Nhận định, soi kèo Nea Ionia vs Panionios, 20h00 ngày 26/9: Cuộc phiêu lưu ngắn ngủi
(责任编辑:Nhận định)
下一篇:Nhận định, soi kèo Valladolid vs Real Madrid, 03h00 ngày 26/01: Bản lĩnh nhà vô địch
- Những ngày qua, thông tin nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển phải nhập viện cấp cứu vì căn bệnh ung thư vòm họng trở nặng khiến nhiều người lo lắng. Hay tin, VietNamNet đã tìm đến thăm hỏi ông.
Gặp ông vào buổi chiều muộn, trong căn phòng nhỏ của khoa hô hấp tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, nam nhạc sĩ vui mừng vì có người đến thăm hỏi. Dù mệt mỏi nhưng ông vẫn cố gắng ngồi dậy, niềm nở đón tiếp, trò chuyện.
Ngoài sáng tác nhạc, viết sách, báo, ông còn từng là một nhà giáo, dẫn dắt bao thế hệ học sinh nên khi hay tin ông nằm viện, các học trò cũ đã đến bệnh viện thăm thầy. Học trò cũ của ông cho biết, sau ngày Giải phóng, ông công tác tại trường học ở Nhà Bè, quận 7, là giáo viên môn Ngữ văn. Các học trò cũ thấy may mắn được ông chủ nhiệm.
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển là cha đẻ của nhiều nhạc phẩm nổi tiếng như Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Thu hát cho người, Điệu buồn phương Nam,… Qua lời kể của trò cũ, Vũ Đức Sao Biển là một người thầy hiền hậu, có tâm với nghề, luôn được đồng nghiệp và học sinh yêu mến. Hơn 40 năm, họ vẫn giữ lòng kính trọng nên khi hay tin ông bị bệnh, dù bận rộn công việc, họ vẫn sắp xếp thời gian đến cùng thầy.
Chia sẻ về tình hình sức khỏe hiện tại, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển cho biết mình đã khá hơn, không còn đau nhói, khó thở ở lồng ngực nữa. “Một tuần trước, tôi đau nhói không thở được, phải đeo thắt lưng và bình khí ô-xy trợ thở. Vào đây có các bác sĩ chăm sóc, hiện tại tôi đã đỡ đau hơn”, dù không nói được nhưng nam nghệ sĩ vẫn cố gắng thều thào.
Căn bệnh ung thư vòm họng đã làm nam nhạc sĩ không thể nói chuyện bình thường kể từ năm 2017. Dù cố gắng nhưng ông vẫn không thể phát ra âm thanh, điều này khiến cho việc giao tiếp hằng ngày cũng trở nên khó khăn. Bên người ông luôn chuẩn bị sẵn một quyển sổ và cây bút, từ nào nói không rõ, ông lấy giấy bút ra ghi lại để truyền tải ý của mình.
Nam nhạc sĩ cho biết: “Hiện tại, mỗi ngày tôi đều ăn và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Phổi tôi vừa có một khối u nhỏ, vì bị khối u đó hành nên mới đau nhức như vậy. Bác sĩ bảo phẫu thuật nhưng tôi chưa đồng ý vì phải đợi kết quả xét nghiệm. Thứ tư (ngày 23/10) này, tôi chụp phim PET CT toàn thân, sau khi có kết quả chính xác mới tiến hành điều trị tiếp”.
Dù nói không rõ nhưng ông vẫn cặn kẽ giải thích, lần nhập viện này là do khối u ở phổi gây ra, về vòm họng, ông chỉ nói không ra tiếng chứ hiện tại không có ảnh hưởng gì khác. Tuy nhiên, vừa phải uống thuốc điều trị vòm họng, vừa uống thuốc trị phổi nên hơi vất vả, mệt mỏi, đôi khi ông bị choáng váng.
Tháng 10 vừa qua, Vũ Đức Sao Biển vừa cho ra mắt quyển sách Phượng ca. Từ ngày bị mất tiếng nói, ông tập trung sáng tác, chuyển tâm tư, tình cảm của mình vao từng con chữ. Không chỉ ông mà vợ ông cũng phải nằm viện để điều trị. Bà cho biết: “Tôi bị cao huyết áp nên cũng phải nhập viện. Ban đầu, tôi khám dạ dày nhưng bác sĩ phát hiện có sỏi trong túi mật, lại bị huyết áp và tiểu đường nên phải nằm lại để theo dõi. Bình thường tôi đã yếu, đi lại khó khăn rồi nên khi nằm viện phải nhờ người chăm sóc. Hiện tại, chị họ của tôi ở lại để chăm nom cho tôi và ông xã”.
Ở tuổi xế chiều, vợ chồng nam nhạc sĩ phải ngày ngày chống chọi với bệnh tật, con cái còn phải chăm lo cho cuộc sống gia đình riêng nên cũng không phụ giúp được nhiều. Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển cho biết: “Bệnh viện cũng tạo điều kiện, ưu ái cho vợ chồng tôi rất nhiều. Dù điều trị khác khoa nhưng họ vẫn sắp xếp cho chúng tôi một phòng riêng để tiện bề chăm sóc, sinh hoạt. Ở phòng riêng, người thân hay bạn bè có đến thăm cũng thoải mái, dễ chịu hơn”.
Ông chia sẻ, nhiều năm nay, hằng ngày ông sáng tác nhạc, viết sách, báo để trang trải cuộc sống, dù không dư dả nhưng cũng đủ nuôi sống vợ con. Những ngày này nằm viện, không thể làm việc nên kinh tế có đôi chút eo hẹp, tuy nhiên ông vẫn tự lo cho mình được. Nam nhạc sĩ nói: “Con cái còn phải lo cho gia đình của nó nữa, đứa nào cũng có cuộc sống riêng, tôi còn tự lo được nên chưa phiền đến các con. Hằng ngày, các con vẫn ghé bệnh viện, thăm nom, chăm sóc là tôi vui rồi”.
Nói về mong muốn hiện tại, ông nói: “Sống chết có số, ai rồi cũng phải tới giai đoạn đó thôi, dĩ nhiên tôi cũng mong mình mau hết bệnh để về nhà, nhưng tất cả đều có số hết rồi. Tôi chỉ muốn cảm ơn khán giả, những người đã luôn quan tâm, theo dõi và ủng hộ tôi, cảm ơn vì những tình cảm quý giá này”.
Một đời làm bạn với con chữ nên những ngày nằm viện khiến ông nhớ nghề, ông chia sẻ khi nào bệnh tình ổn hơn sẽ nhờ người mang máy tính vào viện để làm việc. Mới đây, ông đã sáng tác một bài hát dành cho quê hương Quảng Nam của mình. Ông cho biết đã hoàn thiện và đưa cho nhà sản xuất, chỉ chờ đến lúc họ phát hành thôi.
Dù bệnh tật nhưng tinh thần nam nhạc sĩ vẫn luôn lạc quan, vui vẻ. Ông cho biết khi hồi phục vẫn sẽ viết sách, viết nhạc bình thường vì đó là đam mê cả đời của ông.
Minh Tuyền
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển nhập viện cấp cứu vì ung thư
Bệnh ung thư vòm họng đã khiến nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển mệt mỏi, phải nhập viện cấp cứu.
" alt="Vợ nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển bị huyết áp, sỏi túi mật nằm viện cùng chồng trị ung thư" /> - Thành viên Ủy ban điều hành LĐBĐ Indonesia, ông Arya Sinulingga xác nhận rằng ĐT Indonesia sẽ không thể trở về sân nhà quen thuộc Gelora Bung Karno nếu Indonesia vào vòng bán kết. Một số sân vận động khác đang được chuẩn bị làm phương án thay thế.
Trong vòng bảng, ĐT Indonesia chọn thi đấu tại SVĐ Manahan. Họ sẽ tiếp đón Lào (ngày 12 tháng 12) và Philippines (ngày 21 tháng 12) tại đây.
Tuy nhiên, địa điểm tổ chức trận đấu nếu ĐT Indonesia lọt vào bán kết vẫn chưa được xác định. Ông Arya Sinulingga
"Chúng tôi vẫn đang chờ đợi, có một số lựa chọn về sân vận động. Nhưng điều chắc chắn là Gelora Bung Karno không nằm trong số đó. Cũng có thể là SVĐ Manahan, Pakansari hay Gelora Bung Tomo. Chúng tôi vẫn đang xem xét các SVĐ này.
Sân Gelora Bung Karno không được sử dụng vì vẫn đang thực hiện quy trình bảo trì. Hôm qua cũng có một sự kiện Giáng sinh tại SVĐ nhưng mặt cỏ không bị ảnh hưởng nhiều", ông Arya Sinulingga chia sẻ về lý do ĐT Indonesia không sử dụng được sân Gelora Bung Karno.
