Câu chuyện trẻ em khi đi học muốn làm lớp trưởng tưởng như không có gì đáng nói. Thế nhưng,àichạychứsiêu kinh điển từ tình huống sư phạm này lại đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ trong giáo dục, cùng những cách làm mới cần vận dụng cho giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp nói riêng, của nhà trường nói chung khi hướng tới giáo dục toàn diện.
Học sinh cần hiểu đúng ý nghĩa của công việc cán bộ lớp. Ảnh: Lê Văn
Quá tả, quá hữu
Chị Hương, một phụ huynh năm nay có con vào lớp 1 kể: Trước khi vào năm học mới con chị nói rằng bé thích làm lớp trưởng, phải làm lớp trưởng thì bé mới đi học. Sở dĩ bé đòi hỏi như vậy bởi ở mẫu giáo, với tính cách nhanh nhẹn, tiếp thu tốt, hình dáng cao lớn... bé đã được chuyên trách nhiệm vụ quản lớp. Bé thường xuyên được ngồi trên quản các bạn trong lớp xem ai hay nói chuyện; ai chưa ngoan, ai chạy ra khỏi lớp, ai ăn chậm... rồi thưa lại các cô. Chị Hương đã phải phân tích với con rất nhiều xung quanh vấn đề làm lớp trưởng, Thế nhưng cô bé vẫn tỏ ra buồn bã.
Câu chuyện của anh Dũng cũng không kém phần bi hài. Trước khi vào năm học mới một tháng, anh được vợ giao cho một nhiệm vụ phải xin bằng được cho cu Dũng Anh con anh chức lớp trưởng ở năm học lớp 2 này. Theo suy nghĩ của vợ anh, bố làm trưởng ban phụ huynh thì xin có gì khó, hơn nữa làm lớp trưởng sẽ giúp con tự tin, học tốt, có sự phấn đấu... Đối với anh Dũng đây là nhiệm vụ vô cùng khó bởi chức lớp trưởng ở mỗi lớp chỉ có một mà hầu như lại được các cô giáo chủ nhiệm lớp chọn lựa từ trước. Ngay cả khi anh là trưởng ban phụ huynh thì cũng đâu dễ đề cập vấn đề này. Nói ra nếu được thì bản thân anh cũng ngại, mà không được thì cô giáo chủ nhiệm cũng khó xử.
Câu chuyện “chạy chức” cho con đầu năm học tưởng như tế nhị khó nói..., Thế nhưng khi lên một số diễn đàn mạng đọc lại thấy được bàn tán khá sôi nổi, thẳng thắn. Một mẹ tên N.H kể câu chuyện của mình: Chị cũng định xin cô cho con được làm lớp trưởng vì cô giáo chủ nhiệm là bạn học cũ. Thế nhưng vừa đề cập bạn đã nói luôn: Chức lớp trưởng, lớp phó đã được hiệu trưởng, hiệu phó hay giáo viên trong trường đặt hàng rồi. “Trên” đưa xuống, chủ nhiệm làm sao có thể làm khác...
Thế nên cô chỉ có thể sắp xếp để con được đảm nhiệm chức vụ nhẹ nhàng hơn trong lớp như quản ca, hay tổ trưởng. Nhiều bố, mẹ khác lại chia sẻ quan điểm: Chọn trường, chọn lớp và xin được cả chức lớp trưởng thì mới gọi là trọn gói; Rồi, chức tước trong lớp học luôn thuộc về các bé có cha mẹ là mạnh thường quân chuyên tài trợ, ủng hộ cho các hoạt động của trường lớp; Chức thì ít mà học sinh thì nhiều, lắm mối quan hệ... thế nên bác nào nghĩ rằng chức lớp trưởng đến với học sinh một cách tự nhiên thì quá lạc hậu. Hầu hết đã có sự sắp đặt. Các bác nếu không có thân quen, nhờ vả thì... “Con sãi ở chùa lại quét lá đa” thôi ạ...
Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến lại nhìn vấn đề một cách quả tả khi cho rằng: Chẳng nên cho con làm bất cứ một chức gì trong lớp. Các bé cần được phát triển tự nhiên. Mặt khác, không làm gì càng đỡ mất thời gian cho những việc vô bổ chẳng giúp gì cho việc học của bé. Việc trao quyền lực cho trẻ ở lứa tuổi nhỏ quá sẽ không tốt cho sự phát triển tâm lý của trẻ. Các bé chỉ thích lãnh đạo, quát tháo, phán xét, sai bảo bạn cùng tuổi. Nhiều bậc phụ huynh cũng cho rằng họ không muốn con cái già trước tuổi khi phải đảm nhiệm những chức danh trên lớp.
Cơ hội giúp trẻ hoàn thiện
Luân phiên làm cán bộ lớp thúc đẩy học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập Ảnh: Lê Văn
Việc sử dụng học sinh vào những nhiệm vụ cán bộ lớp đối với học sinh nước ngoài từ lâu đã được giải quyết khá khoa học và hợp lý. Những học sinh được chọn đảm nhiệm chức vụ A, B, C không nhất thiết cứ phải là học sinh giỏi. Tùy vào yêu cầu cụ thể của công việc mà giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch, phương pháp phù hợp để triển khai. Điều này cũng dễ hiểu bởi dưới góc độ tâm lý, các em học sinh tiểu học hoàn toàn có thể đảm nhiệm được các cương vị khác nhau.
Tại các trường học của ta, vấn đề sử dụng trẻ làm cán bộ lớp dường như vẫn ở tình trạng quá tả quá hữu. Hoặc phải thân quen nhờ vả, hoặc phải học rất giỏi mới được đảm trách nhiệm vụ này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến từ các bậc phụ huynh khi được hỏi đã cho rằng cần có mô hình luân phiên cán bộ lớp với các học sinh và trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy, các em sẽ được đảm trách, trải nghiệm qua nhiều vai trò khác nhau. Với những học sinh giỏi các em càng thêm trưởng thành, với học sinh học khá, trung bình... các em thêm cố gắng, tiến bộ để xứng đáng hơn với cương vị mình đảm nhiệm. Không nên cứ bó buộc chức danh nào đó cho một học sinh trong nhiều năm, còn những học sinh khác lại không có cơ hội thể hiện mình.
Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm không nên coi đây là một vấn đề không đáng quan tâm và đổi mới. Hiện nay, đã có một số trường học xây dựng mô hình cán bộ lớp luân phiên. Sau quá trình triển khai đã thu được kết quả tốt hơn trong giáo dục toàn diện, góp phần xây dựng xây dựng phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực. Mô hình được triển khai đã giúp các học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 trong trường ít nhất một lần được làm cán bộ lớp và điều này góp phần cải thiện hành vi, giáo dục kỹ năng sống, giao tiếp cho các em ngay từ cấp tiểu học. Nhiều học sinh bướng bỉnh, chưa ngoan cũng đã trở nên ngoan ngoãn và học giỏi hơn.
Bên cạnh đó, khi được phân công luân phiên nhau điều hành lớp học trong vòng một tháng cũng góp phần thúc đẩy khả năng sáng tạo quản lý, trách nhiệm của học sinh đối với bản thân và tập thể. Nhiều học sinh phấn khởi vui học vì được đảm trách làm cán bộ lớp.
Câu chuyện cán bộ lớp đã và đang là tình huống sư phạm đòi hỏi các giáo viên chủ nhiệm suy ngẫm và có cách giải quyết hợp lý, khéo léo, khoa học. Xử lý tốt tình huống này không những góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh được giáo dục một cách toàn diện... mà còn giải quyết được những tác động tiêu cực của xã hội qua một vấn đề tưởng như nhỏ mà không nhỏ.
