Rồi đến một ngày, tất cả các mạch điện tử thường được tích hợp vào điện thoại thông minh sẽ chuyển sang thiết bị đeo và người dùng sẽ không cần xem điện thoại nữa.
iPhone thế hệ tiếp theo sẽ không có khe cắm tai nghe. Nếu lời đồn là có thật thì một số người sẽ ủng hộ bởi vì đầu cắm âm thanh 3,5mm theo nghĩa đen là công nghệ xưa cũ tận thời nữ hoàng Victoria. Đây là phiên bản nhỏ của đầu cắm 6,35mm đã được phát minh năm 1878 cho các công ty điều hành dịch vụ điện thoại. Loại bỏ các khe cắm này sẽ làm cho iPhone mỏng hơn, đơn giản và chống thấm nước tốt hơn.
Nhưng cũng có không ít luồng ý kiến không ủng hộ. Vì loại bỏ đầu âm thanh này gây hại cho người sử dụng, làm cho nhiều loại tai nghe nhét vào vành tai (earbud), và nhiều loại tai nghe được sản xuất trong hàng chục thập kỷ qua vô dụng, trong lại khi không có đầu chuyển đổi. Đó là chưa kể đến vấn đề bản quyền âm nhạc, ngăn chặn nghe nhạc trái phép.
Nếu không có đầu cắm 3,5 mm, iPhone phiên bản mới có thể sẽ bán kèm tai nghe không dây, kết nối Bluetooth (công ty đã đăng ký nhãn hiệu "Airpods" thông qua một công ty vỏ bọc khác) hoặc tai nghe iPhone mới sẽ sử dụng cổng Lightning. Hoặc cả hai.
Tai nghe không dây gắn trong vành tai Here One của Doppler Lab chứa đa bộ xử lý đa nhân.
Apple không phải là công ty đi đầu. Điện thoại Moto Z của Motorola không có khe cắm âm thanh. Một số công ty nhỏ ở Trung Quốc cũng loại bỏ khe cắm này. Nhưng nếu Apple làm vậy, bạn có thể tin rằng các công ty còn lại trong ngành công nghiệp sẽ đi theo.
Và trong khi báo chí công nghệ đang xôn xao về khả năng “tuyệt chủng” của đầu cắm tai nghe, một chuyện thực sự quan trọng khác đang diễn ra: giao diện người dùng (UI) của điện thoại thông minh đang chuyển đổi thành phân tán và vô hình. Những xu hướng này sẽ làm cho điện thoại thông minh (smartphone) lỗi thời.
Chỉ cần nhìn vào những gì đang xảy ra với dòng tai nghe gắn vào vành tai (earbud).
Cuộc cách mạng earbud
Doppler Lab gần đây đã công bố một sản phẩm tai nghe mới và gọi Here One là "nền tảng điện toán đầu tiên của thế giới đặt trong tai". Về mặt công nghệ, tai nghe này giống điện thoại thông minh iPhone hơn là tai nghe iPhone.
Giống như các loại tai nghe earbud hiện có của bạn, Here One cho phép bạn nghe nhạc, podcast có trong smartphone và cho phép nhận, gọi điện thoại.
Nhưng không giống dòng tai nghe gắn trong bình thường, Here One tích hợp công nghệ xử lý âm thanh với đa bộ xử lý đa lõi cùng nhiều microphone. Chúng được điều khiển thông qua một ứng dụng di động (app) trên smartphone.
Trong khi tai nghe bạn đang dùng không phức tạp hơn “2 chiếc lon nối nhau bằng sợi dây” là mấy, Here One mạnh hơn máy tính của bạn vài năm trước đây.
Bạn có thể dùng ứng dụng tùy chỉnh những gì bạn nghe. Bạn có thể tắt âm thanh con nít khóc - bạn vẫn nghe thấy tất cả mọi thứ ngoại trừ em bé. Nếu đang ở trong một nhà hàng ồn ào và cố gắng để có thể trò chuyện, bạn có thể tắt hay lọc âm thanh nền ồn ào. Bạn có thể nghe nhạc trong khi chặn âm thanh xung quanh, hoặc bạn có thể nghe cả hai cùng lúc nếu muốn.
