Trên cơ sở đề xuất của Sở Quy hoạch – Kiến trúc, UBND TP.HCM đồng ý phương án di dời các cây xanh để không che khuất tầm nhìn từ Cột cờ Thủ Ngữ về phía Bến Nhà Rồng và Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Bên cạnh việc lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn để hoàn thiện thêm phương án thiết kế, UBND TP.HCM yêu cầu các sở ngành cần nghiên cứu đề xuất phương án treo cờ bằng hệ thống tự động và xây dựng bia tưởng niệm Tiểu đội bảo vệ lá cờ đỏ sao vàng đã hi sinh tại Cột cờ Thủ Ngữ vào sáng 23/9/1945.
Di tích lịch sử Cột cờ Thủ Ngữ chuẩn bị được trùng tu
Về kinh phí, việc kiểm định đánh giá chất lượng công trình, thiết kế, trùng tu Cột cờ Thủ Ngữ cũng như thi công cải tạo cảnh quan công viên khu di tích cột cờ sẽ được thực hiện bằng nguồn xã hội hoá. UBND TP.HCM yêu cầu phải hoàn thành trùng tu Cột cờ Thủ Ngữ trước tháng 1/2021.
Được người Pháp xây dựng vào tháng 10/1865, Cột cờ Thủ Ngữ có chức năng ban đầu là cột tín hiệu cho tàu bè ra vào lường rạch khu vực Sài Gòn – Gia Định. Giai đoạn 1890 – 1910, cột cờ dựng lại bằng sắt, cao 35m và có thêm sàn đứng kéo cờ. Khu vực cột cờ có thêm một số công trình phục vụ chức năng bến cảng.
Những năm 1920, ngay dưới chân cột cờ được xây dựng thêm công trình bát giác 1 tầng có mái dốc. Những năm sau đó, kiến trúc cột cờ không có sự thay đổi lớn. Đến năm 2011, Cột cờ Thủ Ngữ được trùng tu và có hình dạng kiến trúc như hiện nay.
Song song với việc trùng tu Cột cờ Thủ Ngữ, UBND TP.HCM cũng chấp thuận phương án thiết kế cải tạo chỉnh trang khu công viên Bến Bạch Đằng, phạm vi từ khu vực Cột cờ Thủ Ngữ đến Khu phức hợp Sài Gòn – Ba Son.
Theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc, ranh giới khu vực công viên Bến Bạch Đằng kéo dài từ Cột cờ Thủ Ngữ đến cầu Thủ Thiêm 2 dọc đường Tôn Đức Thắng, Q.1.
Công viên Bến Bạch Đằng sẽ được phân vùng thành 3 khu vực
Trong khu vực hiện còn một số khu đất do các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng. Do đó, trước mắt đơn vị tư vấn đề xuất ranh cải tạo chỉnh trang từ Cột cờ Thủ Ngữ đến khu vực Khẩu Thần công, với diện tích 18.600m2.
Về ý tưởng chỉnh trang, công viên Bến Bạch Đằng được phân vùng thành 3 khu vực chính, đó là: Khu tưởng niệm lịch sử rộng 4.000m2; khu xúc tiến du lịch rộng 5.150m2; và khu công viên cộng đồng quy mô 2.750m2.
Chi phí đầu tư xây dựng cải tạo công viên Bến Bạch Đằng dự kiến khoảng 68 tỷ đồng, được huy động bằng nguồn xã hội hoá. UBND TP.HCM yêu cầu các đơn vị hoàn thành chỉnh trang công viên Bến Bạch Đằng trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Quá trình thi công Cao ốc Khu tứ giác Bến Thành đã gây nứt, lún nhiều hạng mục tại di tích Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Dù gây nguy hiểm cho khách tham quan và nhân viên bảo tàng, đến nay chủ đầu tư vẫn chưa khắc phục.
" alt=""/>TP.HCM sẽ di dời cây xanh khi trùng tu Cột cờ Thủ Ngữ 155 năm tuổiXu hướng hội tụ đa dịch vụ lên ngôi
Những năm vừa qua đã đánh dấu sự xuất hiện của nhiều nhà cung cấp đa dịch vụ trên thế giới. Theo số liệu nghiên cứu thị trường của Pyramid Research, các nhà mạng di động tại các nước phát triển đã và đang dịch chuyển trở thành nhà cung cấp dịch vụ (Service Provider) và cho phép khách hàng có thể sử dụng đồng thời nhiều dịch vụ khác nhau trong cùng 1 gói dịch vụ tích hợp được cung cấp bởi 1 nhà mạng. Gói dịch vụ tích hợp đó được gọi là Triple-Play (gồm 3 dịch vụ điện thoại, Internet, truyền hình) và Quad-Play (gồm 4 dịch vụ điện thoại, Internet, truyền hình và truy cập không dây).