Cô Nguyễn Phương Chi – Giáo viên THCS nhận xét: Khi học sinh được luân phiên làm cán bộ lớp sẽ khích lệ sự tự tin và chủ động sáng tạo trong học tập và sinh hoạt hơn nhiều. Không những thế, trong một lớp học các học sinh sẽ khác nhau về khả năng đọc viết, tính cách nhút nhát hay mạnh mẽ... khi thực hiện việc luân phiên làm cán bộ lớp thúc đẩy các em chăm học và có kết quả tốt hơn, đòi hỏi các em có tinh thần trách nhiệm cũng giúp xoá đi khoảng cách giữa các HS.
Công Phượng đá hỏng quả 11m đáng tiếc trong trận chung kết King's Cup. Ảnh: SN
"Trong thời gian qua tôi không được thi đấu quá nhiều, chính vì thế để có được một vị trí trong đội tuyển chuẩn bị cho chặng đường phía trước (vòng loại World Cup 2022), tôi sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa", Công Phượng cho biết thêm.
Trong trận chung kết King's Cup với ĐT Curacao, HLV Park Hang Seo đã xếp Công Phượng đá chính cùng với Văn Toàn trên hàng công. Tiền đạo quê Nghệ An đã chơi đầy năng nổ và nhiệt huyết trước các hậu vệ to cao của Curacao.
Tuy nhiên, Công Phượng không thể làm rung mảnh lưới đội tuyển đến từ khu vực CONCACAF. Sau khi để thủng lưới ở phút 58, mãi đến phút 82, Đức Huy mang về bàn gỡ 1-1 cho ĐT Việt Nam.
Công Phượng cho rằng cần nỗ lực hơn nữa để có suất lên tuyển đá vòng loại World Cup 2022. Ảnh: SN
Không những bất lực trong việc ghi bàn, cựu tiền đạo của Incheon Utd còn đá hỏng quả 11m ở loạt sút thứ hai khiến ĐT Việt Nam nhận thất bại 4-5 chung cuộc, qua đó nhìn Curacao đăng quang King's Cup 2019, còn thầy trò HLV Park Hang Seo về nhì.
Video loạt đá luân lưu Việt Nam 4-5 Curacao (nguồn: VTC):
Thiên Bình
" alt="Công Phượng lo không được gọi đá vòng loại World Cup 2022" />
Thông báo mới nhất của Trường Phổ thông liên cấp Newton gửi tới các phụ huynh liên quan đến vấn đề học trực tuyến.
Ngoài ra, trường này cũng thông báo sẽ cho học sinh toàn trường nghỉ học đến hết tháng 2/2020 và bày tỏ mong muốn phụ huynh quản lý và hỗ trợ các con khi học trực tuyến tại nhà.
Trước đó, trả lời câu hỏi của VietNamNet về việc những học sinh không đăng ký học trực tuyến liệu có bị ảnh hưởng đến kiến thức hay kết quả đánh giá, bà Chính cho hay: “Sau này nhà trường vẫn tổ chức học bù chương trình cho tất cả học sinh một cách bình thường. Với các học sinh học trực tuyến, coi như các em được học trước nhưng vẫn tham gia thời gian học bù như các bạn khác và sẽ vững kiến thức hơn. Nếu các em đó đã nắm được kiến thức nền tảng và hiểu bài tốt thì nhà trường có thể giao thêm bài nâng cao...”.
Bà Chính khẳng định, những học sinh không tham gia học trực tuyến không ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.
Thanh Hùng
Các trường dạy trực tuyến vẫn phải học bù khi hết dịch Covid-19
- Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết các trường đã tổ chức dạy học trực tuyến kiến thức mới vẫn sẽ phải có kế hoạch bố trí dạy bù khi học sinh đi học trở lại sau dịch Covid-19.
