您现在的位置是:Bóng đá >>正文
Có nên khóa màn hình điện thoại hay không?
Bóng đá9933人已围观
简介Mọi thiết bị di động đều có tính năng khóa màn hình,ónênkhóamànhìnhđiệnthoạihaykhôlịch thi đấu anh g...
Mọi thiết bị di động đều có tính năng khóa màn hình,ónênkhóamànhìnhđiệnthoạihaykhôlịch thi đấu anh giúp bảo vệ thông tin cá nhân trong trường hợp ai đó “cầm nhầm” điện thoại của họ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng hành động này làm họ mất thêm thời gian khi mỗi lần cần dùng đến máy lại phải nhập mật khẩu bằng ký tự hay hình vẽ, hoặc trong trường hợp bị mất máy nhưng có ai tìm được, họ không biết làm thế nào để liên hệ với chủ nhân.
Nếu muốn bỏ mật khẩu khóa màn hình, trên Android, bạn vào Settings trên màn hình chính, chọn Security rồi chọn Screen Lock để thay đổi tùy chọn điều khiển. Trên iPhone, vào Settings, chọn Touch ID & Passcode rồi chọn Turn Passcode Off. Bạn cũng nhìn thấy điều tương tự trên Windows 10 bằng cách vào Settings, chọn Accounts rồi đến Sign-In Options.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Nữ Atlas vs Nữ Club America, 08h00 ngày 22/1: Lấy lại ngôi đầu
Bóng đáLinh Lê - 21/01/2025 07:38 Mexico ...
【Bóng đá】
阅读更多"Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón"
Bóng đá"Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón"Kiều Diễm (Dân trí) - Đây là nhấn mạnh của Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An khi đánh giá tác động mức thuế GTGT 5% đối với mặt hàng phân bón, đồng thời đề nghị báo chí có sự định hướng dư luận đúng đắn.
Ngày 17/11,Tạp chí Năng lượng mới/PetroTimestổ chức Tọa đàm "Áp thuế giá trị gia tăng phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững" nhằm làm rõ tác động tiêu cực của Luật thuế 71/2014/QH13 đối với người nông dân và lợi ích thiết thực từ việc áp thuế giá trị gia tăng (GTGT) phân bón 5% tại Dự thảo Luật Thuế GTGT sửa đổi.
Chính sách thuế GTGT phân bón cần khách quan, khoa học, tránh bảo thủ
Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa XV cho biết hiện nhiều nội dung lớn đã được thông qua, nhưng vẫn còn lĩnh vực chưa được thống nhất, liên quan đến nhiều đối tượng, đó chính là thuế GTGT phân bón.
Đây không chỉ câu chuyện thuần túy thuế học mà còn là vấn đề tình cảm, lý trí, không thể đưa ra quyết định trên chủ quan ý chí, cần bao quát rộng rãi trên các khía cạnh. Quan điểm này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện xuyên suốt trong quá trình thảo luận, lấy ý kiến cho thuế dự tháo Luật.
"Đề nghị báo chí có sự định hướng dư luận về vấn đề này đề phòng thế lực xấu lợi dụng gây nhũng nhiễu thông tin, chính sách. Không bao giờ Đảng, Nhà nước đưa ra chính sách gây ảnh hưởng đến người nông dân hay đất nước. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch để không ảnh hướng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người nông dân", ông An nhấn mạnh.
Nhìn lại câu chuyện cách đây 10 năm, Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng khi chuyển thuế GTGT phân bón từ 5% thành không áp thuế đã khiến doanh nghiệp sản xuất phải hạch toán thuế vào chi phí, khiến tăng giá bán, không đáp ứng kỳ vọng Luật thuế đặt ra.
Do đó Chính phủ đã đề nghị sửa đổi đưa phân bón trở về chịu thuế GTGT 5%. Về mặt cơ sở khoa học, ông An nhìn nhận đề xuất của Chính phủ là hợp lý. Phân tích tác động của chính sách thuế GTGT 5% với phân bón, đã có nhiều chuyên gia nói cụ thể về mối liên hệ tới doanh nghiệp, người nông dân và ngân sách của Nhà nước.
