Nhận định, soi kèo Tianjin Jinmen Tiger vs Beijing Guoan, 18h35 ngày 9/8
本文地址:http://account.tour-time.com/news/00d499317.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Soi kèo phạt góc Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1
Nhan sắc cuốn hút của Anh Đào
Thông tin mới nhất về xét tuyển đại học 2016
I. Định hướng tiếp tục hoàn thiện Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tiến hành đổi mới thi, xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ).
Năm 2015, Bộ GDĐT tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia với 99 cụm thi, trong đó 61 cụm thi do các sở GDĐT chủ trì, 38 cụm thi do các trường ĐH chủ trì, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các cơ sở giáo dục ĐH sử dụng trong tuyển sinh ĐH, CĐ. Từ 4 đợt thi trước đây nay chỉ còn 1 đợt thi, áp lực thi cử đã giảm đi đáng kể.
Năm 2016, để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh không phải di chuyển xa khi tham gia dự thi, Bộ đã tổ chức 120 cụm thi, trong đó 50 cụm thi do các sở GDĐT chủ trì, 70 cụm thi do các trường ĐH chủ trì ở tất cả các tỉnh/thành trong cả nước. Kỳ thi đã được tổ chức nhẹ nhàng, nghiêm túc, được xã hội đồng tình và đánh giá cao.
Theo quy định hiện hành, các trường ĐH, CĐ được tự chủ trong công tác tuyển sinh. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, nhiều trường chưa có đủ điều kiện và kinh nghiệm để tự tuyển sinh nên Bộ GDĐT đứng ra tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia, các trường sử dụng kết quả để xét tuyển vào ĐH, CĐ, giúp giảm chi phí, tốn kém cho các trường, phụ huynh và xã hội. Nhờ kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia 2 năm qua đảm bảo được độ tin cậy, trung thực, khách quan, có tính phân hóa tốt nên hầu hết các trường ĐH, CĐ đều đã sử dụng kết quả này để tuyển sinh, không tổ chức thi tuyển sinh riêng, giảm áp lực thi cử và tốn kém. Một số ít trường có yêu cầu cao, trường có đào tạo ngành đặc thù, ngoài việc dựa vào kết quả thi THPT quốc gia đã tổ chức thêm thi đánh giá năng lực chuyên biệt hay tổ chức thi năng khiếu để tuyển được các sinh viên đáp ứng mục tiêu đào tạo của trường. Đây là kinh nghiệm tốt cần được tiếp tục phát huy.
Để đạt được kết quả nêu trên, trong Kỳ thi THPT quốc gia 2 năm qua, Bộ đã cử các trường ĐH, CĐ về các địa phương để chủ trì tổ chức cụm thi đại học; cử cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ phối hợp với các sở GDĐT trong công tác tổ chức cụm thi tốt nghiệp, nhất là ở khâu coi thi và chấm thi; tuy nhiên, điều này đã gây ra những khó khăn, tốn kém nhất định; xã hội còn băn khoăn về tính khách quan và công bằng giữa các cụm thi khi mà đề thi, hình thức thi của một số môn thi vẫn có thể tạo ra cơ hội cho những học sinh học tủ, học lệnh, quay cóp, nhìn bài trong khi thi; số ngày thi kéo dài gây khó khăn trong công tác tổ chức thi, vất vả cho thí sinh; phương thức thi, đề thi, chấm thi chưa khách quan triệt để; ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tổ chức thi và xét tuyển chưa triệt để, tỉ lệ thí sinh ảo trong tuyển sinh cao, gây khó khăn cho các trường... Đó là một số bất cập, hạn chế cần được nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện để công tác tổ chức thi, tuyển sinh năm 2017 hiệu quả hơn.
Kế thừa những kết quả đã đạt được và điều chỉnh những bất cập, hạn chế sau 2 năm thực hiện đổi mới thi, tuyển sinh, Bộ GDĐT tiếp tục tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh chính quy với một số điều chỉnh như: Tổ chức 1 loại cụm thi ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước; Điều chỉnh đề thi, hình thức thi để đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, hạn chế học lệch; Triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong xét tuyển ĐH, CĐ để hỗ trợ các trường khắc phục thí sinh ảo; Có lộ trình, bước đi hoàn thiện kỳ thi phù hợp với việc đổi mới dạy và học ở bậc phổ thông, tiến tới phương án bền vững có thể áp dụng lâu dài.
II. Phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017
1. Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 được tổ chức về cơ bản như năm 2016 với một số nội dung điều chỉnh sau:
1.1. Tổ chức cụm thi
a) Mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức một cụm thi do Sở GDĐT chủ trì dành cho tất cả các thí sinh của địa phương; các điểm thi được bố trí phù hợp, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh; các thí sinh tự do được lựa chọn địa điểm thi phù hợp với điều kiện và yêu cầu cá nhân.
b) Các Sở GDĐT bố trí cán bộ coi thi đảm bảo tính khách quan, đúng quy chế;
c) Bộ GDĐT cử cán bộ, giảng viên từ các trường ĐH, CĐ đến địa phương để phối hợp, hỗ trợ và giám sát công tác tổ chức thi, coi thi và chấm thi.
1.2. Bài thi, hình thức thi, đề thi, nội dung thi, thời gian làm bài thi và lịch thi
a) Bài thi
Gồm 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).
Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT:
- Thí sinh giáo dục THPT thi 4 bài thi gồm: 3 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc bài thi Khoa học Xã hội. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn thi một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật. Thí sinh có thể dự thi cả 5 bài thi để sử dụng kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ.
- Thí sinh giáo dục thường xuyên thi 3 bài thi gồm: 2 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc bài thi Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí). Thí sinh có thể chọn thi thêm bài thi Ngoại ngữ để xét tuyển vào ĐH, CĐ nếu có nguyện vọng.
b) Hình thức thi
- Các bài Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm; Phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh được chấm bằng phần mềm máy tính.
- Bài thi Ngữ văn, thi theo hình thức tự luận.
c) Đề thi
- Đề thi gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản nhằm mục đích xét tốt nghiệp THPT và những câu hỏi phân hóa nhằm mục đích xét tuyển ĐH, CĐ.
- Đề thi cho mỗi bài thi Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội có 60 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn với duy nhất 1 phương án trả lời đúng (gọi chung là câu hỏi trắc nghiệm); bài thi Toán có 50 câu hỏi trắc nghiệm; bài thi Ngoại ngữ có 40 câu hỏi trắc nghiệm. Đề thi các bài thi trắc nghiệm do máy tính thiết lập tự động từ ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa được cập nhật, bổ sung trên cơ sở ngân hàng đề thi đã được Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng nhiều năm qua.
- Đề thi bài thi Ngữ văn do các chuyên gia, giáo viên, giảng viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm biên soạn.
Bộ GDĐT sẽ công bố đề thi minh họa vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 năm 2016. Học sinh và giáo viên có thể tham khảo định dạng của đề thi này để ôn luyện trong quá trình dạy, học.
d) Thời gian làm bài thi: Các bài thi Toán, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội: 90 phút mỗi bài; bài thi Ngữ văn: 120 phút; bài thi Ngoại ngữ: 60 phút.
đ) Nội dung thi: Năm 2017 nội dung đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 12 THPT (năm 2018 nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT, từ năm 2019 trở đi, nội dung đề thi nằm trong chương trình 3 năm THPT).
e) Lịch thi: Tổ chức thi 2 ngày trong tháng 6, thống nhất trong cả nước. Cụ thể như sau:
Ngày thứ nhất:
+ Buổi sáng: thi bài thi Ngữ văn;
+ Buổi chiều: thi bài thi Khoa học tự nhiên.
Ngày thứ hai:
+ Buổi sáng: thi bài thi Toán và bài thi Ngoại ngữ;
+ Buổi chiều: thi bài thi Khoa học Xã hội.
1.3. Công bố kết quả thi và cấp Giấy chứng nhận kết quả thi: Sở GDĐT cập nhật kết quả thi lên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu chung của Bộ GDĐT, công bố kết quả thi và cấp cho mỗi thí sinh một Giấy chứng nhận kết quả thi.
1.4. Xét công nhận tốt nghiệp THPT: Do sở GDĐT thực hiện theo phương thức tính điểm xét tốt nghiệp như sau: 50% số điểm từ 4 bài thi (đối với thí sinh phổ thông) hay từ 3 bài thi (đối với thí sinh giáo dục thường xuyên) và 50% số điểm từ điểm trung bình kết quả học tập lớp 12.
