- Lời tòa soạn:Trong bài viết dưới đây, GS Nguyễn Tiến Dũng (ĐHToulouse) kể lại câu chuyện nhà khoa học Laurent Lafforgue báo động về sự sa sútcủa giáo dục Pháp.Laurent Lafforgue - giải thưởng Fields năm2002 - đã dành nhiều thời gian tìm hiểu nguyên nhân, và đã đưa ra cáckết luận "trời giáng", hay nói chính xác hơn là một “bản án”, đổ lên đầucác quan chức giáo dục,khiến cho người ta “sợ” đến nỗi ép ông phải từchức khỏi Hội đồng giáo dục chỉ sau ít hôm ngồi trong đó “do bất đồng tưtưởng”.
Dưới đây là bài viết của GS Nguyễn Tiến Dũng.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/09/23/12/20140923121500-1.jpg) |
Tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông theo học các môn khoa học tự nhiên ở bậc đại học trong thập kỷ qua ở Pháp bị giảm trầm trọng, chỉ còn bằng khoảng 1/3 so với hồi năm 2000. (Ảnh: Lingua Service) |
Tôi thỉnh thoảng có giới thiệu về hệ thống giáo dục Pháp, trong đó cónhiều điểm tiến bộ đáng để Việt Nam học tập. Một số bạn đọc có thể hiểulầm tôi cho rằng hệ thống của Pháp là hoàn hảo. Thực ra, chẳng có hệthống nào hoàn hảo. Tuy rằng Việt Nam cần phải trải qua mấy thế hệ nữavà phải đi đúng hướng mới hy vọng đạt được trình độ giáo dục như Pháphiện tại, nhưng bản thân hệ thống giáo dục của Pháp cũng có những vấn đềnan giải.
Một trong các vấn đề đó là, sự chuẩn bị kiến thức khoa học tự nhiêncho học sinh phổ thông trong mấy thập kỷ qua không những không tiến bộlên mà có vẻ ngày càng thụt lùi đi.
Có thể nhận thấy rõ ràng điều đó qua một số ví dụ sau.
Đề thi tốt nghiệp phổ thông môn toán năm 2014 bị kêu là quá khó (thành cả một sự kiện đăng trên các báo).
Tuy nhiên, theo chính các giáo viên phổ thông thì đề thi này hoàn toàn nằm trong chương trình, và so với các đề thi cách đây 10 - 20 năm thì không hề khó hơn. Chỉ có điều, trình độ của học sinh bị yếu đi khiến cho người ra đề những năm trước cũng có xu hướng ra đề dễ hơn, khi quay trở lại mức như cũ thì bị kêu là quá khó.
Tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông theo học các môn khoa học tự nhiên ở bậc đại học trong thập kỷ qua bị giảm trầm trọng, chỉ còn bằng khoảng 1/3 so với hồi năm 2000.
Kiến thức chuẩn bị về toán của các sinh viên theo học các trường kỹ sư hay các khoa tự nhiên ở các đại học tổng hợp cũng giảm đi so với trước, khiến các giáo sư rất lo lắng và cũng phải điều chỉnh chương trình học xuống thấp theo cho sinh viên còn theo kịp.
Các trườngelite(tinh hoa) nhất ở Pháp như Ecole Normale Supérieure (ENS) thì có thể vẫn giữ được mức trình độ, tuy nhiên có thay đổi về cấu trúc sinh viên.
Theo nhận xét của GS Laurent Lafforgue (giải thưởng Fields năm 2002), nếu như cách đây 20 - 30 năm, thời bản thân ông còn đi học, sinh viên vào học ENS gồm đủ thành phần (kể cả những gia đình khiêm tốn, trong đó có gia đình Lafforgue), thì ngày nay, hầu hết sinh viên ở đó là con nhà của các gia đình trí thức lớn hay rất khá giả, với phần lớn phụ huynh là giáo sư đại học.