"Tôi cho rằng không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón. Theo tôi, khi bàn tác động của thuế GTGT 5% nên có cái nhìn khách quan, khoa học không nên bảo thủ hay dùng những lời lẽ nặng nề như 'không cần biết, cứ áp thuế GTGT 5% thì giá phân bón sẽ tăng, sẽ giết người nông dân'. Tôi cho rằng phải căn cứ trên cơ sở khoa học tính toán cụ thể, không nên vì suy nghĩ chủ quan, cảm tính để quyết định", Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An thẳng thắn bày tỏ.
Liên quan đến những diễn biến nghị trường nóng, dưới góc nhìn của chuyên gia thuế, ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên thường trực Hội Tư vấn thuế Việt Nam khẳng định cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón. Điều này phù hợp về góc độc khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.
Ông Được phân tích, phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT sẽ gây ra nhiều bất cập. Bởi lẽ, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và phải tính vào chi phí của doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận, buộc họ phải cộng tiền thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ đã tính vào chi phí trong giá sản phẩm bán ra. Như vậy, người nông dân gián tiếp phải trả thuế, gây thiệt hại "kép" cho nông dân với phân bón giả, phân bón có giá thành cao, đồng thời có thể dẫn đến Nhà nước thất thu thuế.
Ngược lại, doanh nghiệp nhập khẩu phân bón lại có lợi thế không phải chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu đối với bán thành phẩm của phân bón hoặc sản phẩm phân bón. Họ cũng không phải chịu thuế GTGT đầu ra nên không bị tác động giảm lợi nhuận do tác động chính sách thuế.
Đưa ra ví dụ hạch toán, ông Được làm rõ giá bán sản phẩm phân bón của doanh nghiệp sản xuất trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu chưa bao gồm GTGT là 100 đồng, giá trị đầu vào là 80đ, dự kiến lợi nhuận ban đầu là 20đ.
Nếu doanh nghiệp sản xuất trong nước không được khấu trừ GTGT đầu vào, chi phí phải trả thêm là 8đ tiền thuế GTGT không được khấu trừ, giá thành tăng, lợi nhuận giảm. Để bảo đảm mục tiêu lợi nhuận, giá bán phải cộng 8đ để bù đắp chi phí thuế. Do vậy, thực tế giá sản phẩm đến tay người nông dân sẽ tăng là 108đ khiến người nông dân phải chịu thiệt thòi trả giá cao hơn.
Với mức giá 108đ, doanh nghiệp sản xuất trong nước mới bảo đảm lợi nhuận mục tiêu để duy trì sản xuất, trong khi doanh nghiệp nhập khẩu chỉ cần mức giá 100đ. Mặt khác, nếu doanh nghiệp nhập khẩu tính giá theo cơ chế thị trường, họ cũng có thể tăng giá bán lên 108đ, khi đó người tiêu dùng có thể phải trả thêm 8đ thuế đối với các sản phẩm phân bón nhập khẩu do chính sách thuế.
Ngoài ra, do lợi thế có được từ chính sách thuế nên nhóm doanh nghiệp nhập khẩu phân bón có điều kiện cạnh tranh về giá, chưa nói đến chất lượng và hậu mãi, từ đó gây khó khăn cho sản xuất trong nước, tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng dẫn đến độc quyền trong dài hạn khi các doanh nghiệp sản xuất trong nước kiệt quệ, thua lỗ, thậm chí phá sản.
Mức thuế GTGT 5% đảm bảo hài hòa lợi ích các bên và mục tiêu đặt ra
Dưới góc độ chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia Kinh tế nhìn nhận bất cập trông thấy rõ nhất là không đánh thuế phân bón làm giá thành cao lên, khiến sức cạnh tranh giảm sút đã được Hiệp hội Phân bón Việt Nam nêu lên từ ngay những ngày đầu áp dụng Luật thuế 71.
