![](<p style=)
- Vài năm sau ngày mẹ mất, tôi cũng dần nguôi ngoai nỗi nhớ bà. Tình cảm vợ chồng tôi cũng tốt dần lên. Tôi bàn với vợ lập ban thờ bố mẹ tại căn hộ chung cư của chúng tôi. Tuy nhiên vợ tôi không đồng ý ...Tôi năm nay 42 tuổi, kết hôn được 12 năm. Hiện tại, vợ chồng tôi sinh được hai cháu. Một cháu trai 10 tuổi và một cháu gái 6 tuổi.
Công việc của chúng tôi không đem lại thu nhập cao nhưng ổn định và cũng có đồng ra đồng vào. Chúng tôi cũng đã có nhà ở. Đó là một căn hộ thuộc hàng cao cấp ở Hà Nội…
Tôi giới thiệu sơ sơ như vậy để mọi người hiểu rằng, tôi đang có một cuộc sống đáng mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên thực tế vợ chồng tôi lại đang đứng trước khả năng ly hôn, gia đình tan đàn xẻ nghé.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/03/17/10/20170317104840-vo-giau.jpg) |
Ảnh: CNN |
Chuyện là, căn nhà chúng tôi đang ở là tài sản của bố mẹ vợ tôi. Ông bà mua tặng khi chúng tôi sinh con đầu lòng. Tính tôi vô tư nên từ khi nhận nhà, tôi yên tâm sống và coi đó là tài sản của hai vợ chồng.
Không chỉ nhà cửa, ông bà còn cho chúng tôi vay tiền để mua ô tô và sắm sửa nhiều thứ trong nhà. Mang tiếng cho mượn nhưng tôi thừa hiểu ông bà cho luôn vợ chồng tôi vì nhà chỉ có mỗi 2 cô con gái.
Cuộc sống cứ bình lặng trôi cho đến năm 2011. Tôi về quê (ở một tỉnh miền Trung) và nhận ra mẹ tôi đang có dấu hiệu tuổi già.
Bà sống một mình vì bố tôi mất sớm, các anh chị em đều lập nghiệp ở tỉnh xa. Lần đó tôi được nghỉ phép nên về nhà với mẹ. Một tuần ở nhà, tôi thấy bà liên tục quên những chuyện đơn giản như khóa van nước, nấu cơm không đổ nước, đêm ngủ quên khóa cửa… và đặc biệt có lần, bà nấu cơm nhưng lại đổ thóc giống vào nồi.
Tôi hoảng hốt, đòi đưa mẹ lên viện khám nhưng bà không đồng ý. Mọi người ở quê cũng can ngăn vì bà khỏe mạnh. Họ nói rằng, bệnh nhầm lẫn, quên quên, nhớ nhớ chỉ là bệnh tuổi già.
Tôi chiều lòng mẹ nhưng thấy không yên tâm. Tôi bàn với vợ đưa mẹ lên Hà Nội sống cùng. Trong nhà, tôi không phải con trưởng nhưng là con trai ở gần mẹ nhất, các anh chị của tôi toàn vào Nam lập nghiệp.
Không nghờ vợ tôi không đồng ý. Cô ấy nói, đó là nhà của bố mẹ cô ấy. Họ cho chúng tôi ở nhờ (sổ đỏ vẫn đứng tên bố mẹ vợ) nên tôi không có quyền đưa ai đến ở cùng.
Tôi thuyết phục vợ không được nên vợ chồng mặt nặng mày nhẹ suốt ngày. Buồn hơn, cuối năm đó mẹ tôi bị cảm và qua đời trong căn nhà lạnh lẽo.
Tôi về chịu tang mẹ, nghĩ thương mẹ bao nhiêu tôi lại giận mình, giận vợ bấy nhiêu. Trong đầu tôi liên tục xuất hiện những từ “giá như”. Tôi nghĩ giá như tôi mẹ tôi sống cùng tôi có lẽ bà sẽ không ra đi trong cô đơn thế này?...
Lo liệu công việc cho mẹ xong, tôi trở về Hà Nội, tình cảm với vợ cũng đã phai nhạt dần. Tôi bắt đầu có cảm giác của một người ăn nhờ, ở đậu. Tôi ít khi chăm chút cho căn nhà mà chỉ coi nó như một chỗ trú chân sau một ngày vất vả.
Vợ tôi không hề ân hận về việc cấm mẹ tôi lên ở cùng. Cô ấy cũng không mấy khi về quê chồng kể từ khi mẹ tôi mất. Căn nhà của bố mẹ tôi ở quê lạnh hẽo hơn bao giờ hết…
Tuy nhiên, vài năm sau ngày mẹ mất, tôi cũng dần nguôi ngoai nỗi nhớ. Tình cảm vợ chồng tôi cũng tốt dần lên. Tôi lại bàn với vợ lập ban thờ bố mẹ tại căn hộ chung cư của chúng tôi.
