您现在的位置是:Nhận định >>正文
Điểm lừa dối khách trong hợp đồng đặt cọc mua xe Toyota Veloz
Nhận định91人已围观
简介Khi nhận được hợp đồng của nhân viên bán hàng gửi qua email,Điểmlừadốikhác...
Khi nhận được hợp đồng của nhân viên bán hàng gửi qua email,Điểmlừadốikháchtronghợpđồngđặtcọlịch năm 2024 tôi đọc thấy đó là một hợp đồng không có vấn đề gì lớn, trừ một điều khoản là “Công ty Suzuki C. được phép sử dụng tên tuổi, số điện thoại và các thông tin khác của khách hàng cho các hoạt động quảng cáo về sau.”
Đây là một điều khoản với tôi là không ổn, và tôi đã thay mặt người mua là… bà vợ, đề nghị sửa đổi, cụ thể là bỏ điều khoản đó trong hợp đồng. Nhân viên bán hàng của công ty đó không đồng ý với lý do là “hợp đồng soạn sẵn cấp trên không cho sửa.”
Tất nhiên là một luật gia, tôi sẽ không đồng ý với việc nhắm mắt ký một hợp đồng như vậy. Tôi sang mua một chiếc xe tương tự ở đại lý quận L. với một hợp đồng khác hẳn và cũng khác hẳn về thái độ của người bán hàng, nếu muốn sửa hợp đồng một cách hợp ý họ cũng đồng ý.
Ví dụ này tôi đưa ra để bắt đầu cho một câu chuyện về sự việc khách hàng mất tiền đặt cọc ở đại lý – công ty Toyota Vũng Tàu đang gây xôn xao dư luận.
Khi đọc bài báo "Mất trắng 50 triệu tiền cọc vì đại lý Toyota gài điều khoản bất lợi" trên VietNamNet , tôi cũng thoáng có chút băn khoăn về tính hợp pháp của cái gọi là “Hợp đồng đặt mua xe ô tô”.

Bây giờ chúng ta cần đi sâu một chút vào kỹ thuật lập pháp (kỹ năng soạn thảo hợp đồng cũng chính là kỹ thuật lập pháp) để có một số nhận xét sơ bộ như sau.
Về hình thức, đây có thể coi là một hợp đồng đặt cọc mà khái niệm về loại hợp đồng này đã được quy định trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015. Tuy nhiên về nội dung thì nó chứa đựng nhiều nội dung của Hợp đồng mua bán, ví dụ như ngay khi bước vào phần nội dung cụ thể của Hợp đồng, văn bản viết: “Trên cơ sở thỏa thuận, hai bên thống nhất ký kết HĐMB xe ô tô Toyota với những điều khoản sau đây:…” và bắt đầu vào Điều 1. Sau đó không hiểu sao trước khi vào Điều 2 lại có một chữ… “Khuyến mãi.” Ngộ nghĩnh nhất là đến điều 6 lại có quy định về vấn đề… bảo hành, vốn là một nội dung của hợp đồng mua bán.
Ở Điều 2, Hợp đồng xác định rõ ràng là “đặt mua xe ô tô” thì hoàn toàn “chuẩn” với số tiền đặt cọc và xác định luôn là nếu bên đặt mua không mua nữa thì mất luôn số tiền cọc nói trên – cũng hoàn toàn đúng với những quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 328, Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 thì “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng” và “Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, ... trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Đến đây hầu hết chúng ta sẽ “bập” ngay vào mạch logic là bên đặt mua bỏ cọc, sẽ bị mất vì đơn giản là không muốn mua nữa với lý do giá sẽ bị tăng khi giao xe.
Đây chính là điểm gây tranh cãi giữa hai bên và nó xuất phát từ điểm mâu thuẫn của Điều 1 với Điều 2: Điều 1 thì xác định giá bán xe, nhưng Điều 2 lại viết thêm “giá bán là giá niêm yết của Toyota Việt Nam.”
Đây là một tình trạng thực tế đang diễn ra không chỉ với một đại lý này, mà với rất nhiều đại lý ô tô khác ở trên đất nước ta, và không chỉ với ô tô mà với rất nhiều mặt hàng khan hiếm trở nên “hot” trong một giai đoạn nào đó. Riêng với hãng Toyota, nó lặp đi lặp lại trong một thời gian đã quá lâu và luôn thiệt hại cho người tiêu dùng.

