当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Montenegro vs Wales, 01h45 ngày 10/9: Bắn hạ Bầy rồng 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Al Shabab vs Al Khaburah, 22h30 ngày 24/1: Bỏ xa đối thủ
- Sáng 26/8, hiệutrưởng Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam Hà Nội Lê Thị Oanh cho biếtthầy Đặng Minh Tuấn hiện vẫn vui vẻ và vẫn mong muốn tiếp tục công táctại trường.
Tại sao "tiến sĩ" thi trượt giáo viên trường Ams?" alt="Thầy giáo trượt viên chức vui vẻ ở lại trường Ams"/>Cách sử dụng Face ID khi đeo khẩu trang
Khi vừa nâng cấp lên iOS 15.4, người dùng sẽ được trải qua quy trình thiết lập Face ID với khẩu trang, tương tự như thiết lập FaceID thông thường.
Nếu bỏ qua lần thiết lập đầu tiên, người dùng vẫn có thể vào lại mục Settings => Face ID & Passcode để kích hoạt "Use Face ID With a Mask".
Người dùng iPhone có thể vào lại mục Settings => Face ID & Passcode để kích hoạt "Use Face ID With a Mask". |
Nếu muốn Face ID hỗ trợ thêm hình ảnh đeo kính, hãy bấm "Add Glasses" để đăng ký chiếc kính thường đeo. Tuy nhiên iOS sẽ không thể hỗ trợ những chiếc kính râm che khuất vùng mắt.
Vì tính năng nhận diện khuôn mặt đeo khẩu trang cần đến chi tiết chính xác vùng mắt, iOS 15.4 sẽ yêu cầu rõ ràng hơn về vị trí soi mắt và hướng nhìn khi mở khóa.
Anh Hào (Theo MacRumors)
Hỗ trợ thêm khả năng mở khóa Face ID khi đeo khẩu trang, hay tăng cường bảo mật với Wi-Fi lạ, là các nâng cấp của iOS 15.4 beta 2.
" alt="Cách sử dụng Face ID khi đeo khẩu trang trên hệ điều hành ios 15.4"/>Cách sử dụng Face ID khi đeo khẩu trang trên hệ điều hành ios 15.4
Vụ kiện sẽ được xét xử bởi Tòa án Phúc thẩm Cạnh tranh (CAT) tại London, cáo buộc Facebook đã kiếm được hàng tỷ bảng Anh bằng cách áp đặt các điều khoản và điều kiện không công bằng yêu cầu người tiêu dùng giao nộp dữ liệu cá nhân giá trị để truy cập hệ thống.
Quinn Emanuel Urquhart & Sullivan, công ty luật đại diện cho Lovdahl Gormsen, đã thông báo cho Facebook về khiếu nại này.
“Trong 17 năm kể từ khi được tạo ra, Facebook đã trở thành mạng xã hội duy nhất ở Anh nơi bạn có thể dễ dàng kết nối với bạn bè và gia đình từ mọi nơi. Tuy nhiên, Facebook có một mặt tối, nó đã lạm dụng sự thống trị thị trường của mình để khai thác dữ liệu cá nhân của người dùng tại Anh”, Lovdahl Gornsen nói.
Lovdahl Gormsen cũng cáo buộc Facebook đã thu thập dữ liệu trong nền tảng của mình và thông qua các cơ chế như Facebook Pixel, cho phép họ xây dựng "bức tranh toàn cảnh" về việc sử dụng Internet và tạo hồ sơ dữ liệu sâu có giá trị cao.
Facebook cho biết mọi người sử dụng dịch vụ của mình vì nó mang lại giá trị, người dùng hoàn toàn có quyền kiểm soát việc họ đăng những thông tin gì trên Facebook và chia sẻ nó với ai.
