![](http://img.vietnamnet.vn/logo.gif)
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Dạy con kiểu Pháp: Tại sao trẻ ngoan hơn?
Mẹ Pháp dạy con ‘hoãn sung sướng lại’
Những chiêu đánh bóng con của bà mẹ 'Got Talent'
Mẹ Mỹ sửng sốt với Mẹ Pháp
Đại dịch Covid-19 bùng phát càng cho thấy nhu cầu phải đẩy nhanh tốc độ ứng dụng, phổ biến công nghệ, mô hình kinh doanh mới và giải pháp số để hỗ trợ tăng trưởng và tăng tính linh hoạt của doanh nghiệp.
Các chuyên gia xây dựng Báo cáo “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam” cho rằng, Việt Nam còn nhiều dư địa để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp nội địa, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đặc biệt là khi các doanh nghiệp này chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp và chiếm 1/2 lực lượng lao động.
Khoảng 20% hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế do thiếu quy mô, công nghệ và mức độ tinh vi. Do đó, Việt Nam có rất nhiều cơ hội để cải thiện năng suất doanh nghiệp thông qua việc ứng dụng và phổ biến công nghệ.
Tích lũy năng lực đổi mới để hướng tới công nghệ 4.0
Kết quả khảo sát mới đây về áp dụng công nghệ (2020) cho thấy, với các loại hình kinh doanh khác nhau, trung bình chỉ có 20% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng quy trình số hóa hoàn chỉnh trong triển khai các chức năng kinh doanh chung. Chính bởi vậy, còn rất nhiều dư địa để tăng cường số hóa các trong hoạt động của doanh nghiệp.
![]() |
Số hóa các hoạt động kinh doanh tổng thể trong doanh nghiệp tại Việt Nam. |
Do chi phí lao động còn thấp, số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam có sử dụng các công nghệ Công nghiệp 4.0 như in 3D, robot còn rất ít. Ngoài ra, việc chỉ có 29% doanh nghiệp sử dụng máy móc được điều khiển bởi máy tính, công nghệ kỹ thuật số của Công nghiệp 3.0 và chỉ 8,7% sử dụng công nghệ này một cách tích cực, hiệu quả là vấn đề đáng quan ngại.
![]() |
Công nghệ sử dụng trong ngành chế tạo tại Việt Nam theo chiều rộng và chiều sâu. |
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục tích lũy năng lực đổi mới, trước hết thông qua chuyển đổi các quy trình sang sử dụng công nghệ kỹ thuật số, sau đó tiến tới các công nghệ công nghiệp 4.0 phức tạp hơn. Lợi ích mang lại từ hoạt động này có thể rất lớn.
Việt Nam nên thúc đẩy hấp thụ và phổ biến công nghệ
Theo bà Carolyn Turk - Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: “Việt Nam sẽ cần những động lực mới cho tăng trưởng kinh tế để có thể đạt được tham vọng trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045. Đổi mới sáng tạo sẽ là nền tảng cơ bản trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng tăng trưởng.”.
Báo cáo khuyến nghị Việt Nam nên tái cân đối chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của mình, chuyển từ tập trung đầu tư tạo ra công nghệ tiên tiến sang thúc đẩy hấp thụ và phổ biến công nghệ giữa nhóm các doanh nghiệp.
Bà Carolyn Turk - Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. |
Không chỉ tập trung cho nghiên cứu và phát triển, sự lan tỏa công nghệ có thể mang lại hiệu quả đáng kể về năng suất lao động và việc chuyển đổi nền kinh tế. Do vậy, việc quan tâm xây dựng năng lực để tận dụng tối đa các công nghệ hiện đại nhất nên là điều được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, việc thu hẹp khoảng cách về kỹ năng của lực lượng lao động cũng hết sức quan trọng trong việc ứng dụng đổi mới sáng tạo.
