Chúng tôi có 2 người giúp việc, đều làm theo dạng bán thời gian. Một người chuyên lo chuyện đi chợ, nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa. Người còn lại là một sinh viên, phụ trách việc đưa đón, bảo ban các con tôi học hành.
![]() |
Ảnh: Đức Liên |
Thấy các con có kết quả học tập tốt, phát triển về thể chất, tinh thần nên chúng tôi khá hài lòng. Tuy nhiên đợt dịch Covid-19 đầu năm vừa qua đã làm cuộc sống của gia đình tôi có nhiều xáo trộn.
Công ty chồng tôi vẫn hoạt động nhưng chỉ mang tính chất cầm chừng. Trong khi đó, ảnh hưởng bởi dịch nên công ty tôi ngừng hoạt động. Đặc biệt thời gian sau Tết, các con nghỉ học, tôi cũng hoàn toàn ở nhà.
Do cao tuổi, có bệnh nền nên người giúp việc chuyên nấu ăn, dọn dẹp xin nghỉ để hạn chế đi lại. Em sinh viên cũng xin nghỉ tạm thời để ở quê, không dám lên thành phố vì lo ngại dịch bệnh. Lúc đó, tôi ở nhà nên cũng không tìm người mới để giúp các con.
Tôi nghĩ đây cũng là cơ hội để mình gần gũi con hơn. Tuy nhiên thời gian ở nhà, các con mới bộc lộ nhiều điểm khiến tôi không hài lòng, đặc biệt là con trai lớn.
Cháu học tốt, có ý thức trong việc học hành nhưng lười làm việc nhà. Cháu cũng không có ý thức tự chăm lo cho bản thân bởi mọi việc trước đây đã có người giúp việc đốc thúc, lo lắng. Ví dụ ăn sáng xong, cháu để nguyên bát, đũa trên bàn. Cháu không hề cho bát vào bồn để ngâm chứ chưa nói đến việc rửa.
Sau thời gian ngồi vào bàn học, cháu chỉ ôm điện thoại hoặc xem ti vi. Cháu không có ý thức giúp mẹ việc nhà, chăm sóc em. Tôi nói con mới chịu làm, với thái độ vùng vằng, khó chịu. Thậm chí, khi bị mẹ nhắc nhiều, cháu đã gắt lên khiến tôi rất bất ngờ. Tần suất hai mẹ con cãi nhau, bực bội ngày càng dày lên.
Không yêu cầu con làm việc giúp cả gia đình, tôi chỉ yêu cầu con làm việc để tự phục vụ bản thân như tự cho quần áo vào máy giặt, ăn xong tự rửa dọn, sắp xếp lại phòng riêng… nhưng con không chịu làm hoặc làm một cách miễn cưỡng, chống đối. Cháu thường xuyên gắt gỏng việc bị “giảm lỏng” ở nhà, không được ra ngoài gặp gỡ bạn bè, tụ tập… Mọi chuyện vô cùng căng thẳng.
Tuy nhiên sau đó, một chuyện xảy ra đã làm con tôi thay đổi. Một lần, cháu vào mạng và xem được hình ảnh những học sinh tiểu học đi cách ly vì lớp có một học sinh dương tính với nCoV. Con tôi còn đọc được thông tin các em phải ở trong phòng, chỉ đi ra ngoài nếu như có việc cần thiết. Một số em mang sách vở để học cho đỡ quên kiến thức. Tuy nhớ nhà nhưng các em đều ý thức được trách nhiệm của bản thân nên rất nghe lời thầy cô và các nhân viên y tế.
Hình ảnh và thông tin đó đã làm con trai tôi suy nghĩ. Cháu đem chuyện đó kể với mẹ. Tôi cũng phân tích thêm cho con hiểu, việc mình còn được ở nhà và mạnh khỏe là điều vô cùng may mắn. Biết bao người đã phải đi cách ly đến nơi xa lạ, thiếu thốn nhiều thứ. Thậm chí là các em nhỏ như mầm non, tiểu học… Tuy vậy các em đã rất nỗ lực để vượt qua thời gian cách ly.