Thật là đơn giản khi xác lập hợp đồng đặt cọc là xác định luôn: khách hàng mất tiền cọc khi bỏ ý định mua xe (chép trong luật ra!) cùng lý do là hàng đặt mua về nhưng do khách bỏ cọc không biết bán cho ai. Với những hãng “hot” thì người ta bảo chẳng bao giờ có chuyện xe đặt về không có người mua – vì thế người bán ở Việt Nam luôn giành về cho mình tư thế “lợi đơn, lợi kép.”
Quay lại với cái hợp đồng này, có một ý không nên bỏ qua: giá bán xe sẽ được thể hiện trong hợp đồng mua bán sẽ được ký trong tương lai, và nó phụ thuộc vào ý chí và điều kiện của… bên thứ ba, ở đây là Công ty Toyota Việt Nam. Đây là điểm mấu chốt vì khi thỏa thuận và ký kết hợp đồng đặt cọc hai bên đều phải hiểu rõ rủi ro của mình: bên nhận cọc xác định giá bán vào thời điểm giao xe, thông báo cho khách hàng và khách hàng chấp nhận được sẽ đi đến giao kết hợp đồng mua bán chính thức.
Hợp đồng đặt cọc không được phép xác định nước đôi “giá thời điểm đặt cọc” và “giá thời điểm giao xe” mà giá này lại phụ thuộc vào một bên thứ ba như vậy.
Về nguyên tắc hợp đồng đặt cọc phải xác định được về các nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán, ví dụ như đối tượng và giá cả, các điều kiện giao hàng khác… trên cơ sở “lời ăn lỗ chịu” chứ không được phép xác định “lúc nào người bán cũng phải có lãi.”
Có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có cách làm ăn như vậy, tức là thỏa thuận với người mua đi đến một giao kết mà người mua chấp nhận thiệt hại để mua được hàng.
Ở đây có một điểm bất lợi cho người đặt cọc là giao dịch rất dễ bị nhầm lẫn sang trường hợp của Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 về Hợp đồng mua bán: “Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.”
Phía nhận đặt cọc có thể bám vào tư duy này để giải thích “chưa có thỏa thuận rõ ràng về giá” và sau đó áp dụng giá thị trường.

Theo nhãn quan cá nhân, tôi cho rằng tư duy đó chỉ áp dụng với hợp đồng mua bán mà có nội dung về giá cả không rõ ràng; trong khi hợp đồng chúng ta đang xem xét ở đây vẫn chỉ là một hợp đồng đặt cọc. Bản thân nó xác định rất rõ: nó là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng mua bán – câu này cần phải được hiểu đúng.
Nó hoàn toàn không có nghĩa là hợp đồng mua bán đã được xác lập một phần dù có rất nhiều nội dung của một hợp đồng mua bán. Hiểu đúng phải là: hợp đồng mua bán chỉ được xác lập trọn vẹn khi nó được ký kết hoàn toàn đúng pháp luật và đúng luôn cả về nội dung lẫn hình thức.
Như vậy, khi mà hợp đồng mua bán chưa được ký, thì “Hợp đồng đặt mua xe ô tô” được đề cập vẫn chỉ là xác định việc đặt cọc để “giao kết hợp đồng” – chưa thể xác định được các quyền và nghĩa vụ của hai bên theo quan hệ mua bán. Lúc này thì lại nảy sinh ra một ý nữa: mọi hình thức đang thể hiện là “đặt cọc giao kết hợp đồng” nhưng số tiền cọc khá lớn, lại mang dáng dấp của một khoản cọc cho hợp đồng mua bán, nghĩa là khoản cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng. Đó cũng là chi tiết đẩy người đặt cọc vào thế bất lợi.
Về khía cạnh thực hiện các hành vi pháp lý, người ta thường áp dụng với một khoản đặt cọc nhỏ (với Việt Nam ở thời giá hiện tại khoảng 5 đến 10 triệu đồng so với chiếc xe 500 triệu, nghĩa là khoảng 1 đến 2%) để coi như khoản cọc đảm bảo ký được hợp đồng, nội dung có thể chưa xác định rõ giá bán mà chỉ nên giá dự kiến. Khi hai bên ký hợp đồng chính thức thì mới đặt một khoản cọc lớn hơn chiếm bao nhiêu phần trăm giá trị tài sản đó, cỡ vài chục %.