Vụ việc xảy ra chỉ vài ngày sau khi Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) bác bỏ những nỗ lực kháng nghị của Facebook trong vụ kiện chống độc quyền. Đây là một trong những thách thức lớn nhất của Mỹ đối với một công ty công nghệ trong nhiều thập kỷ qua đặt trong bối cảnh quốc gia này đang cố gắng kiểm soát sự bành trướng của các “gã khổng lồ” công nghệ.
Hương Dung(Theo Reuters)
Năm 2021 được xem là năm mà nhiều Giám đốc điều hành cấp cao của Facebook đã rời đi hoặc thông báo kế hoạch rời đi trong những tháng tới.
" alt="Facebook đối mặt với vụ kiện 3,2 tỷ USD"/>Các sản phẩm mà Sonos yêu cầu ITC cấm nhập khẩu bao gồm loa thông minh Google Home, điện thoại và máy tính Pixel, thiết bị phát video Chromecast. Những mặt hàng này sản xuất tại Trung Quốc rồi vận chuyển tới Mỹ.
Sau 60 ngày, lệnh cấm nhập khẩu sẽ có hiệu lực. Trong khoảng thời gian đó, Tổng thống Mỹ sẽ xem xét vấn đề. Theo ITC, Google vi phạm Đạo luật Thuế quan năm 1930 – ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như nhập khẩu sản phẩm vi phạm bản quyền, bằng sáng chế và sở hữu thương mại của Mỹ.
Sonos còn 2 vụ kiện vi phạm bản quyền khác với Google đang chờ xét xử tại tòa án liên bang. Vụ đầu tiên nộp đơn vào tháng 1/2020, vẫn đang chờ quyết định của ITC do liên quan đến các bằng sáng chế trùng lặp nhau. Vụ thứ hai, liên quan đến bộ bằng sáng chế khác, đang xử lý tại Tòa án quận San Francisco.
Eddi Lazarus, Giám đốc pháp lý Sonos, cho rằng dù Google thay đổi thiết kế để “hạ cấp hay loại bỏ tính năng sản phẩm nhằm thoát lệnh cấm nhập khẩu” thì các sản phẩm của Google vẫn vi phạm hàng chục bản quyền của Sonos. Ông hối thúc Google trả phí bản quyền hợp lý cho công nghệ của hãng.
Phán quyết dường như không ảnh hưởng gì nhiều đến Google do lệnh cấm nhập khẩu chỉ tác động đến những sản phẩm mới dùng công nghệ mới, không phải mảng quảng cáo trực tuyến. Alphabet, công ty mẹ Google, gộp doanh số phần cứng với các bộ phận không phải quảng cáo khác, bao gồm bán ứng dụng và truyền thông kỹ thuật số. Danh mục chiếm 18% doanh thu Alphabet trong quý III/2021.
Sonos khẳng định đã chia sẻ chi tiết về công nghệ với Google từ năm 2013 khi hai công ty hợp tác cùng nhau. Ban đầu, Google không cạnh tranh với Sonos song cuối cùng gia nhập thị trường phát nhạc năm 2015 và ra mắt Google Home năm 2016. Theo Sonos, Google vi phạm hơn 100 bản quyền của họ và đề xuất ký thỏa thuận cấp phép với Google nhưng không đạt đồng thuận.
Vụ kiện là một phần tất yếu trong quá trình mở rộng danh mục sản phẩm của Google. Google khởi đầu từ một công cụ tìm kiếm Internet hơn 2 thập kỷ trước. Ngày nay, công ty sản xuất hàng loạt phần cứng, từ smartphone đến máy tính, thiết bị nhà thông minh. Họ cũng bán hạ tầng đám mây cho các doanh nghiệp khác hay kết nối Internet tốc đọ cao cho người tiêu dùng. Sự bành trướng của Google là áp lực với các công ty nhỏ hơn về tiềm lực.