Lý do, theo ông Lafforgue, là do việc dạy khoa học ở trường không còn được tốt như trước, nên phải là con nhà của những gia đình nào đó mới có điều kiện trau dồi thêm kiến thức để thi đấu lọt vào ENS, chứ hệ thống giáo dục hiện tại đã đang làm mất đi sự “bình đẳng về cơ hội”.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/09/23/12/20140923120959-lafforgue.jpg) |
Giáo sư Laurent Lafforgue được nhận giải thưởng Fields năm 2002. |
Sự suy sút về khoa học của các học sinh, sinh viên Pháp là một điềm rất xấu cho nền kinh tế của Pháp trong tương lai. Bởi lẽ, ngày nay, sự phát triển về khoa học và công nghệ là động lực chính cho sự phát triển về kinh tế trên thế giới. Nếu thiếu người giỏi về khoa học và công nghệ, thiếu đầu tư thích đáng, thì sức cạnh tranh củaPháp trên thế giới sẽ kém dần đi. Các nhà kinh tế cũng đã dự đoán rằng, chỉ trong vòng 15-20 năm nữa, Hàn Quốc (là một nước đang rất chú trọng đầu tư vào khoa học và công nghệ, với tỷ lệ GDP chi cho nghiên cứu và phát triển trên 4%/năm) sẽ có bình quân thu nhập đầu người vượt Pháp.
Vì sao nên nỗi?
Ông Lafforgue, sau khi được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, và có một thời gian ngắn năm 2005 được mời vào Hội đồng giáo dục (Haut Conseil de l’Education), đã dành nhiều thời gian tìm hiểu về “vấn nạn” này, và đã đưa ra các kết luận “trời giáng”, như là gáo nước lạnh, hay nói chính xác hơn là một “bản án”, đổ lên đầu các quan chức giáo dục của Pháp và cả các quan chức ở viện hàn lâm, khiến cho người ta “sợ” đến nỗi ép ông phải từ chức khỏi Hội đồng giáo dục chỉ sau ít hôm ngồi trong đó “do bất đồng tư tưởng”.
Tuy Lafforgue trở thành “ác tinh” của Bộ Giáo dục, nhưng được rất nhiều người ủng hộ, trong đó có các viện sĩ khác của Pháp như Alain Connes, Jean-Pierre Demailly, … Ông đã cùng các đồng sự viết cả một quyển sách sau vào năm 2007 để phân tích về sự suy sút (mà ông gọi là “délabrement” hay “débacle”) của nền giáo dục Pháp (cuốn sách có tên "Sự “tan vỡ” của trường học: một bi kịch không được thấu hiểu").
Ngoài ra, ông còn trả lời phỏng vấn báo chí, viết nhiều bài báo về vấn đề giáo dục, và có dành cả một trang về giáo dục trên trang web cá nhân ở viện IHES (http://www.ihes.fr/~lafforgue/education.html).
Một trong các nguyên nhân chủ chốt mà Lafforgue đưa ra để giải thích tình trạng suy sút của nền giáo dục Pháp chính là lý thuyết “constructivisme” của tác giả Jean Piaget khi được các nhà chức trách ép sử dụng đã phá hoại hệ thống giáo dục.
Theo khái niệm “constructivisme” (tên mĩ miều là “chủ nghĩa xây dựng”), thì thầy giáo mất dần vai trò “truyền đạt kiến thức”, biến thành vai trò “hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu phám phá ra kiến thức”. Người ta quá chú trọng khía cạnh “tìm tòi sáng tạo” mà coi nhẹ khía cạnh “truyền đạt, luyện tập, tiếp thu bằng cách bắt chước làm theo”, dẫn đến hậu quả là học sinh bị hổng kiến thức, thiếu nền tảng, và những kiến thức đơn giản nay bỗng biến thành phức tạp.
Không chỉ môn toán, các môn khác cũng hứng chịu hậu quả nghiêm trong của chủ thuyết của Piaget - người một thời được nhiều nơi tung hô như là một nhà cải cách giáo dục lớn. Sau đây là một số ví dụ về tai hại của “constructivisme” mà Lafforgue đưa ra:
- Trong môn tiếng Pháp, thay vì dạy chia động từ như ngày xưa, với chủ thuyết “constructivisme” người ta bắt học sinh “quan sát những sự thay đổi trong dạng động từ”. Hệ quả: một tỷ lệ khá lớn học sinh Pháp đến khi vào đại học cũng không biết chia động từ cho đúng.