Với “Hợp đồng đặt mua ô tô” này thì quả là một hợp đồng quá yếu về kỹ thuật soạn thảo cũng như hiểu biết về pháp luật, do đó có thể coi nó là một hợp đồng vô hiệu, trước mắt là về mặt hình thức.
Ngoài vô hiệu về hình thức, với luật sư giỏi có thể còn tấn công là nó vô hiệu vì có yếu tố lừa dối do “hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.”
Ở đây đã có sự nhầm lẫn về nội dung của giao dịch, mới chỉ ở bước đặt cọc để đảm bảo giao kết hợp đồng nhưng lại bị biến thành đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng. Như vậy với những khách hàng đã đặt cọc tròng trường hợp cụ thể này, họ có thể khởi kiện đề nghị Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu và nếu thành công, người nhận đặt cọc phải trả lại tiền đặt cọc.
Quan niệm là cứ soạn thảo và làm thế nào để khách hàng ký được một hợp đồng có lợi nhất, nhất là “lợi đơn lợi kép” rất phổ biến ở nước ta. Đáng tiếc đây lại là một quan niệm sai lầm vì nó tiềm tàng đem lại phiền phức cho cả hai bên trong tương lai – một doanh nghiệp đang kinh doanh không thể cứ nay ra tòa mai ra tòa để theo kiện.
Doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn tiếc rẻ tiền thuê luật sư doanh nghiệp để cho những sự việc như thế này xảy ra... Khi mà văn hóa và đạo đức kinh doanh chưa hoàn thiện… thậm chí nhiều doanh nhân Việt còn hay có suy nghĩ quịt tiền của luật sư hoặc nghe tư vấn nửa vời, thì những việc tương tự còn xảy ra nhiều nữa.
Đáng tiếc là những điều tôi viết, đúng cả với trường hợp của các khách hàng. Chừng nào mà người Việt đi mua ô tô vẫn còn những câu “khẩu quyết”: “Ô tô phải chữ (hãng) T còn xe máy là phải chữ (hãng) H…” thì còn nhiều thiệt thòi, tự bỏ đi “quyền thượng đế” của mình.
Phúc Lai
Bạn đã đang gặp tình huống tương tự? Hãy chia sẻ thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Santos de Guapiles vs Deportivo Saprissa, 9h00 ngày 28/3: Chủ nhà có điểm
Nhận địnhChiểu Sương - 26/03/2025 23:44 Nhận định bóng ...
阅读更多Chất vấn Bộ trưởng Ngoại giao về giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Nhận địnhBộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc. (Ảnh: quochoi.vn)
Việc thẩm định, cấp phép hoạt động của các công ty làm dịch vụ liên quan đến tài chính; việc thực hiện pháp luật đối với hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng cũng là những vấn đề thuộc nhóm nội dung chất vấn.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tài chính sẽ trả lời về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; công tác quản lý giá và việc quyết định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
Chiều cùng ngày, các đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn về công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài; tình trạng vi phạm pháp luật của công dân Việt Nam ở nước ngoài và của người nước ngoài tại Việt Nam; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. (Ảnh: quochoi.vn)
Tư lệnh ngành Ngoại giao cũng trả lời về thực trạng việc triển khai các thỏa thuận song phương, đa phương và giải pháp thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; công tác hỗ trợ mở rộng thị trường hàng hóa xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tránh bị lừa đảo; hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam với thế giới và việc miễn thị thực nhập cảnh cho công dân các nước vào Việt Nam để phát triển du lịch cũng là các vấn đề chất vấn thuộc lĩnh vực ngoại giao.
Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao còn trả lời về công tác quản lý, sắp xếp, kiện toàn, nâng cao trình độ, năng lực tổ chức bộ máy ngành ngoại giao (kể cả các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài); giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động ngoại giao.
Đây cũng là lần đầu tiên kể từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời chất vấn.
Về cách thức chất vấn, chủ tọa mời từ 3 - 5 đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi, đại biểu nêu chất vấn không quá 1 phút, người được chất vấn trả lời không quá 3 phút/câu hỏi, tranh luận không quá 2 phút cho mỗi lượt chất vấn.
Đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn và tranh luận qua app Quốc hội. Trước khi đại biểu Quốc hội tiến hành chất vấn, mỗi Bộ trưởng có tối đa là 5 phút để phát biểu về vấn đề chất vấn.
Phiên chất vấn được phát thanh trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Anh Văn">...