Về mặt nguyên tắc, bất cứ hàng hóa nào lưu hành trên thị trường đều phải chịu thuế GTGT và có những mặt hàng ở ưu đãi ở mức nào. Khuyến nghị của các tổ chức thế giới như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) đều cho rằng Việt Nam nên áp thuế phân bón 10%. Tuy nhiên, xét thực tế ở Việt Nam, mức bình quân thuế GTGT đang là 9,7%, nên đánh thuế GTGT 10% cho phân bón là mức cao, có thể gây ảnh hưởng tới người nông dân, nông nghiệp. Do đó đề xuất mức áp thuế 5% để hài hòa lợi ích và mục tiêu giữa các bên.
Ngược lại, nếu không áp thuế GTGT hiện toàn bộ thuế đang được tính vào chi phí sản xuất và phản ánh qua giá thành. Khi giá sản phẩm nội địa cao thì không thể cạnh tranh với phân bón nhập khẩu về đổi mới công nghệ, hậu mãi. Người nông dân không hề được lợi gì, vẫn phải mua phân bón cả nhập khẩu, cả nội địa giá cao, gây thiệt thòi lớn. Nhà nước không thu được thuế từ sản xuất phân bón trong nước, không thu được từ nước ngoài và thiệt đơn, thiệt kép.
Nói thêm về các lo ngại tăng thuế 5% sẽ tăng giá phân bón, vị chuyên gia này cho rằng doanh nghiệp ai cũng mong lợi nhuận cao, tuy nhiên vai trò điều tiết nhà nước ở Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) sẽ cần tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát không để giá phân bón tăng sau khi áp thuế, đảm bảo mục tiêu chính sách đạt ra như kỳ vọng.
"Cũng có những đại biểu Quốc hội lo ngại nếu áp thuế 5% thì doanh nghiệp nhập khẩu sẽ cộng thêm 5% vào giá làm tăng giá, tuy nhiên nếu doanh nghiệp nội địa không tăng, bình ổn giá thì họ cũng không thể tăng vì điều này là phi lý trong tính cạnh tranh. Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng cần có những yêu cầu, tập huấn để doanh nghiệp hiểu mục tiêu chính sách, không ồ ạt tăng giá, thậm chí xem xét cơ sở giảm giá", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh phân tích thêm.
Như vậy, việc áp thuế GTGT 5%, ông Thịnh nhấn mạnh doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ có điều kiện đầu tư công nghiệp mới, sản xuất sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu nông nghiệp và bình ổn giá bán, lúc này người được lợi lâu dài chính là người nông dân và nông nghiệp Việt Nam. Khoản ngân sách Nhà nước thu được sẽ là nguồn đầu tư lại cho nông nghiệp thông qua giống cây mới, đào tạo người nông dân về sản xuất nông nghiệp bền vững.
Về phía đại diện Hiệp hội Phân bón Việt Nam, ông Lê Văn Ngân, Chánh Văn phòng Hiệp hội cho biết qua 30 năm đồng hành cùng trên 100 doanh nghiệp phân bón, trong 10 năm gần đây doanh nghiệp trong ngành đầu tư sản xuất đã chậm lại và hạn chế. Để giúp các doanh nghiệp phân bón trong nước cải thiện quy trình công nghệ, dây truyền sản xuất cấp thiết áp thuế GTGT 5% với mặt hàng này.
"Nhìn ra thế giới, công nghệ phân bón đã phát triển nhiều. Do đó, Việt Nam rất cần những cập nhật đổi mới để bắt kịp nhịp độ này. Việc áp dụng thuế GTGT 5% sẽ giúp các doanh nghiệp đầu tư, đổi mới tạo ra được những sản phẩm phân bón chất lượng cao, thân thiện với môi trường, phân bón hữu cơ cần thiết, giúp nông sản Việt tự tin hơn khi vươn ra thị trường thế giới. Đây chính là mong mỏi nhất đối với người nông dân, nông nghiệp Việt Nam", đại diện Hiệp hội Phân bón Việt Nam nhấn mạnh.