Sonos là công ty tiên phong về loa thông minh tại gia, sở hữu tính năng phát nhạc hoặc podcast từ smartphone và kết nối không dây để phát nhạc tại các phòng khác nhau. Tuy nhiên, Google, Amazon, Apple và Facebook đều lấn sang thị trường này trong vài năm qua vì xem loa thông minh là cánh cửa để giới thiệu trợ lý giọng nói đến hàng triệu gia đình khắp thế giới.
Khi các ông lớn công nghệ chịu sự giám sát ngày một lớn từ nhà chức trách và chính trị gia, các đối thủ nhỏ hơn đã thách thức những hành vi của Big Tech trước tòa án. Chẳng hạn, Epic Games – nhà sản xuất game Fortnite – kiện Apple và Google vì phí hoa hồng trên chợ ứng dụng. Facebook bị ứng dụng chia sẻ ảnh Phhoto kiện vào tháng 11/2021 do vi phạm luật chống độc quyền.
Du Lam (Theo NYT)
Nhà chức trách Pháp phạt Google 150 triệu EUR và Facebook 60 triệu EUR do vi phạm quy định liên quan tới cookie trên trình duyệt web.
" alt="Hàng loạt thiết bị Google bị cấm nhập khẩu vào Mỹ"/>Sản phẩm được cho là thuộc dòng Find N này vẫn chưa có tên gọi chính thức. Máy sẽ có cơ chế gập lại bằng vỏ sò tương tự như Galaxy Z Flip 3 và Moto Razr. Oppo không chỉ cải thiện ngoại hình mà còn giảm giá bán, giúp chiếc điện thoại nắp gập này dễ tiếp cận hơn với người dùng phổ thông. Oppo vỏ sò thậm chí còn có thể rẻ hơn Samsung Galaxy Z Flip 3.
Cuối năm 2021, Oppo đã phát hành Find N, điện thoại gập đầu tiên của công ty. Mặc dù ra mắt khá muộn, Find N tuyên bố đã giải quyết được các lỗi phổ biến nhất trên các thiết bị gập như giảm thiểu nếp gấp ở giữa màn hình.
Mặt khác, Oppo đã chọn một thiết kế cũ hơn. Oppo có thể đang nhắm đến việc phát hành một chiếc điện thoại gập khác với thiết kế tương tự của Samsung và Motorola, nhưng cũng không giống với Find N.
Điện thoại nắp gập Find N có thể sẽ ra mắt vào quý 3/2022 hoặc trước ngày 30/9, đây cũng là thời điểm Apple ra mắt các mẫu iPhone mới.
Tại thời điểm này, vẫn chưa có bất kỳ thông tin về thông số kỹ thuật cũng như thiết kế của thiết bị này. Tuy nhiên, Oppo Find N mới chỉ được hai tháng, do đó Oppo sẽ không muốn cạnh tranh với chính mình bằng cách phát hành một chiếc điện thoại có thể gập lại mới với các tính năng vượt trội.
Thái Hoàng (Theo Gizbot)
Oppo cho biết công nghệ camera chìm của mình phiên bản mới nhất khiến camera selfie có thể được đặt phía dưới màn hình mà "không hề gây ảnh hưởng tới sự nguyên vẹn của màn hình".
" alt="Oppo tiếp tục ra mắt điện thoại gập, đối đầu Galaxy Z Flip 3?"/>Oppo tiếp tục ra mắt điện thoại gập, đối đầu Galaxy Z Flip 3?
Sai lầm đầu tiên của Kodak
Hơn 100 năm trước, khi nhiếp ảnh là “sân chơi” riêng của giới chuyên nghiệp, ông George Eastman – nhà sáng lập Kodak – phát minh ra cuộn phim (roll film), thay thế phim tấm (photographic plate). Ông cho ra đời chiếc máy ảnh Kodak đầu tiên năm 1888, đưa nhiếp ảnh đến với nhiều người hơn mà không cần đến máy móc, kỹ thuật cao siêu. Ông nêu cao khẩu hiệu: “Bạn chỉ việc bấm nút, phần còn lại để chúng tôi lo”.