Những thủ thuật âm thanh nâng cao nói trên đòi hỏi phải có hiệu năng xử lý cao, diễn ra trong các “bông” tai nghe. Ví dụ, bất kỳ âm thanh nào trong môi trường cũng được "ghi âm", xử lý, sau đó được bật lại có hoặc không có hiệu ứng chỉnh sửa, và điều này có thể xảy ra nhanh đến nỗi mà bạn không biết thiết bị xử lý từ lúc nào.
Doppler tuyên bố rằng công nghệ lọc thích nghi không loại bỏ các tần số cụ thể một cách “mù quáng”, mà thay vào đó biết “nghe” âm thanh trong môi trường, xác định tiếng ồn ảnh hưởng, sau đó lọc dựa trên những gì "muốn nghe." Một điểm có thể bật mí thêm là nếu một em bé khóc bên trái của bạn, và nếu bạn ra lệnh lọc nguồn thanh âm này thì hệ thống lọc sẽ vận hành khác nhau ở tai nghe trái và phải để tối ưu hóa việc lọc tiếng ồn.
Here One hứa hẹn sẽ bán ra thị trường sản phẩm này vào cuối tháng 11/2016 và khách hàng có thể được đặt mua trước ngay từ thời điểm hiện tại ở mức giá 299USD.
Công nghệ Here One của Doppler Labs là một phần của cuộc cách mạng tai nghe đặt trong. Hãy tiếp tục xem xét sản phẩm tai nghe gắn trong Bragi Dash 299 USD.
Tai nghe thông minh gắn trong vành tai (earbud) Bragi Dash
Earbud này kết nối không dây và đồng bộ với nhau bằng cách sử dụng công nghệ cảm ứng từ tầm ngắn (NFMI). Mỗi bên tai nghe chứa 23 cảm biến, giúp theo dõi nhịp tim, các yếu tố môi trường và nhiều hơn nữa. Bragi Dash có các điều khiển khác nhau trên tai trái và tai phải như nhạc, âm lượng, chức năng đếm thời gian tập luyện thể dục thể thao (như tính thời gian bắt đầu và ngừng các động tác như chạy bộ, gập bụng). Khi bạn rà qua các tùy chọn, một giọng nói trong tai nghe đọc ra các tùy chọn và cung cấp thông tin phản hồi.
Các tai nghe này cũng có "trí tuệ". Ví dụ, khi bạn chưa bật chúng lên, chỉ cần đặt vào trong vành tai là chúng tự khởi động và kết nối với điện thoại của bạn (sau khi bạn đã thực hiện một kết nối bắt cặp ban đầu) - các bông tai nghe nhận biết được chuyển động khi chúng bị nhét vào vành tai và tự bật chạy.
Giống như Here One, Bragi Dash cho phép bạn kiểm soát riêng biệt âm lượng nhạc và tiếng ồn xung quanh. Bằng cách điều chỉnh nhạc và tiếng ồn xung quanh (chế độ Transparency mode), bạn có chế độ nghe siêu rõ.
Here One và Bragi Dash đại diện cho tương lai của tai nghe đặt trong - được nạp trí thông minh, sức mạnh điện toán và khả năng tuỳ chỉnh những gì bạn muốn hay không muốn nghe.
Nhưng, công nghệ này có ảnh hưởng gì đến tương lai của điện thoại thông minh?
Đích tới: giao diện smartphone phân tán
Dù tuyệt vời như vậy, thế hệ kế tiếp của tai nghe earbud vẫn bị chỉ trích, phàn nàn. Người ta nói giá còn quá đắt, vẫn phải mất công sạc pin và các tai nghe không dây Bluetooth có độ tin cậy thấp hơn các tai nghe có dây. Nghe có quen quen? Trước đây đồng hồ thông minh và các thiết bị đeo khác cũng bị góp ý như vậy.
Google Glass đã “thân bại danh liệt” trước tòa án dư luận, khi các nhà báo nói rằng mẫu thử nghiệm beta đeo lên trông vụng về và không hợp nhãn - chẳng khác gì đeo một chiếc xe điện cá nhân Segway lên mặt. Đa số đều cho rằng thiết bị đeo mang lại nỗi thất vọng lớn.
Nhưng thiết bị đeo chỉ có ích khi thay thế một là giao diện người dùng smartphone hoặc chính bản thân điện thoại.