Đảm bảo công bằng trong chính sách hoàn thuế GTGT
Mặc dù phần lớn đại biểu quốc hội và các chuyên gia kinh tế đều thống nhất cho rằng cần thiết chuyển phân bón chịu thuế GTGT 5% nhưng vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về khoản 3 Điều 15 trong Dự thảo Luật quy định: "... Cơ sở kinh doanh chỉ sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5%, trừ hoạt động thanh lý tài sản nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên sau 12 tháng liên tục hoặc 4 quý liên tiếp thì được hoàn thuế GTGT". Luật hiện hành không có điều này.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên thường trực Hội Tư vấn thuế Việt Nam nhìn nhận nếu doanh nghiệp chỉ có 1 loại thuế suất thuế GTGT là 5% thì mới được hoàn thuế, còn những doanh nghiệp có từ 2 loại thuế suất thuế GTGT trở lên thì không được hoàn thuế là không công bằng đối với các doanh nghiệp có từ 2 loại thuế suất thuế GTGT trở lên.
Trong thực tế, doanh nghiệp được tự do kinh doanh nên đa phần doanh nghiệp có đa ngành nghề, rất ít doanh nghiệp chỉ sản xuất một lĩnh vực chịu thuế GTGT 5%. Do đó, sửa luật thuế GTGT cần đảm bảo công bằng đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5%.
Thuật ngữ "chỉ" sẽ làm giới hạn đối tượng được hoàn thuế và không đảm bảo công bằng đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5%.
Do đó, chuyên gia thuế Nguyễn Văn Được đề nghị bỏ từ "chỉ" để cho phép hoàn thuế đối với đối tượng sản xuất kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5% cho đúng bản chất nhưng phải "bù trừ với các hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế khác", đồng thời phải thực hiện "phân bổ" số thuế GTGT theo tỷ lệ chịu thuế 5% so với tổng hàng hóa dịch vụ của người nộp thuế.
Nếu bỏ từ "chỉ" thì tất cả các doanh nghiệp có một hay nhiều loại thuế suất thuế GTGT trở lên đều được đối xử bình đẳng. Điều này giúp cho doanh nghiệp có điều kiện và động lực để liên tục đầu tư phát triển, đổi mới, đa dạng sản phẩm; dành thêm nguồn lực đem lại lợi ích cho nền kinh tế.
"Dù chúng tôi không phải một tổ chức phân bón hay nông nghiệp nhưng vì thấy chính sách gây méo mó thị trường, thiếu công bằng cho doanh nghiệp sản xuất phân bón và người nông dân, nên chúng tôi thấy cần phải lên tiếng vì lợi ích của người nông dân, của chính sách đất nước", ông Được bộc bạch.
Tương tự ý kiến của ông Được, Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng cần rà soát lại nội dung cả Điều 15, xây dựng Luật phải "đúng vai, thuộc bài", phân định rõ điều nào giao Chính phủ, điều nào Quốc hội quyết.
"Các doanh nghiệp đâu chỉ sản xuất 1 mặt hàng, thuế GTGT đầu vào thông thường là 10%, các Đại biểu Quốc hội đang rất băn khoăn cho khoản này về mặt nghiệp vụ sẽ tính toán như thế nào. Về mặt kỹ thuật lập pháp, nếu nói 'chỉ được cái này, không được cái kia' là không nên và không hợp lý. Tôi đề nghị bỏ từ "chỉ" và có cách xử lý khác hài hòa, công bằng, tránh phức tạp, nếu doanh nghiệp bị tồn khoản thuế hoàn sẽ là câu chuyện khó khăn cho nguồn tiền sản xuất", ông An nêu ý kiến.
