hiện các bữa ăn tại nơi tập luyện của MU có nhiều cá và rau hơn.
Ngoài ra, chỉ số cơ thể (BMI) sẽ được kiểm tra định kỳ hàng tháng với các cầu thủ. Ông cũng yêu cầu, nếu bất cứ cầu thủ nào có khiếu nại hay điều gì không hài lòng, hãy trao đổi trực tiếp, thay vì để cho người đại diện.
Mục tiêu của Erik ten Hag là đưa MU vào quy củ với ý thức cao của mỗi người tạo nên một Quỷ đỏ kết nối tốt cả bên ngoài lẫn trong sân cỏ.
MU kết thúc ở vị trí thứ 6 Premier League mùa trước với chỉ 58 điểm, với hiệu số bàn thắng thua 57/57. Mục tiêu mùa đầu tiên của Erik ten Hag với Quỷ đỏ là trở lại đấu trường Champions League.
MU sẽ lên đường cho chuyến du đấu hè Thái Lan và Australia vào ngày mai, 8/7.
L.H
TIN BÀI KHÁC
Giấu các con, mẹ đơn phương bán đất cho chị cả">Câu trả lời này tôi từng nghe hàng chục lần, từ những giáo viên tôi gặp, khi họ chia sẻ về những bất cập trong chương trình dạy học. Thực ra họ chưa từng tìm cách thay đổi hay xoay chuyển nó. Phụ huynh lựa chọn hệ thống giáo dục chính quy cho con, dù tư hay công lập, đã tự đưa mình vào một guồng máy có nhiều tiếng kêu ken két, lọc cọc vì các bộ phận không ăn khớp với nhau. Nhưng phụ huynh vẫn chọn vừa đi vừa nghe tiếng kêu ấy thay vì tham gia sửa chữa nó. Còn giáo viên thì phụ thuộc vào hệ thống máy móc ấy.
Cái chung do ai sinh ra? Vì mục đích gì? Ai là người thực hiện để đạt được mục đích ấy? Nếu không đạt được mục đích ấy thì có phải thay đổi không?
Bởi chúng ta chưa từng hiểu bản chất của mối quan hệ giữa phụ huynh- nhà trường- con trẻ- lãnh đạo giáo dục để xác lập mối quan hệ ấy một cách đúng đắn nên phụ huynh thì cảm thấy mình phụ thuộc, chạy theo Bộ Giáo dục về chương trình lẫn phương pháp.
Những người trong hệ thống giáo dục thì phụ thuộc lẫn nhau về mặt quyền lực. Vì thế, có những cái chung to đùng ngáng trở con cái chúng ta phát triển, nhưng chẳng ai dám lên tiếng cho đàng hoàng.
Có những cái chung không phù hợp nằm chình ình trong hệ thống giáo dục làm giáo viên thấy nặng nề, bức bối nhưng nó chẳng hề dịch chuyển.
Ẩn sau lời nói "Cái đó là cái chung rồi" là sự phụ thuộc ấy. Khi ta để mình bị phụ thuộc và chấp nhận sự phụ thuộc ấy, ẩn sau nó chính là nỗi sợ hãi.
Vì sao chúng ta sợ hãi? Vì ta quên mất hoặc chưa thực sự xác định được mục đích đúng đắn nhất của việc chúng ta cho con đến trường học để làm gì.
Nếu xác định được rồi, chúng ta sẽ linh hoạt mà tìm cách để đạt được mục đích ấy. Đến trường chỉ là một trong những lựa chọn. Và khi đến trường, nếu ta không quên mất mục đích ấy, ta cũng sẽ tìm được cách để xoay chuyển mọi thứ về đúng mục đích.
Ẩn sau lời nói "Cái đó là cái chung rồi" là sự quan liêu của tất cả, từ cha mẹ đến giáo viên và lãnh đạo. Mọi quy trình hay mục tiêu đặt ra cũng chỉ là để phục vụ cho việc giáo dục được diễn ra một cách đúng đắn, chứ việc giáo dục không phải để đảm bảo cho cái quy trình hay mục tiêu ngắn hạn ấy được diễn ra. Vì thế, quy trình, cách làm, chương trình hay mục tiêu phải là thứ luôn luôn linh hoạt và có thể điều chỉnh, thay đổi thường xuyên để việc giáo dục được chân chính nhất.
Vậy nên, làm giáo dục hay cho con đi học mà không biết mục đích thực sự của việc ấy là gì, không biết bản chất của giáo dục là gì, nó hướng đến đâu, thì cả hành trình gần 20 năm con chúng ta ngồi trên ghế nhà trường là để cho cái mạng lưới chương trình, quy trình, ... hất lên hất xuống hay sao? Có lãng phí thời gian của con trẻ và bố mẹ hay không?
Hãy nhìn xa như thế, hãy thấy tiếc cả cuộc đời con trẻ và quan sát hậu quả của sự lãng phí ấy để không tự chôn sự học của lũ trẻ trong vòng luẩn quẩn.
Độc giảNguyễn Hường
">