2. Quản lý cơ sở dữ liệu tốt nghiệp THPT
a) Các thông tin của thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia được cập nhật vào hệ thống quản lý dữ liệu chung của Bộ GDĐT. Mỗi thí sinh được cung cấp một mã số thí sinh và tài khoản để kiểm tra thông tin cá nhân, kết quả thi, kết quả tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ.
b) Sở GDĐT sử dụng cơ sở dữ liệu chung này để tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh; cập nhật lên hệ thống kết quả học tập phổ thông, kết quả thi THPT quốc gia và kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT của thí sinh thuộc địa bàn quản lý.
c) Các trường ĐH, CĐ sử dụng cơ sở dữ liệu chung này làm căn cứ để tuyển sinh.
d) Bộ GDĐT sử dụng cơ sở dữ liệu chung này phục vụ cho công tác quản lý ngành.
III. Tổ chức tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy
1. Hoàn thiện quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ
Công tác tuyển sinh năm 2016 vẫn còn một số bất cập cần tiếp tục khắc phục như: tỷ lệ thí sinh ảo cao khiến các trường gặp khó khăn trong xác định điểm chuẩn; việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh mới chỉ dựa vào năng lực đào tạo của trường, chưa căn cứ vào nhu cầu thực tế của xã hội; chưa làm tốt công tác dự báo thị trường lao động để định hướng tuyển sinh các ngành nghề… Vì vậy, quy chế tuyển sinh 2016 cần tiếp tục được điều chỉnh một số nội dung để đảm bảo phù hợp, hiệu quả hơn cho năm 2017. Cụ thể:
- Kế thừa những kinh nghiệm đã đạt được về tổ chức tuyển sinh năm 2015 và năm 2016.
- Tôn trọng quyền tự chủ của các trường trong khuôn khổ của quy chế tuyển sinh để đảm bảo chất lượng đầu vào, xác định chỉ tiêu hợp lý, đảm bảo quyền lợi người học và việc tuyển sinh được thực hiện công bằng, trật tự.
- Đáp ứng tối đa nguyện vọng của thí sinh, khắc phục tối đa tác động của thí sinh ảo đến công tác tuyển sinh của các trường.
- Kỳ thi THPT quốc gia cung cấp cơ sở dữ liệu tin cậy để đa số các trường ĐH, CĐ sử dụng làm căn cứ xét tuyển; một số trường đặc thù, chất lượng cao có thể có thêm các hình thức đánh giá năng lực hoặc thi thêm các môn năng khiếu.
2. Những quy định chung
- Bộ GDĐT ban hành quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy.
- Các trường ĐH, CĐ xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh theo quy chế và công bố công khai.
- Các trường có thể tuyển sinh 1 hoặc 2 kỳ trong năm.
3. Các phương thức tuyển sinh
3.1. Xét tuyển dựa vào kết quả các bài thi THPT quốc gia
- Các trường công bố công khai tổ hợp các bài thi, môn thi của Kỳ thi THPT quốc gia được sử dụng để xét tuyển vào các ngành của trường trước khi thí sinh đăng ký dự thi.
- Sau khi có kết quả thi, thí sinh được phép đăng ký nhiều nguyện vọng xét tuyển vào ngành/trường ĐH, CĐ và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
- Bộ GDĐT sử dụng phần mềm lọc ảo để xác định danh sách thí sinh trúng tuyển với nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng mà thí sinh đã đăng ký xét tuyển. Danh sách này được gửi đến các trường để tư vấn, hỗ trợ cho các trường trong xử lý vấn đề thí sinh ảo. Các trường có thể cân đối, điều chỉnh dựa vào các điều kiện thực tế của trường đã nêu trong đề án tự chủ tuyển sinh để quyết định danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức. Đây là giải pháp hỗ trợ kỹ thuật nhằm khắc phục bất cập tỉ lệ thí sinh ảo gia tăng khi thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng vào các ngành/trường.
- Thí sinh nộp Giấy chứng nhận kết quả thi trong thời hạn quy định của trường để khẳng định nhập học tại trường. Trường cập nhật danh sách thí sinh đã khẳng định nhập học lên hệ thống quản lý dữ liệu chung.
- Việc xét tuyển có thể được thực hiện nhiều đợt trong thời gian quy định của kỳ tuyển sinh và theo yêu cầu của các trường.
3.2. Sơ tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia hoặc dựa vào kết quả học tập ở THPT kết hợp với thi đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh
Ngoài việc sử dụng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập ở THPT để sơ tuyển, các trường có thể tổ chức thi năng khiếu, thi đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh (nếu thấy cần thiết) với các hình thức phù hợp, đảm bảo không gây ra tình trạng luyện thi tràn lan, không gây vất vả, tốn kém cho thí sinh. Các trường phải công khai đề thi minh họa của bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt, phương thức thi (trắc nghiệm hay tự luận), cách tính điểm xét tuyển từ kết quả THPT và kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt.