Nếu người dùng chỉ cần nhìn vào màn hình trên đồng hồ thông minh (smartwatch) thay vì điện thoại, vậy thì smartwatch đã có thể làm công việc của mình. Nếu lúc nào cũng vẫn phải trực tiếp đụng đến điện thoại, vậy dùng smartwatch để làm gì?
Sự thay đổi đang diễn biến. Từng bước một, giao diện người dùng smartphone sẽ được thay thế bằng thiết bị đeo. Ví dụ, tai nghe Here One là minh chứng trong hiện tại (sau này pin sạc xong có thể dùng cả ngày), bạn sẽ luôn luôn đeo chúng. Và nếu bạn luôn luôn đeo tai nghe, loa trên điện thoại sẽ không còn cần thiết.
Khi ngày càng có nhiều phần mềm trợ lý ảo và chương trình tự động, chúng ta sẽ dần trò chuyện nhiều hơn với điện thoại thông minh thông qua các thiết bị đeo thay vì cứ phải chạm màn hình. Nội dung thông báo và cập nhật sẽ được truyền đạt qua tai nghe không dây. Các cảm biến âm sẽ thông báo cho chúng ta biết các loại rung động ngày càng tinh vi.
Mạch điện tử hiện đang nằm trong mắt kính thông minh (smartglasses) sẽ hòa vào trong mắt kính và kính râm bình thường, và chúng ta chỉ cần chạm hay quẹt nhẹ để xem hình ảnh, phim được xử lý trong chế độ thực tế ảo tăng cường (augmented reality) hay hỗn hợp (mixed reality).
Tai nghe Here One của Doppler Lab là một ví dụ tuyệt vời về tương lai của tất cả thiết bị đeo: Chúng quá tốt đến nỗi có thể biến điện thoại thông minh trở nên lỗi thời.
Thực tế ảo hỗn hợp và tăng cường rồi sẽ làm chuyện gì đó tương tự. Cuối cùng, chúng ta sẽ thích hình ảnh được chiếu trực tiếp vào mắt hơn là phải nhìn vào màn hình điện thoại.
Điện thoại thông minh sẽ phải ẩn sâu trong túi, nhường sân khấu chính cho tai nghe thông minh trong tương lai không xa?
Trong tương lai, tai nghe thông minh và mắt kính thông minh sẽ làm việc cùng nhau, xử lý dữ liệu âm thanh và hình ảnh đầu vào, tạo ra trải nghiệm vượt xa khả năng của điện thoại thông minh.
Cuối cùng, người dùng sẽ lựa chọn những điện thoại thông minh nhỏ hơn mà hầu như không bao giờ lấy ra khỏi túi, ví hay ba lô. Rồi một ngày tất cả các mạch điện tử thường được tích hợp vào điện thoại thông minh sẽ chuyển sang smartwatch và người dùng sẽ không cần xem điện thoại nữa.
Tầm nhìn "điện toán cá nhân" di động này sẽ phát triển mạnh ở khía cạnh riêng tư cá nhân. Không ai xung quanh nghe được tiếng trò chuyện của ta và trợ lý ảo, cảm nhận run động hay xem thông tin trực quan đang được chiếu vào mắt ta. Các thiết bị đeo sẽ làm việc cùng nhau để cung cấp cho người dùng một giao diện người sử dụng vô hình.
Cuối cùng, tầm nhìn đa thiết bị đeo này, sử dụng chúng như giao diện chính hoặc duy nhất để kết nối rồi thay thế điện thoại thông minh... sẽ làm cho người dùng cảm thấy chính họ mới là cỗ máy trung tâm.
Xét cho cùng, đầu cắm tai nghe của Apple không phải là chuyện gì quan trọng. Công nghệ xử lý âm thanh số sắp thay đổi triệt để cách thức người dùng sử dụng điện thoại thông minh. Cuối cùng, trong tương lai, các thiết bị đeo thông minh hơn sẽ kết thúc nhu cầu dùng smartphone.
Theo PC World VN/Computerworld
XEM THÊM
Dân mạng chế ảnh săn Pokemon không thể nhịn cười " alt="Thiết bị đeo sẽ 'soán ngôi' điện thoại thông minh?">
2025-02-20 14:09
Thiết bị đeo sẽ 'soán ngôi' điện thoại thông minh?