Sân Gelora Bung Karno được coi là SVĐ hoành tráng nhất tại Indonesia hiện tại với sức chứa tối đa mỗi trận vào khoảng 60,000 chỗ ngồi. ĐT Indonesia thường chọn sân Bung Karno làm sân nhà ở nhiều giải đấu lớn gần đây như Vòng loại World Cup 2026 hay AFF Cup 2022. Tuy vậy, SVĐ này cũng thường xuyên phải tổ chức các sự kiện giải trí nên mặt cỏ bị ảnh hưởng nhiều.
Giống Indonesia, ĐT Việt Nam năm nay cũng phải rời sân nhà Mỹ Đình quen thuộc ít nhất cho đến trận bán kết. Vì tổ chức một sự kiện ca nhạc ngày 7/12 và 9/12, SVĐ Quốc gia Mỹ Đình không đủ điều kiện để tổ chức hai trận sân nhà của ĐT Việt Nam ở vòng bảng AFF Cup 2024, lần lượt gặp Indonesia (15/12) và Myanmar (21/12). ĐT Việt Nam chọn sân Việt Trì thay thế. Nếu lọt vào bán kết (diễn ra từ từ ngày 26 đến 30/12), khả năng ĐT Việt Nam trở về SVĐ Mỹ Đình cũng bỏ ngỏ.
Được biết, Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) quy định các SVĐ không được tổ chức sự kiện khác tối thiểu 21 ngày trước khi AFF Cup 2024 diễn ra để đảm bảo chất lượng mặt cỏ.
Bài liên quan" alt="ĐT Indonesia gặp vấn đề tương tự Việt Nam tại AFF Cup" /> - Mới đây, Bảo Thy góp mặt trong một đêm nhạc hội ở TP. HCM. Không chỉ mang đến những bài hit trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, Bảo Thy còn lần đầu lên tiếng về việc bị đồn kết hôn trong những ngày qua.
Trước hết, Bảo Thy thừa nhận sẽ ra MV trong thời gian tới nhưng khẳng định không dùng chuyện riêng tư để PR. Nữ ca sĩ nói cô luôn kín tiếng chuyện đời tư, muốn được khán giả biết đến qua việc lao động nghệ thuật và những dự án của mình.
Bảo Thy khuyên khán giả không nên nghe tin bên lề. “Từ trước đến nay, trong mọi thông tin về chuyện kết hôn hay lên xe hoa, tôi đều nói với khán giả của mình sẽ gửi đến họ những thông báo chính thức từ tôi. Thế nên, những điều mọi người nghe từ các nguồn không phải xuất phát từ tôi thì đó cũng chỉ là tin đồn”, Bảo Thy cho hay.
Hiện tại, Bảo Thy bận rộn chuẩn bị cho sản phẩm trở lại. Nữ ca sĩ 8X tiết lộ đây sẽ là dự án được đầu tư nhiều nhất và quy mô hoành tráng nhất trong sự nghiệp. Cô không ngại chi mạnh để có sản phẩm ưng ý đánh dấu sự phá cách trong âm nhạc lẫn hình ảnh của mình.
"Thế nên, từ đây đến khi MV ra mắt, sẽ không có thông báo nào liên quan đến chuyện kết hôn”, Bảo Thy khẳng định. Cô hứa không giấu giếm chuyện riêng tư nhưng sẽ đề cập ở thời điểm khiến mình thấy thoải mái và thích hợp nhất.
Bảo Thy bị nghi lộ thiệp cưới. Tháng 11 này, showbiz rộn ràng với đám cưới của ca sĩ Đông Nhi, Giang Hồng Ngọc, nhạc sĩ Đào Trọng Thịnh... Bên cạnh đó, Bảo Thy cũng bị đồn sắp lên xe hoa.
Cụ thể, khi trò chuyện với bạn thân, Bảo Thy được người này tiết lộ sắp về Việt Nam để tham gia một sự kiện rất đặc biệt. Trước đó, nữ ca sĩ từng khoe ảnh đeo nhẫn ở ngón áp út. Những chi tiết này được một nguồn tin xâu chuỗi và kết luận: Bảo Thy sẽ làm đám cưới với vị đại gia siêu giàu xứ Nghệ vào ngày 25/11 sắp tới.
Trong cập nhật mới nhất, một nguồn tin đã công bố ảnh chụp thiệp cưới được cho là của Bảo Thy (tên thật Trần Thị Thúy Loan) và người đàn ông tên Nguyễn Phan Linh. Theo thông tin ít ỏi từ tấm thiệp, Bảo Thy sẽ tổ chức đám cưới với ông xã vào ngày 15/11.
Nguồn tin này cũng cho rằng, Bảo Thy và ông xã Phan Linh có tên thánh lần lượt là Teresa và Giuse vì cả hai đều theo Công giáo.
Nếu tấm thiệp cưới là thật thì Bảo Thy chỉ còn chưa đầy nửa tháng để chuẩn bị cho tất cả: dự án âm nhạc đánh dấu bước ngoặt sự nghiệp và hạnh phúc riêng.
Mời quý vị xem clip:
Gia Bảo
Bảo Thy sắp cưới đại gia Nghệ An siêu giàu nhưng kín tiếng này?
Giữa tin đồn Bảo Thy sắp lên xe hoa, dân mạng lan truyền chóng mặt những hình ảnh được cho là chồng đại gia của cô.
" alt="Bảo Thy: Mọi thông tin kết hôn không phải từ tôi đều là tin đồn" /> - Chỉ dám nhận là “em giáo” của chồng
- Là cô giáo, ngày 20/11 của chị thế nào?
20/11 là một ngày rất đặc biệt vì có lẽ chỉ ngày này, người ta mới nhớ đến tôi. Nghề đưa đò mà, qua sông rồi thôi, dễ quên lắm.
Đối tượng tôi dạy là các bạn VĐV chứ tôi không phải thầy đứng lớp hàng chục học sinh, hàng trăm sinh viên. Ngày này hàng năm, tôi không có trăm bó hoa hay nghìn lời chúc, nhưng vẫn nhận được hoa quà từ những học sinh rất đặc biệt.
Các môn nghệ thuật nói chung thường có cảnh học trò hay quên thầy. Ở mặt nào đó, nghệ thuật sẽ gắn liền với danh vọng, sự tự tôn. Khi họ tự tôn với hào quang cùng những lời tán thưởng bủa vây, họ thường sẽ quên đi khó khăn ngày trước. Dĩ nhiên, tôi không phủ nhận rằng thành công của một VĐV, nghệ sĩ Dancesport có 80% nỗ lực, 20% là thầy dạy bảo nhưng đôi khi, chỉ một lời khuyên thôi cũng có thể khiến một người thay đổi.
Vì thế, tôi nhấn mạnh rằng những món quà nhận được ngày 20/11 rất đặc biệt. Chúng tôi không ép học trò đăng ký học hay đánh giá hạnh kiểm kém ai cả, các bạn nhớ thì tự đến, không thì thôi.
Ngày 20/11, tôi đã chúc các thầy cô của mình và chúc cả những đồng nghiệp đang làm thầy. Khi đi dạy, đôi lúc tôi cũng quên các thầy cô nên hơn ai hết, tôi muốn nhắn gửi những ai mới làm thầy hoặc đang làm thầy rằng: đừng quên thầy cũ của mình.
Trung tâm của Khánh Thi ngập hoa nhân ngày 20/11. - Chị tủi thân vì các học trò quên mình ư?
Người quên nhiều hơn người nhớ mình, làm sao không tủi thân? Có những bạn học tôi, ra làm nghề rất thành công và bây giờ cũng làm thầy, nhưng lại phủ nhận mình. Chuyện này xảy ra phổ biến đến 70 – 80% trong giới nghệ thuật.
- Vậy còn “học trò đặc biệt nhất” – Phan Hiển thì sao?
Hiển chẳng nhớ gì cả, chỉ nói vu vơ: “Ôi, hôm nay vui thế nhỉ!”. Tôi cũng không nhắc xa gần gì vì anh ấy chỉ là học trò của mình nhưng là thầy của bao nhiêu người ngoài kia. Chắc vì thế mà người ta quên mình đấy! Với cả ông xã đang tập huấn bên Ý, tôi muốn anh ấy tập trung vào tập luyện.
Không chỉ 20/11 mà các dịp đặc biệt khác, anh ấy cũng quên suốt thôi. Muốn được quà, tôi phải nhắc đi nhắc lại thì may ra Hiển nhớ. Tôi không thấy giận vì đấy là tính người ta rồi. Đã yêu thì phải biết tính của nhau, mà hơi vô tâm, vô tư một chút cũng không phải là tính xấu. Đổi lại, sẽ có lúc anh ấy tặng tôi quà khi không có dịp gì.
