Khu vườn trong biệt thư mới xây của Quang Tèo gồm đủ loại trái cây ăn quả như bưởi,èokhoevườncâytrongbiệtthưmớixâroger federer xoài, mít. Nam nghệ sĩ rất yêu thích cây bưởi cổ thụ mà theo anh: "60 năm sống trên đời tôi chưa thấy cây bưởi nào to và cao như thế này" nên đành làm video khoe với mọi người.
Ngân An
Quang Tèo, Trà My nhảy hài hước giữa đường làng
Hậu trường ghi hình của NSƯT Quang Tèo, nghệ sĩ Trà My khiến nhiều người phì cười.
Công thức thực hiện Salad trái cây kết hợp cùng Redoxon Triple Action
Gần đây, cộng đồng nội trợ Việt đang chia sẻ cùng nhau bộ công thức “ở nhà biến tấu” cùng TPBVSK Redoxon Triple Action hỗ trợ nâng cao sức đề kháng. Điểm độc đáo là công thức chế biến được thực hiện rất nhanh chóng, tiện lợi, chỉ 3-5 phút là có ngay món ăn ngon, tốt cho hệ miễn dịch. Với việc thêm vào 3 dưỡng chất quan trọng vitamin C, D, Kẽm có trong viên sủi Redoxon Triple Action dưới dạng nước sốt, hàng chục món ăn ngon miệng, tốt cho sức khoẻ đã ra đời. Có thể kể đến các món như: Bánh mì mứt cam, sorbet cam, salad trái cây, salad sốt bơ đậu phộng, bún gà nướng, sữa chua yến mạch, sữa chua Jelly, sữa chua pudding, trà nhãn đường phèn…
Đầu bếp Thiên Long - người sáng tạo nên các công thức chế biến món ăn có sử dụng TPBVSK Redoxon Tripie Action
Đặc điểm chung của bộ công thức nấu ăn này là tính ứng dụng hàng ngày cao vì rất dễ thực hiện. Cẩm nang món ăn hỗ trợ nâng cao đề kháng hữu ích này do nhãn hàng Redoxon Triple Action hợp tác với đầu bếp Cẩm Thiên Long và chuyên gia dinh dưỡng thực hiện. Các chuyên gia đã tạo nên nhiều công thức biến tấu món ăn độc đáo với viên sủi Redoxon Triple Action và ra mắt 5 sê-ri video hướng dẫn chế biến món ăn trên trang Fanpage và kênh Youtube của nhãn hàng.
Hot mom Loan Hoàng hào hứng thao gia biến tấu món ăn cùng Redoxon Triple Action
Được sự đón nhận của cộng đồng yêu ẩm thực, các video này đã thu hút hơn 1 triệu lượt tương tác. Bên cạnh đó đã có hơn 400 video lấy cảm hứng từ các sê-ri được thực hiện bởi cộng đồng các bà mẹ nổi tiếng trên mạng xã hội như Tú Vi, Loan Hoàng, food blogger Helen và các hot moms khác. Các công thức này đã thu hút sự quan tâm của hơn 4 triệu người trên khắp Việt Nam, tạo tiền đề cho “hot trend” cùng biến tấu món ăn với viên sủi Redoxon Triple Action giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cả gia đình.
Hưởng ứng xu hướng sống khoẻ, cộng đồng nội trợ Việt lập kỷ lục thế giới
Với thành công của bộ công thức “ở nhà biến tấu” cùng TPBVSK Redoxon Triple Action hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, nhãn hàng Redoxon Triple Action đã góp phần xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, mang lại sức khỏe tốt cho các gia đình Việt Nam. Trong bối cảnh dịch Covid-19, phương pháp ẩm thực này nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.