Từ những tiểu thuyết đã bị chế tác lệch so với bản gốc, đến những tựa game bị gán mác “Tây Du” vô tội vạ đã khiến cho khán giả bị nhầm lẫn về cốt truyện thú vị này. Điều đó vô tình khiến cốt truyện Tây Du bị tam sao thất bản, đã có rất nhiều tiểu thuyết ra đời như: Tây Du Ký, Phong Thần Diễn Nghĩa, Bảo Liên Đăng,… Nếu có một tựa game thật sự đúng chất “Tây Du” và dựa theo cốt truyện chuẩn mực thì đó chính là Tây Du Truyền Kỳ.
Tây Du Truyền Kỳ là tựa game client 3D có đồ hoạ đẹp mắt, lột tả vẻ đẹp sơ khai thời kỳ hồng hoang đến mức hoàn mỹ. Khi mà Bàn Cổ khai thiên lập địa, Tam tộc tranh đấu không ngừng, nhân tộc xuất hiện bắt đầu dựng nước, phân chia bờ cõi. Theo thần thoại ghi lại thì từ hàng ngàn năm trước, nhân tộc sinh ra đã có thể tu tiên, học đạo, vận khí chiến đấu, sức mạnh không thua kém bất kỳ thần tiên hay yêu ma nào. Bởi vậy mà nhân tộc dưới sự dẫn dắt của Hiên Viên Hoàng Đế tỏ ra kiêu căng, tự mãn dám chống lại trời, dẫn đến sự trừng phạt của thiên đình làm chiến tranh kéo dài liên miên.
Điển tích nổi tiếng trong Tây Du chính là việc Đắc Kỷ - hậu duệ của Yêu tộc mê hoặc Trụ Vương khiến dân chúng rơi vào cảnh nước mất nhà tan, kết thúc thời đại trị vì của nhà Chu. Đế Thích Thiên dẫn đầu Ma tộc đối chọi với Tiên tộc, lại ôm mộng bá chủ muốn diệt sạch Yêu tộc thấp bé để nâng cao vị thế. Vậy nên dẫn đến những cuộc chiến long trời nở đất và tạo thành những điển tích nổi tiếng trong lịch sử.
Khai thác trọn vẹn cốt truyện Tây Du và được lồng ghép vào các Non-player character (NPC) và các hoạt động PVE trong game, người chơi khi tham gia Tây Du Truyền Kỳ sẽ trở thành hậu duệ của một trong 4 Tộc lớn và lựa chọn sự nghiệp mình theo đuổi. Xưng Đế, dựng nước, tu tiên, nhập ma, tất cả những ước muốn của người chơi đều sẽ trở thành sự thật trong Tây Du Truyền Kỳ.
Là game client 3D, Tây Du Truyền Kỳ vẫn theo lối đánh target quen thuộc với hiệu ứng kỹ năng lộng lẫy, sắc nét, nhiệm màu huyền ảo của thế giới thần thoại cổ xưa. Tạo hình nhân vật oai hùng, ma mị, dũng mãnh và đậm chất điện ảnh như những chiến thần thực thụ. Các phó bản trong Tây Du Truyền Kỳ được dựng lại và mô tả theo những điển tích nổi tiếng trong Tây Du như: Tôn Ngộ Không sinh ra từ hòn đá, Đại náo thiên cung, Hầu tử trộm đào…..
Đặc biệt với bộ cài cực nhẹ chỉ 1,6MB thì hệ thống tính năng đồ sộ của Tây Du Truyền Kỳ sẽ khiến người chơi thoả mãn. Khác biệt khá nhiều về đồ họa so với những tựa game lai tạp, chế tác cốt truyện dị bản, Tây Du Truyền Kỳ mới thực sự là game “chuẩn Tây Du” khi có nội dung game có hồn của Tây Du Ký và Phong Thần. Kết tinh từ nhiều câu chuyện thần thoại, liên tục mở ra những cuộc phiêu lưu mới cho người chơi, game thủ sẽ có những cảm xúc khó quên khi tự tay trải nghiệm tựa game này 0900 ngày 09/11 tới đây.