- Chị còn nhớ những ngày mới nhận dạy anh ấy chứ?
Có lẽ khoảng năm 2007 – 2008, tôi gặp Hiển thuở anh ấy chưa biết gì. Lúc ấy, bố mẹ Hiển đọc báo biết tin tôi và anh Chí Anh đi du học, mỗi năm về Việt Nam thăm nhà 3 tháng nên gửi Hiển và An (ca sĩ Hoàng Mỹ An, em họ Phan Hiển - PV) đến học. Gia đình Hiển rất mê nhảy và cầu tiến, đã thích bộ môn nào thì phải tìm bằng được thầy ưng ý hoặc ra nước ngoài học.
Thời điểm đó, Hiển thích Hiphop nhưng sau một thời gian, tôi phát hiện Hiển rất có năng khiếu. Dù anh ấy không cao nhưng tôi tin Hiển sinh ra để dành cho bộ môn này. Chiều cao trung bình của VĐV Đông Nam Á tương đương Hiển. Rất nhiều cặp vô địch thế giới cũng có chiều cao khiêm tốn. Tôi tin rằng, những cá nhân đặc biệt luôn có tài lẻ mà chính tài lẻ đó đưa họ lên đỉnh vinh quang. Tôi và anh Chí Anh bàn cách sao cho Hiển phát triển tốt nhất. Bây giờ, như bạn thấy, Hiển đang là VĐV đứng đầu toàn quốc, được chọn đi thi SEA Games.
Ở góc độ nào đó, tôi vẫn là HLV, cô giáo của anh ấy. À không, tôi chỉ dám nhận là “em giáo” chứ không dám nhận cô của chồng mình. (cười) Tôi sang Ý nấu ăn, chăm sóc để ông xã yên tâm đi tập với HLV quốc tế, vừa về Việt Nam khoảng hai hôm. Tôi vẫn là HLV của anh ấy nhưng ở những kỳ thi lớn, tôi để anh ấy tập với những người giỏi hơn mình.
Làm vợ, Khánh Thi phải bớt áp đặt suy nghĩ lên chồng. - Việc dạy và học ngày ấy – bây giờ hẳn nhiều khác nhau?
Tôi cực kỳ khắt khe vì bộ môn Dancesport vừa là thể thao, vừa là nghệ thuật, không thuần túy như bơi nhanh, chạy nhanh là cán đích. Bộ môn có yếu tố cảm tính, hoa mỹ, đòi hỏi cái đẹp. Vì vậy, tôi luôn đòi hỏi học sinh của mình rất khắt khe; mà đòi hỏi ông xã khắt khe nhất, yêu cầu cao nhất. Anh ấy đã từng vô địch, có thể nói đứng nhất Việt Nam nhưng ra thế giới chưa chắc đã là gì. Đòi hỏi một người đang ở đỉnh cao phải tốt hơn nữa khó vô cùng.
Việc dạy và học bây giờ khác xưa 50%. Trước đây, tôi có quyền quát mắng chồng trên sàn tập đến ngoài đời nhưng bây giờ, cứ về nhà là tôi im bặt. Ở nhà, tôi phải về đúng vai trò người vợ, không có bóng dáng HLV trong đó. Thậm chí, tôi không bao giờ góp ý công việc khi ở nhà. Tôi chỉ góp ý cho anh ấy trên sàn tập với tư cách HLV.
Thú thật, nhiều lần tôi rất nóng nhưng phải kiềm chế. Lấy nhau và sinh con rồi, tôi phải tìm cách sao cho công tư đều “trong ấm ngoài êm”. Cuối cùng, tôi chọn giải pháp thuê HLV nước ngoài. Có những nội dung tôi hoàn toàn dạy tốt nhưng không nói ra, để ông xã có thể lắng nghe những nhà vô địch thế giới truyền đạt lại. Tôi phải bớt việc áp đặt suy nghĩ lên anh ấy. Dù giải pháp này rất tốn kém nhưng đổi lại, trình độ ông xã được nâng cao và thành tích nước nhà cũng được cải thiện.
Nói thì nghe hay nhưng đôi lúc tôi vẫn nhập nhằng. Mỗi ngày, chúng tôi tự đứng lớp của mình nhưng tan lớp, anh ấy lại về lớp làm học viên, VĐV của mình. Nếu đang dạy mà mấy bé nhà tôi chạy vào chơi là tôi… xụi lơ, nghe anh ấy quát con mà giật mình sợ vì anh ấy đang trong tư cách người chồng và cha của các con mình.
Có những chuyện “tăng tăng” thế đấy mà đã 4 năm rồi. Hiện tại, tôi làm vợ hơn 80%, phần còn lại cũng chỉ lên lịch cho ông xã chứ không đứng trên sàn trực tiếp dạy nữa. Tôi đang tập trung dạy các bạn VĐV thế hệ mới.
Khi có tuổi sẽ phẫu thuật thẩm mỹ
- Cùng Chí Anh mang Dancesport về Việt Nam sau ngần ấy năm, chị đối với bộ môn có gì thay đổi?
Tôi thay đổi rất nhiều, càng lớn tuổi tôi càng yêu nghề, yêu con đường mình đã chọn. Nghề của tôi có những hạnh phúc rất riêng. Hạnh phúc của người nhà giáo không dừng ở việc dạy cho học trò biết nhảy mà ở việc chúng tôi ngắm nhìn thành quả của mình sau nhiều năm. Thế nên, nghề giáo mới được gọi là nghề “trồng người”.
Bạn trồng cây không đơn thuần chỉ để thấy cây nảy mầm đúng không? Thành công là khi bạn thấy cái cây mình trồng xanh tốt như thế nào dù phong ba bão táp ngoài thiên nhiên. Nhìn một vũ công mình từng dạy thành công trong nghề, chúng tôi rất sung sướng.
Hồi trẻ, tôi đi hát vì thích cảm giác được nổi bật nhưng khi lấy chồng sinh con, tôi không muốn làm trung tâm nữa. Tôi tự biết mình không thể ôm đồm quá nhiều thứ nên chuyển sang đào tạo các nhân tố để họ tỏa sáng. Nếu vào ngày 20/11, những nhân tố ấy nhớ đến mình thì ngày Tết thầy càng vinh hiển hơn.
Tủ kính trưng bày một phần thành tích của kiện tướng Dancesport Phan Hiển. - Chị ấn tượng với học trò nào nhất, ngoài Phan Hiển?
Tôi có quá nhiều học trò nên không nhớ hết được. Xin nói thật rằng, tôi dạy được rất nhiều người đặc biệt, thành ra không có ai quá đặc biệt. Hầu như các bạn vào tay tôi đều trở thành nhà vô địch ở nội dung riêng của họ. Các bạn ấy nay đã trở thành người có tiếng trong xã hội thu nhỏ của mình, kể cả những người nhớ hay không nhớ.
Tôi cũng không nhớ kỷ niệm gì vì việc dạy học lặp đi lặp lại hàng ngày với những khó khăn, trăn trở, làm được hay không được, thậm chí là cãi vã, khóc lóc… tất cả lặp đi lặp lại như vòng lặp thời gian nên tôi muốn ghi nhớ cũng không được.
Trong bộ môn này, chúng tôi khóc nhiều là chuyện bình thường. Đơn cử, nếu tập hát, bạn có thể vừa ngồi vừa hát nhưng để tập nhảy, bạn bắt buộc phải đứng được. Nếu quá mệt hoặc đau ốm đến không nhấc nổi tay chân, bạn có thể bật khóc ức chế vì cơ thể không đáp ứng được yêu cầu của mình. Và có mệt, có đau ốm thì phải vẫn đi tập, đi thi.
- Các học trò và chồng chị khi tập luyện thường cãi cô giáo điều gì?
Bộ môn của tôi thường hiếm gặp chuyện trò cãi thầy trên sàn tập vì thầy luôn là người trước tiên thị phạm được, làm mẫu để trò thấy và biết mình sai hay đúng ở đâu. Tức là, chúng tôi làm được thì họ mới làm được.
Sau đó, nếu không làm mẫu nữa, người thầy vẫn là người thổi hồn, tiếp sức cho bạn nhảy đẹp. Vì vậy, ít khi xảy ra cảnh trò phản kháng thầy. Nếu có cũng chỉ dừng ở việc học trò phân bua rằng bài này khó quá, không thể làm được và xin thầy đổi bài; nhưng nếu người thầy kiên định phải nhảy đúng bài đó thì học trò vẫn phải thực hiện.