Xu hướng càng “lên ngôi” khi tháng vừa qua, cộng đồng yêu ẩm thực đã quay video clip thực hiện món ăn, tạo thành hàng trăm công thức chế biến sử dụng TPBVSK Redoxon Triple Action và đồng loạt chia sẻ trên trang cá nhân cùng lúc. Sự kiện kỳ thú này đã được ghi danh vào Sách kỷ lục Thế giới (The Guinness Book of Records) với kỷ lục “Có nhiều video biến tấu món ăn được tải lên Facebook trong một giờ nhất, do nhãn hiệu Redoxon Triple Action thuộc Bayer Việt Nam đạt được”.
Giấy chứng nhận kỷ lục “Có nhiều video biến tấu món ăn được tải lên Facebook trong một giờ nhất, do nhãn hiệu Redoxon Triple Action thuộc Bayer Việt Nam đạt được”.
Chia sẻ về kỷ lục vừa thiết lập, ông Luigi Isabelo Dejos - Giám đốc nhánh Chăm sóc Sức khỏe Người tiêu dùng, Bayer Việt Nam cho biết: “Dịch Covid-19 đã hoàn toàn thay đổi thế giới. Bản thân mỗi người cũng đã tự thay đổi cách sinh hoạt, thói quen mua sắm và cả quan điểm cá nhân trên nhiều khía cạnh. Đại dịch cũng đã giúp chúng ta học được rất nhiều điều mới, và có thể nói đầu tư cho một lối sống khoẻ mạnh chính là bài học quan trọng nhất. Thông qua chiến dịch lần này, chúng tôi mong muốn nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như nâng cao hệ miễn dịch. Khuyến khích ý thức tự chăm sóc sức khỏe là nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi, nhằm giúp người dân Việt Nam có một cuộc sống tốt đẹp hơn.”
Trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang hứng chịu những tác động liên tục về nhân khẩu học, những sự gián đoạn do dịch bệnh Covid-19 gây ra và những căn bệnh mãn tính không truyền nhiễm ngày càng trở nên phổ biến, Bayer Việt Nam mong muốn khuyến khích người dùng duy trì sức khỏe mỗi ngày thông qua việc giới thiệu các công thức nấu ăn bổ ích với viên sủi Redoxon Triple Action.
Redoxon Triple Action và những sản phẩm khác thuộc nhánh Chăm sóc Sức khỏe Người tiêu dùng của Bayer Việt Nam hiện cũng đã có mặt trên các nền tảng thương mại điện tử phổ biến như Shopee và Lazada, giúp người dùng có thể dễ dàng tiếp cận các sản phẩm này và trải nghiệm mua sắm an toàn, thoải mái ngay tại nhà.
TPBVSK Redoxon Triple Action không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Ngọc Minh
" alt="Biến tấu làm món ngon hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cùng Redoxon Triple Action"/>
Bà Hạnh bỏ cơm vào hộp, đợi nhân viên của bếp cơm từ thiện đến chở đi phát, gửi tặng cho người nghèo.
Bà nói, trước đây, khi bán quán ở nhà, bà thường thấy nhiều mạnh thường quân, chủ bếp cơm từ thiện đến mua thực phẩm. Nhiều lần để ý, bà biết được họ tổ chức nấu cơm tặng người nghèo nên tình nguyện góp sức.
“Tuy không đóng góp được nhiều nhưng tôi thấy rất vui và hạnh phúc vì có thể cùng mọi người chung tay san sẻ với những hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Đặc biệt, trong mùa dịch, những người khó khăn lại càng thêm chật vật. Nhiều người không đủ tiền mua cơm ăn ngày 3 bữa. Các bếp cơm từ thiện như thế này sẽ phần nào giúp đỡ được họ vượt qua thời khắc khó”, bà nói.
Cách vị trí bà Hạnh ngồi không xa là cụ bà tóc đã bạc đang thoăn thoát xếp những hộp cơm vào các túi lớn. Khi được hỏi tên, bà chỉ mỉm cười và cho biết năm nay, bà đã bước sang tuổi 86. Bà nói, tuổi cao nhưng bà còn minh mẫn, tay chân còn nhanh nhẹn nên đến bếp cơm phụ giúp mọi người.