- Trong môn lịch sử, kiến thức trang bị cho học sinh thì hạn chế, nhưng đòi hỏi học sinh bình luận về các tài liệu như thể học sinh là nhà sử học. Kết quả là các “bình luận tư do” đó thực ra là các câu giáo điều đã được viết trước (bởi học sinh có biết gì đâu để mà bình luận). Môn lịch sử được dạy hời hợt đến mức học sinh lẫn lộn về thứ tự thời gian (chronology) của các sự kiện, kể cả các học sinh “khá” PTTH cũng không biết Napoleon và Louis XIV ai sinh trước ai sinh sau.
Trẻ con học một cách tự nhiên là phải học những cái cơ sở, cơ bản, cụ thể trước, rồi dựa vào đó lên cao dần, trừu tượng hoá dần thành các khái niệm phức tạp hơn. Nhưng đi theo “constructivisme” thì người ta làm ngược lại: trừu tượng cao siêu, mà rỗng ruột.
Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác mà Lafforgue đưa ra như xu hướng cực đoan coi trọng kỹ năng hơn kiến thức, xu hướng “thù địch” với hai môn toán và văn...
- GS Nguyễn Tiến Dũng(GS Trường ĐH Toulouse)
" alt="Báo động sự sa sút của giáo dục Pháp"/>
Báo động sự sa sút của giáo dục Pháp
Hoàng Bách vừa viết những dòng tâm sự đầy xúc động gửi đến bố ruột của mình sau gần một năm ông qua đời. Trong tâm thư, giọng ca “Tạm biệt em” cho biết anh vẫn cảm thấy trống vắng và hụt hẫng.Hoàng Bách viết: “Sắp tròn một năm ngày bố đi. Hơn 300 ngày qua là những ngày với nhiều chấn động tâm lý lớn nhất của 39 năm đời người mà con từng trải qua, mất bố và mất nhiều thứ”.
![{keywords} {keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/07/14/03/hoang-bach-xuc-dong-chia-se-ve-nguoi-bo-qua-doi-gan-mot-nam-3.jpg) |
Hình ảnh Hoàng Bách chăm sóc cho bố được anh chia sẻ lên trang cá nhân không khỏi khiến người hâm mộ rưng rưng xúc động. |
Giọng ca 'Tạm biệt em' cho biết, sự ra đi của bố đã có sự tác động rất lớn đến anh, khiến anh nhận ra được nhiều điều: “Con vẫn luôn cho rằng, việc bố ra đi, dù sao cũng đã được dự báo trước, là giải thoát cho bố, một người ưa hoạt động mà phải nằm một chỗ, cũng là giải thoát cho mẹ, người yêu và lo cho bố hơn tất cả mọi thứ trên đời. Và cũng là sự giải thoát cho nhiều điều. Nhưng gần đây, con biết là mình đã nhầm".
Nam ca sĩ chia sẻ: "Càng ngày con càng cảm nhận được rằng, việc mất nhiều tiền có thể khiến con người ta đau đớn, lo lắng, cay cú và sụp đổ trong một thời điểm nào đó, nhưng không thay đổi mình nhiều và sâu sắc như việc mất một người thân trong gia đình.
Mất một người thân có nghĩa là không bao giờ gặp lại nữa trên cõi đời này, là dù có muốn và có bao nhiêu tiền cũng không thể trực tiếp hỏi han, không thể ăn cùng bữa cơm hay nói dăm câu chuyện phiếm mỗi tối cuối tuần. Lần đầu tiên mất một người thân trong gia đình, cảm giác trống vắng nó sâu và hụt hẫng lắm, bố ạ”.