Khi học trò cãi thầy, có nghĩa rằng họ nghĩ mình giỏi hơn chúng tôi, chẳng qua họ không dám nhận thẳng thừng như vậy.
Riêng với Hiển, anh ấy là người kính trên nhường dưới với mọi người. Đó là tính cách từ giáo dục gia đình rồi. Trong trung tâm của tôi, cách anh ấy thể hiện cũng khiến rất nhiều giáo viên kính nể dù họ hơn tuổi anh. Anh ấy hành xử hay suy nghĩ điềm đạm hơn tôi, hay nói thẳng thắn là tính cách Hiển rất già, già lắm. Anh ấy chỉ trở thành trẻ con khi bắt gặp những thú vui riêng.
Hiện tại, tôi ít khi tập với ông xã, chủ yếu lên kế hoạch cho anh ấy. Tôi tránh tập vì phải biết hi sinh. Hồi lấy chồng, tôi đã không đi hát nữa, bớt phần bề nổi để tập trung đưa ông xã lên ngôi vô địch. Không thể có chuyện cả vợ và chồng đều thành công, vinh quang vì anh ấy cần hậu phương, cần HLV và người sắp xếp mọi thứ. Giống như người ca sĩ thành công cần một quản lý và ekip giỏi.
Vì vậy, tôi chấp nhận làm HLV, đi tìm bạn nhảy cho ông xã. Anh ấy đã nhảy với 7 người trong mười mấy năm qua. Tôi không bao giờ cố phải làm bạn nhảy của anh ấy.
- Các cặp vũ công nhảy với nhau tình tứ lắm, chị nhìn mà không lấn cấn ư?
Họ diễn thôi ấy mà, giống như đóng phim vậy. Nếu chột dạ, tôi đời nào đi tìm bạn nhảy cho chồng. Mọi thứ phải rõ ràng mà chính tôi cần rõ ràng đầu tiên. Hồi xưa, tôi đã không nảy sinh tình yêu với ông xã khi tập nhảy cùng nhau.
Bạn hình dung nhé, làm sao cô trò nhảy với nhau mà cô yêu trò được. Nhất là trong tâm thế cô phải hơn trò mà bảo tôi yêu người ta thì… hơi bị khó!
Chưa kể, VĐV khác các vũ công thông thường ở chỗ họ có tinh thần thép, rất kiên định. Dancesport là thể thao, có yếu tố thi đấu, tức là phải ăn thua, sát phạt nhau. Bạn nhảy đơn thuần là đối tác, hôm nay nhảy cặp với nhau nhưng ngày mai, nếu không tiếp tục nhảy với nhau được nữa, có người sẵn sàng trở mặt, chửi nhau là bình thường.
- Chị tin bao nhiêu % ông xã sẽ mang về HCV?
Tôi đặt tất cả niềm tin nơi chồng nhưng chiến thắng là may rủi. Như trận bóng Việt Nam - Thái Lan, chúng ta sút vào còn không được công nhận vì góc nhìn trọng tài khác khán giả. Nghệ thuật là cảm tính nên sẽ phụ thuộc vào việc giám khảo thích hay không thích. Chẳng hạn, giám khảo này có thể không thích anh ấy vì chiều cao nhưng giám khảo khác có thể khen kỹ thuật của anh ấy.
Gia đình nhỏ hạnh phúc của Khánh Thi bên chồng trẻ kém 12 tuổi. - Khánh Thi giỏi việc nước đã rõ, còn việc nhà có đảm?
(cười lớn) Tôi đang học làm vợ. Tôi biết sắp xếp nhưng không đảm việc nhà đâu. Ở nhà, tôi được bố mẹ chồng, ông bà nội sắp xếp hết chuyện các cháu. Bà ngoại bé cũng thường sang trông cháu. Tôi được gia đình hai bên giúp đỡ đến thế, hầu như chỉ phải chăm con lúc mới sinh chứ bây giờ ít lắm. Tôi biết nấu ăn nhưng nấu không giỏi vì chẳng mấy khi vào bếp. Tôi có thể làm việc nhà nhưng cũng không thường phải làm. Đó là một may mắn lớn của mình.
- Nhờ tập Dancesport mà hơn chồng 12 tuổi, chị vẫn trẻ đẹp?
Thời gian gần đây, tôi ít tập vì bận đi dạy nhiều. Trẻ hay không còn do gien và cơ địa từng người. Mẹ tôi 70 tuổi rồi nhưng còn trẻ đẹp lắm, có thể tôi thừa hưởng gien từ bà.
Tôi cũng biết cách ăn mặc sao cho trẻ hoặc tự chăm sóc bản thân. Tôi không đi spa vì ngủ còn không có thời gian, lấy đâu để đi spa? Tôi thường tranh thủ tự chăm sóc mình lúc làm việc như uống vitamin, sử dụng kem dưỡng. Mai này lớn tuổi, nếu xập xệ quá có thể đi phẫu thuật thẩm mỹ nhưng cũng chưa biết bao giờ.
Bài & ảnh: Gia Bảo
Cuộc sống bận rộn của vợ chồng Khánh Thi - Phan Hiển bên hai con
Cũng như bao phụ huynh khác, vợ chồng Khánh Thi - Phan Hiển thường xuyên ‘đau đầu’ với việc dạy con khi Kubi càng lớn càng tinh nghịch, cô con gái nhỏ Anna lại nhõng nhẽo, khó chiều.
" alt="Khánh Thi nhập nhằng giữa làm vợ và cô giáo của Phan Hiển" /> Tôi là Yuan Shuang. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm tiếng Trung cho người nước ngoài, Đại học Ngoại giao Thượng Hải năm nay. Hiện tôi đang là nhân viên bán hàng trong một công ty bất động sản. Buổi sáng, tôi thường ăn sáng qua loa rồi bắt xe ôm tới công ty, mất khoảng 5 phút. Thực ra công ty cách căn hộ của tôi không xa, mất khoảng 10 phút đi bộ, nhưng muốn có thêm vài phút để ngủ nên tôi chọn cách này. Đây là lái xe ôm của tôi.
Buổi sáng, chúng tôi phải đứng thành hàng để đón khách. Nhìn chung, lượng khách tương đối ít vào buổi sáng, phải mất vài tiếng mới đến lượt tôi nhận một khách. Buổi chiều, chúng tôi rất bận, chỉ cần đợi khoảng 10 phút là chúng tôi có một khách mới. Phải thừa nhận rằng, nhiều người, trong đó có bố mẹ tôi không hiểu tại sao cử nhân các trường đại học danh giá nhất Trung Quốc lại chọn trở thành một nhân viên bán hàng ở công ty bất động sản. Công việc này khá vất vả. Chúng tôi phải hoàn thành một đống công việc hằng ngày và không có đủ thời gian cho bản thân.
9 giờ sáng, tôi đang làm nhiệm vụ ở bàn lễ tân: trả lời điện thoại khách hàng và tổng hợp thông tin cơ bản của khách. Mỗi giờ mỗi phút chúng tôi đều phải tràn đầy năng lượng để tạo ấn tượng đầu tiên với khách hàng.
Mỗi ngày tôi đều phải gặp rất nhiều khách hàng tiềm năng, nhưng chỉ một số ít họ là thực sự muốn mua một ngôi nhà. Tất nhiên, tôi đã trải qua rất nhiều chuyện buồn cười và khó xử. Một số khách hàng có định kiến với nhân viên bán hàng, đặc biệt là nữ nhân viên. Họ nghĩ rằng tôi có thể lừa tiền họ, thậm chí một số người còn nói năng rất công kích. May mắn là một số khách hàng tốt bụng cũng hiểu và động viên chúng tôi.
Tôi ăn trưa với đồng nghiệp ở căng-tin. 10 người ngồi chung một bàn. Có rất nhiều món và cả hoa qua tráng miệng nữa. Tiền ăn trưa là 300 tệ mỗi tháng.
Một bữa trưa ngon miệng ở căng-tin công ty
Chúng tôi vẫn làm việc ngay cả khi vị khách cuối cùng đã ra về. Lúc đầu, tôi không quen với chuyện đó. Nhưng sau vài ngày, tôi đã quen. Sẽ rất tốt khi công việc đầu tiên của bạn khó khăn một chút. Có thể bạn có lịch làm việc dày đặc nhưng bạn biết những gì bạn làm và những gì bạn đạt được. Khi trở về nhà và nhìn lại một ngày, có thể bạn sẽ thấy rằng bạn đã kiểm soát mọi thứ hoàn hảo từng giây.