Tải game ngay tại: http://taydu.360play.vn/intro/taydu/teaser/index.html
BI VI
" alt="Tây Du Truyền Kỳ game client 3D vượt 'bão” Tây Du">
2025-02-20 13:40
Tây Du Truyền Kỳ game client 3D vượt 'bão” Tây Du
2025-02-20 13:29
Nhận định, soi kèo Velez Sarsfield vs Godoy Cruz, 07h30 ngày 18/2: Chủ nhà chưa thể đứng dậy
Như ICTnews đã đưa, trong tháng 10/2015 thanh tra Sở TT&TT Hà Nội đã phát hiện Công ty TNHH Đầu tư Vinamob (do ông Lian Kwok Keong, quốc tịch Singapore làm Tổng Giám đốc) đã cấu kết với 3 doanh nghiệp trụ sở tại Trung Quốc cung cấp dịch vụ nội dung thông qua việc cài đặt sẵn các mã lệnh nhắn tin đến đầu số 8x61 trên các máy điện thoại Trung Quốc.
Liên quan đến vụ việc này, kết luận số 199 của thanh tra Sở TT&TT Hà Nội đã nêu rõ thủ đoạn tinh vi của Vinamob và 3 công ty tại Trung Quốc là Global Wireless Consulting (GWC), Bei Jing Chang Yuan Hong Da Technology (HK Canal) và Phone Me Technology (Shiny Mobi).
Cụ thể, 3 công ty nói trên đã thiết lập hệ thống thiết bị máy chủ đặt tại Trung Quốc để kết nối với hệ thống thiết bị của Vinamob đặt tại Việt Nam phục vụ hoạt động phi pháp. Toàn bộ nội dung tin nhắn trả về cho khách hàng được truy xuất từ máy chủ của 3 đối tác, máy chủ của Vinamob chỉ thực hiện chức năng tính cước, ghi lại nội dung tin nhắn đến và đi của máy khách hàng để đối soát với các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam.
Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội phát hiện Vinamob bắt đầu hợp tác với Công ty Global Wireless Consulting (trụ sở tại Bắc Kinh) từ ngày 25/3/2011 để cung cấp dịch vụ với mã lệnh G11, G22, G23, G44, G55, G66, G77, G88. Nội dung thông tin số cung cấp cho khách hàng gồm các đoạn chữ không có dấu và không có ý nghĩa, hoặc dẫn đến một trang web. Ví dụ: “Xin vui long mo GPRS, ket noi Wap de tai ve nhung dien vien xiec dieu luyen.3gp http://p.sqage...”; “Hom nay ba to ra rat nhuc nhat, lam cho dong nghiep that vong, khong co gi ca moi co the dat ket qua”…
Thanh tra Sở đã làm việc với một chủ sử dụng điện thoại nhãn hiệu Nokia K60 (là điện thoại nhái thương hiệu Nokia) và phát hiện trên máy cài sẵn phần mềm ứng dụng ở mục Giải trí gồm trắc nghiệm, tỷ giá – giá vàng, tin tức giải trí… Khi lựa chọn dịch vụ, trên giao diện phần mềm không có thông tin về giá tiền bao nhiêu, ứng dụng tự động gửi tin nhắn MO đến đầu số 8x61 để yêu cầu dịch vụ và tài khoản điện thoại bị trừ tiền.
Theo thống kê ban đầu, từ tháng 8/2014 đến tháng 8/2015, số lượng tin nhắn tính cước là 504470 tin, số tiền các thuê bao di động phải trả là hơn 1.153.482.259 đồng.
Cùng đó, Vinamob hợp tác với Công ty Bei Jing Chang Yuan Hong Da Technology (HK Canal, trụ sở tại Bắc Kinh) để cung cấp dịch vụ với mã lệnh YOL có thể tải nhạc, hợp đồng ký kết từ ngày 21/2/2013.
Sau khi kiểm tra với hai chủ sử dụng điện thoại Nokia 2700 C-2 và ZES Z10, đoàn thanh tra phát hiện hai điện thoại này không có phần mềm ứng dụng nào để người dùng có thể sử dụng được dịch vụ trên đầu số 8x61.
" alt="Vạch mặt chiêu móc tiền người dùng mobile của Vinamob và 3 công ty Trung Quốc">