Cũng theo thông tin ông An, quan điểm ban soạn thảo thì việc có từ "chỉ" sẽ thu hẹp lại đối tượng được hoàn thuế, tuy nhiên, ý kiến của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội là bỏ từ "chỉ", bởi nếu không sửa đổi thì dự thảo Luật có thông qua áp thuế suất GTGT 5% cũng không cải thiện cho doanh nghiệp được như kỳ vọng.
"Đây không phải là "lobby" chính sách hay làm gì mờ ám mà hướng chính sách đến điều đúng đắn và chính xác nhất, mang lại hiệu quả tốt đẹp nhất cho người nông dân và doanh nghiệp", Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An nhấn mạnh.
Mong mỏi kiến nghị gửi tới Quốc hội
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh xót xa cho rằng công nghệ phân bón Việt Nam còn chưa bắt kịp trình độ thế giới, nên rất mong Quốc hội đưa ra quyết định thuế GTGT phân bón chính xác, để từ đó cải thiện chất lượng phân bón, nâng cao giá trị nông sản Việt, để giúp nông nghiệp thực sự là trụ đỡ của nền kinh tế.
Liên quan đến cạnh tranh hàng ngoại, các quốc gia trên thế giới đều có sự ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp. Ví dụ Trung Quốc, nguyên liệu nhập vào cho sản xuất phân bón, thuế nhập khẩu được giảm 50% hoặc bằng 0, thuế GTGT cũng được áp mức thấp, khi xuất khẩu hoàn toàn được Nhà nước hỗ trợ phí lưu kho và hoàn toàn bộ thuế trong nước, nên khi bán sang Việt Nam họ được lời lớn và có thế mạnh cạnh tranh cao.
"Ở Nga hay Mỹ cũng tương tự, do đó, tôi thấy rằng chính sách ưu đãi đúng và trúng cho chính sách thuế GTGT là rất cần thiết với sản phẩm phân bón để nông nghiệp Việt Nam được cất cánh. Qua chuyến đi tới vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua tôi nhận thấy người nông dân hiện nay sử dụng phân bón cho trồng lúa và cây trồng là chủ yếu. Tuy nhiên, qua tìm hiểu người nông dân cho biết người nông dân cho rằng hiện nay phân bón Việt Nam chưa đủ cạnh tranh đối với phân bón nước ngoài", ông Thịnh nhìn nhận
Chính vì vậy, Luật Thuế GTGT trong đợt sửa đổi này mong muốn làm sao được chuyển hóa để nâng cao được năng suất chất lượng phân bón, vật tư thiết bị đáp ứng được nhu cầu người nông dân.
Ông Trần Văn Khánh, người nông dân tiêu biểu tham gia tọa đàm cho rằng việc đưa phân bón chịu thuế GTGT 5% là điều mà chúng tôi ủng hộ, bởi nhìn thấy đây là điều kiện để doanh nghiệp cải thiện dây truyền, đầu tư chất lượng phân bón hữu cơ, thân thiện với môi trường. Từ đó, người nông dân có cơ hội sản xuất ra những mặt hàng nông sản xanh - sạch hơn, phục vụ không chỉ người tiêu dùng trong nước mà còn là cơ sở để nông sản Việt tiến xa trên thị trường quốc tế.
">...
【Bóng đá】
阅读更多Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Nhật Bản
Bóng đáChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Nhật Bản Dự kiến, trong chuyến thăm lần này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Sekiguchi Masakazu sẽ ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Nhật Bản.
Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 19h10 giờ địa phương (17h10 giờ Hà Nội) ngày 3/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn Đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 3 đến 7/12 theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân.
Đón đoàn tại sân bay Haneda, thủ đô Tokyo có Thượng Nghị sỹ Makino - Chủ tịch Ủy ban Điều hành Thượng viện Nhật Bản; các quan chức Thượng viện Nhật Bản; Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu và Phu nhân, cán bộ nhân viên Đại sứ quán cùng đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản.