Với chúng tôi, xong việc lúc 10 giờ là chuyện bình thường. Chúng tôi thường ăn nhẹ trong văn phòng lúc 6-7 giờ tối. Sau khi kết thúc công việc, chúng tôi cũng cùng nhau ăn một bữa nữa. Tất nhiên, trong suốt bữa ăn, chúng tôi có thể bàn về công việc. Nhưng không theo kiểu nghiêm trọng hóa. Đó là một cách hay để thư giãn, để tôi có đủ năng lượng cho ngày hôm sau.
Đây là bức ảnh chụp các thành viên nhóm “Cày cuốc”. Sau khi hoàn thành chỉ tiêu định kỳ, chúng tôi đi ăn đồ nướng. Sau những mệt mỏi, cả nhóm vẫn tràn đầy năng lượng.
Đây là cảnh trong lễ khai trương một văn phòng bán hàng mới của công ty. Mặc dù bên ngoài trời mưa nhưng nhiều người đã tới lễ khai trương.
Nửa đêm, tôi mới trở về nhà. Tôi tìm thấy niềm vui trong công việc này. Bạn có thể phải gặp nhiều người khác nhau và trải nghiệm những vấn đề khác nhau nhiều hơn cả 4 năm học đại học. Tôi trưởng thành hơn cách đây 6 tháng. Ngoài ra, nhờ làm việc chăm chỉ nên những thành tích tôi đạt được khiến tôi tự tin hơn. Khi chọn làm nghề bán nhà, tôi đã rất nghiêm túc và theo đuổi mục tiêu của mình để trở thành một người bán hàng xuất sắc.
- Nguyễn Thảo(Theo DailyChina)
- - Phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII sẽ diễn ra trong các ngày 11, 12 và 13/6. Tại đây, một trong những nội dung Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận sẽ trả lời Quốc hội là đánh giá học sinh tiểu học.
Trong phiên chất vấn tới, Thủ tướng giao cho Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận là người trả lời, làm rõ các nội dung như biện pháp tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận(Ảnh: Minh Thăng)
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phải làm rõ việc đổi mới cách tổ chức kỳ thi quốc gia, đánh giá học sinh tiểu học năm 2015, những khó khăn và biện pháp bảo đảm thực hiện, áp dụng ổn định trong thời gian tới.
Năm học 2015-2016 là năm đầu tiên ngành giáo dục thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học với Thông tư 30.
Nhiều ý kiến ủng hộ cho rằng việc học sinh không được chấm điểm thường xuyên, thay bằng nhận xét sẽ khiến trò bớt áp lực về điểm số, kích thích các em phát triển năng lực của bản thân.
Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến băn khoăn về việc giáo viên còn gặp nhiều vất vả với gánh nặng sổ sách; học trò thiếu động lực học tập khi không có điểm thường xuyên,..
Theo công văn tổng hợp đánh giá và khen thưởng HS tiểu học theo Thông tư 30 của Bộ GD-ĐT, việc ghi vào Giấy khen (nếu có) về nội dung khen thưởng học sinh là hết sức linh hoạt do giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng quyết định, không áp dụng theo khuôn mẫu có sẵn.
Chính vì điều này nên mỗi trường lại có những cách ghi riêng.
Về giấy khen, có trường có 3 mục khen ghi vào học bạ gồm: học sinh tiểu biểu toàn diện, học sinh hoàn thành tốt nội dung các môn học và rèn luyện; Học sinh khen từng mặt (ghi cụ thể khen mặt nào).
Có trường giáo viên quyết định hình thức ghi giấy khen là Đạt học sinh toàn diện hoặc Nổi bật về phát triển phẩm chất, Nổi bật về phát triển năng lực, Đạt giải Nhì trong kỳ thi Olympic tiếng Anh cấp trường, Giải Nhì cuộc thi Chúng em kể chuyện Bác Hồ cấp trường hoặc Hoàn thành tốt nội dung học tập các môn học,…Về việc khen thưởng cuối năm, hiệu trưởng sẽ quyết định tỷ lệ học sinh được khen toàn diện ở trường mình. Đánh giá học sinh dựa trên 3 tiêu chí: Về học tập, năng lực và phẩm chất.
Các giáo viên phải suy nghĩ nhiều trước khi đặt bút viết giấy khen cho trò. Trong khi đó, không ít phụ huynh còn lạ lẫm với cách khen thưởng này. Việc khen thưởng dựa trên các tiêu chí này cũng dẫn đến việc nhiều trường có gần 100% học trò được nhận giấy khen.
- Văn Chung
- ·Nhận định, soi kèo Napoli vs Juventus, 0h00 ngày 26/1: Nối mạch bất bại
- ·CSGT Hà Nội xử lý 15 "cua rơ" đạp xe trên đường Võ Nguyên Giáp
- ·Bộ tem bưu chính về SEA Games 31 sắp được phát hành
- ·Bức ảnh thay đổi cuộc đời cậu bé vô gia cư
- ·Nhận định, soi kèo Qarabag vs Steaua Bucuresti, 00h45 ngày 24/01: Bất phân thắng bại
- ·Thông tin mới về bằng cấp của GS Trần Văn Nhung
- ·Nam Thư từ diễn viên hài 'Cười xuyên Việt' đến mỹ nhân gợi cảm
- ·CMC Telecom bật mí phương thức đột phá doanh thu với Google Data Warehouse
- ·Nhận định, soi kèo Hà Nội vs HAGL, 19h15 ngày 24/1: Bám đuổi đội đầu bảng
- ·Đại học Việt Pháp xét tuyển từ 18 điểm
- - Sáng 2/7, sau khi hết 2/3thời gian làm bài thi nhiều thí sinh bước ra với tâm trạng thoải mái. Đềthi được thí sinh đánh giá là gần gũi, sát với thực tế, học sinh chỉ cần họctrên lớp cũng có thể làm với điểm số trên trung bình.
Tại điểm thi Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, học sinh tên Linh, Trường THPT Liên Hà,huyện Đông Anh, Hà Nội cho biết: Đề thi môn văn năm nay không quá khó dù em thi môn nàychỉ để xét tốt nghiệp THPT. Các dạng bài em đã từng được học, làm qua nên khôngcó gì bất ngờ.
Ảnh Lê Huyền Trong đề thi hôm nay có ba phần hỏi lớn: thứ nhất về vấn đềTrường Sa, Hoàng Sa; phần thứ hai hỏi về bệnh vô cảm và kĩ năng sống của giớitrẻ; phần cuối cùng hỏi về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.
Linh cho biết mình khá thú vị với các câu hỏi về lính đảo. Trong bài em bàytỏ sự cảm phục với những người lính sẵn sàng chiến đấu vì biển đảo, chủ quyềnđất nước.
Với đề thi này Linh tự tin mình sẽ vượt qua môn Văn với điểm trên trung bình.
Tương tự, học sinh Trần Đình Long, Trường THPT Trần Phú, TP Vĩnh Yên, VĩnhPhúc cũng cười tươi cho biết đề thi năm nay phân bố kiến thức hỏi về xã hội vàsách giáo khoa khá cân đối, hợp lý. Đề cũng có độ phân hóa sâu. Với học sinh chỉthi để xét tốt nghiệp như Long, không khó để làm bài đạt điểm trung bình.
Nguyễn Trường Long, Trường THPT Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội thì thấy thựcsự bản thân mình cũng phải suy nghĩ nhiều khi đặt bút viết về vấn đề kĩ năngsống của giới trẻ hiện nay. "Đây là điều rất cần thiết bên cạnh những kiến thứcsách vở ở trường. Em nghĩ câu này khá thú vị" - Long chia sẻ.
Phần hỏi về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa theo Long đã có dân chứng cụ thểtrong đề nên chỉ cần bám vào đó mà triển khai bài làm.
Nhiều thí sinh ra về với tâm trạng thoải mái vì làm được bài (Ảnh Lê Huyền) Một học sinh thi khối D, cùng phòng với Long cũng chia sẻ: Đề Văn năm nay vừasức và rất thực tế. Phần đầu liên hệ sát thực tế hỏi khi về Hoàng Sa, Trường Sa.Phần nghị luận xã hội hỏi kĩ năng sống, nghị luận văn học là tác phẩm Chiếcthuyền ngoài xa với dẫn chứng đầy đủ, chỉ cần chú ý chút là làm được. Thí sinhnày tự tin cho biết ít nhất bài thi môn Văn của mình cũng sẽ được từ trên 6 điểm.
Điểm thi trường THPT Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân (điểm thi của Sở GD-ĐT Hà Nội) dành cho thí sinh thi tốt nghiệp.
Em Nguyễn Thị Phượng nhận xét: Đề văn khá dễ. Câu kỹ năng sống đã được ôn nhiều. Đề khó hơn để thi tốt nghiệp mọi năm nhưng dự đoán được 6 điểm.