3.3. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở THPT
Các trường thông báo cụ thể điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (lớp 12 hoặc cả 3 năm THPT). Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo yêu cầu của trường được quy định trong đề án tự chủ tuyển sinh đã được công bố công khai.
3.4. Phối hợp nhiều phương thức tuyển sinh
Các trường có thể chọn một hoặc kết hợp nhiều phương thức tuyển sinh nêu trên và quy định rõ trong đề án tự chủ tuyển sinh; đồng thời, công bố công khai chỉ tiêu xét tuyển đối với mỗi phương thức tuyển sinh.
IV. Các nhiệm vụ triển khai thực hiện trong thời gian tới
1. Đối với Bộ GDĐT
- Công bố phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 và triển khai công tác truyền thông rộng rãi để giáo viên, học sinh và xã hội hiểu rõ, tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện.
- Sửa đổi, bổ sung Quy chế thi THPT quốc gia và Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy.
- Công bố đề thi minh họa cho Kỳ thi THPT quốc gia 2017 vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 năm 2016 để giáo viên, học sinh tham khảo.
- Chỉ đạo việc cập nhật, bổ sung đề thi trên cơ sở ngân hàng đề thi đã được Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng nhiều năm qua; chuẩn bị phần mềm và hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo tổ chức thành công Kỳ thi.
2. Đối với các địa phương
- Chỉ đạo tuyên truyền chủ trương, hướng dẫn tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 và những điều chỉnh trong tổ chức thi, xét tuyển sinh ĐH, CĐ tới các cơ sở giáo dục đào tạo, các giáo viên, học sinh của địa phương mình;
- Chỉ đạo triển khai tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá trong các trường phổ thông và giúp học sinh ôn tập theo định hướng Kỳ thi.
3. Đối với các trường ĐH, CĐ
Xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh, chuẩn bị các điều kiện thực hiện tốt công tác tuyển sinh năm 2017.
Phương án kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016 đã được xã hội đánh giá thành công. Những điểm mạnh của phương án này sẽ được tiếp tục kế thừa và những điểm hạn chế sẽ được khắc phục trong phương án thi, tuyển sinh năm 2017. Với những kinh nghiệm đã tích lũy được trong 2 năm thực hiện đổi mới thi, tuyển sinh và sự đồng thuận của dư luận xã hội, chắc chắn công tác tổ chức thi và tuyển sinh năm 2017 sẽ đạt được những thành công mong đợi.
Bộ GD-ĐT
">Dự thảo phương án thi THPT và xét tuyển ĐH, CĐ năm 2017
Siêu máy tính dự đoán Wolves vs Arsenal, 22h00 ngày 25/1
Nơi giấc mơ tìm vềkhởi quay từ giữa tháng 12/2022, lấy cảm hứng từ những người cao tuổi - một mảng nội dung ít được đề cập trong phim ảnh.
Bộ phim xoay quanh câu chuyện của bà Lan (NSND Lê Khanh) và cháu nội Gia An (Lãnh Thanh). Bà Lan một mình lèo lái công ty gia đình, nuôi dạy cháu nội thành tài và mong muốn Gia An sẽ gánh vác thay mình. Trong khi đó, Gia An thông minh, năng động, muốn tiếp tục sống tự do tự tại.
Bằng lối kể chuyện nhẹ nhàng, dí dỏm, Nơi giấc mơ tìm vềkhông ngập tràn drama mà có những tình huống, câu chuyện nhỏ về mâu thuẫn thế hệ. Bên cạnh đó, chủ đề tình yêu cũng được khai thác thú vị trong phim.
Trong buổi họp báo, NSND Lê Khanh tiết lộ lý do quay trở lại với phim truyền hình sau 5 năm vắng bóng.
"Với tôi và tất cả nghệ sĩ, mỗi ngày được làm nghề đều hạnh phúc. Thời gian qua, bận rộn với những dự án điện ảnh nhưng nơi nào có duyên tôi lại tới. Sau 5 năm vắng bóng với phim truyền hình, tôi thấy có trách nhiệm với 'gia đình' nên trở về 'ngôi nhà xưa'", NSND Lê Khanh bày tỏ.
NSND Lê Khanh mong nhiều sức khỏe để truyền lại những kinh nghiệm cho thế hệ sau có những bước nghề dài hơn.