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản là cặp quan hệ điển hình cho thành công trong hợp tác song phương của Việt Nam với các đối tác. Nhật Bản duy trì vị trí là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đối tác viện trợ ODA lớn nhất, đối tác lớn thứ hai về hợp tác lao động, thứ ba về đầu tư và du lịch, thứ tư về thương mại.
Quan hệ hai nước thời gian qua đã có những bước phát triển về chất và đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất với mức độ tin cậy chính trị cao. Việc trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao diễn ra thường xuyên và mật thiết trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Quốc hội.
Hợp tác kinh tế ngày càng chặt chẽ và đi vào chiều sâu. Hợp tác địa phương, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân và hợp tác nguồn nhân lực ngày càng mật thiết và hiệu quả.
Hai nước vừa kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và nâng cấp lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới (năm 2023).
Trong tổng thể mối quan hệ chung đó, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Nhật Bản thời gian qua không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp.
Trên phương diện song phương, hai bên thường xuyên trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp, trao đổi kinh nghiệm giữa các Ủy ban chuyên môn và các nghị sỹ, góp phần thiết thực vào việc triển khai, thúc đẩy các thỏa thuận của hai nước, tạo sự lan tỏa và hỗ trợ hoạt động của Chính phủ, đẩy mạnh ngoại giao nhân dân, bảo đảm hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác giữa Việt Nam với Nhật Bản.
Ngoài trao đổi đoàn cấp cao và giữa các cơ quan chuyên môn, Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Nhật Bản thúc đẩy giao lưu nghị sỹ trong khuôn khổ Nghị sỹ hữu nghị và Nghị sỹ trẻ, nữ Nghị sỹ Quốc hội với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản cùng với Liên minh Nghị sỹ Nhật Bản - Việt Nam luôn đóng vai trò cầu nối tích cực, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, giao lưu giữa các nghị sỹ, hợp tác địa phương đi vào chiều sâu, thực chất.
Dự kiến, trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Sekiguchi Masakazu, Chủ tịch Hạ viện Nukaga Fukushiro; hội kiến Thủ tướng Ishiba Shigeru; chào Nhật hoàng và Hoàng hậu; tiếp lãnh đạo Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt, lãnh đạo các chính đảng lớn của Nhật Bản, Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản, Hội đồng thúc đẩy ngoại giao nhân dân (FEC), lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản, Thống đốc một số địa phương có quan hệ thân thiết với Việt Nam; gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản…
Đặc biệt dự kiến, trong chuyến thăm lần này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Sekiguchi Masakazu sẽ ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Nhật Bản. Đây là tiền đề rất quan trọng để thúc đẩy quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp lên tầm cao mới trong những năm tới.
Chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác của Quốc hội nước ta với Nghị viện Nhật Bản; khẳng định sự coi trọng của Việt Nam đối với quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới Việt Nam - Nhật Bản; chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hoạt động Nghị viện giữa Việt Nam với Nhật Bản./.
Theo www.vietnamplus.vn">...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Ajman Club, 20h05 ngày 21/1: Cửa trên thắng thế
- Hà Nội vs TP HCM: Bạn thân thày Park không bận tâm đến Quang Hải
- Hà Nội FC lên tiếng về việc Quang Hải sang La Liga tu nghiệp
- Giá xăng dầu tăng giảm trái chiều, có loại giảm gần 400 đồng/lít
- Nhận định, soi kèo Slovan Bratislava vs Stuttgart, 3h00 ngày 22/1: Mục tiêu phải thắng
- Nữ trung úy tài năng xinh đẹp dự liên hoan thanh niên thế giới
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Al
-
Bạn thân thủ môn Văn Lâm kiện CLB Hải Phòng lên FIFA
-
Nhận định HAGL vs Thanh Hóa, 17h00 ngày 28/4 (V League)
-
HMH Việt Nam và Tập đoàn Midea ký thỏa thuận hợp tác chiến lượcToàn Thịnh (Dân trí) - Lễ ký kết diễn ra tại văn phòng Công ty cổ phần thương mại HMH Việt Nam vào ngày 12/9, đưa HMH Việt Nam trở thành nhà phân phối các sản phẩm gia dụng từ Tập đoàn Midea.