Một số thí sinh khác cùng chung nhận định, đề không quá khó nên với thí sinh trung bình có thể đậu tốt nghiệp.
Cũng tại điểm thi trường THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân, ra sớm nhưng không được vui, một thí sinh đến từ Trung tâm GDTX Sóc Sơn cho biết đối với em thì đề này khó. “Ngay lúc nhận đề thấy dài quá em đã hơi hoảng. Đề thi này khó hơn nhiều so với đề thi tốt nghiệp năm ngoái. Phần đọc hiểu em làm cả 8 ý mà cũng không chắc chắn. Câu nghị luận về kỹ năng sống em làm tốt nhất. Nhưng em cũng chỉ hy vọng bài này đủ điểm đậu tốt nghiệp...
Ảnh: Cao Thái Tại các điểm thi ở cụm thi 25 Nghệ Ansáng 2/7, rất đông thí sinh đã hoàn thành bài thi khi mới trôi qua hơn 2/3 thời gian làm bài. Một số điểm thi như Trường ĐH Vinh, CĐ Sư phạm Nghệ An..., nhiều thí sinh đã nộp bài sớm.
Kết thúc thời gian bài thi môn Ngữ văn, nhiều thi sinh tại cụm thiTP Quy Nhơnra về với tâm trạng phấn khởi vì làm tốt bài thi. Các thísinh cho rằng, đề thi năm nay khá thú vị vì đề nhắc đến các vấn đề thờisự về biển đảo hay nhắc tới một số các bệnh của giới trẻ hiện nay là vôcảm.
Thí sinh Nguyễn Như Hoài Hân, Trường THPT Hùng Vương (TP QuyNhơn), đánh giá: “Đề năm nay so với mọi năm cấu trúc khác hơn, đề ra cóphần dài hơn nhưng không quá khó. Nội dung đề thi ra bám sát chươngtrình sách giáo khoa nên phần lớn các bạn đều hoàn thành tốt bài làm.Riêng bản thân em làm khoảng 70-80%”.
Nhiều thí sinh ra sớm (Ảnh Huyền Trang) Cô Trần Thị Phương Loan, giáo viên dạy văn, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội cho rằng: Đề thi năm nay các câu hỏi khá vừa sức, bám sát với trình độ của học sinh. Những học sinh chỉ thi để xét tốt nghiệp THPT cũng ít nhất làm được 5 điểm.
Cô Loan đặc biệt thích câu cuối cùng, phần nghị luận văn học (4 điểm). Mặc dù đề ra dung lượng vừa phải nhưng vẫn có thể phân hóa học sinh khi hỏi cái nhìn quan niệm của nhà văn với cuộc sống. Phần đọc hiểu (3 điểm) thí sinh không đi học thêm ở đâu cũng có thể làm được.
Nhận định về đề văn thí sinh Nguyễn Anh Tuấn, Trường THPT Võ Trường Toản (TP.HCM)cho biết, đề thi không khó, không mới. Vẫn tương tự như các năm trước đều bố cục phần đọc hiểu và phần làm văn. Cả hai phần này em đã được rèn luyện và lưu ý ở lớp.Nhưng phần đọc hiểu đoạn thơ này là một đoạn thơ mới, em không thấy trong chương trình học đề cập đến. Ngoài ra câu hỏi ở phần làm văn yêu cầu viết bài về rèn luyện kĩ năng sống là dạng chúng em đã được học và rèn luyện đặc biệt là tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa.
Thí sinh Tuấn cho biết “mục đích của em thi tốt nghiệp nên không đặt nặng về chất lượng bài làm và điểm cao. Với đề thi này bài của em hôm nay chắc chắn trên điểm trung bình.”
Trong khi đó, một thí sinh cho rằng thi tại cụm Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho hay, ngoài câu hỏi 3 điểm trong phần làm văn “việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích luỹ kiến thức” yêu cầu viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề này là khó nhất” vì yêu cầu phải có kỹ năng làm văn, suy luận. Các câu hỏi còn lại học sinh có thể làm được.
Thí sinh Lan Anh, Trường THPT Trường Chinh cũng cho biết, em làm hết các câu hỏi theo yêu cầu.
“Như đề toán và ngoại ngữ em kì vọng đề thi năm nay sẽ có một chút thời sự tăng sự phấn chấn, nhưng tiếc là không có. Dù vậy đoạn thơ trích trong bài Hát về một hòn đảo trong phần đọc hiểu là rất hay dù đây là lần đầu tiên em đọc đoạn trích này. Đặc biệt câu hỏi số 4 yêu cầu về đoạn thơ gợi cho anh chị tình cảm gì đối với người lính đảo.
Tuy nhiên theo nhận định của em đề văn tương đối dài nhất là đọc hiểu chỉ trong 3 điểm nhưng có đến 8 câu hỏi. Trong đó có nhiều câu đã kiểm tra được kiến thức làm văn như câu 4 trong phần trích đoạn thơ. Vì vậy không nhất thiết phải ra thêm phần đoạn văn mà để học sinh dồn thời gian cho đoạn thơ.
- Văn Chung - Ngân Anh - Cao Thái - Huyền Trang - Lê Huyền
- Văn Chung - Ngân Anh - Cao Thái - Huyền Trang - Lê Huyền
Nhật Kim Anh kết hôn với Bửu Lộc vào cuối năm 2014 sau gần một năm yêu nhau.
Anh kể Nhật Kim Anh thường đến nhà anh nhưng không báo trước, có lúc vào 2-3h sáng, lúc vào tận đêm khuya. Bửu Lộc cho hay và gia đình đều đón tiếp chu đáo.
"Cô ấy cũng ngủ lại nhà tôi. Hàng xóm đều thấy cô ấy ghé thăm, đưa con trai đi chơi, ăn uống. Mới đây, sinh nhật Bửu Long, cô ấy về thăm con khoảng 3 tiếng, chụp ảnh lưu niệm rồi rời đi", anh cho biết.
Anh kể vào dịp gần Tết năm 2018, nữ diễn viên đưa con trai đi TP.HCM và cháu bị sốt, phải nhập viện. "Cô ấy đã giấu, không thông báo cho tôi. Sau đó, khi cô ấy nhận show diễn mới báo cho tôi. Lúc này, tôi phải tức tốc đi từ Cần Thơ lên TP.HCM chăm con trong viện. Đêm đó, cô ấy đi hát. Tôi trong bệnh viện chăm con trai, đến sáng hôm sau thì đưa cháu về Cần Thơ”, anh nói.
Theo Bửu Lộc, con trai có tiền sử sốt co giật động kinh. Bác sĩ điều trị trực tiếp tại bệnh viện khuyến cáo, Bửu Long phải qua 6 tuổi mới hết chứng bệnh này. Nếu bệnh của bé bị tái phát, nhiều khả năng sẽ để lại di chứng trên màng não và ảnh hưởng đến thần kinh.
“Bửu Long là con của Nhật Kim Anh sinh ra và cũng là con trai tôi. Tôi ngăn cản cô ấy như thế để được gì? Dịp sinh nhật, trung thu, tôi đều là người chủ động gọi điện thoại, nhắn tin cô ấy về Cần Thơ tham dự cùng gia đình. Cô ấy về thăm con, chúng tôi vui vẻ đi chung, mong muốn tạo không khí ấm cúng cho con trai.
Nếu tôi dạy con mình xa lánh hay không thương mẹ, khác nào gián tiếp dạy con không thương cha. Đấng sinh thành thiêng liêng, cho con hình hài đến với cuộc đời này thì phải cùng chung tay nuôi nấng, dạy dỗ, điều này làm sao thay đổi được?”, Bửu Lộc nhấn mạnh.
Bửu Lộc và Nhật Kim Anh khi tham gia một show truyền hình.
Anh khẳng định mỗi khi nữ diễn viên gọi Facetime gặp con, anh đều cố gắng tạo điều kiện thuận lợi nhất. “Nhưng nói thật, không phải lúc nào tôi cũng ở bên con. Không phải lúc nào, tôi cũng kè kè điện thoại bên con mình để chờ cô ấy gọi Facetime. Tôi cũng có công việc của mình, phải chăm sóc ba mẹ, cũng phải lo công việc của gia đình. Và tôi cũng cần lắm thời gian chăm sóc, dạy dỗ Bửu Long”, Bửu Lộc nói.
"3 năm kết hôn, Nhật Kim Anh chỉ ở nhà tôi 4 tháng"
Theo Bửu Lộc, thời gian qua, mẹ anh bị sốc. Bà buồn vì đã dành nhiều tình cảm cho con dâu nhưng nhận lại những lời điều tiếng. Bửu Lộc khẳng định 2 năm qua, anh và gia đình chăm sóc chu đáo cho con trai.