" alt="Trường Newton bất ngờ ra thông báo miễn phí học trực tuyến" />
VFF và HLV Park Hang Seo sẽ sớm chốt lại vấn đề gia hạn hợp đồng
Trong sáng 7/8, Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL, Chủ tịch VFF Lê Khánh Hải đã tới thăm và động viên tinh thần U22 Việt Nam, hiện đang tập trung tập luyện tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF. Cùng đi với Thứ trưởng, Chủ tịch VFF Lê Khánh Hải có Phó chủ tịch Thường trực VFF Trần Quốc Tuấn và một số quan chức VFF.
Ông Lê Khánh Hải nhấn mạnh, sự chuẩn bị tốt sẽ là yếu tố tiên quyết để đảm bảo cho thành công của đội tuyển trước khi bước vào các nhiệm vụquan trọng sắp tới, trong đó mục tiêu trọng điểm là SEA Games 30 sẽ diễn ra tại Philippines vào cuối tháng 11 đầu tháng 12/2019.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL, Chủ tịch VFF Lê Khánh Hải gặp gỡ và động viên tuyển U22 Việt Nam
Thay mặt BHL đội tuyển, HLV trưởng Park Hang Seo cảm ơn lãnh đạo VFF đã quan tâm, đầu tư và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho đội tuyển. HLV trưởng Park Hang-seo khẳng định dù trong hoàn cảnh nào ông và các học trò cũng sẽ cố gắng hết mình để đáp lại sự kỳ vọng của người hâm mộ.
Ở ngày cuối đợt tập trung thứ 3 của U22 Việt Nam, HLV Park Hang Seo đã quyết định điều chỉnh kế hoạch đá giao hữu. Theo đó, U22 Việt Nam không đá tập với CLB Phù Đổng như lịch dự kiến ban đầu vào chiều ngày 7/8. Thay vào đó, HLV Park Hang Seo chia đội hình để tổ chức thi đấu đối kháng.
MỜI XEM VIDEO ĐƯỢC TẠO TỰ ĐỘNG CỦA BÀI VIẾT NÀY
Đại Nam
" alt="HLV Park Hang Seo sắp chốt vụ gia hạn hợp đồng với VFF" />
FOX Sports Asia vừa có bài viết, nhận định Quang Hải nằm trong số 6 cầu thủ hiện đang thi đấu ở châu Á có thể sang châu Âu mùa Hè này.
Thị trường chuyển nhượng châu Âu hiện đang sôi động, và không ít CLB hướng sang châu Á để tìm kiếm những cầu thủ tiềm năng.
"Có thể nói rằng Nguyễn Quang Hải là cầu thủ hot nhất của thị trường Đông Nam Á", cây bút Gabriel Tan bình luận.
"Quang Hải vừa trải qua 18 tháng tuyệt vời, kể từ tháng Giêng năm ngoái, khi anh giúp Việt Nam vào đến chung kết U23 châu Á.
Kể từ đó, Quang Hải duy trì phong độ đỉnh cao, là cảm hứng đưa Việt Nam giành AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019, cũng như xếp thứ 4 Asian Games 2018.
Quang Hải thi hút được nhiều đội bóng châu Á, nhưng CLB Hà Nội không phải thiếu tiền để phải bán anh.
Tuy nhiên, nếu có một đề nghị chuyển đến từ châu Âu, Hà Nội có thể không cưỡng lại được".
Ngoài Quang Hải, những cầu thủ châu Á khác được FOX Sports Asia đánh giá có thể sang châu Âu là Chanathip Songkrasin (Thái Lan), thủ môn Alireza Beiravand (Iran), tiền đạo Almoez Ali (Qatar) và thủ môn Jo Hyeon-woo (Hàn Quốc).
Riêng Takefusa Kubo - người cũng nằm trong danh sách của FOX Sports Asia, có biệt danh "Messi Nhật Bản - vừa chính thức được Real Madrid tuyển mộ.
TT
" alt="Báo châu Á dự đoán Nguyễn Quang Hải ra châu Âu" />