Với việc ký kết hợp tác chiến lược, phát triển kinh doanh toàn diện cùng Tập đoàn Midea, hai bên xác định cùng hướng tới mục tiêu cung cấp sản phẩm chất lượng, dịch vụ đạt tiêu chuẩn cao, giúp khách hàng có trải nghiệm tốt nhất ngay cả sau khi mua sản phẩm, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững, lâu dài.
Phía HMH Việt Nam cũng thể hiện tầm nhìn và khát vọng tiếp tục là "cánh tay nối dài" trong việc đa dạng hóa sản phẩm, trở thành thương hiệu nhà phân phối dẫn đầu trong lĩnh vực hàng gia dụng và điện lạnh tại Việt Nam, đưa đến cho khách hàng trên toàn quốc hệ thống sản phẩm đa dạng và đáp ứng mọi phân khúc.
Ngay sau khi lễ ký kết kết thúc, Tập đoàn Midea đã đi thăm quan các showroom của HMH Việt Nam và các đại lý HMH Việt Nam đang phân phối. Đại điện Tập đoàn Midea cho biết rất vui khi cả hai bên đã đạt được những thỏa thuận hợp tác bền vững trong lễ ký kết này. Việc được đồng hành cùng HMH Việt Nam trong thị trường phân phối đồ gia dụng cũng là một trong những bước tiến mới của Midea.
Ban lãnh đạo Tập đoàn Midea cũng nhấn mạnh sẽ cùng HMH Việt Nam hợp tác bứt phá những mục tiêu mới, cùng HMH phát triển và mở rộng thị trường tại Việt Nam, mang đến cho người dân Việt Nam cuộc sống hiện đại, tiện nghi, chất lượng.
Được thành lập tại Trung Quốc năm 1968, Tập đoàn Midea là công ty sản xuất các thiết bị điện, nhà bếp chuyên nghiệp với chất lượng vượt trội và độ bền trường tồn, giá thành hợp lý. Tại đây, tất cả sản phẩm của Midea đều được thiết kế và sản xuất bởi hệ thống máy móc hiện đại. Sản phẩm của Midea đã có mặt trên nhiều quốc gia trên toàn thế giới và khẳng định được vị thế của mình.
HMH Việt Nam là nhà phân phối thiết bị gia dụng cao cấp, chính hãng từ châu Âu với hơn 14 năm kinh nghiệm và phát triển, hiện phân phối thiết bị Bosch, Regionox… với nỗ lực đưa đến cho người tiêu dùng dịch vụ sau bán hàng chuyên nghiệp. Quyết định lựa chọn phân phối các sản phẩm gia dụng từ Midea đánh dấu một bước tiến mới, mang lại những giá trị thiết thực cho người tiêu dùng.
" alt="HMH Việt Nam và Tập đoàn Midea ký thỏa thuận hợp tác chiến lược">HMH Việt Nam và Tập đoàn Midea ký thỏa thuận hợp tác chiến lược
-
Nhận định, soi kèo Foolad vs Nassaji Mazandaran, 20h30 ngày 21/1: Tin vào chủ nhà
-
Chứng khoán "sale off" ngày 11/11, tiền trú ngụ nhóm cổ phiếu nào?Mai Chi (Dân trí) - VN-Index tiếp tục đánh rơi hơn 7 điểm, rời xa mốc 1.250 điểm trong sáng ngày 11/11. Cổ phiếu ngân hàng, bất động sản hầu hết điều chỉnh, tuy nhiên nhóm ngành công nghệ, xuất nhập khẩu lại gây chú ý.