Có thể nói, cấu trúc thị trường hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới được nhìn nhận sẽ tự nó dẫn đến sự hội tụ, đặc biệt là với các nhà khai thác lớn ở các lĩnh vực: cố định, di động và truyền hình. Một số hãng nổi tiếng đang cung cấp dịch vụ tích hợp (Triple-play và Quad-play) là Virgin Media, Orange, SFR, Free, ONO, Movistar… Năm 2014, Tripple –play mang về cho các công ty này khoảng 40-50 triệu USD, Quad-play khoảng 50-80 triệu USD. Hiện tại, các dịch vụ Triple-play và Quad Play có số lượng người dùng đăng ký chiếm tỷ trọng đa số (TriplePlay chiếm 40% và Quad Play chiếm 48%).
Cái bắt tay của viễn thông với truyền hình
Khi các dịch vụ tích hợp lên ngôi, sự kết hợp giữa viễn thông và truyền hình trở thành một cái bắt tay hoàn hảo để tạo nên sức mạnh hội tụ. Theo ông Cao Minh Thắng, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ TT&TT CDIT thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Sự hội tụ hiển hiện rõ ràng trên những chiếc di động kết nối Internet cho phép người dùng xem các chương trình TV mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thiết bị. Đó chính là trải nghiệm truyền hình trên sản phẩm và dịch vụ viễn thông rất “di động” và tiện lợi. Một hệ quả tất yếu thứ hai của sự giao thoa này là tính tương tác.
Tương tác trong truyền hình được hiểu là sự trao đổi, phản hồi qua lại giữa khán giả và nhà đài. Theo đó, đường truyền sẽ trở nên hai chiều, người xem được phép tự xác định xem gì, vào giờ nào, trên kênh nào, thậm chí là nội dung sẽ theo kịch bản nào.
" alt=""/>Việt Nam đã sẵn sàng cho xu thế hội tụ đa dịch vụTheo báo cáo của Axios, Google đã phát triển thành công SoC có tên mã Whitechapel và bắt đầu từ nghiệm trong vài tuần gần đây. Bộ xử lý này chứa tám lõi Arm và một số chip silicon khác, được thiết kế để tăng tốc thuật toán học máy (machine learning) của Google (gần tương tự TPU) và cải thiện hiệu suất của ứng dụng Trợ lý Google.
Cụ thể, con chip này được sản xuất bằng công nghệ tiến trình 5LPE (5 nm) của Samsung. Vì các SoC di động mới thường mất một năm hoặc lâu hơn để đưa vào sản phẩm thương mại, nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch và chip có thể cung cấp hiệu suất cạnh tranh, Whitechapel sẽ được cung cấp cho dòng điện thoại thông minh Pixel của Google vào nửa cuối năm 2021.
Tất nhiên tham vọng của Google không chỉ dừng lại ở Whitechapel bởi hãng đang có kế hoạch để phát triển một bộ xử lý cho thiết bị Chromebook. Với nguồn lực dồi dào, Google hoàn toàn có khả năng tự tạo ra dòng SoC riêng cho cả PC và Laptop/tablet. Dù vậy hãng vẫn lựa chọn phát triển trước trên điện thoại thông minh để tích lũy kinh nghiệm cho một chặng đua dài hơi trong ngành bán dẫn.
Để nâng cấp trải nghiệm người dùng, cũng như giảm chi phí (nếu có thể) và kiểm soát sản phẩm tốt hơn, những công ty như Apple, Huawei và Samsung đã phát triển các SoC dành cho điện thoại thông minh. Trong đó, Apple tiến xa hơn và xây dựng SoC tích hợp cao của riêng mình cho máy Mac. Theo đánh giá ban đầu, chip M1 của Appe có vẻ rất mạnh so với bộ vi xử lý x86 của Intel. Ngoài ra, nó cũng sở hữu nhiều bộ gia tốc chuyên dụng, có thể đạt được hiệu suất và một số chức năng không có sẵn với các CPU thông thường, do đó thay đổi cách sử dụng máy tính của Apple.
Đối với Google, một công ty công nghệ cao hàng đầu với tham vọng bành trướng thị phần, thật hợp lý khi sử dụng chip tự phát triển để tạo sự khác biệt cho điện thoại thông minh Pixel và Chromebook, mang đến các tính năng mới cho thị trường. Đồng thời, nếu Google muốn nhanh chóng đổi mới nền tảng Android, Chrome OS và duy trì khả năng cạnh tranh với Apple hay Microsoft thì SoC tự phát triển là một trong những phương pháp khả thi.
Tuy nhiên, có một hạn chế khi Huawei hay Samsung phát triển thành công chip riêng sẽ tạo thành chiến trường thực sự trong hệ sinh thái Android, bởi trước đây Google chỉ đóng vai trò hậu trường. Đây không phải là một hành động khôn ngoan khi cạnh tranh trực tiếp với các đối tác quen thuộc, nhưng dù cho Huawei và Samsung không hài lòng, việc Google quyết tâm lấn sân vào thị trường phần cứng là điều chắc chắn.
Phong Vũ
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thêm nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc SMIC vào danh sách cấm vận.
" alt=""/>Tiếp bước Apple, Google phát triển dòng chip riêng cho Pixel và Chromebook