"Tương lai bất kể ngành nghề nào đều phụ thuộc vào lớp trẻ. Thế hệ chúng tôi đã làm xong nhiệm vụ của mình, để lại những giá trị nhất định. Tôi chỉ mơ ước các diễn viên ngày nay với đầy đủ cơ hội, trí tuệ, công nghệ sẽ ghi dấu ấn trong trái tim khán giả. Các bạn sẽ làm cho nghệ thuật điện ảnh Việt Nam không những hồi sinh mà còn phát triển mạnh mẽ", NSND Lê Khanh chia sẻ với VietNamNet.
Nơi giấc mơ tìm vềdự kiến được phát sóng vào 21h từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên VTV1 trong tháng 5 này.
NSND Lê Khanh, Quốc Tuấn, Tú Oanh vui vẻ ngồi ăn kemLên phim với những nét tính cách khác nhau nhưng ngoài đời, NSND Lê Khanh, nghệ sĩ Ngọc Huyền, Quốc Tuấn, Tú Oanh, Bá Anh, Thanh Dương luôn vui vẻ, vô tư mỗi khi tụ tập.">NSND Lê Khanh tiết lộ lý do quay trở lại phim giờ vàng VTV
Dựa trên yêu cầu và thực tiễn của Tân Á Đại Thành, các chuyên gia đến từ CMC Telecom đã tư vấn xây dựng mô hình Email Hybrid - mô hình được thiết kế nhằm chuyển đổi từ MDaemon sang các sản phẩm điện toán đám mây của Microsoft. Các chuyên gia CMC Telecom đã tư vấn, lên phương án lộ trình đồng thời chạy thử để đảm bảo việc chuyển đổi được trơn tru, hiệu quả và an toàn nhất.
CMC Telecom hiện đang là đối tác cung cấp giải pháp điện toán đám mây cấp 1 của Microsoft tại Việt Nam (Tier-1 Cloud Solutions Provider). Đội ngũ chuyên gia của CMC Telecom đều đã qua đào tạo, cấp chứng chỉ trực tiếp từ Microsoft. “Với lộ trình chi tiết và kế hoạch chạy thử nghiệm bài bản trước khi đưa vào sử dụng, chúng tôi hy vọng rằng sau khi kết thúc dự án, công tác vận hành hệ thống công việc khổng lồ của Tân Á Đại Thành sẽ trở nên tinh gọn, nhạy bén hơn, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho tập đoàn trong thời gian tới” - đại diện CMC Telecom chia sẻ.
Tân Á Đại Thành là tập đoàn kinh tế đa ngành với ba trụ cột: Sản xuất công nghiệp - Công nghệ cao - Bất động sản. Tập đoàn có 4 tổng công ty với 45 công ty thành viên, 17 nhà máy công nghệ cao, hơn 100 sản phẩm và nhãn hiệu, 300 chi nhánh cùng 30.000 điểm bán hàng trong và ngoài nước. Tập đoàn sẽ bước sang năm thứ 30 của hành trình phát triển vào tháng 11 năm nay. Để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo này, Tân Á Đại Thành đẩy mạnh chiến lược chuyển đổi số để hỗ trợ cho các mục tiêu về quản trị và kinh doanh sắp tới.
CMC Telecom là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam, chuyên cung cấp các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt. Hiện nay, CMC Telecom cung cấp các dịch vụ - giải pháp chuyển đổi số trên các nền tảng đám mây hàng đầu thế giới như AWS, Google, Microsoft, Oracle.
Thúy Ngà
">Tân Á Đại Thành hợp tác CMC Telecom đẩy mạnh chuyển đối số
Khi đó gặp làn sóng dót-com thứ 1, các tờ báo ở Mỹ đẩy mạnh các ấn phẩm điện tử và tuyển phóng viên ầm ầm. Mình được nhận vào 1 hãng tin lớn sau 2 cuộc phỏng vấn qua điện thoại và 1 bài thi về kiến thức tài chính. Lương của phóng viên mới ra trường lúc đó là 60 ngàn đô Canada/năm (khoảng 45 ngàn đô Mỹ).
Năm nay, tổ chức CareerCastxếp 2 nghề "phóng viên báo in" và "phóng viên phát thanh" vào Top 5 của những công việc "tồi tệ nhất" ở Mỹ. Với báo in, đây là năm thứ 3 đứng ở vị trí này. Lý do bao gồm: lương phóng viên mới vào nghề là 36-37 ngàn đô/năm - tụt xuống so với 17 năm trước - và tương lai nghề nghiệp sẽ còn tiếp tục xấu đi.