Tôi nghĩ là con trai, tôi phải có trách nhiệm nhang khói thường xuyên cho bố mẹ chứ ban thờ bố mẹ ở quê, đôi tháng tôi mới về một lần.
Tuy nhiên, lại một lần nữa, vợ tôi từ chối. Cô ấy vẫn đưa ra lý do như ngày tôi muốn đưa mẹ lên Hà Nội sống cùng. Căn nhà là của bố mẹ cô ấy, tôi không được phép…
Tôi cảm thấy mình bất tài, vô dụng vô cùng. Là con trai mà tôi không được quyền đón mẹ đến nuôi, giờ mẹ mất tôi cũng không được quyền lập bàn thờ bố mẹ. Lý do chỉ vì tôi đang nhờ trong căn nhà của bố mẹ vợ…
Trong khi đó, từ trước đến giờ, công to việc lớn nhà vợ, có cái nào không đến tay tôi. Tiền bạc tôi làm bao nhiêu năm nếu nhà vợ cần có bao giờ tôi tiếc. Thế mà…
Tôi quyết định bước chân ra khỏi căn hộ cao cấp này và tìm một nơi ở mới. Tôi cũng không thể chấp nhận một người vợ không muốn coi gia đình chồng là gia đình của mình. Chúng tôi sẽ ly hôn dù tôi rất thương các con.
![Bị ép sinh con, tôi ly hôn để thoải mái đi du lịch, mua sắm](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/03/16/11/20170316115233-89.jpg?w=142&h=100)
Bị ép sinh con, tôi ly hôn để thoải mái đi du lịch, mua sắm
Tôi viết những dòng này khi cuộc hôn nhân của chúng tôi đã gần đến giai đoạn kết thúc. Chúng tôi đang chờ phán quyết cuối cùng của tòa…
" alt=""/>Tâm sự: Nỗi khổ của người đàn ông lấy vợ giàu
- Thời gian buổi tối các con tôi không làm bài tập về nhà, thay vào đó là giờ để chúng vui đùa và thư giãn.Dưới đây là chia sẻ của bà mẹ 4 con Rachel Garlinghouse, tác giả của 3 cuốn sách viết về dạy con.
"Tôi là mẹ của 4 đứa trẻ: Một đứa mắc chứng hay lo âu, một đứa gặp khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc. 3 đứa trẻ đang trong độ tuổi đến trường, điều có có nghĩa là, cũng giống như các phụ huynh khác, tôi hoàn toàn bị choáng ngợp bởi lượng bài tập mà con tôi mang về nhà, những thứ đòi hỏi phụ huynh phải dành thời gian và tâm sức cùng con hoàn thành.
Và tôi không phải là người duy nhất mệt mỏi. Hai trong số ba con đang đi học của tôi cũng cảm thấy mệt mỏi vì bài tập. Không phải bởi chúng không nỗ lực, không phải bởi cha mẹ không nghiêm khắc, cũng không phải bởi chúng chán ghét hay lười học. Tối nào cũng vậy, quay cuồng với bài tập về nhà khiến cả gia đình căng thẳng, thất vọng rồi mất tự tin về bản thân.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/11/02/08/20161102083436-1.jpg) |
Bắt con ngồi vào bàn học ngay khi vừa trở về từ trường chẳng khác nào tra tấn con, khiến con càng sợ việc học. |
Vậy sao phải làm bài tập về nhà cơ chứ? Mà còn dành hẳn 80% thời gian ở nhà cho chúng. Với con gái mắc chứng lo âu, tôi đã nói với thầy cô của con bé rằng chỉ cần con bé được sống trong môi trường lành mạnh thôi, còn chúng tôi sẽ không làm bài tập về nhà. Với những đứa con khác của tôi cũng vậy, bài tập về nhà là không bắt buộc, chúng có thể làm hoặc không.
Giờ đây, thời gian buổi tối các con tôi không làm bài tập về nhà, thay vào đó là giờ để chúng vui đùa và thư giãn. Nếu có làm gì liên quan đến bài tập thì đó cũng không phải dạng bài tính toán nặng nề.
Các ông bố bà mẹ khác nói với tôi rằng, cách duy nhất để giải quyết bài tập về nhà là bắt con ngồi vào bàn ngay khi chúng vừa trở về từ trường và bắt chúng phải làm hết bài mới thôi. Nhưng như thế chẳng khác nào tra tấn con, càng bắt con học nhiều, chúng càng sợ hãi bài tập về nhà.
