会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 Ngôi nhà bằng gỗ quý, rộng gần 1000m2 nổi tiếng ở miền Tây!

Ngôi nhà bằng gỗ quý, rộng gần 1000m2 nổi tiếng ở miền Tây

时间:2025-01-27 01:21:14 来源:NEWS 作者:Bóng đá 阅读:982次

Nằm ẩn mình giữa vườn cây ăn trái ở huyện Cái Bè (Tiền Giang),ôinhàbằnggỗquýrộnggầnmnổitiếngởmiềnTâgiải bóng đá vô địch các câu lạc bộ châu âu căn nhà cổ của dòng họ Trần được xây dựng từ năm 1838. Người dân địa phương hay gọi là nhà cổ ông Kiệt. 

Căn nhà cổ gần 200 tuổi ở huyện Cái Bè, Tiền Giang.

Ngôi nhà 5 gian, rộng gần 1.000m2 với 108 cây cột làm bằng gỗ căm xe quý hiếm. Trải qua gần 200 năm nhưng ngôi nhà cổ này vẫn còn nguyên vẹn. Trên các kèo, ô cửa, bao lan… bằng gỗ mọi người có thể nhìn thấy có nhiều hình chạm khắc “tùng, cúc, trúc, mai” rất tinh tế.

Trong nhà vẫn còn giữ được nhiều bộ liễn đối khảm xà cừ, các bộ bàn ghế chạm trổ rất công phu và nhiều vật dụng bằng sứ quý hiếm, đen bóng qua thời gian. 

Bà Lê Thị Chính (58 tuổi) cho biết, bà là cháu dâu út đời thứ tư của dòng họ Trần - dòng họ sở hữu căn nhà cổ được mệnh danh “cửu đại mỹ gia” (9 ngôi nhà đẹp) của Việt Nam. 

Thời xưa, ông cố của chồng bà làm quan triều Nguyễn. “Ông cố chồng tôi đã thuê thợ giỏi từ ngoài Huế vào dựng căn nhà này. Quá trình làm căn nhà mất cả chục năm. Căn nhà được làm theo kiểu nhà rường Nam bộ; gỗ được dùng để xây nhà đều là gỗ quý có tuổi đời lâu năm.

Đặc biệt, toàn bộ ngôi nhà này được lắp ráp, kết dính với nhau bằng hệ thống mộng gỗ, hoàn toàn không sử dụng một cây đinh sắt nào cả nhưng vẫn rất vững chắc. Điều này đã chứng minh rằng, tay nghề của các nghệ nhân lúc bấy giờ đã đạt đến một trình độ kỹ thuật rất cao”, bà Chính nói. 

Trải qua gần 200 năm, ngôi nhà cổ vẫn còn nguyên vẹn.

“Điểm đặc biệt nữa là căn nhà có hàng song cửa - đây là điểm đặc trưng của nhà Nam bộ xưa. Hàng song này vừa là vách, vừa là cửa. Hàng song có thể lấy được ánh nắng, khí trời từ bên ngoài vào, cũng như điều hòa nhiệt độ bên trong căn nhà”, bà Chính chia sẻ. 

Theo bà Chính, ông cố của chồng bà đã bỏ ra nhiều công sức, tiền của để sưu tầm được rất nhiều đồ cổ quý hiếm trưng bày trong nhà. 

"Tất cả những đồ vật trong căn nhà như: đèn, tách… đều được ông cố chồng của tôi để lại”, bà Chính nói. 

Trong nhà vẫn còn giữ được nhiều bộ liễn đối khảm xà cừ, các bộ bàn ghế chạm trổ rất công phu và nhiều vật dụng bằng sứ quý hiếm.

Năm 2002, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) sang khảo sát và xác định ngôi nhà cổ này là một trong những căn nhà đẹp nhất Việt Nam, nhưng đang xuống cấp nghiêm trọng nên họ quyết định tài trợ hơn 1,8 tỷ đồng trùng tu.