Dù đã 86 tuổi, cụ bà này vẫn cố gắng đến bếp cơm, tham gia công việc hỗ trợ người nghèo bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Khi biết tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều người bị ảnh hưởng, bà rất muốn được góp sức hỗ trợ, giúp đỡ. Thế nên, biết đến bếp cơm, cụ bà đã lập tức đến xin tham gia, phụ giúp khâu bỏ cơm, thức ăn vào hộp để đem gửi tặng người nghèo.
Trong khi đó, nhiều ngày qua, khu vực phía trước bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp (Quận 8, TP.HCM) tập hợp nhiều mạnh thường quân đến gửi, phát cơm từ thiện cho bệnh nhân nghèo. Trong số này, có bà Sử Thị Sắc Nhung (63 tuổi).
Bỏ tiền túi mua gạo, nấu cơm cho bệnh nhân nghèo
Người dân tại đây cho biết, bà Nhung có thâm niên hơn 10 năm phát cơm từ thiện cho người nghèo, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, để tránh việc người bệnh tụ tập đông trước cổng, bệnh viện tạm thời không cho bệnh nhân ra ngoài nhận cơm từ thiện.
Sau khi nấu cơm, bà Nhung cùng bạn mình tự chạy xe máy, chở đến bệnh viện phát cho bệnh nhân nghèo.
Việc này khiến nhiều mạnh thường quân dừng việc phát, gửi tặng cơm. Tuy nhiên, bà Nhung vẫn tiếp tục nấu cơm, tự dùng xe máy chở đến bệnh viện gửi cho bệnh nhân nghèo bằng cách đưa qua tường rào bệnh viện.
Ngày chúng tôi có mặt, bà Nhung vừa gửi xong trên 50 phần cơm cùng một số thực phẩm khác cho các bệnh nhân. Bà nói, trước đây, bà vẫn tự tay đi chợ, nấu cơm rồi đem tặng bệnh nhân nghèo. Tuy nhiên, thời gian này, do ảnh hưởng của dịch bệnh, có thêm nhiều người khó khăn, bà cần tăng thêm nhiều phần cơm.
“Dẫu vậy, tuổi đã cao, một mình tôi nấu không xuể. Do vậy, ngoài những phần tự nấu mỗi ngày, tôi đến các chùa, bếp cơm từ thiện xin thêm cơm rồi chở đến bệnh viện phát. Mỗi ngày như thế, tôi xin được trên 30 phần cơm nữa”, bà Nhung chia sẻ.
Sau khi phát tặng người nghèo, hai vợ chồng bà tìm cách gửi tặng các phần bò kho bánh mì cho bệnh nhân nghèo trong bệnh viện.
Thấy bà cực, một người bạn của bà cũng chung tay góp sức chở cơm, phát cho người nghèo. Trong cái nắng như thiêu đốt giữa trưa, hai bà lưng ướt mồ hôi vẫn cố gắng gỡ từng túi lớn đựng những phần cơm được chất đầy trên chiếc xe máy cũ xuống vỉa hè.
Tại đây, hai bà gửi từng hộp qua tường rào bệnh viện bằng một chiếc xô có dây kéo tự chế. Phía bên kia tường rào, những người đại diện nhận cơm sẽ đem vào bên trong phát cho các bệnh nhân khác. Ngoài cơm, bà còn gửi thêm cho người nghèo bánh mì, xúc xích, mì gói, cá hộp, cháo…
Bà cho biết, toàn bộ chi phí để nấu các phần cơm từ thiện đều đến từ số tiền dưỡng già của mình. “Hàng tháng, các con đều gửi cho tôi một số tiền nhỏ. Tôi tích góp số tiền này để mua gạo, thức ăn về nấu, phát miễn phí cho người khó khăn hơn mình và các bệnh nhân nghèo trong bệnh viện”, bà Nhung chia sẻ.
Cuối cùng, bà được hướng dẫn bỏ các phần thức ăn vào một cái xô có dây kéo tự chế để đưa qua tường rào bệnh viện.