Công ty áp dụng chiến lược kinh doanh “dao cạo râu và lưỡi dao”, đó là bán dao cạo râu trước tiên với lợi nhuận thấp. Sau khi mua dao cạo, khách hàng sẽ phải mua thêm lưỡi dao liên tục và công ty sẽ bán lưỡi dao với lợi nhuận cao. Kế hoạch của Kodak là bán máy ảnh phim giá thấp rồi bán các phụ kiện như phim chụp, giấy in… với giá cao.
Nhờ mô hình này, Kodak thu về doanh thu khổng lồ và trở thành cỗ máy in tiền đích thực. Năm 1950, Kodak nắm khoảng 70% thị trường phim béo bở của Mỹ với tỷ suất lợi nhuận gộp gần 70%. Thành công của Kodak càng được củng cố nhờ mạng lưới phân phối rộng lớn và là một trong các thương hiệu mạnh nhất thế giới. Khi đó, công ty hoàn toàn thống trị ngành công nghiệp mà họ đang hoạt động.
Tuy nhiên, với sự tiến bộ của công nghệ, mọi người bắt đầu giảm dần sử dụng phim và giấy in, đặc biệt khi máy ảnh kỹ thuật số được phát minh năm 1975. Kodak chối bỏ năng lực của máy ảnh kỹ thuật số và từ chối thay đổi. Điều tréo ngoe là người phát minh ra máy ảnh kỹ thuật số - Steve Sasson – lại là kỹ sư điện tại Kodak. Khi Steve báo cáo với ông chủ của mình về công nghệ mới, câu trả lời của họ lại là: “Dễ thương đấy nhưng đừng nói cho ai cả”. Đó chính là khoảnh khắc Kodak tự bắn vào chân mình.
Sở dĩ Kodak bỏ qua máy ảnh kỹ thuật số là vì việc kinh doanh phim và giấy in vô cùng hấp dẫn, lợi nhuận cao. Nếu chụp ảnh không cần chúng nữa, Kodak sẽ tổn thất lớn và phải đóng cửa các nhà máy sản xuất. Trong lúc này, ý tưởng máy ảnh kỹ thuật số lại được áp dụng tại một công ty Nhật Bản có tên Fujifilm. Rất nhanh sau đó, các hãng khác cũng học theo và sản xuất, kinh doanh máy ảnh kỹ thuật số, bỏ lại Kodak ở phía sau. Đây chính là sai lầm đầu tiên của Kodak. Phủ nhận công nghệ mới, không chịu thích ứng với sự thay đổi của môi trường là khởi đầu cho sự sụp đổ của họ.
Nguyên nhân lớn nhất khiến Kodak thất bại
Sau khi máy ảnh kỹ thuật số trở nên phổ biến, Kodak dành tới 10 năm để tranh luận với kình địch Fujifilm về một vấn đề “vô bổ”. Kodak cho rằng xem ảnh trên máy kỹ thuật số không mang lại cảm giác yêu thích như khi họ xem ảnh rửa. Trong khi đó, Fujifilm và các hãng khác bận rộn giành chỗ đứng trên thị trường chụp ảnh, quay phim thay vì “khẩu chiến” với Kodak. Một lần nữa, Kodak bỏ phí thời gian trong việc quảng bá máy ảnh phim thay vì làm theo đối thủ. Họ hoàn toàn phớt lờ phản hồi từ truyền thông và thị trường. Kodak cố gắng thuyết phục mọi người rằng máy ảnh phim tốt hơn máy ảnh số. 10 năm đã trôi qua vô ích như vậy với Kodak.
Kodak cũng mất khoản tiền đầu tư bên ngoài trong suốt thời gian này. Mọi người nhận ra nhiếp ảnh kỹ thuật số đi trước nhiếp ảnh phim truyền thống. Nó cũng rẻ hơn và chất lượng hình ảnh tốt hơn.