Con nghe và không nói gì thêm. Nhưng tôi hiểu con thực sự bị tác động mạnh bởi chuyện này. Bởi sau đó, con đã có nhiều thay đổi trong cách suy nghĩ, hành vi. Điều thay đổi đầu tiên, con trai tôi đã không còn kêu ca việc phải ở nhà, dừng tất cả các trò giải trí ở bên ngoài.
Cháu cũng ý thức hơn trong việc của cá nhân. Một tối, khi đang chuẩn bị bữa cơm trong bếp, tôi thực sự giật mình khi con hỏi: “Mẹ có cần con giúp gì không?” thay vì: “Mẹ, tối nay có gì để ăn thế?” như trước.
Những thay đổi có thể không quá lớn lao với nhiều người nhưng thực sự là một cuộc “cách mạng” đối với con trai tôi. Vì vậy, việc kỳ nghỉ hè này tiếp tục ở nhà và học tập, sinh hoạt cùng nhau không còn căng thẳng với gia đình tôi nữa. Gia đình bạn thì sao? Bạn có thể chia sẻ kỳ nghỉ hè tại gia với chúng tôi không?
Độc giả Lâm Hồng(Hà Nội)
Tôi đang không biết nên vui hay buồn với kế hoạch nghỉ hè thời Covid của vợ.
" alt=""/>Con tôi nhận được bài học lớn khi ở nhà mùa dịchNhưng điều khiến Lài ngày càng trở nên chán nản, mệt mỏi thậm chí là bế tắc, đó là thói ghen tuông không thể nào tưởng tượng nổi của bạn trai. Và đỉnh điểm của sự ghen tuông này đã khiến mới đây Lài bị sa thải, mất việc.
Từ ngày quen và cho đến bây giờ, gần như ngày nào Dương cũng nhắn tin, gọi điện hỏi Lài ở đâu, làm gì. Anh thường xuyên yêu cầu cô phải chụp ảnh, thậm chí quay clip hiện trường cô đang ngồi cà phê với những người bạn để xem có đúng như lời cô nói.
Có trưa, Lài nhắn cô đang ngồi quán trà sữa ở quận 1 với hai cô bạn thân. Dương không nói không rằng, chạy từ chỗ làm ở Hóc Môn hơn 30 cây số lên. Gần tiếng sau, anh gọi điện: "Tôi đứng ngay trong quán trà sữa mà không thấy em. Em nói thật đi, em đang ở đâu?".
Lài nghẹn đắng. Ngồi trà sữa một lúc, cô với hai cô bạn rủ nhau lượn lờ shopping. Dù cũng biết Dương hay ghen nhưng cô không ngờ anh không tin mình, cứ rình rập muốn "bắt quả tang" đến vậy.
Một lần khác, vào cuối tuần, Dương chở Lài đến sự kiện do công ty cô tổ chức. Lài chỉ đến bàn giao tài liệu tầm 30 phút nên Dương ngồi chờ ở quán cà phê trước tòa nhà.
Một lúc sau, Lài choáng váng khi chị lễ tân công ty báo cho cô biết, Dương gọi điện lên tận công ty để hỏi có thật hôm nay thứ 7 công ty vẫn có sự kiện.
Lài gào lên như một con thú bị thương: "Anh có bị điên không? Anh chở tôi đến đây, anh ngồi ngoài này chờ mà anh còn đi điều tra xem tôi có phải đi làm không".
Rất nhiều lần hai người cãi vã, xung đột vì sự đa nghi, ghen tuông của Dương. Có lần, Dương lao vào tát, đánh bạn gái vì những lý do như điện thoại không liên lạc được, nhắn tin vài phút sau chưa thấy phản hồi...
Sau đó, Dương ỉ ôi xin lỗi, thanh minh cũng vì quá yêu, vì sợ mất em, anh không kiểm soát được.
Dù vô cùng ức chế, bị nghi ngờ, không được tin tưởng, Lài lại tự bao biện là vì anh ấy quá yêu mình. Trừ tính ghen tuông vô cớ, Dương là chàng trai tốt tính, nhiệt tình, công việc ổn định.