阅读更多Nỗi lòng của người đàn bà có chồng biến giới
Nhận địnhThế giới 2012 - Một năm nhìn lại
Thế giới 24h: Abe chính thức trở lại
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Burnley vs Bristol City, 22h00 ngày 29/3: Cửa trên ‘ghi điểm’
- Thang máy ngắn nhất thế giới
- 'Thập nhị mỹ nhân' Việt sở hữu đôi chân dài cực đẹp
- Hôm nay, công bố điểm chuẩn lớp 10 chuyên
- Nhận định, soi kèo Wuhan Three Towns vs Zhejiang Professional, 18h35 ngày 28/3: Chiến thắng đầu tay
- Môn Mỹ thuật lồng ghép hoạt động thực hành và thảo luận nghệ thuật.
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Kuruvchi Kokand vs Shortan Guzar, 21h30 ngày 27/3:
-
Khăn ướt AGI với thiết kế hình thú 3D ngộ nghĩnh đáng yêu rất được các bé yêu thích Chất lượng đến từ Hàn Quốc
Sử dụng công nghệ dây chuyền tự động, khép kín của Hàn Quốc kết hợp cùng nguồn nguyên liệu được chọn lọc kỹ càng từ khâu đầu vào để mang đến cho khách hàng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn chất lượng Hàn Quốc kết hợp bao bì bắt mắt màu sắc tươi sáng cùng hình thú ngộ nghĩnh mang đậm phong cách của “ xứ sở Kim Chi”, phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam
“Vừa làm vợ, làm mẹ và làm việc bên ngoài nên tôi luôn ưu tiên lựa chọn sản phẩm tiện lợi để chăm sóc bé giúp tôi tiết kiệm thời gian hơn vì vậy khăn ướt là vật không thể thiếu trong nhà cũng như khi tôi đi ra ngoài. Vừa nhỏ gọn tiện lợi và có thể vệ sinh cho bé mọi lúc mọi nơi. Từ ngày sử dụng khăn ướt Agi tôi chỉ tin dùng sản phẩm này. Chất lượng khăn đã được kiểm chứng mà thiết kế bao bì ngộ nghĩnh dễ thương làm tôi càng thích hơn. Bé nhà tôi còn hay nghịch gói khăn Agi vì nhìn rất vui mắt” , chị Huyền, một nhân viên văn phòng hào hứng chia sẻ về sản phẩm khăn ướt Agi diện mạo mới mà công ty Cổ phần Angel Việt Nam mang đến cho người khách hàng.
Thiết kế song hành cùng chất lượng
Không chỉ thuyết phục người tiêu dùng bằng chất lượng mang trải nghiệm “dịu nhẹ cho bé”, Khăn ướt Agi còn chú trọng đến vẻ ngoài với thiết kế ngộ nghĩnh và đẳng cấp. Anh Minh - một chủ cửa hàng chia sẻ: “Sản phẩm với nhiều màu sắc như hồng, xanh dương, vàng, cam với thiết kế nắp 3D hình thú càng thêm sang trọng và bắt mắt giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn. Chất lượng có lẽ không cần bàn đến, rất mềm mại khi sử dụng”. Vì vậy, Agi thường xuyên được các mẹ tin dùng và lựa chọn để trở thành “ người bạn thân” chăm sóc bé yêu. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm bởi các cơ quan có thẩm quyền không chứa Paraben và MIT an toàn với làn da mỏng manh của bé.
Việc sử dụng hình ảnh các con vật dễ thương, gần gũi như mèo, gấu, ong và cừu tạo nên sức hút không chỉ cho các phụ huynh mà còn hấp dẫn với những khách hàng nhí, các em bé nhỏ, giúp các bé ý thức hơn trong việc vệ sinh cá nhân.
Ẩn sau mỗi chiếc nắp là một biểu cảm khuôn mặt khác nhau sẽ làm bạn bất ngờ khi sử dụng Mỗi sản phẩm khăn ướt là một bất ngờ đối với khách hàng với những biểu cảm khuôn mặt khác nhau mà chỉ khi sử dụng khách hàng mới khám phá được. Tất cả hình ảnh và thiết kế của sản phẩm đều đã được đăng kí độc quyền tại Cục sở hữu Trí Tuệ Việt Nam.Công ty Cổ phần Angel Việt Nam mong rằng với thiết kế mới này, khăn ướt Agi sẽ mang tới một xu hướng sử dụng sản phẩm mới cả về chất lượng và hình ảnh trên thị trường.