![{keywords} {keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/07/14/03/hoang-bach-xuc-dong-chia-se-ve-nguoi-bo-qua-doi-gan-mot-nam-1.jpg) |
Bố mẹ Hoàng Bách đã từng xuất hiện trong MV ‘Tôi muốn về nhà’ của anh. |
Bên cạnh đó, anh khoe với bố những thay đổi của gia đình: “Hơn 300 ngày bố đi, đã có nhiều điều mới. Các anh con dần ổn định hơn, gia đình gần nhau hơn. Bố sắp có thêm một đứa cháu, con trai út của bố sắp được làm bố thêm lần nữa, lần thứ 3, giống bố.
Tê Giác, thằng cháu mà ông rất tự hào và có phần thích thú vì nó có cá tính đặc biệt giống ông, cái thằng cháu duy nhất dám đứng tranh luận với ông ấy, đã lớn vượt bậc hè này, đã biết dắt tình yêu của ông, bà nội nó, đi châu Âu được rồi. Mẹ đã đi nước ngoài rồi đấy bố”.
![{keywords} {keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/07/14/03/hoang-bach-xuc-dong-chia-se-ve-nguoi-bo-qua-doi-gan-mot-nam-2.jpg) |
Gia đình Hoàng Bách trong MV ‘Tôi muốn về nhà’ hồi Tết 2015. |
Không chỉ vậy, trong dòng tâm sự trên trang cá nhân, Hoàng Bách chia sẻ về những khó khăn đã phải trải qua, những điều anh đã ngộ ra trong năm vừa qua.
Anh cũng không quên xin lỗi và cảm ơn bố vì những gì đã và đang xảy ra: “Mất cha, mất tài sản, có thêm một đứa con là những câu chuyện lớn của đời người mà con đang trải qua. Nó cho con hiểu cảm giác chạm đáy là gì. Những mất mát còn là những cơn sóng dữ dội giữa biển đời vời vợi, cũng là cơ hội cho mình để lựa chọn một thái độ sống, nằm đấy than thở hay vượt qua nó ra sao. Rằng con người ta có thể lớn thêm để trở nên tốt hơn như thế nào sau mỗi sự kiện của đời người".
"Điều quan trọng hơn con thực sự hiểu sau khi bố đi và bản thân mình ở vào hoàn cảnh buộc phải đưa ra những quyết định lớn tiếp theo cho gia đình nhỏ của mình. Con càng thấu những điều khi bố còn sống, con chưa nhận ra, rằng một người cha có thể yêu và lo lắng cho con mình nhiều thế nào. Bố, trong suốt quãng đời làm cha của mình đã lo lắng cho các con như thế", nam ca sĩ viết.
"Chúng ta không có cơ hội để thay đổi những gì đã qua, nhưng có thể sửa chữa nó bằng thái độ chấp nhận và biết ơn của chính mình. Con của hơn 300 ngày mồ côi cha là người đàn ông đang cố gắng điềm tĩnh, từng ngày dọn dẹp những hạt sạn của quá khứ bằng cách sống cho hiện tại nhiều hơn, hay hơn và là chính mình hơn. Con của ngày hôm nay đang nhìn nhận được tình yêu được thể hiện bằng những quyết định đầy trách nhiệm và hy sinh mà bố đã dành cho các con" - Hoàng Bách viết.
Nam ca sĩ xúc động kể về bố: "Dù bố chưa bao giờ là người giỏi thể hiện điều ấy bằng lời lẽ hay những thái độ dễ hiểu với những người trong gia đình, con đã thôi mơ ước có một người cha tốt hơn. Bản thân con cũng thôi trách mình đã không đủ bản lĩnh và hiểu biết để cha con có cơ hội gần nhau nhiều hơn.
Bố, cũng như nhiều người bố khác trong thế hệ mình, thế hệ của phong kiến đè nặng và chiến tranh kéo dài đã không được dạy để dịu dàng hay ôm ấp các con, con thực sự hiểu và chấp nhận điều này như là một điều thiệt thòi của bố. Mọi chuyện đúng là không hề dễ dàng, bố ạ! Làm cha của những đứa con không phải là điều dễ dàng.