Thời điểm đó, một tạp chí chỉ ra thực tế Kodak bị bỏ lại phía sau vì “nhắm mắt” trước công nghệ mới. Bộ phận tiếp thị thử thuyết phục ban lãnh đạo thay đổi trong nguyên tắc cốt lõi để đạt thành công, song ban lãnh đạo tiếp tục gắn bó với ý tưởng dựa vào máy ảnh phim lỗi thời và còn quay ra chỉ trích phóng viên không có kiến thức gì.
Kodak không nhận ra chiến lược hiệu quả một thời đang tước đi cơ hội của họ. Thị trường và công nghệ thay đổi nhanh chóng đòi hỏi chiến lược phải thay đổi. Kodak đầu tư mua lại các công ty nhỏ hơn, làm cạn kiệt số tiền lẽ ra có thể dùng để thúc đẩy bán máy ảnh kỹ thuật số.
Khi Kodak "tỉnh ngộ" và bắt đầu sản xuất máy ảnh kỹ thuật số, tất cả đã quá trễ. Nhiều công ty thành danh và Kodak không thể theo kịp với họ. Đến năm 2004, Kodak tuyên bố dừng bán máy ảnh phim truyền thống. Quyết định này khiến khoảng 15.000 nhân viên mất việc. Trước năm 2011, Kodak trượt khỏi danh sách S&P 500 – 500 công ty lớn nhất Mỹ dựa trên hoạt động của cổ phiếu. Tháng 9/2011, giá cổ phiếu công ty chạm đáy, chỉ 0,54 USD/cổ phiếu.
Tháng 1/2012, Kodak đã sử dụng hết nguồn tiền mặt và tài nguyên dự trữ. Ngày 19/1/2012, công ty nộp đơn xin bảo hộ phá sản, dẫn đến tái cấu trúc. Kodak được cấp khoản tín dụng 950 triệu USD để tiếp tục hoạt động. Để có thêm doanh thu, một số bộ phận trong công ty được bán đi. Ngoài ra, Kodak quyết định dừng sản xuất và bán máy ảnh kỹ thuật số, chuyển sang bán phụ kiện máy ảnh và dịch vụ in ảnh.
Kodak cũng bán đi nhiều bằng sáng chế, bao gồm bằng sáng chế hình ảnh kỹ thuật số, đem về hơn 500 triệu USD. Tháng 9/2013, Kodak thoát khỏi nguy cơ phá sản. Gần đây nhất, tháng 8/2020, chính quyền Mỹ cấp khoản vay 765 triệu USD để Kodak thành lập bộ phận mới mang tên Kodak Pharmaceuticals, sản xuất 25% thành phần hoạt tính cho các loại thuốc thông thường tại Mỹ. Thỏa thuận giúp thực hiện ưu tiên chính của Mỹ là giảm phụ thuộc vào nước ngoài trong hoạt động sản xuất thuốc và sản phẩm thiết yếu khác.
Đây là bước ngoặt lớn trong lịch sử 140 năm của Kodak. Dù sản xuất dược phẩm dường như bước nhảy lớn đối với gốc gác của Kodak, CEO Jim Continenza khẳng định ngành kinh doanh hóa chất là “trái tim của chúng ta”. Cổ phiếu Kodak tăng 530% trong 5 ngày sau khi thông báo về thỏa thuận giữa chính phủ và Kodak được đưa ra. Thị trưởng New York mô tả đây là nỗ lực nhằm “khôi phục vai trò của Kodak như một nhà đổi mới của Mỹ và lực lượng đáng gờm trong ngành công nghiệp hóa chất”.
Du Lam
Không ai tin công ty phát minh ra chiếc điện thoại di động đầu tiên của nhân loại, cũng không thiếu những mẫu máy ăn khách nhất thế giới như Motorola, lại có ngày “rớt đài”.
" alt="Cái chết của ‘ông hoàng máy ảnh’ Kodak"/>