Tất cả hình ảnh đã đăng kí độc quyền tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam Đại diện phát ngôn công ty cổ phần Angel Việt Nam, cho biết: "Với tất cả tâm huyết, chúng tôi mong muốn mang đến cho người dùng Việt sản phẩm nâng tầm chất lượng theo đúng gu Việt nhưng vẫn bảo đảm tiêu chuẩn Hàn Quốc. Trong tương lai, Công ty cổ phần Angel Việt Nam sẽ không ngừng tìm kiếm và chinh phục những đỉnh cao chất lượng mới để thỏa mãn thị hiếu ngày càng cao của khách hàng. Hy vọng người dùng sẽ luôn tin dùng và ủng hộ sản phẩm của công ty ".
Khăn ướt Agi:
Cùng chất lượng được nâng tầm, KHĂN ƯỚT AGI của công ty Cổ phần Angel Việt Nam vừa cho ra mắt thiết kế mới với những hình ảnh biểu trưng hiện đại và khác biệt.
Thiết kế bao bì AGI mới sử dụng hình ảnh các con vật dễ thương như mèo, cừu, gấu, ong, đồng thời tiên phong ứng dụng thiết kế 3D tạo hình và tạo cảm xúc cho bao bì khăn ướt trở nên bắt mắt và sinh động hơn.
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, tránh mua hàng nhái, hàng giả,hàng kém chất lượng, tất cả các nhãn hiệu, mẫu mã thiết kế mới đều đã được đăng ký độc quyền tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.
" alt="Bao bì 3D">Bao bì 3D
-
TP.HCM: Trung tâm của vùng Đông Nam Bộ - Ảnh: Chí Hùng Hiện đại hoá các cơ sở hạ tầng khác về kinh tế, xã hội và môi trường bằng cách thông minh hoá chúng thông qua ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ số. Thông minh hoá là để sử dụng các cơ sở hạ tầng này hiệu quả hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chính là cuộc cách mạng về thông minh hoá. Vùng Đông Nam Bộ mà không xây dựng các cơ sở hạ tầng mới, không hiện đại hoá, thông minh hoá các hạ tầng hiện có, sẽ rất khó để tăng trưởng tiếp, không thể tăng trưởng cao được, nhất là không thể tăng trưởng được ở những lĩnh vực mới, thí dụ như kinh tế số.
Để có hạ tầng mới, nhân lực vào loại tốt nhất cả nước, nhà nước phải cho vùng một thể chế để những cái mới, kể cả công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới, cơ chế mới, chính sách mới cho thử ở đây trước, phát triển ở đây trước để từ đây đi ra cả nước. Điều này là rất phù hợp với người ở đây, vốn năng động, sáng tạo, có tư duy đổi mới và có tinh thần mở mang không gian mới. Với một môi trường như vậy, vùng Đông Nam Bộ còn là nơi thử thách để đào tạo ra những nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Thứ hai, về xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn. Để phát triển vùng thành trung tâm khu vực về tài chính, thương mại, dịch vụ và giao lưu quốc tế, phải xây dựng nó thành trung tâm dữ liệu của khu vực, vì dữ liệu là nền tảng của hầu hết những thứ khác, đặc biệt là tài chính và thương mại. Mỗi ngày, thế giới sinh ra khoảng 2,5 triệu terabyte dữ liệu, lớn gấp 100 lần trung tâm dữ liệu lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Tức là mỗi ngày, thế giới phải xây dựng 100 trung tâm như vậy. Trung tâm dữ liệu lớn nhất của Việt Nam hiện nay cũng chỉ bằng 1/10 một trung tâm dữ liệu loại lớn của thế giới. Vùng phải xây dựng nhiều trung tâm dữ liệu hơn nữa và lớn hơn nữa, thông qua việc tạo điều kiện về mặt bằng và nguồn điện cho các nhà đầu tư.