Trước khuyến nghị của các chuyên gia, Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cao hỗ trợ của Chính phủ Australia và Ngân hàng Thế giới và mong muốn có thêm các sáng kiến hợp tác tiếp theo để đưa các khuyến nghị, công cụ hữu ích này vào thực tiễn.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt. |
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt: “Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cao hỗ trợ của Chính phủ Australia và Ngân hàng Thế giới trong các nỗ lực này và mong muốn có thêm các sáng kiến hợp tác tiếp theo để đưa các khuyến nghị, công cụ hữu ích này vào thực tiễn.”.
Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục tăng cường hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia để thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình sáng tạo, truyền bá, ứng dụng tri thức và công nghệ phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững đất nước đến năm 2030 và 2045.
Trọng Đạt
Đây là thách thức rất lớn đối với nước ta trong bối cảnh Việt Nam đang đặt mục tiêu trở thành tâm điểm phát triển AI của khu vực và thế giới.
">1. Không mặc đồ bảo hộ khi ra đường
Hãy đeo khẩu trang và che chắn bằng quần áo (như váy chống nắng, áo khoác dài tay, găng tay, vớ chân...) có độ dày thích hợp khi ra đường nhất là trong khoản thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
Đặc biệt, hãy chọn những chất liệu vải thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi để có thể bảo đảm vừa bảo vệ được da từ tia cực tím, vừa không ngăn cản việc hấp thụ được vitamin D từ trong ánh mặt trời.
2. Ra ngoài mà không sử dụng kem chống nắng
Kem chống nắng là một phần không thể thiếu trong những ngày nắng nóng, nó giúp ngăn chặn tác hại trực tiếp của tia UV lên da, giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh ung thư da. Ngoài việc mặc các đồ bảo hộ như áo, kính râm, khẩu trang…, bạn hãy lưu ý sử dụng thêm kem chống nắng.
Chúng ta nên lựa chọn cho bản thân một loại kem chống nắng phù hợp. Đừng sử dụng quá tiết kiệm hay lạm dụng quá nhiều kem chống nắng. Bôi vừa phải sẽ giúp da tránh bắt nắng vừa giúp da không bị bít lỗ chân lông khi bôi quá nhiều. Để đạt hiệu quả tối đa, sử dụng kem chống nắng trước khi đi ra ngoài 20 phút.
3. Hoạt động liên tục giữa 2 môi trường quá chênh lệch nhiệt độ
Theo các bác sĩ Healthday, trong những ngày nắng nóng, từ trong phòng điều hòa ra (hoặc ngược lại là từ ngoài nóng bước vào phòng điều hòa) cần có một khoảng thời gian giúp cơ thể thích nghi, không nên vội bước từ nhà ra ngoài ngay lập tức.
Bởi khi đó, cơ thể không kịp thích ứng với sự chênh lệch quá lớn giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời, dẫn đến các hiện tượng chảy máu cam, đau đầu, ngất xỉu, say nắng…
4. Chọn quần áo không đúng cách
Bạn không nên mặc những trang phục dày hoặc tối màu vì chúng không có khả năng thông gió tốt. Thay vào đó, bạn nên mặc quần áo nhẹ, đặc biệt là bằng chất liệu cotton. Chúng giữ da bạn khô và phần nào tránh mất nước.
Đồng thời, khi ra ngoài, nên đội mũ rộng vành để che nắng được nhiều và giữ cho đầu luôn mát. Khi nắng lên đỉnh điểm, không nên ở ngoài trời quá lâu và cần có mũ nón, kính, áo chống nắng dày dặn để che nắng.
5. Ra ngoài vào lúc nắng cao điểm
Thời gian nắng nóng trong ngày thường từ 10 - 17h, nắng nóng cao điểm nhất vào khoảng 13 - 16h. Vì vậy chúng ta nên hạn chế việc ra đường trong khoảng thời gian này.
Để thuận tiện hơn, bạn nên sắp xếp các công việc làm ngoài trời vào buổi sáng và chiều tối, tự điều chỉnh nhịp độ hoạt động khi làm việc, tập luyện, vui chơi ngoài trời nắng. Tránh trường hợp phải làm việc, đi đường dưới trời nắng quá lâu sẽ khiến cơ thể kiệt sức và mắc các bệnh về đường hô hấp.