Các chỉ số trên thị trường chứng khoán trong nước đồng loạt giảm giá trong phiên sáng nay (11/11 - Lễ Độc thân).
VN-Index mất 7,51 điểm tương ứng 0,6% còn 1.245,05 điểm; VN30-Index giảm 12,53 điểm tương ứng 0,95%; HNX-Index giảm 0,21 điểm tương ứng 0,09% và UPCoM-Index giảm 0,13 điểm tương ứng 0,15%.
Toàn thị trường có 384 mã giảm giá và 302 mã tăng, trong đó, riêng sàn HoSE có đến 236 mã giảm so với 119 mã tăng.
Thanh khoản cải thiện mạnh so với cùng thời điểm của phiên trước. Khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 371,75 triệu đơn vị tương ứng 9.233,23 tỷ đồng trên HoSE; trên HNX là 24,75 triệu cổ phiếu tương ứng 446,25 tỷ đồng và trên thị trường UPCoM là 17,85 triệu cổ phiếu tương ứng 274,05 tỷ đồng.
Mức giảm của các cổ phiếu nhìn chung không lớn, biên độ dao động khá hẹp, tuy nhiên, chỉ số bị tác động tiêu cực bởi tình trạng điều chỉnh tại những mã vốn hóa lớn, đặc biệt là cổ phiếu ngân hàng.
Một số mã ngân hàng chiết khấu sâu như STB giảm 4,2%; CTG giảm 2,9%; TPB giảm 2,7% và MSB giảm 2,1%. Thanh khoản các mã này khá cao cho thấy việc điều chỉnh giá về vùng thấp hơn đã thu hút được dòng tiền gia nhập thị trường. STB có 12,9 triệu cổ phiếu khớp lệnh; TPB có 14,4 triệu cổ phiếu khớp lệnh và thanh khoản tại VPB là 14,5 triệu đơn vị.
Chỉ có một số ít cổ phiếu ngành bất động sản tăng giá, trong đó, QCG của Quốc Cường Gia Lai gây chú ý khi tăng 4,1% lên 13.850 đồng, có thời điểm tăng trần lên 14.200 đồng. Khớp lệnh tại mã này đạt 1,3 triệu cổ phiếu trong đó hơn 719.000 khớp ở mức giá trần.
Một số mã bất động sản khác tăng khá tốt, có thể kể đến DXS tăng 1,9%; HAR tăng 1,2%; LHG tăng 1,2%... trong khi phía giảm chiếm ưu thế. Nhóm Vingroup điều chỉnh nhẹ: VHM giảm 0,1% về dưới ngưỡng 40.000 đồng; VIC giảm 0,5%; VRE giảm 1,4%.
Trong khi đó, phần lớn cổ phiếu ngành này đã điều chỉnh từ sớm. VPH giảm 6,4%; VRC giảm 5,6%; VSI giảm 4,6%; CCL giảm 2,6%; SZL giảm 2%. Nhiều mã giảm trên mức 1% như HTN, LDG, DIG, AGG, NLG, PDR, DXG, TCH.
Cổ phiếu ngành công nghệ thông tin sáng nay diễn biến tích cực. ICT, SGT và CMG có thời điểm tăng trần trước khi hạ độ cao: ICT tăng 6%; SGT tăng 5,4%; CMG tăng 5,2%. Cổ phiếu "ông lớn" FPT cũng tăng 1,5%; ST8 tăng 3,1%; ITD tăng 2,5%.
Nhóm cổ phiếu liên quan xuất nhập khẩu bật tăng mạnh. VOS và VIP cùng tăng trần, VTO tăng 6,3%; NO1 tăng 3,5%; VSC tăng 3,2%; HAH tăng 2,9%; GSP tăng 2,7%.
" alt="Chứng khoán "sale off" ngày 11/11, tiền trú ngụ nhóm cổ phiếu nào?">Chứng khoán "sale off" ngày 11/11, tiền trú ngụ nhóm cổ phiếu nào?