Thứ ba, muốn làm cái mới, phải mạnh dạn từ bỏ cái cũ. Vùng Đông Nam Bộ bây giờ mà tăng trưởng cao hơn trung bình cả nước về những cái truyền thống thì sẽ là rất khó, vì đã bắt đầu đạt mức tới hạn rồi. Nhưng tăng trưởng về những cái mới, thí dụ như kinh tế số, cao hơn trung bình cả nước, lại không khó. Tăng trưởng về những cái truyền thống thì là cạnh tranh với các tỉnh lân cận, còn tăng trưởng về những cái mới sẽ là động lực thúc đẩy các tỉnh khác. Vùng phải dám mạnh dạn từ chối những cái truyền thống, những cái mà giá trị gia tăng không cao, nhường những cái này cho các tỉnh khác. Nếu vùng không có chủ trương mạnh mẽ, dứt khoát về vấn đề này, sẽ vẫn tiếp tục thu hút những cái truyền thống, thí dụ như lắp ráp, gia công, sẽ không đi theo hướng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, năng suất lao động cao. Vì khi có hai việc để làm, con người có xu thế sẽ chọn một việc dễ hơn để làm.
Thứ tư, vùng Đông Nam Bộ nên chọn chuyển đổi số là động lực phát triển, là một phương thức phát triển mới. Nếu vùng phải chọn một cái làm trung tâm, làm hạt nhân xuyên suốt trong giai đoạn tới 2030, nên chọn chuyển đổi số (CĐS). Vì một số lý do sau:
Phát triển nhanh thì cần không gian mới. CĐS tạo ra không gian mới là không gian số.
Phát triển nhanh thì cần tài nguyên mới. CĐS tạo ra một loại tài nguyên mới là dữ liệu.
Phát triển bền vững, phải dựa vào đổi mới sáng tạo (ĐMST). Trên 80% các ĐMST, trên 80% các kỳ lân công nghệ là trên môi trường số, là sử dụng các công nghệ số. ĐMST bây giờ chủ yếu là CĐS.
Phát triển bền vững cần hiệu quả cao. CĐS thì tạo ra 3 xu thế lớn là phi trung gian hoá, phi tập trung hoá và phi vật chất hoá, và đó đều là các xu thế làm cho nền kinh tế có sức chống chịu hơn, hiệu quả hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Vùng Đông Nam Bộ mà đi đầu cả nước về CĐS thì vừa là tạo ra động lực mới cho phát triển của vùng, vừa là dẫn dắt và thúc đẩy CĐS quốc gia, và chính CĐS quốc gia sẽ lại là thị trường lớn, là cơ hội lớn cho sự phát triển của Vùng.
Thứ năm, vùng Đông Nam Bộ trở thành trung tâm cung cấp nhân lực số cho toàn quốc và toàn cầu. Vùng muốn trở thành trung tâm của bất kỳ cái gì, đầu tiên phải là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực. Muốn thu hút đầu tư công nghệ cao, cũng phải sẵn có nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhu cầu nhân lực lớn nhất hiện nay trên phạm vi toàn cầu là nhân lực số, và đang thiếu trầm trọng.
Việt Nam muốn có đủ nhân lực số thì từ nay đến 2030, mỗi năm phải đào tạo được 300.000 - 350.000 nhân lực số, trong khi hiện tại mỗi năm mới đào tạo được 70.000 - 80.000, đáp ứng được 1/4 nhu cầu. Vùng mà nhanh chóng tạo ra các đại học số cho lĩnh vực nhân lực số, sẽ trở thành cái nôi nhân lực số cho cả nước và toàn cầu. Chính cái nôi này sẽ làm cho vùng trở thành trung tâm công nghệ, trung tâm ĐMST, trung tâm CĐS và từ đó tạo ra sự phát triển mạnh mẽ, đi đầu. Đại học số là lời giải cho nhân lực số Việt Nam.
Xin kính chúc sức khoẻ đồng chí Tổng Bí thư và tất cả các đồng chí!
Xin trân trọng cảm ơn!
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
" alt="Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu về phát triển KT">Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu về phát triển KT
-
- Năm nay, để xét tuyển các nguyện vọng (NV) 2 và 3 nếu trượt ĐH, thí sinh không chỉ được nộp hồ sơ nhiều lần mà còn có thể viết giấyủy quyền cho người khác, Bộ GD-ĐT vừa quy định trong văn bản hướng dẫn cụ thể việc rút hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) NV2, 3 tới các trường ĐH-CĐ trong cả nước ban hành ngày 24/6.
So với năm 2010, những quy định này có một số khác biệt.
Thay vì chỉ được phép nộp duy nhất một hồ sơ vào một trường ĐH hoặc CĐ có xét tuyển, thí sinh đủ tiêu chuẩn xét tuyển NV2 và NV3 được phép nộp và rút hồ sơ nhiều lần.