Theo đó, gia đình anh cho bé Bửu Long học ở ngôi trường tốt tại Cần Thơ. Mỗi ngày, con trai được Bửu Lộc và ông bà nội đưa đón, chăm sóc. “Tôi nghĩ người làm cha mẹ, đều mong con mình được sống bình yên trong tình yêu thương. Cô ấy nói yêu thương con trai nhưng lên mạng, truyền thông nói những điều không đúng sự thật. Sau này, cháu lớn lên sẽ nhìn nhận về cha mẹ mình thế nào?”, Bửu Lộc thắc mắc.
Vợ chồng Nhật Kim Anh khi còn mặn nồng.
Anh khẳng định bản thân tin tưởng điều gì đã là sự thật thì không bao giờ có thể thay đổi và không ai có thể thay đổi. Ai đối xử tốt, thương yêu thật lòng thì con trai là người cảm nhận đầu tiên. Nói về những phản ứng của vợ cũ, Bửu Lộc cho rằng nữ diễn viên muốn sử dụng mạng xã hội để gây áp lực nhằm giành lợi thế cho phiên tòa xét xử giành quyền nuôi con sắp tới.
“Cô ấy đệ đơn ly hôn từ năm 2017. Lúc đó, tôi không đồng ý vì con còn quá nhỏ. Tôi muốn cháu có đầy đủ tình yêu thương của cha mẹ. Tòa sơ thẩm bác đơn ly hôn, hàn gắn vì cháu chưa tròn 24 tháng tuổi và những chứng cứ cô ấy đưa ra không thuyết phục”, Bửu Lộc nói.
Anh kể tiếp sau đó nữ diễn viên tiếp tục gửi đơn lên tòa phúc thẩm. Đến năm 2018, tòa phúc thẩm đưa vụ án ra xét xử. Và nữ diễn viên đã tự nguyện giao con cho chồng cũ nuôi với điều kiện "được ly hôn để tiếp tục công việc showbiz".
Anh khẳng định khi kết hôn với nữ diễn viên, anh cũng biết rõ quá khứ của vợ. Anh và cô hứa sẽ cùng nhau vun vén, xây dựng hạnh phúc gia đình.
"Nhưng thực tế, thời gian kết hôn với nhau hơn 3 năm, cô ấy ở nhà chồng chưa đầy 4 tháng, tính luôn thời gian ở cữ sau sinh. Bây giờ, tôi mong cô ấy để mình bình yên chăm sóc con trai. Nếu sau này con lớn, cháu muốn sống cùng mẹ, tôi ủng hộ ngay. Vì vậy, tôi mong cô ấy không cần chiêu trò hay nói sai sự thật để ảnh hưởng đến con trai. Tất cả mọi việc mình làm, sau này người đời sẽ nhận xét, phán xử và đặc biệt chính là con trai của mình", anh cho biết.
Bửu Lộc cho rằng việc thương yêu con trai không thể hiện ở quyền nuôi con mà còn là trách nhiệm của bậc làm cha mẹ, phải đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho con.
Trước phản hồi từ Bửu Lộc, đại diện Nhật Kim Anh cho hay nữ diễn viên đã tắt máy, không thể liên lạc được.
Nhật Kim Anh kết hôn với Bửu Lộc vào cuối năm 2014 sau gần một năm yêu nhau. Tiếp đó, cô chuyển về Cần Thơ sống cùng gia đình chồng. 3 năm sau, hôn nhân rạn nứt, một mình cô chuyển về Sài Gòn. Anh Bửu Lộc nhận nuôi và chăm sóc con trai.
(Theo Zing)
Nhật Kim Anh: Tôi tôn trọng phía nhà nội nhưng nhất quyết phải đòi được quyền làm mẹ!
Trước đây tôi không công khai chuyện ly hôn vì muốn con có cả cha, cả mẹ. Nhưng chuyện cũng đã xảy ra hơn 2 năm rồi, tôi vẫn giữ tinh thần để làm những điều tốt nhất cho con mình - Nhật Kim Anh chia sẻ.
" alt="Chồng Nhật Kim Anh: ‘Kết hôn 3 năm cô ấy chỉ ở nhà 4 tháng’" />- - Dù đang học lớp 2, lớp 3 thậm chí lớp 4, nhiều học sinh người dân tộc Chứt vẫn chưa viết nổi tên mình.
Dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) có 37 hộ dân với 135 nhân khẩu. Trong số này, có 42 học sinh ở độ tuổi tới trường; 8 em lứa mầm non và 15 em học ở trường tiểu học tại xã.
Lúc chúng tôi tới nơi cũng đã gần ngày bế giảng năm học.
Ngoài 17 học sinh học trường Dân tộc nội trú (thị trấn Hương Khê), 2 em
học ở tỉnh khác thì có 8 em lứa mầm non và 15 em học ở trường tiểu học tại
xã.
Đưa giấy bút cho em Hồ Văn Ngọc, học lớp 3B, trường tiểu học Hương Liên, chúng tôi "nhờ" viết ra những chữ cái, con số và tên tuổi.
Sau một hồi hí hoáy, em Ngọc chỉ viết được dãy chữ cái"a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê"rồi cắn đầu bút. Chúng tôi bảo Ngọc viết tên mình thì em lí nhí: "Em chỉ biết từng này thôi".
Em Hồ Thị Thu, học lớp 3A, viết tên mình nhưng sai chính tả.
Với sự trợ giúp từ các bạn, em Hồ Thị Thu, học lớp 3A cũng đã viết ra tên của mình với nét chữ nguệch ngoạc và sai…chính tả: "Hồ thu thu".Thu cũng chỉ bập bẹ viết được ít chữ cái, con số đơn giản.
Em Hồ Viết Luận, học lớp 2A thì chỉ viết được mỗi chữ"a" còn hỏi gì em cũng lắc đầu nguầy nguậy: "Em không biết".
Trong số 15 học sinh Chứt, chỉ có mỗi em Hồ Thị Xuân Hiên là khá hơn
3/15 họcsinh Chứt biết viết "sơ sơ"
Cùng chung cách hỏi như vậy, chúng tôi thực sự bất ngờ khi chỉ có mỗi em Hồ Thị Xuân Hiên (học lớp 4B) viết rõ tên mình và làm đúng vài phép toán đơn giản.
Là người có thâm niên 15 năm bám bản, giúp người Chứt hòa nhập với cộng đồng, Trung tá Dương Thanh Tịnh- Tổ trưởng tổ công tác cắm bản Rào Tre (BĐBP Hà Tĩnh) nói, ngay đến việc đi học, phải có người gọi thì các em mới chịu tới trường.
Có những buổi, đang học ở lớp nhưng "không thích" thì các em lại bỏ về đi chơi. Bố mẹ lại không biết chữ nên cũng không bao giờ quan tâm tới việc học của con.
Trao đổi với VietNamNet,thầy Trần Văn Đạt, giáo viên trường tiểu học Hương Liên cho biết, hiện chỉ có 3/15 học sinh biết đọc, biết viết "sơ sơ".
Còn lại, kiến thức của học sinh lớp 2, 3, 4 không bằng học sinh lớp 1 của người Kinh.
Theo thầy giáo, 3 ngày cho học chữ "a" thì nhớ, nhưng sang ngày thứ 4, hỏi lại thì các em lại quên.
Bình thường, vào buổi sáng, các em học sinh Chứt vẫn tới trường Tiểu học Hương Liên nhưng chủ yếu là học cách "hòa nhập" với học sinh người Kinh.
Khoảng gần 3 tháng cuối học kỳ II, nhà trường tổ chứccho 15 em học sinh Chứt tập trung vào buổi chiều để học chữ cái, chữ số nên cóphát triển…đôi chút.
Nhưng rồi qua nghỉ hè, sang năm thì "bắt đầu lại từ đầu".
Sẽ bỏ học nếu ở lại lớp
“Năng lực của học sinh Chứt cách xa người Kinh. Nếu cứ cho học học chung thì số học sinh Chứt chắc chắn mù chữ”, ông Đinh Xuân Thường, Bí thư xã Hương Liên (Hương Khê, Hà Tĩnh) nói.
Ông Đinh Xuân Thường
Kết thúc năm học, các em lại được lên lớp "đều đều” bởi nếu cho ở lại lớp, các em sẽ…bỏ học vì tự ái.
Ông Thường xác nhận có nhiều học sinh Chứt không biết chữ, dù học lớp 3, lớp 4.
Đầu học kỳ II năm học 2014 - 22015, Phòng GD&ĐT huyện hương Khê đã tiến hành khảo sát năng lực của học sinh Chứt thì nhận ra vấn đề. Sau đó, phòng đã giao cho trường dạy phụ đạo vào buổi chiều cho số học sinh này.