Mới đây, Lài được giao đi công tác ở Cần Thơ 4 ngày. Chưa cần biết thế nào, Dương phản đối kịch liệt, vẽ ra đủ thứ nguy cơ, cạm bẫy với bạn gái khi không có mình bên cạnh.
Lài lắc đầu ngán ngẩm, cô mệt mỏi đến độ, chỉ nói: "Anh lấy quyền gì cấm em đi công tác?". Dương nhảy dựng lên, quy chụp ngay cô lấy cớ đi công tác thật ra để tằng tịu, hẹn hò với thằng nào.
Bực tức không kiềm chế được, Lài đuổi Dương ra khỏi khu nhà trọ. Vậy mà ngay sáng hôm Lài soạn vali chuẩn bị đi thì Dương xuất hiện ở nhà trọ. Anh đi vào, giật điện thoại của cô và... dùng dây thừng trói cô trên ghế, lấy khăn bịt miệng cô lại.
Dương ngồi bên cạnh vừa vuốt ve bạn gái vừa thủ thỉ: "Anh xin lỗi em! Nhưng cũng chỉ vì anh quá yêu em, sợ mất em! Xa em vài ngày, anh không chịu được!".
Đến giờ đi công tác không có mặt, không gọi điện báo cũng không liên lạc được, làm cho mọi người nhốn nháo, công việc dang dở, sau hôm đó, Lài nhận quyết định cho thôi việc. Cô cũng không còn mặt mũi nào để đi làm.
Lài giận Dương vài hôm, lại nghe anh ỉ ôi điệp khúc vì anh quá yêu em. Trong khi Lài đang thất nghiệp, Dương cầu hôn với lý lẽ em ở nhà anh nuôi.
Nhiều người biết chuyện can ngăn đủ điều, còn Lài lại đang xiêu lòng khi thấy mình cũng đã đến tuổi lập gia đình, cô cũng đã trao thân cho Dương. Hơn nữa, cô gái băn khoăn liệu có tìm được ai yêu mình như Dương, cô cũng hy vọng khi cưới rồi, một khi đã là của nhau, anh sẽ bớt ghen tuông...
Thế nhưng, trong sâu thẳm lòng mình, có một nguyên nhân Lài thật sự lăn tăn mà chẳng dám nói ra, nếu mà từ chối, từ mất việc đến mất mạng cũng không xa, khó có chuyện Dương để cô yên. Có đôi lần Lài giận dỗi muốn chia tay, Dương đã dọa chém, dọa giết với lời thề "chúng ta không sinh cùng ngày cùng tháng nhưng chết cùng tháng cùng ngày".
Theo một chuyên gia tâm lý, người có máu ghen tuông coi người yêu là tài sản của mình, từ đó hạn chế quyền tự do, bình đẳng và phát triển bản thân. Điều này dẫn đến bất hòa, liên tục gây gổ, thậm chí bạo hành.
Có người ghen tuông đến mức độ bệnh hoạn, hoang tưởng kéo theo rối loạn về hành vi, cảm xúc. Căn bệnh này đầu độc đời sống lứa đôi, làm đối tượng bị ghen cảm thấy bị sỉ nhục, còn người ghen chẳng yên ổn gì. Người ghen tuông bệnh hoạn lúc nào cũng cảm thấy thiếu tự tin, nghi ngờ, buồn chán, thất vọng, âu lo...
Theo bà, bệnh ghen tuông, cuồng yêu gần như không thể chữa, chỉ có cách là phòng ngay từ đầu, trong giai đoạn tìm hiểu. Trong tình yêu, các bạn gái cố gắng giữ thân, không vượt quá giới hạn, tránh việc đối phương mặc định đã là "người của mình".
Nếu đã lỡ bước vào mối quan hệ với người ghen tuông, việc cần nhất là tìm cách thoát thân một cách an toàn.