Thay vì chỉ được phép gửi hồ sơ (là giấy chứng nhận kết quả thi số 1 và 2) một lần qua đường bưu điện và chờ đến khi có kết quả (đỗ hoặc trượt) do nhà trường thông báo, thí sinh có thể làm việc trực tiếp với làm việc trực tiếp với nhà trường về việc rút hồ sơ.
Nếu không trực tiếp đến trường để rút, thí sinh có thể viết giấyủy quyền cho người khác. Người được ủy quyền mang theo giấy ủy quyền vàchứng minh thư nhân dân đến hội đồng thi để rút hồ sơ cho thí sinh.
Thí sinh được quyền rút hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) các NV2, NV3 trong 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu thời hạn nộp hồ sơ của mỗi đợt đăng ký xét tuyển.
Để thuận lợi cho việc quyết định việc rút hồ sơ, hàng ngày, các trường ĐH-CĐ sẽ phải cập nhật thông tin về hồ sơ ĐKXT của thí sinh và công bố công khai trên website của trường.
Những thông tin về hồ sơ của thí sinh được công bố chi tiết: từ họ và tên; ngày tháng năm sinh; số báo danh; đối tượng; khu vực; điểm thi từng môn và tổng điểm 3 môn thi đến số thứ tự hồ sơ; mã ngành ĐKXT; ngày nhận hồ sơ ĐKXT; ngày trả hồ sơ ĐKXT (nếu có).
Về vấn đề lệ phí ĐKXT đã nộp, hiệu trưởng các trường ĐH-CĐ có quyền xem xét quyết định và sẽ được công bố công khai.
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các trường thực hiện theo đúng quy định và tạo điều kiện giải quyết thuận lợi, nhanh chóng cho thí sinh.
Năm nay thời hạn nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển cũng thay đổi. Theo đó, từngày 25/8 đến 15/9 xét tuyển NV2 và từ ngày 20/9 đến 10/10 xét tuyểnNV3.
" alt="Thay đổi mới nhất cho thí sinh trượt đại học">Theo quy định về tuyển sinh ĐH,NV1 là NV mà thí sinh muốn học tại một trường ĐH, CĐ nào đó. Thí sinh sẽ dự thi vào trường này và nếu không trúng tuyển, tức không đạt được NV1 mới xét tuyển NV2.
Điều kiện xét NV2 là điểm thi phải bằng hoặc cao hơn điểm sàn của các khối thi (Bộ GD-ĐT xác định hàng năm sau mỗi kỳ thi ĐH).
Trong trường hợp này, thí sinh nhận được hai giấy chứng nhận kết quả thi khác nhau có đóng dấu đỏ, một giấy ghi số 1 và một giấy ghi số 2. Phía sau các giấy chứng nhận kết quả thi này có những mục để thí sinh ghi chi tiết đăng ký xét tuyển NV2 và NV3.
Giấy chứng nhận kết quả thi số 1 được dùng đăng ký xét tuyển NV2 và phải được gửi theo đường bưu điện chuyển phát nhanh từ ngày 25/8 đến hết ngày 15/9. Giấy chứng nhận kết quả thi số 2 được dùng để đăng ký xét tuyển NV3, được gửi theo đường bưu điện trong khoảng thời gian từ 20/9 đến 10/10.
Lưu ý, khi thí sinh đã trúng tuyển NV1 thì không thể tham gia xét tuyển NV2, NV3 được (vì không có giấy chứng nhận kết quả thi, tức là giấy báo điểm).Thay đổi mới nhất cho thí sinh trượt đại học
-
Nhận định, soi kèo Karvan vs Baku Sporting, 18h30 ngày 27/3: Thêm một lần đau
-
- Được “mùa” làm ăn nên các nhà nghỉ thi nhau làm giá, hét giá đối với các sĩ tử và người nhà về thủ đô dự thi ĐH: nhẹ thì nâng giá lên gấp rưỡi, gấp đôi, nhiều hơn thì gấp tới gần 10 lần.
Đình chỉ thi 16 thí sinh đại học
Xem thí sinh thi hát như ca sĩ
Gần 1 triệu thí sinh sắp vào 'chảo lửa' đợt 2
Bao giờ thí sinh biết điểm thi đại học?
" alt="Thi vào cuối tuần, nhà nghỉ hét giá 10 lần">Thi vào cuối tuần, nhà nghỉ hét giá 10 lần