"Việc khảo sát tiến hành muộn, hợp lý hơn thì phải đầu năm để thầy cô giáo có thể bám sát từng em, có phương án dạy phù hợp ", ông Thường nhận xét.
Vào dịp hè, Tổ công tác cắm bản của BĐBP Hà Tĩnh lại tổ chức lớp học phụ đạo cho những học sinh Chứt và thầy cô chính là những sinhviên tình nguyện.
Tuy nhiên, những lớp học "chữa cháy" cũng chỉ kéo dài không quá một tháng nên các em tiếp thu không được là bao.
Thầy Lê Mạnh Hà
Thầy Lê Mạnh Hà, Hiệu trưởng trường tiểu học Hương Liên cho biết, nhà trường chỉ tập trung dạy tiếng Việt để giúp học sinh Chứt hòa nhập, làm quen với người Kinh, còn việc học kiến thức thì “không quá nặng nề”.
Tuy nhiên, cuối năm nhà trường sẽ kiểm tra lại kiến thức học sinh Chứt, những em nào không đáp ứng đủ yêu cầu thì chưa cho lên lớp ngay mà vào ngày hè sẽ cho ôn lại. Việc tổ chức lớp phụ đạo buổi chiều cho học sinh Chứt được thầy cô dạy bằng sự tâm huyết với học sinh, chứ không có kinh phí hỗ trợ, kể cả chuyện ăn bán trú của các em.
Trao đổi với VietNamNet,ông Nguyễn Hồng Tư, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học Sở GD&ĐT Hà Tĩnh thông tin, Sở liên tục chỉ đạo cácthầy, cô giáo kèm cặp học sinh Chứt. Thế nhưng, để giúp các em tiến bộ trong học hành, cần phải có giải pháp đồng bộ, chứ không riêng gì trách nhiệm của ngành giáo dục.
Trung tá Dương Thanh Tịnh, Tổ trưởng tổ công tác cắm bản rào Tre (BĐBP Hà Tĩnh) đè xuất: Buổi sáng vẫn cho các em theo học lớp với học sinh Kinh đểgiúp các em hòa nhập. Còn buổi chiều, sẽ mở lớp ở đơn vị, nhà trường chỉ cần cử2 thầy, cô giáo qua dạy. Ý tưởng này đang chờ quyết định từ trường tiểu họcHương Liên.
- Văn Đức -Duy Tuấn
Tin sao Việt 28/10: Sau bộ ảnh cưới siêu lãng mạn, Đông Nhi và Ông Cao Thắng lại khiến fan đứng ngồi không yên với khoảnh khắc nhí nhố, tinh nghịch bên nhau. Trước niềm hạnh phúc của đàn em, Hari Won ngay lập tức dành lời khen ngợi: “Cười đẹp quá”. Đáp lại Hari Won, Đông Nhi hài hước viết: “Cảm giác có người nhìn vào chân nên nhột á chị”. Mặc dù đã gửi lời xin lỗi chính thức tới bé Chấn Quốc cùng 2 HLV Hương Giang – Dương Cầm ngay trên trang cá nhân sau sự cố đọc nhầm tên Quán quân The Voice Kids tối 26/10, MC Nguyên Khang vẫn chưa thể xoa dịu được công chúng. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, Nguyên Khang đã “mượn” tin nhắn do một khán giả gửi tới động viên và tâm sự: “Đây là một chia sẻ động viên rất ý nghĩa và xúc động của một cô gái dành cho mình. Người ta vẫn nói: Nhân vô thập toàn, có ai mà hoàn hảo, có ai mà không sai sót. Khang tin là không ai trong đời mình mà chưa bao giờ làm sai. Quan trọng là chúng ta biết cái sai, nhận lỗi và đứng lên đi tiếp”. Sau Á hậu Kiều Loan, Á hậu Tường San sẽ chinh chiến Hoa hậu Quốc tế trong thời gian tới. Trên trang cá nhân, nàng hậu chia sẻ hình ảnh hai bộ quốc phục đầy ấn tượng cô đã chuẩn bị cho đấu trường sắc đẹp sắp tới và nhờ cộng đồng mạng bình chọn bộ trang phục nào sẽ theo cô chinh phục vương miện Hoa hậu Thế giới 2019. Suboi khiến người hâm mộ xúc động với tâm thư: “Mang bầu có gì hay?” vừa được cô đăng tải trên trang cá nhân. Cụ thể, Suboi cho biết cô đang cảm nhận được những thay đổi, khó khăn trong lần đầu mang thai như chuột rút, khó ngủ, dễ căng thẳng. Đặc biệt, cô bày tỏ sự mệt mỏi với những bàn tán của dư luận về “mẹ bầu”. Tuy nhiên, sau tất cả, Suboi cho biết cô đang tận hưởng khoảng thời gian ý nghĩa nhất của cuộc sống: “Một thể loại đẹp tôi chưa từng trải qua!”, đồng thời rapper vô cùng trân quý sự có mặt của con gái trên cuộc đời này. Lệ Hằng đăng tải loạt ảnh diện bikini với hình thể nóng bỏng. Trở về từ chương trình truyền hình thực tế cùng với người bạn H’Hen Niê, Lệ Hằng vẫn giữ thói quen luyện tập, rèn luyện để giữ cho mình sự dẻo dai, tinh thần thoải mái sau khoảng thời gian làm việc mệt mỏi. Sở hữu chiều cao nổi bật cùng chỉ số hình thể đẹp nhưng đây là lần hiếm hoi khán giả thấy một Á hậu Lệ Hằng phô diễn hình thể, đặc biệt là vòng 3 trên mạng xã hội. Phạm Hương bị cư dân mạng chỉ trích vì hành động kém duyên trong đoạn clip được cô nàng đăng tải. Cụ thể, cánh đồng bí ngô mà Phạm Hương tham quan có ghi rõ bảng cảnh báo “Please do not sit on Pumpkins” (tạm dịch: “Xin đừng ngồi lên các quả bí ngô”). Tuy nhiên người đẹp lại bất chấp lời cảnh báo, thoải mái ngồi lên bí ngô để tạo dáng chụp hình và còn chia sẻ loạt ảnh ngôi lên các quả bí ngô lên mạng xã hội. Thu Quỳnh đăng tải loạt khoảnh khắc vô cùng dễ thương bên con trai kèm chú thích: “Chúng mình có hẹn với nhau”. Kể từ sau khi đường ai nấy đi với Chí Nhân, cô nàng rất thường xuyên chia sẻ ảnh đời thường bên quý tử nhỏ và đưa bé đi chơi, khám phá cuộc sống xung quanh bất cứ khi nào rảnh rỗi. Đoan Trang chia sẻ ảnh khoảnh khắc tình cảm ôm con gái cùng dòng thơ cô sáng tác: “Sau những ngày bôn ba. Ta lại trở về nhà. Ôm ấp những thiết tha...”. Con gái nữ ca sĩ nay đã lớn và thừa hưởng những nét đẹp của cả bố và mẹ Hoàng Yến Chibi khiến người hâm mộ thích thú khi khoe hình ảnh “tự dìm” với trang phục và đầu tóc không thể giản dị hơn. Nhiều người cho rằng Hoàng Yến Chibi thật sự sống đúng tuổi 24 qua những hình ảnh vô tư, hồn nhiên như thế này. Linh Thùy
Fan mặc áo dài, sơ mi trắng vây kín nhà cô dâu Đông Nhi ngày ăn hỏi
- Từ sáng sớm, nhà cô dâu Đông Nhi đã nhộn nhịp người. chuẩn bị đón đàn trai sang làm lễ rước dâu.
" alt="Sao Việt 28/10: Đông Nhi tiếp tục khoe ảnh nhí nhố bên Ông Cao Thắng" />
- ·Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Tottenham, 0h45 ngày 24/1: Cải thiện phong độ
- ·Mua Hyundai Santa Fe 2015 giá khoảng 600 triệu phải đánh đổi điều gì?
- ·ĐHQGHN tuyển sinh thạc sĩ quản trị an ninh phi truyền thống
- ·Chuyện chưa kể về người bán chuối lấy bằng cử nhân Luật
- ·Siêu máy tính dự đoán Wolves vs Arsenal, 22h00 ngày 25/1
- ·Diệp Lâm Anh sinh con trai thứ 2 cho chồng thiếu gia
- ·Tang lễ của cựu thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo
- ·Trương Bá Chi ngất xỉu giữa sân bay vì kiệt sức
- ·Nhận định, soi kèo Mỹ vs Costa Rica, 07h00 ngày 23/1: Đất lành Orlando
- ·Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp xúc cử tri nơi cư trú