Hiện nay, rất nhiều trường đã bỏ việc cho học sinh bài tập về nhà. Một số giáo viên nhận ra, bài tập về nhà không chỉ không cần thiết mà còn phản tác dụng.
Từng là một nhà giáo, tôi ủng hộ việc không cho học sinh bài tập về nhà cho đến khi chúng vào trung học. Chỉ từ trung học chúng mới cần làm bài tập để chuẩn bị cho việc học độc lập sau này khi vào cao đẳng, đại học.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/11/02/08/20161102083436-2.jpg) |
Những hoạt động tưởng chừng như đơn giản nhưng lại dạy trẻ những bài học có ý nghĩa. Ví dụ như việc làm bánh dạy cho trẻ biết cách làm theo hướng dẫn, biết cân đong, đo lường và biết chờ đợi sản phẩm hoàn thành. |
Vì vậy, xin hãy bỏ bớt bài tập về nhà cho những đứa trẻ ở độ tuổi lên 7. Thay vì vật vã với bảng tính toán, tôi và các con tổ chức các hoạt động vui chơi để chúng học được những bài học và kỹ năng hữu ích cho cuộc sống như giúp chúng tự tin hơn, vui vẻ hơn, phấn chấn hơn với việc học.
Việc này giúp các con tôi dễ ngủ, sảng khoái thức dậy vào sáng hôm sau để bắt đầu một ngày học mới.
Dưới đây là một số hoạt động mẹ con tôi vẫn thường làm vào buổi chiều tối, giờ mà những đứa trẻ khác đang chìm đắm trong bài tập:
- Các con nhấm nháp sô cô la trong khi mẹ đọc sách cho chúng nghe.
- Cùng nhau đạp xe đạp.
- Ra công viên gần nhà chơi để các con kết giao bạn bè mới.
- Tham gia lớp học thể dục dụng cụ hàng tuần.
- Nhìn công thức và cùng nhau làm bánh cho bữa sáng hôm sau.
- Các con gọi video cho bố khi bố đang ở nơi làm việc.
- Cùng nhau vẽ tranh.
- Cùng nhau đọc truyện trước khi đi ngủ.
- Cùng ăn bỏng và xem phim.
- Chơi đuổi bắt.
- Dùng phấn vẽ trên vỉa hè.
- Cùng ăn tối, trò chuyện về những gì diễn ra trong ngày và lên kế hoạch cho những gì muốn làm trong tuần tới.
- Cùng nhau ra cửa hàng để các con dùng tiền tiêu vặt.
- Cùng nhau làm việc nhà như cất đồ chơi, nhặt rác và cho bát đĩa vào máy rửa.
- Viết thư cảm ơn cho những người đã gửi quà tặng hoặc viết cho ông bà, tổ tiên những người đã đi xa.
- Mấy mẹ con tự diễn thời trang hoặc tổ chức buổi hòa nhạc.
- Nhảy nhót ngẫu hứng trong nhà bếp.
- Nhảy trên bạt lò xo ở ngoài vườn.
- Ngồi trên giường và chơi các trò chơi trang điểm.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/11/02/08/20161102083436-3.jpg) |
Đưa trẻ ra cửa hàng, để trẻ tự chọn món đồ mình thích và trả bằng tiền tiêu vặt của chúng là cách tốt nhất để dạy chúng những bài học về tiền. |
Những trò trơi chơi nghe có vẻ tầm thường nhưng hãy tin tôi chúng không hề vô bổ chút nào. Làm bánh dạy cho trẻ biết cách làm theo hướng dẫn, biết cân đong, đo lường và biết chờ đợi sản phẩm hoàn thành.
Cùng ăn tối và trò chuyện về những gì diễn ra trong ngày phát triển kỹ năng giao tiếp, dạy trẻ cách cư xử và phát triển khả năng đồng cảm của trẻ.
Vừa ăn bỏng vừa xem bộ phim yêu thích giúp cả gia đình giảm căng thẳng, áp lực và thư giãn sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi.
Đưa trẻ ra cửa hàng và cho phép chúng tiêu tiền tiêu vặt cho chúng những bài học về tiền bạc. Kéo trẻ vào việc nhà dạy chúng bài học về trách nhiệm và sẻ chia với cộng đồng.
Và điều quan trọng nhất là tất cả các hoạt động cuối ngày đều có sự tham gia của cả gia đình, đó là một cách thúc đẩy, cổ vũ tinh thần cho các con để chúng chuẩn bị sẵn sàng cho một ngày mới đến trường vào sáng hôm sau. Và cho đến nay, chính sách “không bài tập” đang hoạt động rất hiệu quả trong gia đình tôi".
Kim Minh (Theo Babble)
" alt=""/>Ngược đời bà mẹ cổ vũ con không làm bài tập về nhà