Theo bà Chính, tổ chức JICA cử một nữ kiến trúc sư người Nhật đến ăn ở tại chỗ để giám sát công việc trong hơn 6 tháng liền. Nhờ đó, các chuyên gia Nhật Bản đã phục chế được toàn bộ kiến trúc của ngôi nhà và vật dụng trang trí bên trong nhà theo đúng nguyên bản như xưa.

Bà Chính cho biết thêm, ngôi nhà cổ này được UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương công nhận di sản văn hóa vào năm 2004. 

Vật dụng bằng sành sứ gần 200 năm tuổi được bảo quản cẩn thận tại nhà.
Chiếc đèn cổ vẫn còn sử dụng được. 
Trên các ô cửa, cột, kèo… có nhiều chi tiết được chạm khắc hình tượng cây tùng, cúc, trúc, mai và khung cảnh đời sống.
Đầu vi kèo được chạm trổ hình tượng đầu rồng kỳ công.

“Chúng tôi rất vinh dự khi được tổ chức của Nhật tài trợ kinh phí để trùng tu. Việc bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa của ngôi nhà được các thành viên trong gia đình, dòng họ chúng tôi rất chú trọng”, bà Chính chia sẻ.

Mái nhà lợp ngói âm dương, một hàng sấp, một hàng ngửa xen kẽ cổ kính, độc đáo.
Hàng song cửa là điểm đặc trưng của nhà Nam bộ xưa. Hàng song vừa là vách, vừa là cửa
Năm 2002, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tài trợ hơn 1,8 tỷ đồng để trùng tu lại ngôi nhà này. 
Nhà cổ ông Kiệt được UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương công nhận di sản văn hóa. Trong lời giới thiệu các công trình kiến trúc nhà cổ của Việt Nam, UNESCO châu Á - Thái Bình Dương viết: "Sáu ngôi nhà, trải dài trong không gian địa văn hóa rộng lớn của Việt Nam đã đại diện cho nền văn hóa truyền thống mỗi khu vực, thông qua kiến trúc truyền thống.  Đó là một thứ tài liệu sống động minh chứng cho lối kiến trúc tinh diệu được thể hiện dưới những bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công Việt Nam".
Bà Lê Thị Chính - người đang bảo quản ngôi nhà cổ độc đáo này.
Ngôi nhà cổ này được mệnh danh là “cửu đại mỹ gia” (9 ngôi nhà đẹp) của Việt Nam. 

Thiện Chí 

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Nhận định, soi kèo Viktoria Plzen vs Anderlecht, 0h45 ngày 24/1: Rút ngắn khoảng cách
  • Nhận định, soi kèo Olympiakos vs AEK Athens, 02h00 ngày 8/1
  • U50 Thanh Lam vẫn đẹp quên tuổi tác khi tập nhạc
  • Phía Chi Pu nói gì khi MV 16+ bị chỉ trích phản cảm, khiêu dâm?
  • Nhận định, soi kèo Bình Định vs Nam Định, 18h00 ngày 24/1: Khách hoan ca
  • Nhận định, soi kèo Luton Town vs Bolton, 21h00 ngày 07/01
  • Quyền Văn Minh hội ngộ các nghệ sĩ gạo cội làng jazz Việt
  • U50 Thanh Lam vẫn đẹp quên tuổi tác khi tập nhạc
推荐内容
  • Nhận định, soi kèo Gokulam Kerala vs Inter Kashi, 20h30 ngày 24/1: Cạnh tranh ngôi đầu
  • Trọng Tấn thấy Phạm Phương Thảo bí hiểm và khó hiểu
  • Đông Nhi hóa dị nhân trong MV kỹ xảo 3D
  • Dương Cầm: 'Ca sĩ hải ngoại hát ra chất bolero hơn ca sĩ trong nước'
  • Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Tottenham, 0h45 ngày 24/1: Cải thiện phong độ
  • Ngọt band: Người nghệ sĩ trong sáng có cái đầu lọc 'bóng tối''