Con của ngày hôm nay đang viết những dòng này với trái tim ngập tràn biết ơn và chân thành, rằng bố đã làm tốt, bố là một người cha tốt, và con cũng đang cố gắng để làm điều ấy, theo cách của mình.
Bố không trực tiếp dạy con nhiều điều, nhưng bố đã cho con cuộc sống và bố vẫn đang dạy con nhiều bài học lớn, bằng những ký ức đẹp đẽ mà con đang có và những câu chuyện đang tiếp diễn mỗi ngày”.
Lời kết, anh đã gửi đến bố những lời xúc động anh chưa bao giờ dám nói khi ông còn sống: “Bố yên tâm nhé, trưa mai, mẹ và thằng Giác của ông đã về đến nhà! Và có điều này, lần đầu tiên con dám nói với bố... Con thực sự nhớ bố”.
Linh Thùy
![Bộ đôi 9X xô đổ 'Hãy trao cho anh' của Sơn Tùng trên YouTube](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/07/13/13/bo-doi-9x-xo-do-hay-trao-cho-anh-cua-son-tung-tren-youtube.jpg?w=145&h=101)
Bộ đôi 9X xô đổ 'Hãy trao cho anh' của Sơn Tùng trên YouTube
- Vừa ra mắt 18 giờ đồng hồ, ca khúc mới của chủ nhân bản hit 'Hồng nhan', 'Bạc phận' - JACK và K-ICM đã đẩy MV 'Hãy trao cho anh' của Sơn Tùng xuống vị trí số 2 Tab thịnh hành YouTube.
" alt="Tâm thư xúc động của Hoàng Bách viết cha đã qua đời gần 1 năm"/>
Tâm thư xúc động của Hoàng Bách viết cha đã qua đời gần 1 năm
Là quốc gia biển, Việt Nam là một trong 5 nướcđược dự báo sẽ chịu nhiều ảnh hưởng lớn của BĐKH trên toàn cầu. Trong khoảng 50năm qua, tại Việt Nam, nhiệt độ trung bình tăng khoảng 0,7 độ C và mực nước biểnđã dâng khoảng 20cm. Diễn biến xấu của BĐKH
Các nhà khoa học cho biết, theo kịch bản phát thải toàn cầu cao, đến cuối thế kỷ21, nhiệt độ trung bình năm có mức tăng phổ biến 2,5-3,7 độ C, lượng mưa nămtăng trên hầu hết lãnh thổ nước ta từ 2-10%.Trung bình toàn dải ven biển ViệtNam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 78-95 cm. Mực nước biển ở khu vực từ CàMau đến Kiên Giang có thể dâng tối đa đến 105 cm.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/11/07/16/20141107160320-a1.jpg) |
|
Ước tính, nếu nước biển dâng 1m sẽ có 10% dân sốViệt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp, khoảng 22 triệu người mất nhà cửa, tổn thất GDPkhoảng 10%, BĐKH sẽ làm khoảng 40 ngàn km² đồng bằng ven biển Việt Nam bị ngậphàng năm.
BĐKH đã và đang tác động mạnh đến Việt Nam thông qua các hiện tượng thời tiếtnguy hiểm, rõ rệt nhất là các cơn bão trái mùa, ngập lụt, hạn hán ngày càng khốcliệt. Hiện tượng giông, tố, lũ quét và sạt lở đất ngày càng tăng tại các tỉnhmiền núi phía Bắc như Lào Cai, Sơn La, Lai Châu…
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai đánh giá: “Theo dự báođến năm 2050, diện tích ngập lụt có thể chiếm tới 89% diện tích đồng bằng, tăng20% so với diện tích ngập lũ năm 2000. Bên cạnh đó hạn hán và xâm nhập mặn đangdiễn ra ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, phát triển kinh tế vùngđồng bằng.”
