Mới đây, nhà chức trách hai nước châu Âu đồng loạt cáo buộc mạng xã hội Facebook vi phạm luật bảo vệ dữ liệu của nước họ.Châu Âu rõ ràng không hài lòng về cách Facebook thu thập dữ liệu từ 500 triệu người dân trong khu vực. Một số chính phủ, đáng chú ý có Đức, còn cân nhắc các khoản phạt mạnh tay chống lại công ty và các gã khổng lồ mạng xã hội khác nếu họ không thể xử lý phát ngôn thù địch và thông tin sai lệch trên mạng lưới.
Hai thông báo độc lập của quan chức Hà Lan và Pháp đều có chung nội dung là Facebook đã không cho người dân nước họ kiểm soát hiệu quả thông tin được sử dụng. Họ cho rằng mạng xã hội thu thập thông tin kỹ thuật số của cả người dùng Facebook lẫn người bình thường trên website bên thứ ba mà không được sự đồng ý của họ.
Ủy ban Bảo vệ dữ liệu quốc gia Pháp (CNIL) cho biết đã phạt Facebook 150.000 euro vì không đáp ứng luật bảo vệ dữ liệu. Chủ tịch CNIL, bà Isabelle Falque-Pierrotin, cũng là người đứng đầu một nhóm các quan chức dữ liệu châu Âu. Khoản phạt không thấm vào đâu với Facebook, công ty kiếm được hàng chục tỷ USD mỗi năm từ quảng cáo trực tuyến. Trong khi đó, nhà chức trách Hà Lan vẫn dàn xếp với Facebook, và chưa ấn định khoản phạt nào.
Trong email gửi ngày 16/5, nhà chức trách Pháp viết: “Facebook xử lý một lượng lớn dữ liệu người dùng Internet nhằm hiển thị quảng cáo mục tiêu. Ngoài ra, họ cũng thu thập dữ liệu duyệt web của người dùng Internet trên các website bên thứ ba mà họ không hề hay biết”.
Ngoài tiền phạt, cơ quan không yêu cầu Facebook thay đổi cách xử lý dữ liệu của người dân Pháp sử dụng dịch vụ.
Facebook nói đang chấp hành các quy định bảo vệ dữ liệu châu Âu, vốn được đánh giá là nghiêm khắc bậc nhất thế giới. Công ty bổ sung rằng họ đã đơn giản hóa công cụ quyền riêng tư trực tuyến trong vài năm gần đây để cho mọi người kiểm soát nhiều hơn dữ liệu của họ.
Facebook chưa cho biết có kháng cáo lại quyết định gần đây hay không. Năm 2016, công ty đã kháng cáo thành công trong một vụ tại Bỉ sau khi các nhà chức trách nước này cáo buộc mạng xã hội thu thập quá nhiều dữ liệu người dùng.
Song song với đó, các tổ chức bảo vệ dữ liệu tại Đức và Tây Ban Nha đang tiếp tục điều tra các hoạt động của Facebook.
Facebook đối mặt nguy cơ bị chặn truy cập ở Thái LanFacebook đối mặt nguy cơ bị chặn truy cập ở Thái Lan sau khi từ chối đáp ứng hạn chót gỡ bỏ các bài viết xấu độc theo yêu cầu của chính phủ nước này. ">
Facebook bị tố vi phạm luật bảo vệ dữ liệu
|
|
Đại diện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nhận định, trong thời gian qua, tấn công chiếm quyền điều khiển website đang trở thành một vấn nạn trên toàn cầu. Tại Việt Nam, hàng loạt website tại các sân bay và ngân hàng đã bị tấn công; trong đó bị ảnh hưởng nặng nề nhất là vụ tấn công nhắm vào hệ thống thông tin của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) hồi tháng 8/2016 với hơn 400.000 thông tin tài khoản khách hàng của hãng hàng không này đã bị hacker phát tán… Mới đây nhất, từ 12/5/2017, các Chính phủ và chuyên gia bảo mật khắp thế giới đã đối mặt với nguy cơ tấn công mạng toàn cầu do mã độc tống tiền WannaCry gây ra cho hơn 200.000 máy tính tại hơn 150 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
“Thực tế này đã cho thấy sự cần thiết phải có đội ngũ quản trị có thể phân tích được các cuộc tấn công và đưa ra các biện pháp khắc phục phòng ngừa”, đại diện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho hay.
Được tổ chức trong bối cảnh các vấn đề về bảo mật thông tin, đảm bảo an ninh, an toàn cho các hệ thống thông tin đang ngày càng trở nên cấp bách, cuộc diễn tập chủ đề “Tấn công chiếm quyền điều khiển website” do Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và VNPT tổ chức hướng tới mục tiêu
Diễn ra trong trọn vẹn cả ngày 16/5/2017 tại phòng Lab An toàn thông tin ở cơ sở Hà Nội của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, các sinh viên tham gia cuộc diễn tập an toàn thông tin đã được chia thành các nhóm, mỗi nhóm có từ 3 - 4 thành viên. Cuộc diễn tập chủ đề “Tấn công chiếm quyền điều khiển website” này chú trọng vào thực hành mô phỏng cách thức tấn công có chủ đích vào một hệ thống thông tin.
Theo đó, các bài thực hành mô tả các bước thực hiện theo các giai đoạn điển hình của quá trình tấn công vào hệ thống thông tin hiện nay. Cụ thể, các nhóm sinh viên tham gia cuộc diễn tập đội thực hiện lần lượt các nội dung như: Do thám thu thập thông tin; Tạo và phát tán mã độc; Tấn công chiếm quyền quản trị; Tấn công leo thang đặc quyền; Tấn công chiếm quyền webserver; Thay đổi giao diện website.
Thông qua việc thực hiện các nội dung kể trên, sinh viên có thể hiểu rõ hơn cách thức hành động, suy nghĩ và một số kỹ thuật mà hacker sử dụng khi thực hiện tấn công, thâm nhập. Trên cơ sở đó, các sinh viên có thể nâng cao và hoàn thiện khả năng phòng thủ, có các biện pháp để phòng chống, có các phương án vá lỗ hổng cho các dịch vụ do đơn vị cung cấp trên mạng Internet.
Cũng theo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, đối với trong lĩnh vực an toàn thông tin, từ năm 2012, được sự hỗ trợ của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam – VNCERT thuộc Bộ TT&TT, Học viện đã thí điểm mở chuyên ngành đào tạo kỹ sư An toàn thông tin.
">