Theo Dân Trí
Tôi đã từng nghĩ tới chuyện li hôn, cũng đã bóng gió đề cập, chồng tôi nói nhất định không ly hôn.
" alt=""/>Mất việc vì bạn trai ghen tuông bệnh hoạn, vẫn lăn tăn 'có nên cưới?'Từ lâu, anh Nguyễn Xuân Hiệp (SN 1979, trú phường An Đông, TP Huế) không chỉ được biết đến là một doanh nhân trẻ mà còn được nhiều người nhắc đến với thái độ cảm phục vì các hoạt động thiện nguyện.
![]() |
Chân dung vị giám đốc doanh nghiệp (bên trái) dùng mạng xã hội giúp người nghèo. |
Là giám đốc của một công ty kinh doanh xăng dầu ở Thừa Thiên Huế, từ nhiều năm trước anh Nguyễn Xuân Hiệp đã bén duyên với công tác từ thiện.
Lúc ấy, anh thường tổ chức quyên góp những vật dụng như chăn, quần áo, đồ dùng sinh hoạt cho bà con ở các xã miền núi thuộc huyện A Lưới.
![]() |
Gần 10 năm hoạt động từ thiện, anh Hiệp và nhóm bạn kêu gọi giúp đỡ hàng trăm mảnh đời bất hạnh. |
Về sau, thấy nhiều người nghèo khổ không có đủ tiền để an táng cho người thân, anh đã đứng ra tổ chức quyên góp tiền mua quan tài và xây mộ cho người nghèo.
Nhiều người vẫn bảo, Hiệp có cách làm từ thiện “có một không hai” và không phải ai cũng làm được.
Mỗi lần có trường hợp khốn khó, anh Hiệp và nhóm bạn đến tận gia đình của họ, sau đó kêu gọi “Trợ giúp tiền mua quan tài và chi phí mai táng” trên trang Facebook cá nhân để kêu gọi bạn bè, cộng đồng ủng hộ.
“Người ta vẫn bảo mạng xã hội là thế giới ảo nhưng tôi lại tìm được giá trị thật ở đó. Phải nói là tôi đã phải rất “nhẵn mặt” để suốt ngày lên mạng xã hội xin tiền cho người nghèo.
![]() |
Anh Hiệp và nhóm thiện nguyện kịp thời giúp đỡ các hoàn cảnh nghèo khó. |
Nhiều năm làm công tác thiện nguyện, đã có hàng trăm trường hợp được tôi kêu gọi và cộng đồng giúp đỡ với hàng tỷ đồng.
Trung bình mỗi tháng, tôi kêu gọi giúp đỡ cho 5 -7 trường hợp. Mỗi trường hợp ít nhất cũng 20 triệu đồng, có trường hợp nhiều, gần 1 tỷ đồng”, anh Hiệp chia sẻ.
Kỷ niệm khó quên
Khi “nhẵn mặt” làm từ thiện thông qua mạng xã hội, nhiều người vẫn nói với anh Hiệp rằng, hoạt động từ thiện xuất phát từ cái tâm của mình nhưng luôn có hai mặt. Khi làm tốt thì được xã hội, mọi người đón nhận nhưng chỉ cần một sai sót nhỏ, người làm có thể sẽ mang tiếng cả đời.
Hiệp bảo, anh không sợ những điều tiếng bởi theo anh, chỉ cần làm việc có tâm và minh bạch mọi nguồn ủng hộ thì sẽ được mọi người đồng hành, hỗ trợ.
![]() |
Anh Hiệp cùng nhóm bạn trao tiền ủng hộ cho gia đình em Thuận. |
Để làm tốt điều này, sau mỗi lần đăng tải các trường hợp gia đình khốn khó cần giúp đỡ, anh Hiệp cũng đăng công khai trạng thái biến động tài khoản và danh sách các nhà hảo tâm ủng hộ.
Sau khi “chốt” được số tiền ủng hộ, anh Hiệp cùng nhóm bạn đến tận những gia đình này, trao trực tiếp tiền mặt và đăng bài cảm ơn, công khai danh sách các nhà hảo tâm.