Tại sao mình lại kể chuyện này? Gần đây bọn mình khảo sát sinh viên và người đi làm ở Việt Nam về mong muốn khi chọn công việc, một số rất đông muốn có việc "ổn định". Khi mình nói chuyện với phụ huynh về nghề nghiệp của con thì phần đông mọi người nói"Anh/chị muốn cháu học nghề gì sau này dễ xin việc".
Thí sinh thi đại học năm 2016. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng |
Cả hai mong muốn này không có gì sai vì một mục tiêu lớn của công việc là mang lại thu nhập để lo cho cuộc sống của mình và gia đình. Tấm bằng và những kỹ năng giúp ta tìm được việc làm sau khi ra trường là mục tiêu đúng đắn thứ 1. Việc làm an toàn và có cơ hội phát triển là mục tiêu đúng đắn thứ 2.
Nhưng có một sự thật là nền kinh tế đang thay đổi nhanh chóng.
Trong hơn thập kỷ qua một số ngành đã thu nhỏ lại rất nhiều.
Bản thân mình đã chứng kiến mạng xã hội và các kênh thông tin số tạo nên một "đe doạ tuyệt chủng" của nghề báo giấy ở các nước phương Tây.
Hàng loạt bạn bè và đồng nghiệp đã mất việc, phải chuyển nghề vì các tờ báo đóng cửa hoặc cắt giảm.
Gần đây, ngành dầu khí - một trong những ngành xương sống của nhiều nền kinh tế - cũng đang thu hẹp do cung vượt cầu, đẩy nhiều công ty tới tình trạng phá sản.
Thí sinh tham khảo thông tin chọn nguyện vọng xét tuyển bổ sung trong kỳ tuyển sinh ĐH 2016. Ảnh: Đinh Quang Tuấn |
Xu hướng này chưa dừng lại, và các chuyên gia dự đoán sẽ còn nhiều ngành thu nhỏ, công việc mất đi và nghề không còn cần thiết nữa vì máy tính đang dần làm thay nhiều việc của con người hơn và tài nguyên thiên nhiên cạn hẹp buộc chúng ta phải sáng tạo và nhân tạo.
Vậy phải chọn nghề gì để không thất nghiệp? Mình có 2 câu trả lời:
1) Không có nghề nào an toàn 100%; và
2) Nghề nào rồi cũng sẽ ổn cả.
Tại sao lại mâu thuẫn thế? Vì không ai đoán được tương lai. Năm nay ở Mỹ một trong những nghề lương cao và dễ xin việc nhất là nghề... lái xe tải. Bao nhiêu bạn muốn làm nghề đó? Du học sinh muốn ở lại Mỹ có sẵn sàng đi học lái xe tải thay vì học Công nghệ thong tin hay Quản trị kinh doanh? Chắc là không.
Vậy nên, bạn hãy chọn ngành gì mình yêu thích (hay không ghét) và học thật tốt. Nhưng quan trọng hơn là bạn hãy trang bị cho mình khả năng thích ứng, tái tạo mình và thay đổi nghề nghiệp, và làm cho mình thành nhân lực thiết yếu ở mỗi công ty.
Làm thế nào để có được điều đó? Nếu đang là sinh viên, bạn hãy đi ra ngoài, xin thực tập, tình nguyện, tích lũy kinh nghiệm, xây dựng quan hệ... để nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc của mình. Nếu bạn ra trường rồi hay đang đi làm, hãy tiếp tục học và liên tục nâng cấp tay nghề, trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng mới. Thêm vào đó, hãy luôn nhận trách nhiệm mới và tìm cơ hội phát triển ngay nơi mình đang làm.
Nói cách khác, mục tiêu của bạn không phải là tìm việc ổn định", mà phải là trở thành người không công ty nào muốn cắt giảm. Nghĩa là trở thành nhân sự ổn định. Mình tin rằng, khi đó, dù là thời thế nào, bạn cũng sẽ cạnh tranh được với người khác và các cỗ máy tính ngày càng thông minh. Và khi đó bạn sẽ làm chủ công việc và cuộc sống của mình. Và hãy nhớ, ai cũng nên học một ngoại ngữ và tìm hiểu về những công nghệ mới!
Chọn nghề gì để không thất nghiệp?
Trường lớn, bé đều xét tuyển bổ sung – Vì đâu nên nỗi?
Tiết lộ thu nhập khủng của thợ làm tóc cho TT Pháp
Điểm chuẩn đại học 2016 của Trường ĐH Đồng Nai
友情链接