6. Không bổ sung nước và các chất điện giải
Bù nước cho cơ thể bằng cách uống càng nhiều nước càng tốt, uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày. Bù nước khi chưa thiếu, uống nước khi chưa khát mới có tác dụng khống chế tác hại của nắng nóng rõ nét. Ngoài ra, uống một cốc nước chanh với 1 - 2 nhúm muối, 1 thìa đường và một ít baking soda trước khi bước ra ngoài giữa trời hè nóng bức có thể giúp ngăn ngừa say nắng.
An An (Dịch theo QQ)
- Sài Gòn đang vào đợt nắng nóng gay gắt khiến trẻ em mắc bệnh liên tục nhập viện. Theo thống kê sơ bộ mỗi ngày có khoảng 10.000 trẻ thăm khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và BV Nhi đồng 2.
">Theo ông Phạm Hữu Hoàng, Trưởng bộ phận Quan hệ cựu Sinh viên RMIT Việt Nam, tất cả cựu sinh viên của trường đều có thể truy cập vào nền tảng này mà không bị giới hạn về mặt địa lý.
Các cựu sinh viên RMIT có thể gặp gỡ những cá nhân có cùng mục tiêu nghề nghiệp và tiếp cận được với nhiều người hơn bao giờ hết, đặc biệt với những cựu sinh từng học tại các cơ sở RMIT ở nước ngoài tìm cách hòa nhập cộng đồng sau khi về nước.
“Với hơn 4.000 cựu sinh viên RMIT đang nắm giữ các vị trí quản lý trên khắp cả nước, chúng tôi hy vọng mạng lưới giao lưu kết nối chất lượng cao này có thể đẩy mạnh hợp tác kinh doanh và thay đổi trải nghiệm cho cựu sinh viên trong thời đại số”, ông Phạm Hữu Hoàng chia sẻ.
Là một cựu sinh viên RMIT, hiện là Giám đốc điều hành và Giám đốc sáng tạo của M-N Associates đánh giá cao lợi ích mà nền tảng số này đem đến cho cộng đồng cựu sinh viên RMIT: “Nền tảng được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ cựu sinh viên giao lưu kết nối, thậm chí nhiều năm sau khi ra trường, mở ra những cơ hội mới và cho phép chúng tôi biết thêm về những cựu sinh viên khác có cùng sở thích và mục tiêu nghề nghiệp”.
Ông Dương Trọng Tấn, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Agilead Global cũng là cựu sinh viên RMIT nhận định: Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật số ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động giao lưu kết nối trong cộng đồng cựu sinh viên.
“Trong khi chuyển đổi số đang thay đổi thế giới kinh doanh, đã đến lúc cần xem xét lại các chiến lược tương tác trực tiếp truyền thống và đẩy mạnh giao lưu kết nối cựu sinh viên thông qua phương tiện số”, ông Dương Trọng Tấn nêu quan điểm.
Mạng lưới cựu sinh viên RMIT còn đem đến nhiều lợi ích hơn cho người dùng thông qua việc truy cập vào hàng loạt hội thảo, chương trình hợp tác cũng như nhiều ưu đãi từ đối tác của RMIT.
Đơn cử như, sự kiện TEDx RMIT 2021 trực tuyến gần đây đã thu hút được một số cựu sinh viên RMIT đã tạo dựng được chỗ đứng trong các ngành về tham dự với tư cách diễn giả. Các cựu sinh viên RMIT tại Việt Nam và quốc gia khác cũng tiếp cận những vị trí tuyển dụng và xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp với nhà tuyển dụng thông qua Ngày hội tuyển dụng trực tuyến được tổ chức đầu tháng 9.
Vân Anh
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông hỗ trợ giá cước viễn thông, Internet cho học sinh, sinh viên vùng khó khăn để tham gia học trực tuyến trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
">