“Làm từ thiện cũng có những niềm vui, nỗi buồn và nhiều kỷ niệm khó quên”, vị giám đốc tâm sự.
Anh Hiệp nhớ nhất chuyện một mạnh thường quân ủng hộ 100 nghìn đồng nhưng lại chuyển nhầm lên thành 100 triệu đồng.
Anh Hiệp cho biết, giữa tháng 8/2020, anh và nhóm bạn nhận được tin em Nguyễn Đình Thuận (SN 2003, trú phường Kim Long, TP Huế) trên đường đi học về thì không may bị tai nạn, tử vong.
Em Thuận có hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn khi mẹ mất lúc em 6 tuổi, do cuộc sống nghèo khổ nên bố em đi làm xa. Thuận ở với ông bà nội trong căn nhà cấp 4 rách nát.
Ngay sau khi biết tin, anh Hiệp cùng nhóm thiện nguyện đến gia đình tìm hiểu hoàn cảnh và đăng bài kêu gọi ủng hộ trên Facebook. Chỉ ít ngày sau, trường hợp của em Thuận được cộng đồng mạng giúp đỡ số tiền gần 146 triệu đồng.
Điều bất ngờ là khi anh Hiêp cùng nhóm thiện nguyện vừa trao tiền cho ông bà nội em Thuận thì nhận được phản hồi của chị Đặng Thị Minh (trú tại Quảng Bình) về việc chị chuyển nhầm tiền ủng hộ em Thuận từ 100 nghìn đồng thành 100 triệu đồng.
![]() |
Anh Hiệp hoàn lại tiền cho nhà hảo tâm sau sự cố người này chuyển nhầm. |
“Chị Minh có gửi hồ sơ sao kê của ngân hàng về việc chuyển tiền để chứng minh sự nhầm lẫn này. Chúng tôi cũng đến ngân hàng kiểm tra và xác thực chị Minh có chuyển 100 triệu đồng để ủng hộ. Tuy nhiên, giờ tiền đã trao cho gia đình họ rồi, mở lời để xin lại không phải là dễ”, anh Hiệp nhớ lại.
Điều may mắn, sau khi nghe anh Hiệp và đoàn thiện nguyện trình bày “sự cố” hy hữu này, ông bà nội của em Thuận đã không chút đắn đo, xin được hoàn trả 100 triệu đồng cho nhà hảo tâm.
“Khi tìm hiểu kỹ hơn về hoàn cảnh của em Thuận, chị Minh đã đổi ý. Theo đó, từ việc ủng hộ 100 nghìn đồng chị đã gửi tặng gia đình em Thuận 10 triệu đồng.
Chính vì vậy, chúng tôi chỉ phải chuyển trả cho nhà hảo tâm 90 triệu đồng. Đây là kỷ niệm khiến tôi nhớ mãi”, anh Nguyễn Xuân Hiệp tâm sự.
Cũng như anh Hiệp, mặc dù sự việc đã diễn ra gần 1 năm nhưng chị Đặng Thị Minh vẫn nhớ như in.
Thời điểm đó, chị thấy anh Hiệp đăng lời kêu gọi trên Facebook để xin tiền mua quan tài và mai táng phí cho em Thuận.
“Của ít lòng nhiều, tôi muốn đóng góp chút ít hỗ trợ gia đình em Thuận nhưng khi chuyển tiền, tôi lại bấm nhầm thành 100 triệu đồng. Sau đó, tôi được anh Hiệp và gia đình em Thuận hoàn trả.
Sau kỷ niệm đáng nhớ, tôi kết nối với anh Hiệp nhiều hơn để ủng hộ một phần kinh phí cho những người khó khăn khác”, chị Minh nhớ lại.
Quang Thành
(Còn nữa)
7 năm qua, cụ Vàng cùng con gái mua vải về cắt, may chăn, quần áo rồi giao cho các hội từ thiện, để gửi tặng người nghèo, người lang thang trên đường mỗi đêm.
" alt=""/>Vị doanh nhân của những cảnh đời ‘chết không có quan tài’