“Bệnh tật đã khổ, đã tốn kém rồi giờ thêm dịch bệnh nữa những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn lại càng thêm thắt ngặt. Nhiều người chỉ dám mua hộp cơm để 2 vợ chồng ăn từ sáng đến chiều. Thế nên, tôi cứ cố gắng hỗ trợ họ được phần nào hay phần đó”, bà chia sẻ thêm.
Bài, ảnh:Nguyễn Sơn
Nhóm bạn trẻ dầm mưa, đội nắng trao quà cho người dân Gò Vấp
Bất kể nắng cháy da hay mưa dầm ướt áo, nhóm thanh niên tình nguyện vẫn đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà để trao quà cho người dân gặp khó khăn đang cách ly tại Quận Gò Vấp.
" alt="'Cầu câu cơm Thạch Sanh' độc nhất vô nhị của 2 cụ bà Sài Gòn"/>
Đến phần thi công, công đoạn này có sự giúp sức của bố vợ anh, ông là thợ chuyên cắt đá granit nên có thể áp dụng trong việc cắt gỗ. Thời điểm thi công giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu vừa qua, do vậy anh phải tính toán để đặt nguyên vật liệu sao cho đủ dùng vì các cửa hàng nghỉ Tết.
Trong 15 ngày, anh và bố vợ hoán đổi chiếc ô tô cũ thành "ngôi nhà" với đầy đủ tiện nghi.
Chiếc mobihome được thiết kế theo hướng đa công năng, đơn giản với tổng chi phí là 280 triệu đồng.
Để phục vụ cho việc nấu nướng, anh sử dụng bếp gas mini để tiết kiệm nguồn điện năng có hạn. Nước được chứa trong 4 can 30 lít và được bơm lên vòi bằng máy bơm 12v. Với 120 lít nước này, gia đình anh có thể dùng thoải mái khoảng 4 - 5 ngày trong mùa đông và 2 - 3 ngày trong mùa hè.
Anh cũng trang bị 1 bồn cầu khử mùi, 1 lều thay đồ di động, khi đến điểm cắm trại sẽ dựng lên và để bồn cầu ở ngoài xe để mọi người sử dụng. Để tắm rửa, anh trang bị một vòi hoa sen gắn ở sau xe, mọi người sẽ tắm ở ngoài trời được quây kín bởi lều thay đồ. Theo anh Sơn, giải pháp này khá đơn giản, giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí và cũng hòa mình với thiên nhiên hơn.
Những chuyến đi bằng mobihome
Ông bố 8X cho biết, điều thú vị của hình thức du lịch bằng mobihome là vừa đi vừa khám phá. Trước mỗi chuyến đi, anh và vợ chỉ vạch ra một kế hoạch sơ lược.
"Sẽ rất khác so với việc bạn ở khách sạn hay nhà nghỉ. Sáng hôm nay nhà mình thức dậy ở trong rừng, nghe tiếng vượn hót như chuyến đi rừng Cúc Phương, nhưng hôm sau lại thức dậy ngắm bình minh ở trên biển, hoặc ăn sáng trên 1 con sông ở Kim Bôi Hòa Bình. Đó là những trải nghiệm rất thú vị mà chỉ có mobihome mới làm được", anh Sơn nhận định.
Sau 6 tháng chu du trên "ngôi nhà di động" này, gia đình anh đã thực hiện được gần 10 chuyến đi.
Chuyến đi đầu tiên, anh Sơn quyết định chọn đến hồ Đồng Mô ở gần Hà Nội và mất vé vào cửa để đảm bảo an toàn. Các bé rất thích vì ở đó có rất nhiều chỗ để chạy nhảy, chơi đùa.
Tuy nhiên, đêm đầu tiên trải nghiệm trên mobihome, ông bố 2 con bị mất ngủ cả đêm, bởi vừa lạ giường vừa lo cho sự an toàn của cả gia đình mặc dù không có vấn đề gì xảy ra.
Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên kế hoạch đi xuyên Việt của gia đình anh phải tạm gác lại. Thay vào đó, cả nhà đã thực hiện 1 chuyến du lịch đến bản Tả Van (Sapa, Lào Cai), đây cũng là chuyến đi xa nhất và lâu nhất.
Anh chọn cung đường thẳng một mạch từ Hà Nội lên Sapa bằng cao tốc Hà Nội Lào Cai, suốt quá trình không tiếp xúc với ai ở dọc đường. Thời điểm đó bản Tả Van hầu như 99% là dân bản địa, không có người du lịch, rất khác so với bản Tả Van ngày thường.
Những trải nghiệm của gia đình anh Sơn ở bản Tả Van (Sapa, Lào Cai).
Gia đình anh ở trong một farmstay có suối, có vườn và rất nhiều loại rau củ quả, vật nuôi, anh Sơn hào hứng kể: "Tụi trẻ nhà mình rất thích chơi với những con vật ở đây. Ngoài ra các con còn khám phá được ruộng bậc thang, rồi tắm suối với các bạn trẻ con ở bản cũng như hiểu được văn hóa tại đây. Các con cũng tránh xa được điện thoại, tivi".
Đây là một khoản đầu tư có "lãi"
Sau mỗi chuyến đi, vợ chồng anh Sơn thấy 2 con của mình trưởng thành, cứng cáp hơn, mặc dù lúc mới đầu đến một vùng đất mới các con cũng có chút sợ sệt. Nhưng ở một thời gian, làm quen dần lại thích thú và muốn được trải nghiệm nhiều hơn.
Vào mỗi thời điểm, vợ chồng anh sẽ lên kế hoạch đi du lịch phù hợp để không ảnh hưởng đến việc học tập của con.
Ví dụ, ở thời điểm hiện tại đang là nghỉ hè thì gia đình có thể đi đâu đó một thời gian dài để khám phá hết đất nước Việt Nam tươi đẹp. Nhưng khi các con vào năm học rồi thì mình bắt buộc phải thay đổi bằng việc chỉ cuối tuần mới đi được, hoặc khi con đạt thành tích học tập tốt sẽ thưởng cho con một chuyến đi đâu đó để khích lệ.
Vợ chồng anh Sơn coi hành trình, khoản đầu tư này luôn có lãi, dù không lãi bằng tiền bạc, vật chất nhưng thu về được trải nghiệm, kiến thức cho bản thân và cho các con.
"Việc đầu tư vào một thế hệ tương lai, giúp các con đi đúng hướng, tạo cho các con thói quen luôn tìm tòi, khám phá cái mới, thì theo mình đó là điều nên làm", ông bố Hà Nội chia sẻ.
Anh Sơn cho rằng, đầu tư cho các con có cơ hội được tìm tòi, khám phá là một khoản đầu tư luôn có "lãi".
Kế hoạch lâu dài của 2 vợ chồng anh là có thể thực hiện được một chuyến đi vòng quanh thế giới, có thể bằng xe máy, máy bay hoặc cũng có thể bằng mobihome. Tuy nhiên, phải chờ 2 con qua ngưỡng 18 tuổi.
Trong mùa hè này, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, gia đình anh sẽ thực hiện chuyến phượt xuyên Việt trên mobihome. Tháng 9, anh sẽ đưa các con lên Mù Cang Chải (Yên Bái) để trải nghiệm mùa lúa chín.
Theo Dân Trí
Ông bố "độ" ô tô thành quán cà phê di động, đưa vợ con du lịch khắp nơi
Để thoát khỏi cuộc sống gò bó vì dịch Covid-19, anh Trọng đã cải tạo chiếc xe tải thành "ngôi nhà di động", đưa vợ con vừa đi du lịch vừa kết hợp bán cà phê.
" alt="Gia đình phượt bằng 'nhà di động', chuyến đi bắt đầu bằng chữ 'ước' của bố"/>