Nỗ lực thích ứng BĐKH
Trước những hậu quả của BĐKH, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH đãđược ban hành nhằm đánh giá mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, ngànhvà địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạch hành động có tínhkhả thi để ứng phó hiệu quả với BĐKH cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn. Đếnnay, đã có hơn 300 văn bản có nội dung liên quan đến chính sách và hướng dẫnthực thi đã được các ngành, các cấp, các địa phương ban hành.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về BĐKH của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vừadiễn ra cuối tháng 9/2014, Việt Nam đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính từ8% đến 10% so với mức 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP từ 1% đến1,5% mỗi năm, giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượngtừ 10% đến 20% so với kịch bản thông thường.
Mới đây, UBQG về BĐKH đã tổ chức phiên họp thứ 5với cộng đồng các nhà tài trợ và các đối tác phát triển quốc tế để đánh giá vàxây dựng phương hướng triển khai Chương trình Hỗ trợ ứng phó với Biến đổi khíhậu (SPRCC) trong giai đoạn sau năm 2015.
Các báo cáo cho biết, SPRCC thời gian qua đã thúcđẩy việc phát huy nhiều hoạt động về chủ động tăng cường tính sẵn sàng ứng phóthiên tai và quan trắc khí hậu, an ninh nước, ứng phó nước biển dâng tại cácvùng dễ bị tổn tương... Luật Phòng chống giảm nhẹ thiên tai, Luật Tài nguyênnước đã được xây dựng, ban hành. Về tài chính, tính đến cuối năm 2014, tổng mứcđóng góp của SPRCC từ các nhà đồng tài trợ theo hình thức hỗ trợ ngân sách choChính phủ đạt hơn 1 tỷ USD.
Các đối tác quốc tế đánh giá cao việc ban hành, triển khai hai chiến lược lớncủa Chính phủ Việt Nam gồm Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu (năm 2011) vàChiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh (năm 2012). “Sau khi có chương trìnhSPRCC, các thách thức về biến đổi khí hậu nay đã được nhấn mạnh nhiều hơn trongcác chương trình nghị sự chính trị và phát triển tại Việt Nam, đã được lồng ghéphiệu quả hơn trong hàng loạt các chính sách chính của nhiều ngành so với trướcnăm 2008” - đại diện Ngân hàng Thế giới đánh giá.
Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Việt Nam ngày càng quan tâm, đầu tư để thíchứng với tình trạng BĐKH. Chính phủ đã quyết định dành một khoản đầu tư 3.000 tỷđồng vốn vay ODA thông qua Chương trình SPRCC. Các cấp, các ngành đã có nhữngthay đổi lớn trong nhận thức và các hành động cụ thể, hầu hết các quy hoạchngành, các địa phương đều có sự điều chỉnh, lồng ghép với những dự báo, kịch bảnvề BĐKH.
Theo giới chuyên môn, với hàng loạt những hànhđộng cụ thể, để thực hiện hiệu quả, hơn bao giờ hết cần huy động tối đa sự thamgia của người dân địa phương, việc thực thi chính sách cần xuất phát từ nhu cầucủa địa phương gắn với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, trong đó chú trọng đếnviệc nâng cao năng lực, ưu tiên cho những đối tượng dễ bị tổn thương nhiều nhấtbởi BĐKH.
Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc vừa hỗ trợ dự án nghiên cứu và đánh giá các mô hình thích ứng với BĐKH tại Việt Nam trong vòng 9 tháng nhằm phổ biến và nhân rộng các mô hình thích ứng hiệu quả.
Dự án sẽ được thực hiện từ tháng 9/2014 - tháng 6/2015, mục tiêu của dự án là thống kê, tổng hợp được các mô hình thích ứng với BĐKH được thực hiện bởi các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam giai đoạn 2009-2014; xây dựng được bộ tiêu chí cấp Cục đánh giá tính thích ứng của các mô hình dựa trên cơ sở khoa học; áp dụng thí điểm bộ tiêu chí để đánh giá một số mô hình thích ứng trên 04 tỉnh thí điểm; xuất bản được ấn phẩm tổng kết các mô hình thích ứng với BĐKH có hiệu quả cao kèm theo khuyến cáo sử dụng đối với từng điều kiện cụ thể.
|
M.M(tổng hợp)
" alt="Nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu ở VN"/>
Nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu ở VN